JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 83-89<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0088<br />
<br />
TÌNH YÊU TRONG BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH<br />
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA THI PHÁP HỌC<br />
Bùi Ánh Tuyết<br />
<br />
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Tân Trào<br />
Tóm tắt. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn khao khát một tình<br />
yêu vừa hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt và sôi nổi. Mỗi dòng thơ biểu đạt những cung<br />
bậc khác nhau trong tình yêu qua hình tượng sóng và em. Quan niệm mới về tình yêu được<br />
nữ thi sĩ đặt trong hoàn cảnh thời gian và không gian, trong trạng thái đối cực để bày tỏ<br />
những cung bậc của tình cảm hồn nhiên và cũng khó hiểu. Với nhịp thơ dạt dào, nhịp nhàng<br />
và tha thiết, bằng những chi tiết nghệ thuật đắc sắc về trạng thái vận động của hình tượng<br />
sóng, tác giả muốn hóa thân vào trong tình yêu muôn thuở để khát khao hạnh phúc, quyền<br />
được yêu trong những cung bậc tình yêu của người phụ nữ.<br />
Từ khóa: Tình yêu, hình tượng, thi pháp, nghệ thuật, sóng.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Cảm thụ và phân tích một tác phẩm văn học để nhận<br />
thức hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm ấy giúp người đọc hiểu được tác giả biểu hiện về quan<br />
điểm, tư tưởng, cuộc sống, con người của mình trong tác phẩm, đồng thời giúp người đọc có nhận<br />
thức mới về vấn đề nào đó của cuộc sống. Mỗi tác giả có cách biểu đạt mang phong cách riêng<br />
của mình về phạm vi nào đó của đời sống vốn muôn màu muôn vẻ. Trong đó, tình yêu trong thơ<br />
ca luôn là đề tài muôn thuở để mỗi nhà thơ thể hiện suy nghĩ, quan niệm, tình cảm của mình vừa<br />
mang cái chung của cung bậc tình cảm con người vừa mang cái riêng của cá nhân.<br />
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh vừa là tiếng lòng của một tâm hồn khao khát một tình yêu<br />
hồn nhiên, chân thật, mãnh liệt và sôi nổi vừa là quan niệm mới rất riêng về tình yêu được nữ thi<br />
sĩ đặt trong hoàn cảnh thời gian và không gian mang đậm chất trữ tình. Mượn hình tượng sóng<br />
tác giả muốn hóa thân vào trong tình yêu muôn thuở để khát khao hạnh phúc, quyền được yêu của<br />
người phụ nữ. Khám phá tình yêu trong bài thơ theo hướng tiếp cận của thi pháp học, người đọc<br />
sẽ hiểu sâu sắc hơn quan điểm sáng tác, nguyên tắc và cách tổ chức hình tượng nghệ thuật, giá trị<br />
nghệ thuật của tác giả được thể hiện trong bài thơ.<br />
Tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật dưới góc độ của thi pháp sẽ giúp người đọc hiểu sâu<br />
sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cả bề sâu và chiều dày. Tác giả Phương Lựu<br />
(chủ biên) trong cuốn Lí luận văn học đề cập đến các phương tiện của lời văn nghệ thuật có viết:<br />
các phương tiện ngữ âm như vần, các loại vần, thanh điệu, các cách gieo vần chẳng những có tác<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016<br />
Liên hệ: Bùi Ánh Tuyết, e-mail: buianhtuyettq@gmail.com<br />
<br />
83<br />
<br />
Bùi Ánh Tuyết<br />
<br />
dụng lớn trong việc hình thành các thể loại thơ mà còn có tác dụng tạo hình, biểu hiện trong các<br />
trường hợp cụ thể [5;320]. Theo tác giả Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử, thế giới các chi tiết sẽ cho thấy<br />
cách cảm nhận của tác giả trừu tượng hay cụ thể. Trong đó, thời gian và không gian nghệ thuật là<br />
phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật [10;96]. . .<br />
Tìm hiểu và phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã có rất nhiều bài viết ở nhiều phương<br />
diện khác nhau. Lời bình của tác giả Hà Thị Hải trong báo Phụ nữ Việt Nam tháng 1/2002, nghiên<br />
cứu khát vọng tình yêu của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh trong sự so sánh về tình yêu với bài thơ Biển của<br />
Xuân Diệu. Nguyễn Đức Quyền với Những bài làm văn bình giảng lại phân tích hình tượng sóng<br />
và tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, đầy khát khao trong tình yêu của người phụ nữ [11;127]. Tác giả<br />
phân tích biểu hiện bằng cặp biểu tượng “sóng” và “bờ” với điểm khác lạ, mới mẻ so với “thuyền”<br />
và “biển” , “bến” và ‘bờ”, “nước” và “non”. . . thường có trong văn học trước đó. Đó là đặc trưng<br />
của biểu tượng động, dữ dội thể hiện quan niệm tình yêu táo bạo nhưng không hoàn toàn thoát li<br />
truyền thống đạo lí, dân tộc.<br />
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của Nguyễn Thị Minh [6] tìm hiểu khía cạnh Vận dụng<br />
phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Bài thơ được các tác<br />
giả Lê Hằng, Nguyễn Thu Hòa, Trần Hạnh Mai phân tích “qua hình tượng sóng, tác giả phác họa<br />
được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: đằm thắm, dịu dàng, hồn nhiên,<br />
chung thủy. Mặt khác, hình tượng sóng cũng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong<br />
tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ, dám vượt mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc [3;156].<br />
Nghiên cứu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS Trần Đăng Xuyền<br />
trong cuốn Những bài văn hay có viết: “Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và<br />
phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh<br />
liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa” [7;135]. GS Nguyễn Đăng Mạnh trong<br />
cuốn Cẩm nang ôn luyện môn văn nghiên cứu rất sâu về nhịp điệu trong bài thơ Sóng rất đa dạng<br />
để mô phỏng cái đa dạng của những đợt sóng vỗ liên tiếp. Qua đó, bài thơ biểu hiện một tình yêu<br />
dữ dội, dào dạt vô bờ [8;237].<br />
Từ những kiến giải trên cho ta thấy: đã có nhiều bài viết về bài thơ tình nổi tiếng này nhưng<br />
chưa có bài viết hoặc công trình nghiên cứu nào tiếp cận dưới góc độ của thi pháp học. Với mục<br />
đích phân tích bài thơ nhìn từ các phạm trù khác nhau của thi pháp học hiện đại, bài viết hi vọng<br />
giúp người đọc tìm hiểu và khám phá giá trị bài thơ ở những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình<br />
tượng sóng và em, cách tổ chức bài thơ, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn ngữ,<br />
những phạm trù về không gian và thời gian nghệ thuật. . . để sáng tác bài thơ của tác giả. Như vậy,<br />
bài thơ sẽ được nhìn nhận theo điểm nhìn nghệ thuật để đánh giá nội dung và nghệ thuật một cách<br />
toàn diện và sâu sắc hơn.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Thi pháp học - một hướng tiếp cận để cảm thụ và phân tích tác phẩm văn<br />
học<br />
<br />
Nói đến thi pháp là nói đến đối tượng nghiên cứu của thi pháp học, nói đến tất cả những<br />
gì tạo nên đặc trưng về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nội dung thi pháp bao gồm<br />
đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ý nghĩa của tác phẩm được thể hiện vào thế giới nghệ thuật, thế<br />
giới hình tượng về tự nhiên, xã hội và con người, các xung đột, chi tiết, nhân vật... và ngôn từ nghệ<br />
thuật. Cách miêu tả hình tượng, tổ chức tác phẩm, cách sử dụng ngôn từ là cách tạo nên nội dung<br />
thi pháp. Vậy, thi pháp là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp xây dựng hình tượng, tổ chức tác<br />
84<br />
<br />
Tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học<br />
<br />
phẩm, cách sử dụng ngôn từ để tạo thành tác phẩm nghệ thuật.<br />
Thi pháp trước hết nghiên cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các đặc trưng thể loại<br />
văn học, từ đó mới tìm tòi các tầng lớp ý nghĩa ẩn dấu của tác phẩm. Thi pháp còn là những nguyên<br />
tắc nằm bên trong tác phẩm văn học, là tất cả những gì tạo nên đặc trưng về phẩm chất nghệ thuật<br />
của một tác phẩm văn học. Thi pháp học chính là khoa học dùng để phát hiện ra, khám phá ra các<br />
nguyên tắc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.<br />
Quan điểm các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng: thi pháp là hệ thống những nguyên tắc,<br />
cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện<br />
ngôn ngữ để làm nên tác phẩm văn học - nghĩa là toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sáng<br />
tạo nhằm thể hiện nội dung tác phẩm. Thi pháp là tất cả những gì làm nên tính độc đáo, riệng biệt<br />
về phương diện phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm, tác giả.<br />
Từ những vấn đề trên, ta có thể hiểu thi pháp là những hình thức miêu tả các hiện tượng đời<br />
sống cụ thể, cảm tính trên cơ sở một kiểu quan niệm, cảm nhận nhất định về thế giới. Để miêu tả<br />
về các nhân vật, cảnh vật, sự vật cụ thể trong văn học, bao giờ người sáng tác cũng phải có quan<br />
niệm trước về chúng, biết miêu tả chúng bắt đầu từ đâu, như thế nào. Chính vì vậy, các hình thức<br />
thi pháp đều thấm nhuần một quan niệm nhất định về thế giới và con người. Bất cứ hình thức nghệ<br />
thuật nào cũng đều gắn liền với ý thức về con người và cuộc đời. Người ta chỉ có thể hiểu thi pháp<br />
một cách đầy đủ nhất chừng nào khám phá ra những quy luật nghệ thuật tiềm tàng trong đó.<br />
Thi pháp không phải là các yếu tố độc lập mà là một hệ thống hình thức nhằm tạo ra một<br />
thế giới nghệ thuật nhất định. Thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới thực tại cho nên cấu trúc của<br />
thi pháp thường bao gồm các yếu tố sau: Con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,<br />
chi tiết, sự kiện, ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện. . . Các yếu tố này là sự sáng tạo của các nhà văn nên<br />
chúng đều mang những phẩm chất nghệ thuật, khác hẳn với thực tại. Các nguyên tắc, biện pháp<br />
tạo nên thế giới đặc thù đó chính là thi pháp.<br />
Trong hệ thống thi pháp, quan niệm về con người có vai trò chủ đạo và chi phối các yếu tố<br />
khác. Điều này phụ thuộc vào điểm nhìn nghệ thuật của tác giả. Khi tác giả thay đổi điểm nhìn,<br />
toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm cùng thay đổi theo. Thế giới nghệ thuật là một hệ thống<br />
chỉnh thể do các yếu tố thuộc các cấp độ tạo thành. Mỗi yếu tố nghệ thuật đều có quan hệ các yếu<br />
tố khác nằm trong hệ thống. Các nguyên tắc thi pháp cũng có mối quan hệ với nhau để tạo thành<br />
một khả năng biểu đạt. Quan điểm nghệ thuật về thế giới và con người có liên quan đến hệ thống<br />
chi tiết, biến cố trong hình tượng và liên quan cách sử dụng từ ngữ, cách tổ chức văn bản. Vậy,<br />
nghiên cứu thi pháp phải khám pháp các nguyên tắc nghệ thuật trên các phương diện như: quan<br />
niệm, cấu trúc hình tượng và tổ chức ngôn ngữ; đồng thời cần đặt trong mối quan hệ tương ứng với<br />
hệ hình tư duy trong xã hội, truyền thống văn hóa, khoa học, triết học, môi trường văn hóa mà nó<br />
xuất hiện.<br />
Trong quá trình phân tích một tác phẩm văn học theo quan điểm truyền thống (từ năm 2000<br />
trở về trước), mục đích của việc phân tích tác phẩm văn học chính là người đọc phải tìm hiểu tác<br />
phẩm, khám phá, phát hiện sự hoạt động của tác phẩm, chức năng, cấu tạo và ý nghĩa của nó. Vì<br />
tác phẩm văn học là cơ thể sống được tạo nên bằng sự thống nhất bên trong các yếu tố cấu tạo của<br />
nó, bằng trí tưởng tượng của người đọc, bằng các mối liên hệ với cuộc đời, với các truyền thống<br />
ngôn ngữ, văn hoá, nghệ thuật, tức là tác phẩm văn học sống bằng các giá trị và ý nghĩa của nó.<br />
Vì vậy, việc phân tích tác phẩm văn học trước đây là nhằm khám phá các giá trị biểu hiện của<br />
tác phẩm, ý nghĩa của nó, tính độc đáo "không lặp lại" của nó. Việc phân tích tác phẩm văn học<br />
thường được chú ý trên các bình diện như: ngôn ngữ, thế giới hình tượng, các lớp nội dung, nghệ<br />
thuật của tác phẩm.<br />
85<br />
<br />
Bùi Ánh Tuyết<br />
<br />
Phân tích tác phẩm văn học theo cách trên mới chỉ là cách phân tích ở "ý nghĩa thứ nhất",<br />
tức là nghiên cứu trên câu chữ của văn bản. Quan điểm dạy văn học dưới ánh sáng của thi pháp<br />
học, bên cạnh cách dạy truyền thống, người thầy phải giúp cho học sinh hiểu được "tầng ý nghĩa<br />
thứ hai" của tác phẩm. Tức là, trong mỗi tác phẩm văn học, người dạy phải phát hiện ra các nguyên<br />
tắc, biện pháp xây dựng hình tượng, cách thức tổ chức tác phẩm văn học, cách sử dụng ngôn từ để<br />
tạo nên giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật. Các lớp nội dung của tác phẩm văn học phải được<br />
thể hiện trong một thế giới nghệ thuật, vào hoạt động của con người và thiên nhiên, vào cách xung<br />
đột, vào các chi tiết, kết cấu và văn bản ngôn từ. Vì chính cách miêu tả hình tượng, cách tổ chức<br />
tác phẩm, cách sử dụng ngôn từ là cách nhà văn sáng tạo nên nội dung tác phẩm.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng<br />
<br />
Xuân Quỳnh - nữ thi sĩ nổi tiếng thời kì chống Mỹ, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh<br />
(1942 - 1988) quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Xuân Quỳnh<br />
mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội, lớn lên làm diễn viên múa Đoàn Văn công nhân dân Trung ương,<br />
là biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành<br />
Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Xuân Quỳnh sáng tác nhiểu tác phẩm như: Tơ tằm - Chồi biếc (in<br />
chung, 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989). . . Xuân Quỳnh viết<br />
bài thơ Sóng năm 1967 và được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu<br />
mãnh liệt của người con gái khi yêu khi mà nhà thơ đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu.<br />
Tình yêu - vốn là đề tài muôn thuở. Nhiều nhà thơ có cách biểu đạt riêng, phong cách riêng.<br />
Nếu Xuân Diệu - nhà thơ của tình yêu có bài thơ nổi tiếng Biển thì Xuân Quỳnh mượn hình tượng<br />
"sóng" để diễn tả những cảm xúc, trạng thái của người phụ nữ khi yêu. Biển của Xuân Diệu mạnh<br />
mẽ, dữ dội và nồng nàn, bộc lộ một tình yêu rất nam tính thì Sóng của Xuân Quỳnh đậm tính chất<br />
nữ tính, nhẹ nhàng, chân thành mà vẫn nồng nàn, thiết tha. Bao trùm bài thơ và lan toả khắp bài<br />
thơ là hình tượng "sóng". Cả bài thơ là những con sóng tình yêu dạt dào, nhịp nhàng, tha thiết.<br />
Nhịp của con sóng vỗ bờ triền miên, vô hồi là nhịp của trái tim đang yêu của tiếng lòng thi sĩ đang<br />
yêu và khao khát được yêu. Mỗi dòng thơ là những con sóng tình yêu đứng trước biển cả vô bờ và<br />
bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hoá thân cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hoà nhập,<br />
lúc là sự phân thân của “em” là người con gái đang yêu say đắm.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Tình yêu trong bài thơ Sóng – theo hướng tiếp cận của thi pháp học<br />
<br />
2.3.1. Hình tượng nghệ thuật sóng và em<br />
Tình yêu là một danh từ có ý nghĩa trừu trượng diễn tả trạng thái tình cảm của con người với<br />
những say mê, yêu thích trong quan hệ giữa con người với con người. Tình yêu là cung bậc khác<br />
nhau trong tình cảm của con người trong thế giới muôn màu của cảm xúc. Với Xuân Quỳnh, ta bắt<br />
gặp cái khát vọng tình yêu rất đời thường của con người con gái tự bộc bạch một cách chân thành<br />
như chính cuộc đời nhà thơ vậy. Đó là tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của<br />
một trái tim đang rạo rực, khao khát yêu đương thông qua hình tượng sóng.<br />
Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Sóng vỗ trên đại dương mênh<br />
mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh<br />
đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái và của chính mình. Bài thơ có<br />
tới mười một lần dùng từ “sóng”. Có biển là có sóng. Con sóng sẽ vỗ bờ. Sóng từng đợt từng đợt<br />
vỗ ngàn năm không mỏi. Sóng biến hoá, sóng vỗ liên hồi, triền miên và bất tận. Con sóng vỗ như<br />
tâm tình xôn xao trong lòng nữ thi sĩ. Với Xuân Quỳnh, sóng như trái tim đang dâng đầy các cung<br />
bậc khác nhau trong tình yêu, khát khao được yêu và yêu say đắm. Đến với sóng là đến với hồn thơ<br />
86<br />
<br />
Tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học<br />
<br />
yêu đắm say, trong sáng và chung thuỷ.<br />
Sóng là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của nhà thơ. Sóng và em tuy hai mà<br />
một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo<br />
nên âm vang cộng hưởng. Có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt<br />
dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa.<br />
<br />
2.3.2. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng biểu hiện qua thời gian và không gian nghệ thuật<br />
Nỗi nhớ là điểm sáng xuyên suốt kí ức của nhà thơ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không<br />
gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà trong cả những giấc mơ. Những khao khát yêu<br />
đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị. Nỗi nhớ trải dài theo<br />
thời gian và không gian mang tính tượng trưng. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng từ ngữ ước chỉ<br />
không gian và thời gian. Đó là không gian của biển lớn đại dương, không gian vô tận của đất trời,<br />
không gian trải dài theo các hướng để biểu đạt tình yêu vô bờ trong cảm xúc với cuộc đời:<br />
- Sóng tìm ra tận bể/ - Trước muôn trùng sóng bể/ - Em nghĩ về biển lớn/ - Sóng bắt đầu từ<br />
gió/ - Gió bắt đầu từ đâu/ - Dẫu xuôi về phương bắc/ - Dẫu ngược về phương nam/ - Ở ngoài kia<br />
đại dương...<br />
Thời gian tuy được dùng ít hơn nhưng là thời gian của tình yêu vĩnh hằng không thay đổi.<br />
Thời gian xưa và nay, thời gian không xác định mà trở đi trở lại ngày đêm – đêm ngày để biểu đạt<br />
tình yêu là mãi mãi cả khi dùng câu hỏi về thời gian:<br />
- Từ khi nào sóng lên?/ - Khi nào ta yêu nhau/ - Ngày đêm không ngủ được/ - Ôi con sóng<br />
ngày xưa/ - Và ngày nay vẫn thế.<br />
Theo Xuân Quỳnh, khát vọng tình yêu vừa dữ dội, vừa dịu êm như những con sóng mãi<br />
trường tồn, vĩnh hằng theo năm tháng. Tình yêu là một hiện tượng tân lí tự nhiên đầy bí ẩn và là lẽ<br />
thường của con người. Trong tình yêu, con người không thể lí giải hết được khởi nguồn của tình<br />
yêu, thời điểm bắt đầu do đâu, vì sao? Vì thế, không gian và thời gian nghệ thuật được tác giả biểu<br />
đạt một cách tự nhiên hợp với quy luật cung bậc tình cảm của người phụ nữ son sắt, thủy chung.<br />
<br />
2.3.3. Trạng thái vận động của tình yêu biểu đạt qua chi tiết nghệ thuật đặc sắc<br />
Để biểu đạt tâm trạng trong tình yêu, Xuân Quỳnh mượn hình tượng con sóng cùng với sự<br />
vận động của nó để nói hộ lòng mình. Diễn biến cung bậc tình yêu trong con người đang yêu vừa<br />
phong phú vừa phức tạp. Bản tính của người phụ nữ khi yêu cũng mang nhiều trạng thái đối cực<br />
mà Xuân Quỳnh mượn vận vào sự vận động của sóng. Sóng cuộn giữa biển khơi tầng tầng lớp lớp<br />
khi thì nhẹ nhàng êm ả, khi thì dâng trào mạnh mẽ. Sóng dậy trong lòng con người nhất là người<br />
phụ nữ đang khao khát yêu: Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ/ Sông không hiểu nổi mình/ Sóng<br />
tìm ra tận bể.<br />
Mở đầu bài thơ, tác giả mượn hình ảnh vận động của sóng để bày tỏ sự vươn tới sự đồng<br />
điệu, đồng cảm với mình. Đó là một nét mới trong quan niệm về tình yêu của nữ thi nữ. Sự vận<br />
động trong tình cảm bao trùm lên là nỗi nhớ. Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách.<br />
Nỗi nhớ thường trực cả khi thức và ngủ. Nỗi nhớ trào dâng như những đợt sóng vỗ dạt dào: Những<br />
con sóng vỗ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức.<br />
Sự vận động trong nỗi nhớ trở đi trở lại trong tâm trạng nhà thơ. Phương hướng được xác<br />
định bằng từ ngữ cụ thể nhưng lại thể hiện cái bâng khuâng của cảm xúc. Đó cũng là đặc trưng<br />
của nỗi nhớ của con người khi yêu: Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương.<br />
Tác giả luôn hướng tới tình yêu đích thực, vĩnh cửu mà trở nên mãnh liệt. Nhà thơ biểu hiện<br />
mình luôn sống hết mình vì một tình yêu chân chính. Vì thế, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh xứng đáng là<br />
87<br />
<br />