Tổ chức dạy học bài: Ứng dụng của chữ trang trí (trang trí đầu báo tường – trang trí bìa lịch treo tường) theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 7 – Trường phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành
lượt xem 2
download
Nghiên cứu đưa ra những giải pháp cơ bản cho giáo viên và học sinh PTTHCLC Nguyễn Tất Thành áp dụng vào bài: Tổ chức dạy – học bài: Ứng dụng chữ trang trí đầu báo tường- Trang trí bìa lịch treo tường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 7.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức dạy học bài: Ứng dụng của chữ trang trí (trang trí đầu báo tường – trang trí bìa lịch treo tường) theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 7 – Trường phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành
- 110 TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI: ỨNG DỤNG CỦA CHỮ TRANG TRÍ (TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƢỜNG – TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƢỜNG) THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 7 – TRƢỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH CLC NGUYỄN TẤT THÀNH Bùi Anh Riu - Trường CĐSP tỉnh Hòa Bình Email: Riubui5565hb@gmail.com TÓM TẮT Theo dòng chảy của xu hướng phát triển xã hội chữ viết, ứng dụng của chữ trang trí đóng góp một phần rất quan trọng trong việc học tập và phát triển văn hóa, kinh tế nước nhà. Việt Nam chúng ta rất tự hào được sử dụng bộ chữ cái hiện đại có nguồn gốc văn minh bậc nhất nhân loại đó là chữ “La tinh”: cha đẻ của chữ hiện đại mà châu Âu, châu Mĩ... cũng đang sử dụng.Chữ viết không chỉ dừng lại để viết, để đọc, học đơn thuần... Trong ứng dụng của chữ trang trí đời sống xã hội, học tập, nghiên cứu đã đem lại hậu quả tích cực.Trong ba năm dạy học và tham gia chấm báo tường cho các lớp khối tiểu học và THCS Nguyễn Tất Thành, tôi nhận thấy hầu hết các em có tinh thần tham gia tích cực trang trí và thể hiện một tờ báo tường theo ý tưởng của lớp mình. Phần lớn tờ báo của các em còn tùy tiện về bố cục, chữ, màu sắc,... chưa nắm vững nguyên tắc trang trí cơ bản của một tờ báo tường. Vì vậy định hướng Tổ chức dạy học: Ứng dụng trang trí cho đầu báo tường – Trang trí bìa lịch treo tường là tìm ra giải pháp tối ưu nhất, giúp học sinh tập và sáng tạo.Nghiên cứu đưa ra những giải pháp cơ bản cho giáo viên và học sinh PTTHCLC Nguyễn Tất Thành áp dụng vào bài: Tổ chức dạy – học bài: Ứng dụng chữ trang trí đầu báo tường- Trang trí bìa lịch treo tường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 7. Từ khóa: Tổ chức, dạy - học, phát triển năng lực, THCS, trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành, trường CĐSP Hòa Bình I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bài dạy ứng dụng của chữ trang trí theo sách giáo khoa hiện hành mới chỉ dừng lại cách nghĩ, cách cảm thụ của các em, sau đó ứng dụng vào cuộc sống một cách chung với mục tiêu phổ cập giáo dục. Đối với bài học theo định hướng phát triển năng lực được nâng cao lên mức độ cao hơn đó là phát triển năng lực tự học, tự đánh giá, năng lực cá nhân, năng lực nhóm, năng lực phẩm chất đạo đức và vận dụng tốt bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày đầy sáng tạo.
- 111 Sự khác biệt rõ nét nhất chính là thiết kế các hoạt động dạy – học, phương pháp dạy – học, tổ chức các hoạt động dạy - học,... Trong quá trình trực tiếp giảng dạy trên lớp năm học qua, bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp tâm đắc để chọn ra: Tổ chức dạy – học bài: Ứng dụng chữ trang trí đầu báo tường- Trang trí bìa lịch treo tường cho học sinh lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Đây là bài dạy lý thuyết và thực hành cụ thể. Từ đó định hướng các bài dạy tiếp theo. Tổ chức dạy – học theo định hướng phát triển năng lực tôi đã dạy để thử nghiệm cho học sinh khối lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành trong ba năm qua có hiệu quả và chất lượng rõ rệt, giáo viên hứng thú tự tin hơn, học sinh tham gia học tập tích cực tất cả mọi hoạt động dạy – học. Chất lượng học tập đồng đều và có sự tiến bộ ngày một cao hơn. Vì vậy tôi tiếp tục áp dụng: Tổ chức dạy – học bài: Ứng dụng chữ trang trí đầu báo tường- Trang trí bìa lịch treo tường cho đối tượng học sinh khối lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành năm học 2020 – 2021. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được kết quả nghiên cứu khách quan nhất tôi đã sử dụng một số phương pháp: quan sát, điều tra bảng hỏi, dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, 29 học sinh của lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành, phỏng vấn giáo viên dạy mĩ thuật, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động dạy – học. Về nội dung lý thuyết: Giáo viên tổ chức giờ dạy theo từng hoạt động dạy – học, nêu vấn đề, hướng dẫn thảo luận, tổ chức nhóm, yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu tài liệu SGK, tài liệu tham khảo, kho tư liệu cá nhân, nhóm,... giải quyết tình huống, thảo luận nhóm, thảo luận chung, giải thích thấu đáo, phân tích cụ thể của giáo viên để hoàn thành mục tiêu của bài dạy. III. KẾT QUẢ Kết quả cho thấy Tổ chức dạy – học bài: Ứng dụng chữ trang trí đầu báo tường- Trang trí bìa lịch treo tường theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thực sự là định hướng cho học sinh hình thành và phát triển năng lực toàn diện về: năng lực phẩm chất đạo đức, năng lực tự học, tự đánh giá, năng lực tự ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày đầy sáng tạo,...
- 112 Tổ chức dạy học thực hiện đẩy sâu và mở rộng kiến thức phần lý thuyết, tăng cường giờ thực hành, thảo luận, giao bài thực hành mang tính ứng dụng, bài tập bổ sung có chất lượng và sáng tạo cao, giảm các giờ lý thuyết (30% giờ lý thuyết, 70% giờ thực hành, thảo luận). Phát huy sự sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu cho mỗi học sinh, kết hợp dạy – học phân hóa học sinh với sự phối hợp khoa học của mỗi nhóm học sinh. Các phương pháp giảng dạy đã được sử dụng gồm: - Dựa vào thực tế bài học, cơ sở vật chất, đối tượng học sinh mà đưa ra phương pháp dạy phù hợp. Đối với bài Ứng dụng chữ trang trí đầu báo tường- Trang trí bìa lịch treo tường giáo viên tổ chức cho học sinh làm quen với chữ trang trí trên đầu báo tường và bìa lịch dựa vào trực quan trong SGK hoặc trình chiếu để gợi mở tính hiểu biết của học sinh cũng như trả lời theo gợi ý,... - Điểm nhấn của tổ chức dạy – học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh đó là: Hoạt động vận dụng; học sinh có thể áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học để phát huy mọi khả năng sáng tạo của bản thân để tạo ra sảng phẩm cho riêng mình được xã hội cũng như thị trường tiêu dùng và chấp nhận... có thể sử dụng tạo hình 3D, 4D, 5D dựa vào bài hay chủ đề tác phẩm của nhóm để biểu diễn, trưng bày, sắm vai,... - Hoạt động tìm tòi mở rộng: Học sinh được khai thác, thi hoặc tạo hình từ các chất liệu khác nhau theo khả năng, sở thích,... nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật sắp đặt, tạo ra sản phẩm vào cuộc sống hàng ngày. * Ưu điểm: - Năng lực sử dụng phương pháp để áp dụng vào bài ứng dụng của chữ trang trí của giáo viên là tốt. Ngôn ngữ nói, diễn đạt lưu loát, dễ hiểu, khúc triết, rõ ràng, giải quyết được sự “trừu tượng” của từ mĩ thuật. Kết hợp nhuần nhuyễn khoa học của trực quan và phương pháp dạy học. Vì thế phần thực hành được đẩy sâu hơn, bài vẽ của học sinh có chất lượng đồng đều, kết quả cao hơn. * Hạn chế: Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu cần tối thiểu cho một giờ chuẩn mực, giáo viên muốn dạy tốt, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của định hướng phát triển năng lực cho học sinh thì phải tập trung suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tự bỏ kinh phí cá nhân để mua sắm thiết bị, trực quan cho giờ dạy.
- 113 * Bảng điều tra năng lực của học sinh theo phương pháp truyền thống (29 em học sinh lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành năm học 2019 - 2020): Mức độ thực hiện Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa Nội dung bao giờ STT Số % Số % Số % lƣợng lƣợng lƣợng 1 Vui vẻ, hứng thú học tập 16 55,1 13 44,9 0 0 2 Thân thiện, gần gũi 14 48,2 15 51,8 0 0 3 3 Tham gia tích cực thảo luận 14 48,2 9 31 6 20,8 nhóm, lớp. 4 Trình bày tích cực trước tập thể 12 41,4 9 31 8 27,6 lớp. 5 Đủ thời gian làm bài trên lớp 10 34,4 8 27,6 11 38 6 Kết quả bài thực hành 10 34,4 11 38 8 27,6 * Bảng điều tra năng lực của học sinh khi được áp dụng Tổ chức dạy – học bài: Chữ trang trí theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh của 29 em học sinh khối lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành năm học 2020 - 2021) Mức độ thực hiện Thƣờng Thỉnh Chƣa STT Nội dung xuyên thoảng bao giờ Số % Số % Số % lƣợng lƣợng lƣợng 1 Vui vẻ, hứng thú học tập 28 96,5 1 4,5 0 0 2 Thân thiện, gần gũi 28 96,5 1 4,5 0 0 3 Tham gia tích cực thảo luận nhóm, 29 100 0 0 0 0
- 114 lớp. 4 Trình bày tích cực trước tập thể lớp. 27 93,1 2 6,9 0 0 5 Đủ thời gian làm bài trên lớp 29 100 0 0 0 0 6 Kết quả bài thực hành 29 100 0 0 0 0 IV. PHẦN BÀN LUẬN A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Làm quyen với chữ trang trí trên đầu báo tƣờng và bìa lịch (Hoạt động cả lớp) Dựa vào các hình thức dưới và sự hiểu biết của em, trả lời theo các gợi ý: + Gọi tên các sản phẩm có sử dụng chữ trang trí. + Nêu mực đích và tác dụng của mỗi sản phẩm. + Nhận xét về sự khác nhau của chữ trang trí trong các sản phẩm trên.
- 115 2. Trao đổi về vai trò của chữ trang trí (Hoạt động nhóm) - HS xem thêm các mẫu trong ĐDDH, trao đổi những hiểu biết của mình trong nhóm. Chú ý các nội dung: + Vị trí của chữ trong các đầu báo, bìa lịch. + Các kiểu chữ trang trí được sử dụng thế nào? + Ở sản phẩm nào chữ trang trí có vai trò nổi bật hơn? Tại sao? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV bổ sung và nhấn mạnh: + Trong trang trí báo tường (và cả báo viết), bìa lịch treo tường, chữ có vai trò quan trọng để định hướng cho người xem. (ví dụ: tên của tờ báo, năm xuất bản của lịch,...) + mảng chữ chỉ chiếm vị trí nhất định trên mỗi sản phấm song chữ cần thiết để làm rõ nội dung, mục đích của sản phẩm. + Tùy vào chức năng và yêu cầu mà chữ trang trí dùng trên báo tường và bìa lịch được sử dụng khác nhau, da dạng về kiểu chữ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tìm hiểu trang trí đầu báo tƣờng (Hoạt động cả lớp) GV yêu cầu HS tự nghiên cứu phần I “Quan sát, nhận xét”, phần II “Cách trang trí” (trang 150, 151 – SGK MT7) và ghi nhớ theo các gợi ý sau: + Báo tường dùng để làm gì? + Đầu báo tường thường đặt ở vị trí nào trên tờ báo? + Ngoài tên báo còn phải ghi thêm nội dung gì nữa? + Nêu vai trò của kiểu chữ trong tên báo. + Phân bố vị trí dòng chữ thế nào cho hợp lý trong đầu báo và cả tờ báo tường? + Vai trò của màu sắc trong đầu báo tường. + Em có nhận xét gì giữa đầu báo in và đầu báo tường? (Hoạt động nhóm) - Cùng quan sát các đầu báo tường ĐDDH và xem hình minh họa 4 (trang 151 – SGK MT7); kết hợp với hiểu biết cá nhân, trao đổi trong nhóm theo câu hỏi gợi ý của GV.
- 116 + Em hiểu thế nào là báo tường? Báo tường khác báo in ở điểm nào? + Tại sao tên báo được viết với kích thước to, màu sắc nổi bật? + Tại sao ngoài chữ ghi tên của đầu báo tường còn phải ghi thêm các nội dung, hình ảnh khác kèm theo? + Nêu các bước tiến hành trang trí đầu báo tường. - Sau khi một số nhóm trình bày kết quả thảo luận và đóng góp ý kiến của lớp, GV bổ sung và nêu một số ý trọng tâm: + Báo tường là tờ báo riêng của mỗi lớp, trường học, cơ quan, đoàn thể,... do các thành viên trong đơn vị tự viết nhân dịp các ngày lễ tết, ngày kỉ niệm,...để chào mừng. Báo thường được treo trên tường để mọi người cùng đọc nên được gọi là báo tường. + Đầu báo có viết tên báo, các hình ảnh và nội dung cần thiết để làm nổi nội dung tờ báo, tăng tính hấp dẫn và thường dùng chữ có kích thước to, dược cách điệu, màu sắc rực rỡ. Việc ghi thêm nội dung khác như: tên ngày kỉ niệm, tên đơn vị ra báo, hình ảnh minh họa nhằm mục đích hỗ trợ để làm rõ hơn ý nghĩa của tờ báo.
- 117 + Cách sắp xếp hình mảng, các thông tin; tìm kiểu chữ, màu sắc cho tên báo cần được trao đổi, tính toán kĩ (có thể làm nhiều phác thảo) trước khi lựa chọn để thể hiện chính thức 2. Tìm hiểu trang trí bìa lịch treo tƣờng (Hoạt động cả lớp) GV đặt câu hỏi gợi ý và chia nhóm thảo luận: + Ở nhà em có lịch treo tường không? + Gia đình thường mua lịch treo tường vào thời điểm nào? + Hãy kể nội dung và hình thức một bìa lịch treo tường mà em biết. (Hoạt động nhóm) GV cho HS đọc phần I “Quan sát, nhận xét” và xem các hình ảnh minh họa về bìa lịch treo tường (trang 116 – SGK MT7); bìa lịch trong ĐDDH thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: + Lịch treo tường có vai trò gì trong đời sống? + Bìa lịch treo tường thường có mấy phần chính? Mỗi phần có vai trò như thế nào? + Bìa lịch treo tường có phong phú về kích thước và hình thức trang trí không? Nêu một vài hiểu biết của em về bìa lịch hiện hành. + Chữ trong bìa lịch treo tường có vai trò như thế nào? + Nêu cách tiến hành trang trí bìa lịch.
- 118 - Dựa trên báo cáo của các nhóm HS về kết quả thảo luận, GV chi sẻ và nhấn mạnh. + Lịch treo tường luôn có mặt trong đời sống của mỗi gia đình; vừa là để trang trí, vừa là phương tiện để xem ngày, tháng (dương lịch, âm lịch) và một số thông tin khác nên nó là một nhu cầu, là nếp sống văn hóa phổ biến của nhân dân ta. + Có nhiều lịch treo tường được trang trí đẹp, hình thưc phong phú, hình ảnh, chủ đề nội dung khác nhau theo mỗi năm và yêu cầu của cơ sở in ấn. Tuy các loại lịch treo tường (lịch blốc) có kích thước khác nhau song đều có bố cục chung là: Phần hình ảnh, phần chữ và phần lịch ghi ngày, tháng (blốc) + Trong bìa lịch bắt buộc phải có chữ. Đó là những nội dung như: Chúc mừng năm mới, tên và số của năm in lịch không cố định... Vị trí của chữ trên bìa lịch thường được bố trí hợp lí với trang trí bìa lịch, không cố định. + Về cơ bản, để tiến hành làm bìa lịch cần: Xác định khuôn khổ bìa Chọn hình ảnh và các nội dung chữ để trang trí. Chọn vị trí để blốc lịch. 3. Vai trò của chữ trang trí ở “Đầu báo tƣờng” và “Bìa lịch treo tƣờng” (Hoạt động nhóm) - Cho HS xem các hình minh họa trong SGK và ĐDDH, nêu câu hỏi: + Chữ trang trí có vai trò gì trong hai sản phẩm trên? + Hãy tìm sự giống nhau, khác nhau của chữ trong trang trí “Đầu báo tường” và “Bìa lịch treo tường”.
- 119 (GV yêu cầu mỗi nhóm tìm ra từ một đến hai điểm giống và khác nhau giữa trang trí “Đầu báo tường” và “Bìa lịch treo tường”). - Các nhóm thảo luận, lựa chọn câu trả lời và báo cáo kết quả. GV nhận xét: + Các điểm giống và khác nhau được nhiều nhóm đề cập tới. + Sự cần thiết của chữ đối với hai sản phẩm trên. + Sở dĩ có sự khác nhau là vì mục đích, yêu cầu về nội dung và ình thức của hai sản phẩm trên khác nhau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Sử dụng chữ trang trí vào bài tập (Hoạt động nhóm) - Trang trí “Báo tường” (trong đó có trình bày đầu báo tường). + Khuôn khổ: 40cm x 80cm (hoặc do GV quyết định). + Tự chọn tên báo, tên đơn vị, ngày kỉ niệm,... + Có hình ảnh minh họa (Nếu thấy cần thiết). + Tự chọn màu sắc (có thể sử dụng giấy màu để cắt, xé dán). (Các bài viết trong thân báo có thể sử dụng bài báo cũ hoặc giấy màu. Chủ yếu là sử dụng chữ và trang trí) (Hoạt động cá nhân) Trang trí “Bìa lịch treo tường” cho gia đình + Khuôn khổ: 20cm x 28cm. + Tự chọn nội dung chữ, chữ số, năm,... + Vẽ tranh minh họa phù hợp với nội dung lịch (có thể làm tranh xé, dán giấy). + Màu sắc theo ý thích. Ghi chú: Có thể sử dụng giấy màu để cắt dán cho cả hai hoạt động luyện tập a và b. 2. Nhận xét, đánh giá (Hoạt động nhóm) - GV đưa ra các gợi ý về tiêu chí đánh giá kết quả bài vẽ, như: + Cách sắp xếp bố cục. + Sự hợp lí của các hình, mảng; tranh vẽ,... + Sáng tạo trong mẫu chữ. + Màu sắc phù hợp với yêu cầu của nội dung. - Các nhóm trao đổi, nhận xét, đánh giá lẫn nhau và tự phân loại trong nhóm.
- 120 - GV cùng tham gia trao đổi (nếu cần) và nhận xét, kết luận. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Hoạt động nhóm đôi) Có thể chọn một trong các hoạt động sau: 1. Vẽ tiếp bài còn lại trong “Hoạt động luyện tập” (nếu ở lớp vẽ chưa hoàn chỉnh). 2. Nhóm (hoặc lớp) tổ chức ra báo tường. 3. Trang trí một bìa lịch treo trong nhà. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Hoạt động cá nhân) - HS có thể chọn một trong các hình thức sau: 1. Dựa trên mẫu chữ cơ bản để sáng tạo thêm các mẫu chữ trang trí theo ý thích. 2 . Làm bưu thiếp chúc mừng cha mẹ, thầy cô giáo, những người thân nhân ngày kỉ niệm (ngày 8/3, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày sinh nhật,...). 3 . Cùng nhau (có thể nhờ người thân, thầy cô giáo) trao đổi để hiểu sâu hơn về mục đích, ý nghĩa và cái đẹp của “Báo tường” (còn gọi là “Bích báo”) và “Lịch treo tường”: Tại sao lịch treo tường lại thay đổi hằng năm? Các hình ảnh trên bìa lịch nói lên điều gì? V. KẾT LUẬN Chương trình và tổ chức dạy học sách giáo khoa hiện hành không còn phù hợp với xu hướng phát triển của nền giáo dục hiện đại ngày nay. Việc tìm tòi, khám phá để tìm ra một phương pháp dạy học hay tổ chức dạy học mới phù hợp và hiệu quả hơn là tất yếu. Vì vậy Tổ chức dạy – học bài: Ứng dụng chữ trang trí áp dụng vào Trang trí đầu báo tường - Trang trí bìa lịch treo tường theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là hiệu quả nhất. Thời gian áp dụng vào bài : Ứng dụng của chữ trang trí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 7 – trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành đã được 03 năm học. Bản thân tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Giúp học sinh chuyển đổi từ thụ động, ghi nhớ, tích hợp sang phương pháp tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đây là sự chuyển biến và minh chứng phù hợp với xu thế phát triển chung của nền Giáo dục nước Nhà. Thông qua bài viết và một số giải pháp cụ thể, bản thân tôi đã giới thiệu quy trình, thiết kế các hoạt động dạy – học mới nhằm áp dụng vào bài ứng dụng của chữ trang trí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành thuộc trường CĐSP Hòa Bình.
- 121 Mặc dù thời gian ba năm tìm tòi nghiên cứu nhưng chắc bài viết không tránh khỏi những mặt còn thiếu sót, hạn chế. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, đóng góp, bổ sung ý kiến tích cực để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy – học môn mĩ thuật cho học sinh THCS hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên mĩ thuật THCS Nhà xuất bản giáo dục năm 2007. 2. Tài liệu hướng dẫn giáo viên các hoạt động giáo dục lớp 7 tập 1, tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. `
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm đảm bảo cho trẻ khiếm thính học hòa nhập thành công trong trường tiểu học
8 p | 266 | 26
-
Bài giảng Ứng dụng CNTT vào dạy học - ThS. Nguyễn Thế Vinh
42 p | 182 | 24
-
Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên qua việc xây dựng các dự án học tập và tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học dự án trong học phần “Vệ sinh phòng bệnh trẻ em” - Phan Thanh Hà
10 p | 131 | 12
-
Phát triển năng lực dạy học theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
9 p | 119 | 9
-
Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học “Lập trình hướng đối tượng” cho sinh viên cao đẳng nghề Tin học ứng dụng tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
5 p | 60 | 6
-
Thực trạng ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học Tin học đại cương cho sinh viên Cao đẳng sư phạm
5 p | 61 | 5
-
Tổ chức cho học sinh tương tác trong quá trình đọc văn bản
10 p | 43 | 5
-
Thiết kế kịch bản dạy học theo dự án trong dạy học học phần văn học trung đại Việt Nam cho sinh viên chuyên ngành Ngữ văn trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
6 p | 76 | 5
-
Tổ chức dạy học văn học thiếu nhi Việt Nam cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
7 p | 115 | 4
-
Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề mắt gắn với ứng dụng vào thực tiễn
9 p | 23 | 3
-
Tổ chức dạy học dự án “một số ứng dụng của phương trình vi phân” trong dạy học môn toán cao cấp cho sinh viên khối ngành kĩ thuật
6 p | 33 | 3
-
Áp dụng hình thức dạy học theo dự án cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn tại các trường cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa mới
7 p | 52 | 3
-
Xây dựng module hướng dẫn sinh viên sư phạm tổ chức dạy học trực tuyến đáp ứng yêu cầu giáo dục 4.0
3 p | 5 | 3
-
Dạy học về đề tài biến đổi khí hậu trong môn Vật lí ở trường phổ thông
9 p | 57 | 2
-
Kinh nghiệm tổ chức dạy học tự chọn ở trường trung học phổ thông của Úc và một số đề xuất cho Việt Nam
6 p | 20 | 2
-
Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới
8 p | 73 | 2
-
Thiết kế và tổ chức dạy học Toán theo hướng tăng cường gắn kết với thực tiễn
6 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn