intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm tại các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm tại các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam" nghiên cứu lý luận, thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo từng trung tâm trách nhiệm tại các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) nhằm kích thích hiệu quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận trong VICEM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm tại các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

  1. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH THÔNG TIN, ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ THEO CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM TS. Nguyễn Thanh Huyền1 ThS. Đỗ Văn Lương2 ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa3 ThS. Bùi Thị Vân4 ThS. Nguyễn Thị Hương5 ThS. Đào Thị Hằng6 Tóm tắt Khuyến khích các nhà quản lý bộ phận nâng cao năng lực, trách nhiệm trong quản trị, điều hành bộ phận họ phụ trách là yếu tố quan trọng góp phần giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Kế toán trách nhiệm (KTTN) là công cụ hữu ích trong quản trị doanh nghiệp. Một trong những nội dung của tổ chức KTTN là tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo từng trung tâm trách nhiệm. Bài viết nghiên cứu lý luận, thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo từng trung tâm trách nhiệm tại các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) nhằm kích thích hiệu quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận trong VICEM. Nghiên cứu được thực hiện bằng việc khảo sát và phỏng vấn sâu nhà quản trị các bộ phận và kế toán tại các đơn vị thành viên VICEM. Từ khóa: Đánh giá trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm. 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam và trên thế giới, tổ chức KTTN và tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý được nghiên cứu khá nhiều và được thể hiện trong những nghiên cứu về kế toán quản trị. Nhóm nghiên cứu đề cập đến một số nghiên cứu tiêu biểu về tổ chức đánh giá trách nhiệm quản lý theo các TTTN. 1 Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Email: huyenkhoakt@gmail.com, Số điện thoại: 0982533688 2 Phòng Tổ chức – Cán bộ, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 3 Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 4 Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 5 Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 6 Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 190
  2. Tác giả Phạm Văn Dược (2010) nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng, hoàn thiện báo cáo đánh giá trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại, lĩnh vực sản xuất chưa được đề cập đến trong luận án. Tác giả Trần Văn Tùng (2010) đã chỉ ra điều kiện nhằm xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm với các công ty niêm yết. Với luận án tiến sỹ, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013) đã xác định các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá các trung tâm trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất sữa. Nguyễn Hữu Phú (2014) đề cập các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm và tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Lương Thị Thanh Việt (2018 đã xác định các chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên góc độ tổ chức đánh giá trung tâm trách nhiệm chưa được đề cập. Cao Thị Huyền Trang (2020) nghiên cứu nội dung tổ chức xây dựng dự toán, tổ chức thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm, tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện. Luận án đã lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức KTTN. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu bia, nước giải khát. 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, kế toán quản trị được nghiên cứu khá sớm, từ những năm 50 của thế kỷ 19. Vì vậy, tổ chức KTTN cũng được nghiên cứu trong các đề tài về KTQT từ những thời gian đó. Nhóm nghiên cứu giới thiệu tổng quan nghiên cứu một số đề tài chủ yếu đề cập tổ chức đánh giá trách nhiệm quản lý theo các TTTN. Tác giả Mojgan (2012) đã chỉ ra báo cáo KTTN thể hiện trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập giải pháp phân tích, đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận. Khoảng trống nghiên cứu: Từ các nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu xác định khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ đề cập như sau: Các Công ty thành viên thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã hình thành KTTN tuy nhiên chưa mang tính hệ thống, khoa học và toàn diện. Trong khi đó, cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể, toàn diện về tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các TTTN tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trách nhiệm trong các DN, tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các TTTN, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp, nhằm hoàn thiện tổ chức tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các TTTN tại các Công ty thành viên của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam . 191
  3. 2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng sơ bộ để thực hiện nghiên cứu. Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp các nhà quản lý và kế toán ở 10 Công ty thành viên của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, thời gian thực hiện tháng 11/2021. Đồng thời, nhóm tác giả tiến hành gửi bảng khảo sát vào tháng 11/2021 tới các nhà quản lý và nhân viên kế toán 10 Công ty thành viên của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu gửi 1 bảng hỏi tới kế toán trưởng và 1 kế toán viên qua bưu điện và email. Kết quả: Số phiếu phát ra: 20, số phiếu thu về: 18, tỷ lệ phản hồi: 90%. Các phương pháp khác được sử dụng như: phương pháp quan sát, phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích dữ liệu. 3. Kết quả nghiên cứu 3. 1. Bản chất của tổ chức kế toán trách nhiệm Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2011), “Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức”. Kết hợp với quan điểm tổ chức công tác kế toán, tổ chức KTQT, nhóm nghiên cứu cho rằng: “Tổ chức kế toán trách nhiệm là một bộ phận của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, gồm tổ chức bộ máy nhân sự, tổ chức xây dựng dự toán, tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích, đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm, tổ chức khen thưởng theo trách nhiệm quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của bộ phận, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức”. 3.2. Tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm Nội dung của tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm gồm: Tổ chức bộ máy phân tích, phương pháp phân tích, nội dung phân tích, phương tiện phân tích. * Tổ chức thiết lập bộ máy phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý Có thể tổ chức theo 3 mô hình bộ máy phân tích thông tin KTQT nói chung và KTTN nói riêng. Mô hình bộ máy tập trung: bộ phận phân tích riêng. Mô hình bộ máy phân tán: các bộ phận đều thực hiện phân tích thông tin KTTN. Mô hình bộ máy kết hợp: Với cấp quản lý thuộc thủ trưởng, có bộ phận phân tích riêng, các cấp quản lý còn lại đều có bộ phận phân tích thông tin KTTN. (Nguyễn Thanh Huyền, 2020) * Phương pháp phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý Để phân tích thông tin kế toán, thường sử dụng một số phương pháp sau : 192
  4. + Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng nhằm so sánh số liệu thực tế với kế hoạch, dự toán hoặc đánh giá sự biến động giữa các kỳ của chỉ tiêu phân tích. (Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2011) + Phương pháp loại trừ: phương pháp loại trừ dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới mức biến động chung của chỉ tiêu phân tích, gồm phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. * Nội dung phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý Với các trung tâm trách nhiệm, có thể sử dụng một số tiêu chí đánh giá như sau ((Mojgan, S., 2012; Kaplan et al., 2015; Lương Thị Thanh Việt, 2018, Cao Thị Huyền Trang, 2020): (i) Tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm chi phí Khi đánh giá trách nhiệm quản lý của trung tâm chi phí, phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh giữa các chi phí có thể kiểm soát thực tế với chi phí dự toán linh hoạt. - Trung tâm chi phí định mức Trung tâm chi phí định mức có kết quả đạt được và cần xác định là sản lượng và chi phí phát sinh. Vì vậy, để đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm chi phí, cần so sánh sản lượng sản xuất thực tế với kế hoạch, so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức. Nguyên nhân gây ra biến động có thể do nhân tố chủ quan hoặc nhân tố khách quan. Trong tình huống đó, nhà quản trị xác định được nguyên nhân dẫn đến biến động thì sẽ tìm ra giải pháp hợp lý để giảm ảnh hưởng của biến động tiêu cực, tăng ảnh hưởng của biến động tích cực nhằm tiết kiệm chi phí. Đối với biến phí: cần xác định xác định biến động về giá và biến động về lượng như sau: Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức) (1) Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức) (2) Đối với định phí: KTTN xác định các nhân tố gây nên biến động của định phí sản xuất chung so với dự toán theo các công thức sau: Biến động kế = Mức thực tế - Mức dự toán (3) hoạch Biến động hiệu Giá phân (Mức hoạt động định mức - Mức hoạt = x (4) suất bổ động theo thực tế) - Trung tâm chi phí dự toán Trung tâm chi phí dự toán không tạo ra các sản phẩm cụ thể, các trung tâm chi phí dự toán thực hiện các chức năng quản lý như lập dự toán, xây dựng phương án kinh doanh, hạch toán kế toán,… Chỉ tiêu tài chính để đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm chi phí dự toán được sử dụng là so sánh biến động biến phí và định phí. 193
  5. Chênh lệch chi phí thực tế và kế Chi phí kế hoạch điều Chi phí hoạch điều chỉnh theo khối = - chỉnh theo khối lượng thực (5) thực tế lượng thực tế tế Trong đó: Chi phí kế hoạch điều chỉnh Chi phí kế hoạch Khối lượng thực = x (6) theo khối lượng thực tế Khối lượng kế hoạch tế Như vậy, có thể thấy rằng khi chi phí giảm, trung tâm chi phí được cho là có hiệu quả quản lý tốt và ngược lại, nếu tăng chi phí là dấu hiệu bất lợi. (ii) Tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm doanh thu Kaplan và cộng sự (2015) cho rằng có thể sử dụng phương pháp so sánh doanh thu có thể kiểm soát giữa thực tế so với dự toán để đánh giá trách nhiệm quản lý của các trung tâm doanh thuXét 2 trường hợp: Trường hợp 1: Giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ do trung tâm doanh thu toàn quyền quyết định, khi đó KTTN sử dụng chỉ tiêu doanh thu để đánh giá trách nhiệm quản lý. Trường hợp 2: Giá bán sản phẩm tiêu thụ không do trung tâm doanh thu toàn quyền quyết định, khi đó KTTN sử dụng chỉ tiêu số lượng và kết cấu mặt hàng tiêu thụ để đánh giá trách nhiệm quản lý. Chênh lệch doanh thu Doanh thu có thể Doanh thu có thể = - có thể kiểm soát kiểm soát thực tế kiểm soát dự toán Chênh lệch tỷ lệ lợi Lợi nhuận gộp thực tế Lợi nhuận gộp dự toán nhuận gộp trên doanh = - thu Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán Khi mức chênh lệch doanh thu, chênh lệch tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu dương, trung tâm doanh thu được đánh giá đạt hiệu quả. Ngược lại, nếu chênh lệch âm thì bất lợi. (iii) Tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm lợi nhuận Việc phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý ở trung tâm lợi nhuận, KTTN cần sử dụng phương pháp so sánh để xác định biến động của chỉ tiêu lợi nhuận thực tế so với kế hoạch. Lợi nhuận hoạt Lợi nhuận hoạt Chênh lệch = động có thể kiểm - động có thể kiểm (7) lợi nhuận soát thực tế soát dự toán Chênh lệch Lợi nhuận hoạt động có thể Lợi nhuận hoạt động có thể tỷ lệ lợi kiểm soát thực tế kiểm soát dự toán = - (8) nhuận trên Vốn hoạt động ước tính Vốn hoạt động dự toán vốn 194
  6. Nếu mức chênh lệch về lợi nhuận dương, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn dương, trung tâm lợi nhuận được đánh giá tốt. Và ngược lại, nếu chênh lệch các chỉ tiêu đó âm, trung tâm lợi nhuận không hiệu quả. (iii) Tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm đầu tư Để đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm đầu tư, có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI). Bên cạnh đó, có thể sử dụng chỉ tiêu thu nhập thặng dư (RI) và giá trị kinh tế gia tăng (EVA). Phương pháp được sử dụng như phương pháp loại trừ, phương pháp dupont, phương pháp so sánh. Chênh lệch tỷ lệ hoàn Tỷ lệ hoàn vốn Tỷ lệ hoàn vốn đầu = - (9) vốn đầu tư (ROI) đầu tư thực tế tư dự toán Chênh lệch Lợi Lợi nhuận còn lại thực Lợi nhuận còn lại = - (10) nhuận còn lại (RI) tế dự toán Chênh lệch Giá trị Giá trị kinh tế tăng Giá trị kinh tế tăng kinh tế tăng thêm = - (11) thêm thực tế thêm dự toán (EVA) Nếu mức chênh lệch về ROI, RI, EVA dương, trung tâm đầu tư được cho là tốt. Và ngược lại, nếu chênh lệch âm là trung tâm đầu tư không hiệu quả. * Phương tiện phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý Ở những doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện công tác kế toán, việc phân tích thông tin KTTN thường không thực hiện trên phần mềm kế toán. Khi đó, doanh nghiệp tiến hành phân tích trên Exel từ việc chiết xuất số liệu từ phần mềm kế toán và từ các nguồn thông tin định mức, dự toán. Trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP, dữ liệu chỉ cần được update vào hệ thống và bộ phận được giao nhiệm vụ xuất báo cáo phân tích thực hiện thao tác cần thiết, hệ thống sẽ lên các báo cáo phân tích đã cài đặt trên phần mềm. Trong doanh nghiệp, báo cáo phân tích dạng chiết suất ngay trên hệ thống thường được gửi cho các nhà quản trị cấp trung và cấp thấp. Ngược lại, báo cáo phân tích có tính chất tổng hợp thường được gửi cho các nhà quản trị cấp cao. Khi đó, bộ phận thực hiện nhiệm vụ phân tích phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn để lập báo cáo phân tích gửi các nhà quản trị cấp cao. (Nguyễn Thanh Huyền, 2020) 3.3. Thực trạng tổ chức phân tích đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm Qua việc gửi phiếu khảo sát tới 185 nhà quản trị và phụ trách kế toán các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, nhóm tác giả thu về 172 phiếu, tỷ lệ phản hồi 93%. Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: Rất thấp, thấp, 195
  7. trung bình, cao, rất cao. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm thể hiện qua bảng 1: Bảng 1. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm TT Câu hỏi 1 2 3 4 5 Mean Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận 1 0 0 2 6 2 4 được thực hiện định kỳ Việc đánh giá hiệu quả quản lý của các nhà quản 2 0 6 4 0 0 2,4 lý bộ phận được thực hiện định kỳ Việc đánh giá hiệu quả quản lý của nhà quản lý bộ 3 phận bằng phương pháp so sánh số liệu thực hiện 0 0 6 4 0 3,4 với dự toán, định mức Doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá kết quả quản 4 0 6 4 0 0 2,4 lý của nhà quản lý bộ phận định kỳ Bộ phận phân tích, cung cấp thông tin: - Phòng kế toán 2 8 3,20 5 - Ban giám đốc 6 4 2,93 - Ban GĐ kết hợp phòng kế toán 6 4 2,93 Ông bà cho biết doanh nghiệp phân tích thông tin KTTN bằng 6 Exel 0 0 0 0 10 5 Phần mềm kế toán 0 10 0 0 0 2 Hệ thống ERP 10 0 0 0 0 1 Ông bà cho biết doanh nghiệp lập các báo cáo KTTN thông qua 7 Exel 0 0 0 0 10 5 Phần mềm kế toán 0 10 0 0 0 2 Hệ thống ERP 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát và tổng hợp) * Bộ phận phân tích thông tin theo các trung tâm trách nhiệm Qua bảng khảo sát, có thể thấy bộ phận kế toán chủ yếu tham gia phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý, có mean bằng 3,2. Ban giám đốc thực hiện phân tích có mean bằng 2,93. Các doanh nghiệp khác, kế toán và Ban giám đốc kết hợp phân tích thông tin có mean bằng 2,93. * Nội dung, phương pháp phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm 196
  8. Kết quả trên cho thấy, các công ty thành viên của Vicem đã đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận theo định kỳ khá rõ, mean bằng 4. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả quản lý của các bộ phận không được chú trọng, mean bằng 2,4. Việc đánh giá hiệu quả quản lý của các bộ phận chủ yếu tiến hành bằng cách so sánh số liệu thực tế với dự toán, mean bằng 3,4. - Đối với trung tâm chi phí Việc phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm chi phí tại các công ty thành viên CICEM chủ yếu thực hiện bằng báo cáo so sánh chi phí thực tế với định mức, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch, hàng tháng, tiến hành lập bảng so sánh chênh lệch chi phí thực tế và định mức ở các xưởng, các công đoạn sản xuất xi măng, tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp cải thiện tình hình. Bảng 2. Bảng so sánh chi phí thực tế với dự toán tại Xưởng khai thác Định Chênh Khoản mục chi phí mức Thực tế lệch Tỷ lệ % Nguyên nhân Chi phí NLVLTT 972 983 11 1,1337% Địa hình hiểm trở, tốn thêm mìn Địa hình hiểm trở, tốn thêm giờ Chi phí NCTT 1670 1.675 5 0,2790% công lao động Chi phí SXC 7400 7.447 47 0,6326% Chi phí điện tăng Tổng 10.042 10.104 62 0,6223% (Nguồn: Cty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch) - Đối với trung tâm doanh thu Việc đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu cũng được các công ty thành viên của Vicem thực hiện hàng tháng. Các Xí nghiệp tiêu thụ thuộc các công ty thành viên Vicem gửi Báo cáo so sánh về doanh thu thực hiện so với kế hoạch trong tháng về Ban Giám đốc, Phòng Tài chính – kế toán. Trong đó, giải trình nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. - Đối với trung tâm lợi nhuận Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận được các công ty thành viên của Vicem sử dụng, theo kết quả phỏng vấn là Sản lượng sản xuất và tiêu thụ, Doanh thu, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế. Ban Giám đốc thực hiện lập Báo cáo tình hình quản trị định kỳ 6 tháng, trong đó nêu rõ các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch, giải trình nguyên nhân và biện pháp giải quyết. - Đối với trung tâm đầu tư Chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư được các công ty thành viên của Vicem sử dụng là ROA. Hàng năm, Hội đồng quản trị lập Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị công ty, công khai thông tin trên webside và báo cáo về Tổng công ty. 197
  9. Trong đó, nêu rõ việc thực hiện chỉ tiêu của trung tâm đầu tư như ROA đạt được so với kế hoạch như thế nào, giải trình nguyên nhân và biện pháp giải quyết. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người quản lý công ty được ban hành thống nhất trong Tổng công ty. Một số tiêu chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp như: Công ty hoàn thành trên 90% nhiệm vụ; Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương; phẩm chất chính trị tốt; Lãnh đạo các đơn vị thành viên hoặc lĩnh vực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Tham gia ít nhất 1 hoạt động xã hội do chủ sở hữu Tổng công ty, công ty tổ chức. (Nguồn: Văn phòng Vicem) 3.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm + Về tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý của trung tâm chi phí, nhóm tác giả đề xuất các công ty thành viên của Vicem cần lập các bảng phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch của từng trung tâm trách nhiệm. Trong bảng phân tích, thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Có thể lập bảng đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí tại Xưởng khai thác của Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch như sau: Bảng 3. Bảng đánh giá tình hình thực hiện trung tâm chi phí Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRUNG TÂM CHI PHÍ XƯỞNG KHAI THÁC: ĐÁ SÉT KHOẢN MỤC: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Loại NVL: Mìn $102 Tháng 8/2021 Khoản Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch mục CP ĐM Tổng ĐM giá SL ĐM lượng ĐM giá SL Do lượng Do ĐG lượng hợp Chi phí 2.526.5 NLVL 0,000313 3.101.092 228.712,6 0,000317 3.101.094 228.713 2.526.401 145,004 46 TT (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Qua bảng trên, có thể thấy, chi phí NLVTT tại xưởng khai thác thực tế tăng so với kế hoạch 2.526.546 đ là do: định mức lượng tiêu hao NVL mìn $102 thực tế tăng so với kế hoạch, làm cho chi phí NLVLTT tăng 2.526.401đ. Đồng thời định mức giá mìn tăng nhẹ cho CPNLVLTT tăng 145,004đ. Từ đó, chúng ta kết luận, chi phí NLVLTT tại xưởng khai thác với sản phẩm đá sét tăng chủ yếu do tiêu hao về lượng nguyên vật liệu 198
  10. tăng. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí NLVLTT tại Xưởng khai thác chưa sát sao, dẫn đến lãng phí chi phí. Tương tự, chi phí NCTT và chi phí SXC tại Xưởng khai thác đều phân tích tương tự. Khâu quản lý chi phí tại Xưởng khai thác đã bộc lộ hạn chế rõ rệt, làm tăng chi phí đơn vị sản phẩm, tăng giá thành, giảm lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Về sản lượng khai thác, Xưởng khai thác đã vượt chỉ tiêu sản lượng tháng 8/2021. Nhưng về chi phí đơn vị, Xưởng khai thác lại không đạt kế hoạch đặt ra. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất Xưởng khai thác cần giao chỉ tiêu chi phí cho từng bộ phận sử dụng tại xưởng, nếu vi phạm chỉ tiêu chi phí, cần xử lý cán bộ công nhân viên quản lý và người trực tiếp sử dụng các yếu tố chi phí. + Về tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm doanh thu, có thể sử dụng phương pháp phân tích chỉ tiêu: Tổng doanh thu thực tế, doanh thu từng sản phẩm. Ngoài các chỉ tiêu tài chính trên, trung tâm doanh thu có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu phi tài chính như: Thời gian trung bình thực hiện đơn hàng; mức độ hài lòng của khách hàng; số lượng khiếu nại của khách hàng; tỷ lệ trả lại hàng do chất lượng; thị phần của sản phẩm; tính hiệu quả của chính sách bán hàng,… Tại công ty TNHH MTV Vicem Hoàng Thạch, có thể lập bảng đánh giá tình hình thực hiện của trung tâm doanh thu như sau: Bảng 4: Bảng phân tích tình hình thực hiện trung tâm doanh thu Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRUNG TÂM DOANH THU XÍ NGHIỆP TIÊU THỤ Tháng 8/2021 Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Nguyên nhân Sản phẩm Do Tỷ lệ SL DT SL DT Do SL Giá % Do covid, giãn Clinker 80.000 68.000.000.000 75000 63.750.000 -4.250.000.000 -6,25% cách xã hội Xi măng Do covid, giãn 9.040 9.130.400.000 9.000 9.090.000.000 -40.400.000 -0,44% rời PCB30 cách xã hội Xi măng 8040 8.080.200.000 8.060 8.100.300.000 20.100.000 0,25% Nhu cầu tăng rời PCB40 Xi măng Do covid, giãn 18000 22.500.000.000 17.960 22.450.000.000 -50.000.000 -0,22% bao PCB30 cách xã hội 199
  11. Xi măng 18000 21.060.000.000 18.020 21.083.400.000 23.400.000 0,11% Nhu cầu tăng bao PCB40 …. …. …. …. …. …. …. …. Tổng Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Mức % Thời gian trung bình - 1,4 1,2 -0,2 thực hiện 14,29% đơn hàng Mức độ hài lòng của 89,15% 90,10% 0,0095 1,07% khách hàng Số lượng khiếu nại 0,00% 0 0 của khách hàng Tỷ lệ trả lại hàng do 0,00% 0 0 chất lượng; Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Qua số liệu phân tích trên, có thể thấy doanh thu tiêu thụ clinker tại Hoàng Thạch tháng 8/2021 thực hiện so với kế hoạch giảm 4.250.000.000đ do sản lượng tiêu thụ giảm 5.000 tấn, giá bán không đổi so với kế hoạch. Doanh thu tiêu thụ Xi măng rời PCB30 tại Hoàng Thạch tháng 8/2021 thực hiện so với kế hoạch giảm 40.400.000 đ do sản lượng tiêu thụ giảm 40 tấn, giá bán không đổi so với kế hoạch. Doanh thu tiêu thụ Xi măng rời PCB40 tại Hoàng Thạch tháng 8/2021 thực hiện so với kế hoạch tăng 20.100.000 đ do sản lượng tiêu thụ tăng 20 tấn, giá bán không đổi so với kế hoạch. Thời gian trung bình từ lúc KH đặt hàng đến lúc giao hàng giảm 0,2 ngày so với kế hoạch, tỷ lệ giảm 14,29%. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp tiêu thụ đã cải tiến các thủ tục xét duyệt, chuyển hàng cho khách hàng. Đồng thời, mức độ hài lòng của hệ thống nhà phân phối, khách hàng thực tế tăng 1,07% so với kế hoạch. + Về tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm lợi nhuận, có thể sử dụng phương pháp phân tích chỉ tiêu: Doanh thu, biến phí, lãi trên biến phí, định phí, 200
  12. lợi nhuận. Qua đó, đánh giá nhà quản lý trung tâm lợi nhuận có hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận hay không. Tại công ty TNHH MTV Vicem Hoàng Thạch, có thể lập bảng đánh giá tình hình thực hiện của trung tâm lợi nhuận như sau: Bảng 5. Bảng phân tích tình hình thực hiện trung tâm lợi nhuận Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRUNG TÂM LỢI NHUẬN Tháng 8/2021 Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Số tiền % Doanh 410.521.666.667 408.410.780.120 -2.110.886.547 -0,51% thu Chi phí 295.575.600.000 294.055.761.686 -1.519.838.314 -0,51% biến đổi Lãi trên 114.946.066.667 114.355.018.434 -591.048.233 -0,51% biến phí Chi phí 91.546.331.667 91.075.603.967 -470.727.700 -0,51% cố định Lợi 23.399.735.000 23.279.414.467 -120.320.533 -0,51% nhuận (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Qua số liệu tính toán, có thể thấy tổng doanh thu của Công ty thực tế tháng 8/2021 giảm so với kế hoạch 2.110.886.547đ. Chi phí biến đổi giảm 1.519.838.314đ. Chi phí cố định giảm 470.727.700đ. Công ty đã tiết kiệm chi phí, cắt giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, do danh thu giảm nên lợi nhuận của công ty giảm so với kế hoạch 120.320.533đ tương ứng 0,51%. Mức giảm doanh thu và lợi nhuận không nhiều. + Về tổ chức phân tích, đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm đầu tư, có thể sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu: Lợi nhuận, ROI, RI. Qua đó, đánh giá nhà quản lý trung tâm đầu tư có hoàn thành kế hoạch hay không. Tại công ty TNHH MTV Vicem Hoàng Thạch, có thể lập bảng đánh giá tình hình thực hiện của trung tâm đầu tư như sau: Bảng 6. Bảng phân tích tình hình thực hiện trung tâm đầu tư Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRUNG TÂM ĐẦU TƯ 201
  13. Tháng 8/2021 Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Mức % Lợi nhuận 23.399.735.000 23.279.414.467 -120.320.533 -0,51% Vốn đầu tư bình 67.226.926.998 67.249.622.636 22.695.638 0,03% quân tháng Tỷ lệ lãi suất hiện 8,5% 8,5% 0 0,00% hành ROI 34,81% 34,62% -0,002 -0,55% RI 17.685.446.205 17.563.196.543 -122.249.662 -0,69% (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) - Về báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý theo các trung tâm trách nhiệm Các công ty thành viên của Vicem cần tổ chức lập các báo cáo KTTN theo từng nhà quản lý bộ phận: Cấp phân xưởng, cấp phòng ban, cấp xí nghiệp, cấp công ty. Có thể lập các báo cáo KTTN cho từng cấp tại các công ty xi măng như sau: Bảng 7. Danh mục các báo cáo KTTN cho từng bộ phận TT Cấp quản lý Trung tâm trách Người lập Báo cáo KTTN nhiệm 1 Cấp công ty Trung tâm lợi nhuận Giám đốc Báo cáo KQKD theo từng mặt hàng Trung tâm đầu tư Giám đốc Báo cáo đánh giá thành quả đầu tư 2 Cấp Nhà máy Trung tâm lợi nhuận Giám đốc XN Báo cáo KQKD theo từng mặt hàng Trung tâm doanh thu Phó GĐ kinh Báo cáo kết quả bán Trung tâm chi phí doanh hàng Phó GĐSX Báo cáo kiểm soát chi phí 3 Cấp Xí nghiệp tiêu Trung tâm doanh thu GĐ nhà máy Báo cáo kết quả bán thụ hàng 4 Cấp phòng ban Trung tâm chi phí Trưởng phòng Báo cáo kiểm soát ban chi phí 5 Cấp phân xưởng Trung tâm chi phí Quản đốc Báo cáo kiểm soát 202
  14. chi phí (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) - Trung tâm chi phí: Đối với Quản đốc phân xưởng, cần lập báo cáo kiểm soát chi phí tại phân xưởng mình, so sánh thực tế và dự toán. Có thể lập Báo cáo kiểm soát chi phí với Quản đốc phân xưởng khai thác như sau: Bảng 8. Báo cáo kiểm soát chi phí Báo cáo kiểm soát chi phí Phân xưởng: Khai thác Tháng....năm... Dự toán Thực Chênh Ghi STT Khoản mục CP (Định mức) hiện lệch chú 1 Chi phí NVLTT (Chi tiết cho từng loại sản phẩm: Đá sét) Mìn $102 .... 2 Chi phí NCTT - Tiền lương - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN - Ăn ca - Làm thêm 3 Chi phí SXC + Chi phí biến đổi - Tiền điện SX .... + Chi phí cố định - Khấu hao - Tiền điện .... Ngày...tháng...năm... Người lập (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) - Trung tâm doanh thu: Có thể lập báo cáo kết quả bán hàng phản ánh kết quả từng loại sản phẩm, nhằm tăng cường hiệu quả quản trị doanh thu từng loại sản phẩm: Bảng 9. Báo cáo kết quả bán hàng Báo cáo kết quả bán hàng Tháng...năm... 203
  15. Các CPBH CPQLDN Sản Doanh thu khoản DT GV Kết quả bán Biến Định Biến Định phẩm giảm thuần HB hàng phí phí phí phí SL ĐG TT DT Xi măng PCB 30 Xi măng PCB 40 …. Tổng Ngày...tháng...năm... Người lập (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) - Trung tâm lợi nhuận, đó là cấp công ty hoặc chi nhánh hạch toán độc lập, có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng, phản ánh kết quả kinh doanh của từng bộ phận, giúp doanh nghiệp đánh giá mặt hàng, bộ phận mạnh và yếu, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Bảng 10: Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm … Chỉ tiêu Tổng số Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu Biến phí Lãi trên BP Định phí bộ phận Số dư bộ phận ĐP chung LN bán hàng Ngày...tháng...năm... Người lập (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) - Trung tâm đầu tư: có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm quản lý trung tâm đầu tư như: ROE, ROCE, ROI, RI. Bảng 11: Báo cáo đánh giá thành quả đầu tư 204
  16. Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch 1. Lợi nhuận 2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 3. Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) 4. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) 5. Lợi nhuận còn lại (RI) Ngày...tháng...năm... Người lập (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) * Hoàn thiện phương tiện phân tích, cung cấp thông tin Các doanh nghiệp thành viên VICEM cần sử dụng hệ thống hoạch định tổng thể ERP trong công tác quản trị và công tác kế toán để tích hợp dữ liệu chung toàn doanh nghiệp trên hệ thống. Khi đó, công tác phân tích thông tin đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý theo các TTTN sẽ thực hiện chủ yếu trên phần mềm hệ thống. Dữ liệu phục vụ phân tích là dữ liệu tích hợp của toàn doanh nghiệp trên hệ thống ERP. Cần tích hợp với phân hệ báo cáo đánh giá thành quả. Các nhà quản trị cấp thấp và cấp trung chỉ cần lập và sử dụng báo cáo chiết suất trên hệ thống. Trong khi đó, các nhà quản trị cấp cao thường sử dụng báo cáo tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, mang tính tổng thể. KẾT LUẬN Tổ chức KTTN có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Tổ chức một cách hợp lý, khoa học việc phân tích, đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận và hiệu quả quản lý bộ phận. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung. Với các công ty thành viên VICEM, hiệu quả quản lý từng bộ phận góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động và quản lý toàn VICEM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Huyền Trang (2020). Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 2. Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2011). Giáo trình kế toán quản trị. NXB kinh tế TP Hồ Chí Minh. 3. Gharayba, Fatena, Debi, Ma’Moon, & Nasar, A. (2011). The extent of applying the elements of responsibility accounting in the industrial shareholding companies and its effect on the company’s profitability and operational efficiency. Administrative Sciences, 38(1), 219-234. 4. Kaplan, R. S., & Atkinson, A. A. (2015). Advanced management accounting. PHI Learning. 205
  17. 5. Mojgan, S. (2012). Examining the Role of Responsibility Accounting in organizational Structure, American Academic & Scholarly Research Journal, 4(5), 1. 6. Nguyễn Hữu Phú (2014). Tổ chức KTTN trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Thanh Huyền (2020). Tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 8. Nguyễn Thị Minh Phương (2013). Xây dựng mô hình KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam. Trường đại học kinh tế quốc dân. 9. Phạm Văn Dược (2010). Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận trong doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam. NXB ĐH kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 10. Trần Văn Tùng (2010). Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 11. Lương Thị Thanh Việt (2018). Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 206
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2