Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
TÌNH TRẠNG MÔ NHA CHU CÁC RĂNG CỐI KẾ CẬN<br />
SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM<br />
Nguyễn Hoàng Nam*, Phạm Anh Vũ Thụy**, Ngô Thị Quỳnh Lan***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi tình trạng nha chu của sextant kế cận sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm<br />
dưới và ảnh hưởng của các yếu tố: độ tuổi, vị trí, tình trạng mọc và biến chứng của răng khôn trước phẫu thuật.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu dọc theo dõi trong 6 tháng 38 bệnh nhân (19 nam, 19 nữ, tuổi trung bình 21,89<br />
± 2,74) sau nhổ răng khôn hàm dưới lệch/ngầm. Vị trí, tình trạng mọc và biến chứng tại chỗ của răng khôn được<br />
ghi nhận trước phẫu thuật. Tình trạng nha chu (PI, GI, BOP, PD, BM-MN) của sextant kế cận được đánh giá<br />
trên lâm sàng và chiều cao xương ổ của răng cối lớn thứ hai kế cận đánh giá trên phim quanh chóp. Các chỉ số<br />
được ghi nhận tại thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1, 3 và 6 tháng.<br />
Kết quả: Các chỉ số PI, GI, BOP, PD và BM-MN giảm dần có ý nghĩa từ thời điểm ban đầu đến 1tháng, 3<br />
tháng và 6 tháng sau phẫu thuật (p < 0,05). Chiều cao xương ổ của răng cối thứ hai kế cận giảm sau phẫu thuật 1<br />
tháng nhưng tăng lên có ý nghĩa sau 3 tháng và 6 tháng (p < 0,001). Biến chứng của răng khôn trước phẫu thuật<br />
là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng nha chu của sextant kế cận trước và sau phẫu thuật.<br />
Kết luận: Có sự cải thiện tình trạng nha chu của răng cối lớn thứ hai và sextant kế cận sau phẫu thuật nhổ<br />
răng khôn hàm dưới mọc lệch/ngầm. Sự cải thiện cho thấy nhiều hơn trên nhóm bệnh nhân có răng khôn không có<br />
biến chứng so với nhóm có biến chứng trước phẫu thuật.<br />
Từ khóa: Tình trạng nha chu, Nhổ phẫu thuật, Răng khôn lệch/ngầm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PERIODONTAL STATUS OF ADJACENT MOLARS AFTER IMPACTED MANDIBULAR THIRD<br />
MOLAR SURGICAL EXTRACTION<br />
Nguyen Hoang Nam, Pham Anh Vu Thuy, Ngo Thi Quynh Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 240 - 248<br />
Objective: To evaluate the change in periodontal status of adjacent sextant of the impacted mandibular third<br />
molar after surgical extraction and its association with patient age, and with the position, eruption level, and local<br />
complications of the third molar at pre-surgical stage.<br />
Methods: The study was based on a 6-month follow-up of 38 patients (19 males and 19 females, mean age<br />
21.89 ± 2.74) recruited consecutively after surgical extraction of an impacted lower third molar. The third molar’s<br />
pre-surgical position, eruption level and local complications were examined. Periodontal status (PI, GI, BOP, PD<br />
and BM-MN) of all teeth in adjacent sextant was clinically evaluated and the adjacent second molar’s alveolar<br />
bone-height was evaluated in periapical film. All measures were recorded at the time of surgery, postoperative 1<br />
month, 3 months and 6 months.<br />
Results: The values of PI, GI, BOP, PD and BM-MN were significantly reduced after 1 month, 3 months<br />
and 6 months compared to baseline data. The adjacent second molar’s alveolar bone-height was decreased after 1<br />
month but significantly increased after 3 months, 6 months. Pre-surgical local complications of impacted third<br />
* Bộ môn NR-PTHM - Khoa RHM- ĐHYD Cần Thơ<br />
** Bộ môn Nha Chu - Khoa RHM- ĐHYD Tp.HCM<br />
*** Bộ môn NKCS Khoa RHM- ĐHYD Tp.HCM.<br />
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Hoàng Nam<br />
ĐT: 097 697 0123<br />
Email: nhnamdent@gmail.com<br />
<br />
240<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
molar mostly affected peridontal status of the adjacent sextant.<br />
Conclusion: There was a significant improvement of periodontal conditions of the second molar and adjacent<br />
sextant after impacted third molar surgery. The improvement in the impacted third molar group with pre-surgical<br />
local non-complications was better than those with pre-surgical local complications<br />
Key words: periodontal status, surgical extraction, impacted mandibularthird molar<br />
Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM, thời gian<br />
MỞ ĐẦU<br />
từ tháng 12/2012 đến tháng 07/2013.<br />
Ngày nay, chỉ định phẫu thuật nhổ răng<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
khôn hàm dưới mọc lệch/ngầm nhằm giải quyết<br />
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có sức khoẻ tốt,<br />
và phòng ngừa các biến chứng được hầu hết các<br />
(4)<br />
không sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến sự chảy<br />
nhà lâm sàng đưa ra và chấp nhận rộng rãi . Một<br />
máu và lành thương sau phẫu thuật. Có răng<br />
số nghiên cứu cho rằng nhổ sớm răng khôn hàm<br />
khôn hàm dưới mọc lệch/ngầm, nghiêng gần với<br />
dưới mọc lệch/ngầm có tác động tích cực trong<br />
đặc điểm số đo góc hợp bởi đường thẳng đi qua<br />
việc cải thiện sức khỏe mô nha chu phía xa răng<br />
mặt nhai răng khôn và mặt nhai răng cối lớn thứ<br />
cối lớn thứ hai và các răng thuộc sextant kế<br />
(1,9,10,11)<br />
hai kế cận nằm trong khoảng từ 30o đến 90o.<br />
cận<br />
. Ngược lại, một số nghiên cứu khác kết<br />
luận rằng việc nhổ răng khôn hàm dưới có thể<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
gây ra nhiều khiếm khuyết mô nha chu ở chân<br />
Bệnh nhân đang điều trị bệnh nha chu trong<br />
phía xa của răng cối lớn thứ hai kế cận, làm giảm<br />
thời gian nghiên cứu, có thai hoặc đang cho con<br />
chiều cao xương ổ răng, tăng mức độ mất bám<br />
bú, không đến tái khám định kỳ theo đúng lịch<br />
dính, cũng như tăng độ sâu túi nha chu ở mặt xa<br />
hẹn.<br />
răng này (14,16).<br />
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn sự thay đổi<br />
tình trạng nha chu của răng cối lớn thứ hai nói<br />
riêng và các răng kế cận nói chung sau phẫu<br />
thuật nhổ răng khôn hàm dưới trong điều kiện<br />
thực tế tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này nhằm đánh giá: sự thay đổi các chỉ số<br />
mảng bám (PI), chỉ số nướu (GI), chỉ số chảy máu<br />
nướu khi thăm dò (BOP) của các răng thuộc<br />
sextant kế cận; độ sâu túi nha chu (PD), khoảng<br />
cách từ biểu mô bám dính đến mặt nhai (BMMN) và khoảng cách từ mào xương ổ răng đến<br />
đường nối men xê măng (XO-MXM) của răng cối<br />
lớn thứ hai kế cận; ảnh hưởng của các yếu tố: độ<br />
tuổi, vị trí, tình trạng mọc và biến chứng của răng<br />
khôn trước phẫu thuật đến tình trạng nha chu của<br />
các răng thuộc sextant kế cận tại các thời điểm<br />
sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 38 bệnh nhân (19 nam<br />
và 19 nữ), tuổi từ 18 đến 30 (tuổi trung bình là<br />
21,89 ± 2,74), có chỉ định và nhu cầu nhổ răng<br />
khôn hàm dưới tại bộ môn Phẫu thuật miệng,<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Trước phẫu thuật<br />
<br />
Khám lâm sàng và khai thác bệnh sử ghi<br />
nhận tình trạng biến chứng sưng, đau tại vùng<br />
răng khôn cần nhổ; tình trạng răng khôn “đã<br />
mọc” và “chưa mọc” bằng cách ghi nhận sự hiện<br />
diện của răng khôn trong miệng. Chụp phim<br />
quanh chóp đánh giá vị trí răng khôn dựa theo<br />
phân loại của Pell và Gregory và chia thành loại I,<br />
loại II, loại III (theo tương quan với cành đứng<br />
xương hàm dưới); loại A, loại B, loại C (theo độ<br />
sâu so với mặt nhai răng cối lớn thứ hai). Phân<br />
thành loại I, II và III khi khoảng cách giữa bờ<br />
trước cành lên XHD và phía xa R7 lần lượt đủ,<br />
nhỏ hơn và hoàn toàn không có để cho khoảng<br />
cách gần xa thân R8. Loại A có nghĩa là phần cao<br />
nhất của R8 nằm ngang hoặc cao hơn mặt phẳng<br />
nhai; loại B: phần cao nhất của R8 nằm dưới mặt<br />
phẳng nhai nhưng trên đường viền cổ R7 và loại<br />
C: phần cao nhất của R8 nằm dưới đường viền cổ<br />
R7. Tính điểm răng khôn theo Montero như<br />
sau(4): Loại I và loại A tính là 0 điểm. Loại II và<br />
loại B tính là 1 điểm. Loại III và loại C tính là 2<br />
<br />
241<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
điểm. Điểm số của răng khôn được tính bằng tổng<br />
điểm số theo cả hai mối tương quan và chia thành<br />
“Răng khôn nằm nông” khi điểm ≤ 1 và “Răng<br />
khôn nằm sâu” khi điểm ≥ 2.<br />
Khám và ghi nhận các chỉ số<br />
PI (Loe và Silness - 1967): đánh giá tại các vị<br />
trí: Xa-Ngoài, Xa-Trong, Giữa-Ngoài, Giữa-Trong<br />
của các răng thuộc sextant kế cận răng khôn cần<br />
phẫu thuật, gồm các giá trị: 0 điểm: Không hiện<br />
diện mảng bám; 1 điểm: Mắt thường không thấy<br />
mảng bám nhưng thấy được khi dùng đầu cây<br />
thăm dò túi nha chu cạo trên bề mặt răng từ khe<br />
nướu; 2 điểm: Mảng bám thấy được bằng mắt<br />
thường (mỏng đến trung bình); 3 điểm: Mảng<br />
bám, vụn thức ăn tích tụ nhiều. Ghi nhận giá trị<br />
cao nhất của PI cho từng răng của sextant.<br />
GI (Loe và Silness - 1963): đánh giá tại các vị<br />
trí: Xa-Ngoài, Xa-Trong, Giữa-Ngoài, Giữa-Trong<br />
của các răng thuộc sextant kế cận răng, gồm các<br />
giá trị: 0 điểm: Nướu bình thường; 1 điểm: Nướu<br />
viêm nhẹ: thay đổi nhẹ về màu sắc, hơi phù nề,<br />
không chảy máu khi thăm dò. 2 điểm: Nướu<br />
viêm trung bình: nướu đỏ, phù nề, chảy máu khi<br />
thăm dò; 3 điểm: Nướu viêm nặng: nướu đỏ và<br />
phù nề nhiều, lở loét, chảy máu tự phát. Ghi nhận<br />
giá trị cao nhất của GI cho từng răng của sextant.<br />
BOP: tỷ lệ phần trăm điểm có chảy máu khi<br />
thăm dò, đánh giá tại các vị trí Xa-Ngoài, XaTrong, Giữa-Ngoài, Giữa-Trong của các răng<br />
thuộc sextant kế cận và được tính như sau: %BOP<br />
= (số vị trí chảy máu khi thăm khám x 100)/tổng<br />
số vị trí khám.<br />
PD: ghi nhận bằng số đo khoảng cách từ viền<br />
nướu đến đáy túi nha chu tại 4 vị trí trên răng cối<br />
lớn thứ hai kế cận: Xa-Ngoài, Xa-Trong, GiữaNgoài, Giữa-Trong.<br />
BM-MN: được đo từ bờ trên của dấu khóa<br />
khớp cắn cá nhân (có khoan sẵn các rãnh nhỏ<br />
tương ứng với các vị trí Xa-Ngoài, Xa-Trong,<br />
Giữa-Ngoài, Giữa-Trong) đến đáy túi nha chu<br />
trên răng cối lớn thứ hai kế cận.<br />
XO-MXM: ghi nhận bằng cách chụp phim<br />
quang chóp với kỹ thuật chụp song song, được<br />
<br />
242<br />
<br />
chuẩn hóa bằng cách sử dụng bộ dụng cụ giữ<br />
phim làm sẵn và dấu khóa khớp cắn cá nhân, kết<br />
hợp với phương pháp vẽ nét – đo xác định<br />
khoảng cách trên giấy (chuyên dùng trong chỉnh<br />
hình răng mặt) và chồng xếp phim quanh chóp.<br />
<br />
Hình 1. Bộ dụng cụ giữ phim X quang làm sẵn có<br />
biến đổi 1: Vòng định vị; 2: Ống nhựa hình trụ thêm vào;<br />
3: Cánh tay; 4: Phần giữ phim; 5: Dấu khóa khớp cắn cá<br />
nhân. (Nguồn: chụp từ nghiên cứu này)<br />
<br />
Hình 2. Vẽ nét phim quanh chóp A: đường nối men-xê<br />
măng phía xa; B: đường nối men-xê măng phía gần; C:<br />
rãnh ngoài răng cối lớn thứ hai kế cận; D: giao điểm giữa<br />
mào xương ổ răng phía xa và đường viền phía xa chân<br />
răng cối lớn thứ hai kế cận. (Nguồn: chụp từ nghiên cứu này).<br />
<br />
Trong quá trình phẫu thuật<br />
Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu<br />
đều được phẫu thuật theo cùng một qui trình<br />
chuẩn được thực hiện thường qui và bởi cùng một<br />
phẫu thuật viên, vạt được dùng là vạt tam giác.<br />
<br />
Sau phẫu thuật<br />
Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện theo<br />
phiếu dặn dò và được cắt chỉ vào ngày thứ bảy,<br />
hẹn tái khám 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau<br />
phẫu thuật. Tại mỗi lần hẹn, bệnh nhân được<br />
khám lâm sàng ghi nhận lại các chỉ số: PI, GI,<br />
BOP, PD, BM-MN và chụp phim X quang quanh<br />
chóp ghi nhận XO-MXM.<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống<br />
kê SPSS 16.0, phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi<br />
giá trị p < 0,05.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
KẾT QUẢ<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 38 bệnh nhân (19<br />
nam, 19 nữ) từ 18 đến 30 tuổi (trung bình 21,89<br />
± 2,74 tuổi) trong đó có 32 bệnh nhân dưới 25<br />
tuổi (84,2%) và 6 bệnh nhân trên 25 tuổi<br />
(15,8%). Số bệnh nhân có biến chứng tại chỗ là<br />
24 (63,2%) và chưa có biến chứng là 14 (36,8%).<br />
Trong 38 răng khôn, có 22 răng đã mọc (57,9%)<br />
và 16 răng chưa mọc (42,1%). Tỷ lệ răng khôn<br />
nằm nông là 60,5% (23 răng) và răng khôn nằm<br />
sâu là 39,5% (15 răng).<br />
<br />
Sự thay đổi của tình trạng nha chu<br />
Chỉ số PI tại các thời điểm trước phẫu thuật,<br />
sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần<br />
lượt là 1,47±0,69, 1,05±0,53, 0,73±0,38 và 0,51±0,21;<br />
Chỉ số GI là 1,43±0,61, 0,92±0,43, 0,74±0,36 và<br />
0,47±1,21; Chỉ số BOP là 28,62%, 14,31%, 5,76% và<br />
2,14%; PD là 3,05 ± 0,70mm, 2,72 ± 0,39mm, 2,47 ±<br />
0,42mm và 2,09 ± 0,35mm; BM-MN là 13,26 ±<br />
0,91mm, 12,89 ± 0,71mm, 12,66 ± 0,69mm và<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
12,15 ± 0,55mm. Các chỉ số này giảm có ý nghĩa<br />
thống kê từ thời điểm trước phẫu thuật đến sau<br />
phẫu thuật 1 tháng, từ sau phẫu thuật 1 tháng<br />
đến sau phẫu thuật 3 tháng và từ sau phẫu thuật<br />
3 tháng đến sau phẫu thuật 6 tháng (p < 0,05).<br />
Sau phẫu thuật 1 tháng, XO-MXM tăng từ<br />
3,65±1,15mm lên 3,92±1,12mm có ý nghĩa thống<br />
kê so với trước phẫu thuật (p < 0,001). Sau phẫu<br />
thuật 3 tháng và 6 tháng, XO-MXM lần lượt giảm<br />
xuống còn 3,26±0,88mm và 2,83±0,82mm, khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các thời<br />
điểm với nhau và cả với thời điểm trước phẫu<br />
thuật (p < 0,001).<br />
<br />
Ảnh hưởng của một số các yếu tố liên quan<br />
Độ tuổi<br />
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
tình trạng nha chu của răng cối lớn thứ hai và các<br />
răng thuộc sextant kế cận giữa hai nhóm nhỏ hơn<br />
25 tuổi và lớn hơn 25 tuổi.<br />
<br />
Vị trí răng khôn<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của vị trí răng khôn đến tình trạng nha chu tại các thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu<br />
thuật 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng<br />
Trước PT<br />
Nằm nông<br />
Nằm sâu<br />
1,50±0,65<br />
1,43±0,76<br />
PI<br />
0,78<br />
p(1)<br />
1,44±0,53<br />
1,42±0,72<br />
GI<br />
0,89<br />
p(1)<br />
30,71±23,15 25,42±30,57<br />
BOP<br />
0,55<br />
p(2)<br />
3,01±0,68<br />
3,12±0,74<br />
PD<br />
0,76<br />
p(2)<br />
13,11±0,77<br />
13,50±1,08<br />
BM-MN<br />
0,27<br />
p(2)<br />
3,08±0,88<br />
4,51±1,06<br />
XO-MXM<br />
p(2)<br />