intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức hướng dẫn thực tập sư phạm ở trường Đại học An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác hướng dẫn thực tập sư phạm (TTSP) được thực hiện thường xuyên và đều đặn cho sinh viên (SV) năm cuối thuộc các hệ đào tạo giáo viên mầm non và phổ thông. Công tác này tiến hành vào trước và sau tết nguyên đán, kết thúc vào khoảng cuối tháng ba hàng năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức hướng dẫn thực tập sư phạm ở trường Đại học An Giang

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN THỰC TẬP SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG. Thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc. Đại học An Giang Công tác hướng dẫn thực tập sư phạm (TTSP) được thực hiện thường xuyên và đều đặn cho sinh viên (SV) năm cuối thuộc các hệ đào tạo giáo viên mầm non và phổ thông. Công tác này tiến hành vào trước và sau tết nguyên đán, kết thúc vào khoảng cuối tháng ba hàng năm. Thông qua hoạt động TTSP, tạo điều kiện cho SV chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện các kỹ năng sư phạm trong dạy học và trong giáo dục học sinh, tìm hiểu nghiên cứu đối tượng giáo dục. Giúp SV nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên, nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Góp phần giáo dục lòng yêu nghề dạy học, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho người SV trước khi bước vào nghề. Mặt khác, qua công tác này còn giúp cho trường Đại học An giang và các cấp quản lý giáo dục có cơ sở tìm hiểu, đánh giá hiệu quả đào tạo, từ đó đề ra những cách thức và những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tổ chức TTSP được trường Đại học An Giang chuẩn bị ngay từ đầu năm học, rất nhiều lực lượng tham gia vào công tác này. Thời gian thực tập được nhà trường lên kế hoạch chia làm hai giai đoạn : Bước thứ nhất : Thời gian 15 tuần ở học kỳ một, thực tập tại trường Đại học An Giang. Đây là bước rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng sư phạm. Bước này giảng viên dạy phương pháp tập trung vào những nội dung cơ bản như : Rèn luyện phát âm và kỹ năng viết bảng , tập ứng xử các tình huống sư phạm. Hướng dẫn SV quy trình tập giảng theo từng môn , giới thiệu chương trình môn học ở trường phổ thông, kỹ năng soạn giáo án , xây dựng tiết dạy mẫu, tổ chức rút kinh nghiệm. Hướng dẫn SV sử dụng phương tiện dạy học. Bước thứ hai : SV các ngành học được chia thành đoàn đi về các trường phổ thông TTSP thời gian 6 tuần ( đối với SV hệ Cao đẳng sư phạm) và 8 tuần (đối với SV hệ Đại học) . Tại mỗi điểm trường có sinh việc thực tập thành lập ban chỉ đạo TTSP. Trưởng ban là hiệu trưởng của trường phổ thông, một giảng viên của trường Đại học An Giang làm trưởng đoàn đồng thời là phó ban chỉ đạo TTSP. Ở đây SV đựợc giáo viên phổ thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung : Dự giờ giáo viên hướng dẫn, tập làm kế hoạch giảng dạy và chủ nhiệm, soạn giáo án lên lớp giảng dạy một số tiết, làm công tác chủ nhiệm, tìm hiểu thực tiễn giáo dục vv... SV được tham gia mọi hoạt động của nhà trường phổ thông như một giáo viên. Mặc dù ở năm học trước SV đã có ba tuần kiến tập ở trường phổ thông, cũng đã thâm nhập vào thực tế làm quen với môi trường 27
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm dạy học, thế nhưng khi bước vào đợt thực tập, nhiều SV vẫn thấy lúng túng , một số cảm thấy căng thẳng vì lo sợ không hoàn thành công việc được giao. Những biểu hiện này thấy rõ ở hai, ba tuần đầu của đợt TTSP. Với thực trạng trên, qua tiếp xúc với SV ở nhiều đoàn thuộc nhiều khoá khác nhau, qua kinh nghiệm hướng dẫn lâu năm chúng tôi cho rằng : Đó là những bức xúc diễn ra tất yếu của những người đi học nghề, do chưa quen việc, chưa kịp thích ứng với nhịp độ làm việc ở môi trường mới. Điều đó đặt ra cho người SV phải cô gắng nỗ lực để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của nhiệm vụ thực tập vơí trình độ sư phạm còn hạn chế của SV. Giải quyết mâu thuẫn cơ bản này sẽ thúc đẩy sự phát triển về năng lực sư phạm và phẩm chất của SV đúng mục tiêu đào tạo. Đội ngũ giáo viên hướng dẫn ở các điểm trường có SV thực tập là những giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, trong giáo dục học sinh, có kinh nghiệm hướng dẫn TTSP. Họ nhanh chóng tiếp cận yêu cầu của trường Đại học An Giang, Sở giáo dục và đào tạo, thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn , đánh gía việc TTSP của SV theo các biểu mẫu quy định. Để nâng cao hiệu quả của công tác này và để hoàn thành tốt nhất công việc được giao, mỗi thầy cô giáo hướng dẫn phổ thông phải linh hoạt, sáng tạo chọn cách thức phù hợp với từng SV mà họ chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn hoặc chủ nhiệm. Theo chỉ đạo chung, mỗi đoàn thực tập, khoảng hai tuần đầu và giữa đợt TTSP phải tổ chức họp toàn đoàn rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót từ phía SV thực tập và phía giáo viên hướng dẫn. Cuối đợt thực tập, các đoàn TTSP tổ chức tổng kết toàn đợt gửi báo cáo và hồ sơ về ban chỉ đạo của trường đại học An Giang. Nhìn chung đội ngũ giáo viên hướng dẫn ở trường phổ thông được ban chỉ đạo cơ sở và ban chỉ đạo của trường đại học An Giang đánh giá rất cao. Các thầy cô giáo nhiệt tình, nêu cao tinh thần gương mẫu, ý thức trách nhiệm, tôn trọng và tạo điều kiện tốt cho sinh viên phát huy sáng tạo trong quá trình thực tập. Công việc hướng dẫn của các thầy cô giáo đã góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo giáo viên. Công tác TTSP của Trường Đại học An giang nhiều năm qua đã thu được kết quả khá tốt, hầu hết SV có tác phong mẫu mực, thái độ nhiệt tình, thể hiện trách nhiệm cao trong công việc được giao. Nhiều SV thực sự vững vàng về chuyên môn và công tác chủ nhiệm, tinh thần học hỏi cao, tham gia hoạt động chuyên môn và phong trào ở trường phổ thông rất tốt. Đa số SV nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy, quy chế thực tập, thực hiện tốt các nội dung thực tập, tuân thủ theo sự hướng dẫn của ban chỉ đạo, của giáo viên hướng dẫn của trưởng đoàn.. Đại đa số SV đạt điểm thực tập từ loại khá trở lên, nhiều SV đạt loại Giỏi và xuất sắc, rất ít SV đạt trung bình, không có SV thực tập yếu. Kết quả thực tế này đã khẳng định được quá trình đào tạo của nhà trường đại học đã đáp ứng khá tốt yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông. Tuy nhiên trong báo cáo tổng kết TTSP còn nêu lên một số hạn chế của công tác hướng dẫn TTSP. Đó là những cơ sở thực tiễn sinh động để trường Đại học An Giang và các cấp lãnh đạo giáo dục nghiên cứu đổi mới hơn nữa công tác chỉ đạo TTSP ở những năm sau. Tổ chức hướng dẫn TTSP mang tính khoa học và tính nghệ thuật rất cao, đòi hỏi mỗi người tham gia công tác này phải nắm vững mục tiêu, nội dung và linh hoạt, 28
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm sáng tạo vận dụng phương pháp phù hợp từng trường hợp, góp phần phát triển năng lực sư phạm, phầm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp cho từng SV đạt mục tiêu đào tạo. Công tác hướng dẫn TTSP nói riêng và quá trình đào tạo giáo viên mầm non, đào tạo giáo viên phổ thông nói chung rất cần sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là sự hợp tác của các cơ sở giáo dục mầm non và các trường phổ thông. 29
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0