intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 Cây thuốc quý được Dược điển Mỹ công nhận

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

87
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

4 Cây thuốc quý được Dược điển Mỹ công nhận Lá Ngân hạnh còn gọi là cây Bạch quả được Dược điển Mỹ công nhận năm 2008. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi mới đem lại niềm vui, thuận tiện cho con người nhưng cũng có thể gây ra nhiều stress cho cơ thể và khi tuổi tác càng cao thì lại càng gặp phải nhiều yếu gây stress. Các stress có ảnh hưởng xấu đến con người mà trước hết là tình trạng căng thẳng, lo âu, khó ngủ, thao thức và nếu kéo dài thì có thể gây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 Cây thuốc quý được Dược điển Mỹ công nhận

  1. 4 Cây thuốc quý được Dược điển Mỹ công nhận Lá Ngân hạnh còn gọi là cây Bạch quả được Dược điển Mỹ công nhận năm 2008. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi mới đem lại niềm vui, thuận tiện cho con người nhưng cũng có thể gây ra nhiều stress cho cơ thể và khi tuổi tác càng cao thì lại càng gặp phải nhiều yếu gây stress. Các stress có ảnh hưởng xấu đến con người mà trước hết là tình trạng căng thẳng, lo âu, khó ngủ, thao thức và
  2. nếu kéo dài thì có thể gây suy nhược thần kinh, trầm cảm và cá biệt còn có người không muốn sống, muốn kết liễu đời mình. Trái kiwi - Một vị thuốc quý  Kinh giới - Thuốc quý của mọi nhà  Vị thuốc từ quả đu đủ  Bài thuốc chữa suy nhược trí nhớ  Thực tế có hai nhóm thực phẩm chức năng hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh trung ương, đó là: nhóm các chất ức chế và nhóm các chất chống ức chế. Sau đây xin giới thiệu một số sản phẩm thực phẩm chức năng được chính thức dùng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác. Cây Nữ lang - Valerian (Dược điển Mỹ 2008 các trang 1000-1003) có tên khoa học là Valeriana officinalis được dùng làm thuốc an thần từ thời cổ Hy
  3. Lạp. Cây này mọc ở châu Âu, miền Bắc Á. Hiện được trồng ở Trung Âu và Đông Âu. Bộ phận dùng là rễ và thân rễ. Thành phần chính là tinh dầu. Dược điển Mỹ quy định dược liệu phải chứa không dưới 0,5% tinh dầu và không dưới 0,05% hoạt chất acid valerenic. Ngoài tinh dầu còn có chứa các chất valtrat, isovaltrat và các alcaloid có tác dụng chống stress, giảm lo lắng, an thần, giảm huyết áp. Tác dụng an thần là do các chất valtrat, isovaltrat. Sản phẩm được dùng cho những người lo lắng, căng thẳng, mất ngủ và các trường hợp cao huyết áp do căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra còn có tác dụng điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh. Các dạng dùng: bột rễ Valian khô; cao Valerian (dạng bột); viên nén Valerian
  4. Cây Nữ lang - Valerian được Dược điển Mỹ công nhân năm 2008. Lá Ngân hạnh còn gọi là cây Bạch quả (Dược điển Mỹ 2008 các trang 947-950) Cây trồng hàng ngàn năm nay ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Quả non được dùng làm thực phẩm, qủa già lấy phần hạt để điều trị các bệnh đường hô hấp (thở khò khè) và đường tiết niệu. Trong vài chục năm gần đây, các nhà Dược học châu Âu đã phát hiện tác dụng chữa bệnh quý giá của lá ngân hạnh. Các sản phẩm có tác dụng chữa bệnh duy
  5. trì, tăng cường tuần hoàn não, trí nhớ và làm giảm khả năng bị đột quỵ. Các sản phẩm này là chế phẩm bán chạy nhất ở Pháp, Đức, Mỹ, Anh… với hàng chục triệu người sử dụng. Nó có thể là một trong các dược liệu có công hiệu cao nhất để đề phòng và điều trị bệnh đãng trí ở người già. Bộ phận dùng là lá có chứa các flavonoid, các ginkgolid, các bilobalid. Dược điển Mỹ năm 2008 quy định lá ngân hạnh khô phải chứa không dưới 0,5% các flavonoid; không dưới 0,1% các lacton tecpen bao gồm các bilobalid, ginkgolid A. Dược điển Mỹ cho dùng các dạng: cao bột ginkgo chứa không dưới 22% các flavonoid và không dưới 5,4% các lacton tecpen; viên nang ginkgo chứa 40mg cao; viên nén ginkgo chứa 40mg cao. Tác dụng chủ yếu của lá ngân hạnh là tăng cường dẫn máu lên não, phòng và điều trị suy giảm trí nhớ của
  6. tuổi già. Ngoài ra lá còn được dùng để điều trị bệnh hen suyễn. Cây Nọc sởi châu Âu còn gọi là cây Thánh John (Dược điển Mỹ 2008 các trang 990-993). Cây mọc ở nhiều nơi trên thế giới và đã được trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ. Bộ phận dùng là đầu hoa khi hoa nở. Hoạt chất chính là hypericin, hyperforin, các flavonoid, các proanthocyanidin. Dược điển Mỹ năm 2008 quy định đầu hoa khô nọc sởi châu Âu phải chứa không dưới 0,04% hypericin, pseudohypericin và không dưới 0,6% hyperforin. Các dạng dùng ghi trong Dược điển Mỹ là bột dược liệu và cao khô dược liệu. Hoạt tính chủ yếu của Nọc sởi Châu Âu là chống trầm cảm. Các thử nghiệm đã chứng minh 67% bệnh nhân suy nhược trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa, đã được điều trị có hiệu quả khi dùng các chế phẩm chứa nọc sởi Châu Âu. Hiện nay các chế phẩm này
  7. được dùng rộng rãi để phòng và điều trị suy nhược thần kinh. Hypericin còn có tác dụng kháng virus như virus herpes, virus HIV, virus viêm gan B và C. Hyperforin còn có tác dụng chống suy nhược cho cơ thể. Nọc sởi châu Âu là một trong những cây thuốc được nghiên cứu nhiều nhất ở các nước Âu, Mỹ có tác dụng bổ cho hệ thần kinh, dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, lo lắng. Nhiều nước đã dùng để điều trị nghiện ma túy. Ngoài ra còn dùng để điều trị đau dây thần kinh.
  8. Cây Nọc sởi châu Âu còn gọi là cây Thánh John được Dược điển Mỹ công nhận năm 2008. Cây Cúc thơm Feverfew (Dược điển Mỹ 2008 các trang 938-939) Cây thuốc mọc ở Đông Nam Âu, ngày nay nó được trồng ở khắp châu Âu, Bắc Mỹ, Úc. Bộ phận dùng là phần trên ngọn và toàn cây vào mùa hè khi cây đang ra hoa. Thành phần chính của cây là tinh dầu chủ yếu là alphapinen, các lacton sesqui lacton. Công dụng chính của cây Cúc thơm là điều trị chứng đau nửa đầu. Các nhà khoa học giải thích hoạt chất của Cúc thơm là các chất parthenolid có tác dụng ức chế quá trình giải phóng serotonin trong cơ thể người. Chứng đau nửa đầu là do tác dụng của serotonin quá nhiều. Việc ức chế lượng serotonin sẽ điều trị được triệu chứng đó. Ngoài ra còn được dùng để điều trị viêm khớp.
  9. Trên đây đã giới thiệu 4 loại sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (Dietary Supplements) được ghi trong Dược điển Mỹ năm 2008 vừa mới được ban hành. Cần nhớ rằng nước Mỹ đã sử dụng khoảng 1/3 tổng chi phí cho các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng trên toàn thế giới. Dự kiến năm 2010 cả thế giới sẽ sử dụng 197 tỷ USD các chất bổ sung dinh dưỡng. Số tiền này gần xấp xỉ 1/2 tổng số tiền thuốc cho cả thế giới năm 2007 là 416 tỷ USD. Mỹ là nước sử dụng nhiều các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, có ghi các chuyên luận các chất bổ sung dinh dưỡng vào Dược điển, có các quy định chặt chẽ, chất lượng cao cho các sản phẩm này và như vậy sẽ mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2