Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
TÌNH TRẠNG MÔ NHA CHU SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN<br />
HÀM DƯỚI MỌC LỆCH Ở SEXTANT KẾ CẬN<br />
Nguyễn Tôn Việt*, Nguyễn Thị Bích Lý*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi của mô nha chu ở các răng thuộc sextant<br />
kế cận với răng khôn hàm dưới mọc lệch tại thời điểm 1 và 3 tháng sau phẫu thuật.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu được thực hiện trên mẫu thuận tiện gồm 35 bệnh<br />
nhân (18 nam và 17 nữ) từ 20-29 tuổi có chỉ định nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch. Việc đánh giá lâm sàng tình<br />
trạng mô nha chu dựa theo các chỉ số mảng bám, chỉ số nướu, chỉ số chảy máu khi thăm khám và độ sâu túi khi<br />
thăm dò được thực hiện tại thời điểm trước phẫu thuật, 1 và 3 tháng sau phẫu thuật.<br />
Kết quả và kết luận: Kết quả cho thấy sự giảm có ý nghĩa thống kê của các chỉ số mảng bám, chỉ số nướu,<br />
chỉ số chảy máu, độ sâu túi tại các thời điểm nghiên cứu. Từ đó cho phép kết luận việc phẫu thuật răng khôn hàm<br />
dưới mọc lệch có thể có tác động tích cực đến tình trạng nha chu của các răng thuộc sextant kế cận tại thời điểm 1<br />
tháng và 3 tháng sau khi phẫu thuật răng này.<br />
Từ khóa: Chỉ số mảng bám, chỉ số nướu, chỉ số chảy máu khi thăm khám, độ sâu túi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PERIODONTAL STATUS OF MANDIBULAR PREMOLARS AND MOLARS IN ADJACENT<br />
QUADRANT AFTER SURGICAL EXTRACTION OF IMPACTED LOWER THIRD MOLARS<br />
Nguyen Ton Viet, Nguyen Thi Bich Ly<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 124 - 130<br />
Objective: The aim of this study was to evaluate the change in the periodontal status of mandibular<br />
premolars and molars in adjacent quadrant at 1 and 3 months after surgical extraction of impacted lower third<br />
molars.<br />
Mataerials and method: This clinical retrospective study was conducted on 35 patients (18 males and 17<br />
females) presenting an impacted lower third molar. Clinical examinations were carried out at baseline to<br />
determine the periodontal status (probing depth, bleeding on probing, dental plaque and gingival index). 1 and 3<br />
months after the surgery removing impacted mandibular third molars, all patients were reexamined to evaluate<br />
changes in periodontal status.<br />
Results: The results showed that all the clinical parameters decreased significantly during the follow-up<br />
period.<br />
Conclusion: The surgical removal of the lower third molars may provide some benefit in improving the<br />
gingival health of mandibular premolars and molars in adjacent quadrant.<br />
Key words: Gingival index, plaque, bleeding on probing, probing depth.<br />
bào, sâu răng, tiêu chân răng kế cận, viêm mô<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
nha chu, u và nang gây ảnh hưởng nhiều đến<br />
Răng khôn mọc lệch có thể gây ra các biến<br />
sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của<br />
chứng như: viêm quanh thân răng, viêm mô tế<br />
bệnh nhân(3,8,13).<br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Bích Lý, ĐT: 093173673, Email: bichly46@yahoo.com<br />
<br />
124<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
So với răng khôn hàm trên, răng khôn hàm<br />
dưới thường được chỉ định nhổ theo phương<br />
pháp phẫu thuật, việc nhổ phẫu thuật răng khôn<br />
ít nhiều có ảnh hưởng đến tình trạng mô nha<br />
chu của các răng kế cận(2,4,9,11).<br />
Một vài nghiên cứu đã kết luận rằng có sự<br />
giảm chiều cao xương ổ, mất bám dính và tăng<br />
độ sâu túi ở mặt xa răng cối lớn thứ hai sau phẫu<br />
thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch kế cận(2,13).<br />
Tuy nhiên một số tác giả lại kết luận nhổ<br />
sớm răng khôn hàm dưới mọc lệch cải thiện<br />
đáng kể tình trạng nha chu ở mặt xa răng cối lớn<br />
thứ hai, đồng thời tác động tích cực đến tình<br />
trạng sức khoẻ răng miệng chung(8,12).<br />
Vì còn nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề có<br />
hay không sự cải thiện tình trạng mô nha chu<br />
sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch,<br />
nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá<br />
sự thay đổi của mô nha chu tại các răng thuộc<br />
sextant kế cận với răng khôn hàm dưới mọc lệch<br />
tại thời điểm 1 và 3 tháng sau phẫu thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 35 bệnh nhân, được<br />
chọn theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện có chỉ<br />
định và nhu cầu phẫu thuật nhổ răng khôn hàm<br />
dưới mọc lệch, đến khám và điều trị tại bộ môn<br />
Phẫu thuật miệng, Khoa Răng Hàm Mặt - Đại<br />
Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh trong khoảng thời<br />
gian từ 2/2012-6/2012.<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Bệnh nhân trên 18 tuổi có răng khôn hàm<br />
dưới mọc lệch và chưa có tai biến tại chỗ do răng<br />
khôn. Bệnh nhân có sức khoẻ toàn thân tốt và<br />
hiện không sử dụng bất kì thuốc nào có ảnh<br />
hưởng đến sự chảy máu và lành thương sau<br />
phẫu thuật.<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Bệnh nhân không hợp tác trong việc tuân thủ<br />
các quy định về tái khám sau phẫu thuật. Bệnh<br />
nhân có bệnh nha chu đang điều trị trong thời<br />
gian nghiên cứu hay có tình trạng nhiễm trùng<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cấp tại vị rí răng khôn. Bệnh nhân có các bệnh lý<br />
toàn thân ảnh hưởng đến chỉ định của phẫu<br />
thuật hay có tiền sử dị ứng với thuốc tê.<br />
<br />
Thiết bị nghiên cứu<br />
Dụng cụ: bộ đồ khám, bộ dụng cụ phẫu<br />
thuật, trâm thăm dò UNC-15.<br />
Vật liệu: thuốc tê Lidocaine 2% HCL với<br />
thuốc co mạch Epinephrin nồng độ 1:100000,<br />
chỉ 3.0.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiêm lâm sàng có đối chứng.<br />
Chuẩn bị trước nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được nghiên cứu viên giải thích<br />
và thông báo đầy đủ về mục đích, cách thức tiến<br />
hành nghiên cứu và kí tên vào phiếu đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu viên được tập huấn cách ghi<br />
nhận các chỉ số: chỉ số nướu, chỉ số chảy máu khi<br />
thăm dò, chỉ số độ sâu túi tại Bộ môn Nha chuKhoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Dược Tp.Hồ<br />
Chí Minh và bắt đầu thực hiện nghiên cứu khi<br />
đạt được độ kiên định cao khi thăm khám.<br />
<br />
Các bước thực hiện<br />
Trước phẫu thuật<br />
<br />
Bệnh nhân được chụp phim toàn cảnh, xét<br />
nghiệm tiền phẫu, đánh giá các chỉ số nha<br />
chu tại các răng thuộc sextant kế cận răng<br />
khôn cần phẫu thuật, bao gồm:<br />
- Chỉ số mảng bám PlI của Loe và Silness<br />
(1967): được chia thành 4 mức độ: (0) không<br />
hiện diện mảng bám, (1) mắt thường không<br />
thấy mảng bám nhưng thấy được khi dùng<br />
đầu cây thăm dò túi nha chu cạo trên bề mặt<br />
răng từ khe nướu, (2) mảng bám thấy đươc<br />
bằng mắt thường, (3) mảng bám, vụn thức ăn<br />
tích tụ nhiều. Đánh giá tại các vị trí của răng:<br />
gần ngoài, giữa ngoài, xa ngoài và mặt trong<br />
từ răng cối nhỏ đến răng cối lớn thứ hai. Tổng<br />
điểm của bốn vị trí được chia trung bình để có<br />
điểm số cho mỗi răng.<br />
<br />
125<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
- Chỉ số nướu GI của Loe và Silness (1963)<br />
được chia thành 4 mức độ: (0) nướu bình<br />
thường, (1) nướu viêm nhẹ: thay đổi nhẹ về màu<br />
sắc, hơi phù nề, không chảy máu khi thăm dò,<br />
(2) nướu viêm trung bình: nướu đỏ, phù nề, chảy<br />
máu khi thăm dò, (3) nướu viêm nặng: nướu đỏ<br />
và phù nề nhiều, lở loét, chảy máu tự phát. Đánh<br />
giá tại các vị trí: gai nướu gần ngoài, nướu mặt<br />
giữa ngoài, gai nướu xa ngoài và nướu mặt trong<br />
từ răng cối nhỏ đến răng cối lớn thứ hai. Tổng<br />
điểm của bốn vị trí được chia trung bình để có<br />
điểm số cho mỗi răng.<br />
- Chỉ số chảy máu khi thăm dò BOP: xác<br />
định có hay không có chảy máu khi thăm khám<br />
đúng cách, đánh giá tại những vị trí gai nướu,<br />
nướu viền mặt ngoài và mặt trong từ răng cối<br />
nhỏ đến răng cối lớn thứ hai.<br />
Phần trăm vị trí chảy máu khi thăm khám<br />
(%BOP):<br />
<br />
Soá vò trí chaûy maùu khi thaêm khaùm *100<br />
Toång vò trí thaêm khaùm<br />
- Chỉ số độ sâu túi PD: đo khoảng cách từ bờ<br />
nướu đến đáy túi tại 4 vị trí trên răng cối lớn thứ<br />
hai kế cận với răng khôn: xa ngoài, xa trong, giữa<br />
ngoài, giữa trong và được tính bằng millimét.<br />
<br />
Trong phẫu thuật<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật<br />
bởi cùng một phẫu thuật viên theo kỹ thuật<br />
phẫu thuật cơ bản đang được sử dụng tại bộ<br />
môn Phẫu thuật miệng, Khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.<br />
Tất cả bệnh nhân đều dùng toa thuốc<br />
giống nhau gồm: Amoxicilline 500mg, 15 viên,<br />
ngày uống 3 lần, mỗi lần một viên;<br />
Paracetamol 500mg, 9 viên, ngày uống 3 lần,<br />
mỗi lần một viên.<br />
<br />
Sau phẫu thuật<br />
Bệnh nhân được cắt chỉ vào ngày thứ bảy<br />
sau phẫu thuật và được hẹn quay lại tái khám<br />
sau 1 tháng và 3 tháng để ghi nhận lại các chỉ số<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
126<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu thu thập được phân tích và xử lý<br />
bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Sử dụng<br />
phép kiểm t bắt cặp so sánh các chỉ số trước và<br />
sau phẫu thuật.<br />
Tất cả các kiểm định trên được dùng với độ<br />
tin cậy 95% và được kết luận có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa khi p0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu.<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
18 (51,4%)<br />
17 (48,6%)<br />
35<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
23,72 + 2,65<br />
24,18 + 3,54<br />
23,94 + 3,08<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 35 bệnh<br />
nhân (18 nam, 17 nữ) với độ tuổi trung bình là<br />
23,94 ± 3,08.<br />
Bảng 2: So sánh chỉ số mảng bám ở các răng thuộc<br />
sextant kế cận trước và sau phẫu thuật.<br />
Trước PT p1<br />
(TB+ðLC)<br />
Răng 4<br />
Răng 5<br />
Răng 6<br />
Răng 7<br />
<br />
0,46 + 0,68 NS<br />
0,56 + 0,71 NS<br />
0,72 + 0,78 NS<br />
1,01 + 0,85 **<br />
<br />
Sau PT 1<br />
tháng<br />
(TB+ðLC)<br />
0,43 + 0,58<br />
0,54 + 0,71<br />
0,66 + 0,64<br />
0,79 + 0,61<br />
<br />
p2<br />
<br />
Sau PT 3<br />
tháng<br />
(TB+ðLC)<br />
*** 0,24 + 0,43<br />
** 0,38 + 0,52<br />
*** 0,48 + 0,54<br />
* 0,68 + 0,51<br />
<br />
p3<br />
<br />
***<br />
**<br />
***<br />
***<br />
<br />
p1: phép kiểm t bắt cặp, so sánh giữa trước PT và sau PT 1<br />
tháng . p2: kiểm định t bắt cặp, so sánh giữa sau PT 1<br />
tháng và 3 tháng.<br />
p3: kiểm định t bắt cặp, so sánh<br />
giữa trước PT và sau PT 3 tháng.<br />
NS: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
*: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p