Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm xây dựng các biện pháp phát triển phẩm chất nghề cho người học và vận dụng vào quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số trong chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THÁI BÌNH PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TÀO NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2020
- LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG KHANH 2. TS. NGUYỄN TRẦN NGHĨA Phản biện 1: PGS.TS. Mạc Văn Tiến Viện Khoa Học Giáo Dục Dạy nghề Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Anh Tuấn Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên Phản biện 3: PGS.TS. Lê Huy Hoàng Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi…...giờ…..., ngày…...tháng…...năm 2020 Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và thế giới với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã chỉ rõ một trong 3 khâu đột phá chiến lược là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân…”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Qua đó, ngoài việc trang bị cho người học các kiến thức khoa học và kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp thì các trường đào tạo nghề cần phải trang bị cho người học các phương pháp học tập, khả năng thích ứng với sự phát triển của xã hội,… để giúp họ trở thành người có đủ năng lực lao động, sáng tạo và hướng đến việc học tập suốt đời. Thực trạng đào tạo nghề hiện nay vẫn còn những tồn tại như: nội dung, chương trình đào tạo (CTĐT) chưa đổi mới kịp thời với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nội dung còn nặng về lý thuyết. Trong các buổi học thực hành, giáo viên thường chú trọng ưu tiên đến rèn luyện kỹ năng tay nghề mà coi nhẹ nhiệm vụ rèn luyện phẩm chất cho người học. Do vậy, năng lực và phẩm chất nghề của người học tốt nghiệp tại các trường nghề hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường lao động. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp ”.
- 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng các biện pháp phát triển phẩm chất nghề cho người học và vận dụng vào quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số trong chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp. 3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo nghề ĐTCN 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết phát triển PCN cho SV và vận dụng trong dạy học nghề ĐTCN tại các trường CĐN. Quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số trong CTĐT nghề ĐTCN. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số trong CTĐT nghề ĐTCN ở một số trường CĐN khu vực phía Nam. Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại khoa Điện tử của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức và trường Cao đẳng nghề TP.HCM. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được các biện pháp tác động trực tiếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển PCN người học và vận dụng các biện pháp này trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số sẽ đáp ứng được mục tiêu phát triển PCN và năng lực cho người học. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát triển PCN cho sinh viên - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung đào tạo và khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số tại các trường cao đẳng nghề có đào tạo nghề ĐTCN. - Đề xuất một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất nghề cho người học. Vận dụng biện pháp dạy học theo định hướng phát triển PCN cho người học trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số. - Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả biện pháp đề xuất. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, mô hình,…
- 3 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Phát triển lý luận về khái niệm PCN và lý luận về phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề như: khái niệm, cấu trúc của PCN, đánh giá PCN. - Phân tích thực trạng tình hình giáo dục PCN cho người học trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp tại các trường cao đẳng nghề. - Đề xuất các biện pháp phát triển PCN cho SV trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp. Vận dụng các biện pháp vào quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu xã hội. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cầu trúc luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển PCN cho người học. Chương 2: Phát triển PCN cho SV trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số. Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO NGƯỜI HỌC 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO NGƯỜI HỌC Nội dung của phần này trình bày các công trình nghiên cứu, cũng như các quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về PCN.
- 4 Các kết quả nghiên cứu của các tác giả về PCN đều có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, tâm lý học…. ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Trong đó, có một số nghiên cứu đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của một số nghề trong các lĩnh vực về Y khoa; Sư phạm; Hướng dẫn viên du lịch… Tuy nhiên, cho đến nay trong lĩnh vực kỹ thuật mà đặc biệt là nghề Điện tử công nghiệp thì chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về nội dung phát triển PCN cho người học. 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Phẩm chất Thuật ngữ “phẩm chất” được hiểu và phát biểu theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều góc độ khác nhau. Từ các phân tích trên đây, khi đề cập tới phẩm chất con người, có thể hiểu: “Phẩm chất là tổng hợp của những yếu tố về thái độ, ý chí, đạo đức, tính cách, sự ứng xử,… là cái làm nên giá trị riêng của con người”. 1.2.2. Phẩm chất nghề Hiện nay, ngoài các nghiên cứu của một số tác giả về lĩnh vực: giáo dục đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN); Phẩm chất tâm lý nghề nghiệp…có nội dung liên quan đến PCN. Qua các phân tích các phát biểu liên quan đến PCN dưới góc độ của giáo dục nghề nghiệp, có thể hiểu: “PCN là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, mang tính đặc trưng của nghề”. 1.2.3. Cấu trúc của phẩm chất nghề - Trung thực: Đây chính là một trong những phẩm chất quan trọng, tạo nên định hướng giá trị nhân cách của con người trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp. - Trách nhiệm: Là một trong những phẩm chất mà bất cứ trong hoạt động lĩnh vực nghề nghiệp nào mà người lao động cũng cần phải có, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- 5 - Kỷ luật lao động: là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động được xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. - Hợp tác: là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc hay một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Yêu nghề: rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, yêu công việc. - Cầu tiến: Là tinh thần ham học hỏi, luôn phấn đấu và tự giác rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người học. - Năng động, sáng tạo: thái độ tích cực, luôn chủ động và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động…. nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc gắn với nghề nghiệp của bản thân. - Chính xác: đây là phẩm chất cần thiết mà người học cần phải được trang bị và rèn luyện nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc. Kỷ luật lao động Trung thực Hợp tác Trách nhiệm Phẩm chất nghề Hình 1.1. Mô hình cấu trúc của phẩm chất nghề
- 6 1.2.4. Một số khái niệm liên quan 1.2.4.1. Khái niệm nghề Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nghề. Qua phân tích các khái niệm, định nghĩa ….đã nêu trên thì có thể hiểu “nghề là những tập hợp của các chuyên môn có đối tượng nghề nghiệp, có yêu cầu với người lao động, có mục đích giống nhau nhưng các công việc thực hiện cụ thể thì khác nhau”. 1.2.4.2. Khái niệm đào tạo nghề Tại điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 có ghi rõ: “đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. 1.2.4.3. Khái niệm kỹ năng Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kỹ năng. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu rằng kỹ năng “được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn và được thể hiện những khả năng thực hiện các công việc có kết quả trên cơ sở tích hợp những kiến thức học được và nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể.” 1.2.4.4. Khái niệm năng lực Khi nói về năng lực thì cũng đã có rất nhiều những khái niệm được đưa ra và cũng được hiểu và phát biểu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có thể coi “Năng lực là sự tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ của con người để thực hiện thành công một nhiệm vụ trong điều kiện nhất định”. 1.3. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ 1.3.1. Mối quan hệ giữa phẩm chất nghề với năng lực nghề Mối quan hệ giữa PCN và NLN nói riêng hay giữa phẩm chất và năng lực nói chung là mối quan hệ tương hỗ chi phối lẫn nhau. Sự chi phối này có thể đưa đến sự thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau.
- 7 Trong đào tạo nghề, phát triển PCN sẽ có tác dụng tích cực trong việc phát triển NLN cho người học. Để có PCN, người học phải có NLN ở mức độ nhất định. Như vậy, phát triển NLN và PCN phải luôn luôn song hành với nhau. 1.3.2. Tiến trình dạy học phát triển phẩm chất nghề cho người học Việc chú trọng rèn luyện nhân cách, PCN cho người học trong quá trình dạy học được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ trong tâm này, trong quá trình dạy học ngoài việc hình thành cho người học các KNN cần thiết thì giáo viên cần phải chú ý đến việc phát triển PCN cho người học mà đặc biệt là trong quá trình dạy học thực hành. Từ sự phân tích kết quả nghiên cứu về quá trình dạy học và khảo sát thực tế, có thể xác định quy trình hình thành và phát triển PCN cho người học như sau: Bước 1: Xác định các tiêu chí cần thiết để đánh giá PCN của người học. Ngoài những năng lực đặc thù cho từng nghề thì trong mỗi nghề luôn có những PCN đặc trưng cho nghề đó. Do vậy, cần phải xác định được các tiêu chí PCN chung để làm cơ sở cho việc áp dụng vào từng bài học cụ thể (Bảng 1.1). Bước 2: Xác định các nội dung học tập và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm hình thành nên PCN cho người học. GV căn cứ vào mục tiêu của bài học để xác định các nội dung học tập. Trên cơ sở đó, GV sẽ xác định được các kiến thức phải trang bị, các kỹ năng cần phải rèn luyện và các tiêu chí rèn luyện để hình thành PCN phù hợp cho người học (Hình 1.2). Bước 3: Triển khai các nội dung học tập trên lớp học. * Chuẩn bị: GV phải có sự chuẩn bị thật kỹ giáo án giảng dạy, đề cương bài giảng… Quan tâm và phân tích các yếu tố có liên quan đến bài học như: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề,… Xây dựng các tiêu chí cần đạt được trong quá trình dạy và học.
- 8 * Thực hiện quá trình giảng dạy: Hướng dẫn cho người học các quy trình kỹ thuật, các thao tác, tác phong lao động,… Cung cấp các tiêu chí đánh giá về kiến thức, kỹ năng và các PCN mà người học cần phải rèn luyện. Ngoài ra, GV phải luôn quan sát các hoạt động của người học, nếu phát hiện sự không tuân thủ kỷ luật của người học về phẩm chất thì GV cần phải uốn nắn và rèn luyện cho người học. *Thực hiện quá trình kiểm tra, đánh giá: GV đánh giá quá trình thực hiện bài học dựa trên các tiêu chí và kết quả bài học mà người học đã hoàn thành. Khi đánh giá kết quả học tập của người học, GV không chỉ những căn cứ vào các thao tác của kỹ năng, sản phẩm kỹ thuật hoàn thành,… mà còn cần phải căn cứ vào ý thức, thái độ của người học trong suốt quá trình học tập và tạo nên sản phẩm đó (Hình 1.3). 1.3.3. Một số biện pháp phát triển phẩm chất nghề cho người học * Biện pháp 1: Đưa tiêu chí đánh giá phẩm chất nghề vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của người học a) Mục tiêu: Xây dựng các tiêu chí đánh giá PCN và bổ sung vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập nhằm vừa định hướng vừa giao nhiệm vụ để SV căn cứ vào đó mà thực hiện trong quá trình học tập. Các tiêu chí này có thể thông báo trước cho SV trước khi thực hiện hoạt động học tập. b) Mô tả biện pháp: đánh giá kết quả học tập cho người học là một nhiệm vụ của GV cần phải thực hiện sau mỗi bài học hoặc môn học/mô đun. Nội dung đánh giá bao gồm: các kiến thức, kỹ năng và PCN ……GV phải dựa trên nội dung của bài học hoặc các đặc điểm của môn học/mô đun để xây dựng nên những tiêu chí đánh giá về kiến thức, kỹ năng và PCN mà SV cần đạt được trong quá trình học tập đó. Từ các tiêu chí có thể xây dựng thang điểm đánh giá (Bảng 1.2). * Biện pháp 2: Xây dựng các tình huống giáo dục nhằm thúc đẩy quá trình hình thành, rèn luyện phẩm chất nghề của người học a) Mục tiêu: Tình huống giáo dục ở đây được hiểu là những tình huống mà người học dễ bộc lộ những ưu điểm và hạn chế về PCN của
- 9 mình. Xây dựng và sử dụng tình huống giáo dục trong dạy học sẽ giúp GV dễ dàng nhận biết, đánh giá được thái độ, tác phong, tính cách của người học để qua đó giúp người học hình thành và phát triển nhân cách của mình. Đồng thời cũng biết được kết quả giáo dục phẩm chất của người học đã đạt đến mức nào để kịp thời điều chỉnh nội dung giảng dạy, phương pháp dạy học hoặc có ngay những biện pháp cụ thể nhằm chấn chỉnh, nhắc nhở kịp thời đối với người học và giúp người học dần hình thành các thói quen, hành vi tốt trong nghề nghiệp. b) Mô tả biện pháp: Trong quá trình dạy học, GV xây dựng các tình huống giáo dục để hình thành và phát triển PC cho SV nhất là trong các buổi dạy học thực hành hoặc tích hợp. Các tình huống này là những quy trình, thao động tác mà SV thường hay mắc phải các vi phạm…căn cứ vào các tình huống giáo dục đã đưa ra cho SV, GV đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá và giáo dục những PCN cần thiết cho SV. * Biện pháp 3: Tổ chức, hướng dẫn cho người học tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau a) Mục tiêu: Người học tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau còn được gọi là đánh giá đồng đẳng mang lại nhiều ích lợi trong việc thực hiện mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất. Để đánh giá được bạn học, người học phải hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu học tập, biết được các tiêu chí đánh giá, biết được cái gì được, cái gì chưa được,... để đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan. Như vậy, chính bản thân người học cũng biết mình phải làm gì, như thế nào để đạt được các tiêu chí đó. Trong quá trình học tập, để có thể tự tin đánh giá bạn mình, người học cũng sẽ phải tự giác, tích cực, chủ động, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập cả về năng lực và phẩm chất. Người học có cơ hội để tự nhìn nhận lại bản thân, xem xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, tự khắc phục những hạn chế của bản thân. Nhờ vậy, mục tiêu phát triển toàn diện sẽ được thực hiện thuận lợi và có kết quả tốt hơn.
- 10 b) Mô tả biện pháp: GV xây dựng các thang điểm tiêu chí đánh giá của các thành viên trong nhóm (bảng 1.3) và phiếu đánh giá hoạt động nhóm của GV (bảng 1.4). Các thang điểm tiêu chí này phải được cung cấp trước cho SV để làm cơ sở cho các cá nhân trong nhóm tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau nhằm phát huy những phẩm chất tốt và rèn luyện những phẩm chất chưa đạt ở những buổi thực hành tiếp theo. * Biện pháp 4: Giáo dục phẩm chất nghề cho người học thông qua quá trình học tập tại các doanh nghiệp sản xuất a) Mục tiêu: Qua quá trình học tập, tham quan, thực tế tại doanh nghiệp sản xuất, ngoài việc học tập, củng cố, mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng tay nghề còn giúp SV có điều kiện để rèn luyện PCN, nhận thức đúng đắn về những PCN cần thiết của nghề như: lòng yêu nghề; tinh thần trách nhiệm; ý thức chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động; tinh thần hợp tác và đoàn kết trong tập thể khi thực hiện nhiệm vụ; tính tự giác, tích cực trong làm việc... Qua đó, SV có ý thức tự rèn luyện cho bản thân và tác phong công nghiệp nhằm phát triển nghề nghiệp ngày càng tốt hơn. b) Mô tả biện pháp: SV sẽ được đào tạo nội dung lý thuyết của mô đun tại cơ sở đào tạo nghề, nội dung thực hành SV sẽ được rèn luyện các kỹ năng thực tế tại doanh nghiệp. 1.3.4. Đánh giá phẩm chất nghề của người học trong đào tạo nghề Đánh giá người học bao gồm đánh giá các mặt: kiến thức, kỹ năng, nhân cách, quá trình rèn luyện…… Trong đào tạo nghề, đánh giá NLN và PCN của người học cần phải dựa trên cơ sở là kết quả học tập của người học và quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người học. Do đó, GV cần phải đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên các chuẩn mực, năng lực mà người học đạt được để từ đó hình thành nên PCN cho người học phù hợp với mỗi hình thức dạy học khác nhau (dạy học lý thuyết; dạy học thực hành; dạy học tích hợp) hoặc qua các buổi tham quan thực tế của người học. các tiêu chí
- 11 đánh giá cần phải được công bố trước cho người học để giúp họ biết cách thực hiện các nhiệm vụ theo đúng tiêu chí để đạt được kết quả tốt. 1.4. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NGHỀ TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐTCN TẠI CÁC TRƯỜNG CĐ NGHỀ 1.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp và phạm vi khảo sát a) Mục đích khảo sát: Khảo sát thực trạng tình hình giáo dục phát triển PCN cho SV học nghề ĐTCN b) Nội dung khảo sát: Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của việc rèn luyện PCN; Mức độ quan tấm của GV đến việc rèn luyện phát triển PCN cho SV; Quan niệm của GV về phát triển PCN …; Ý kiến của SV về việc rèn luyện các PCN; Quá trình học thực hành của SV; Sự quan tâm của SV quan tâm đến các tiêu chí của thang điểm đánh giá NLN và PCN. c) Đối tượng khảo sát: Khảo sát 60 GV và CBQL hiện đang công tác tại các trường cao đẳng có đào tạo nghề ĐTCN (Phụ lục 3); Khảo sát 250 SV hiện đang học nghề ĐTCN tại các trường cao đẳng nghề. d) Phương pháp khảo sát: Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn; Dự giờ thực tế một số buổi học thực hành; Phương pháp thống kê và tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích và xử lý các số liệu đánh giá thực trạng… e) Phạm vi khảo sát: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số trường cao đẳng ở toàn quốc có đào tạo nghề ĐTCN ở trình độ cao đẳng. 1.4.2. Kết quả khảo sát Đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, dự giờ và phỏng vấn 250 SV và 60 GV-CBQL ở một số trường cao đẳng sau: Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức TP.HCM; Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức; Cao đẳng Tiền Giang; Cao đẳng nghề Số 8; Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn; Cao đẳng nghề Việt Đức – Hà Tĩnh; Cao đẳng nghề Công nghệ cao
- 12 Hà Nội; Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội; Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp - Vĩnh Phúc; Cao đẳng nghề TP.HCM… Kết quả khảo sát cho thấy như sau: - Nhìn chung, GV và CBQL cũng nhận thức được tầm quan trọng của PCN nhưng trong quá trình đào tạo thường chỉ tập trung rèn luyện kỹ năng tay nghề mà xem nhẹ rèn luyện PCN cho SV. - Hầu hết SV còn thờ ơ với việc rèn luyện PCN của bản thân và do trong quá trình giảng dạy GV cũng chưa quan tâm rèn luyện, đánh giá nên sau khi tốt nghiệp ra trường, SV thường có kiến thức, kỹ năng tay nghề khá tốt nhưng thiếu tác phong công nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân mà doanh nghiệp chưa hài lòng với SV sau khi tốt nghiệp đến xin việc làm. - GV và CBQL cũng mong muốn rèn luyện, phát triển PCN cho người học nhưng chưa đầu tư nghiên cứu để tìm biện pháp, vẫn còn khó khăn trong việc phát triển PCN cho người học. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên cơ sở phân tích lý luận và khảo sát thực tiễn về việc dạy học phát triển PCN cho người học, có thể rút ra một số nhận định như sau: 1. Đào tạo nghề theo định hướng phát triển PCN cho người học đang là một chủ trương về đổi mới trong đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta. 2. Để có thể rèn luyện và hình thành PCN cho người học trong quá trình dạy học thực tập các mô đun chuyên môn nghề thì cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc giảng dạy thực hành; biên soạn các giáo án giảng dạy; đề cương bài giảng…. 3. Với đặc điểm của PCN thì việc lựa chọn các biện pháp để phát triển PCN cho người học áp dụng vào quá trình giảng dạy trong CTĐT của nghề ĐTCN sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ sở đào tạo nghề
- 13 phải đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và những phẩm chất tốt của cá nhân và tác phong tốt trong lao động. 4. Trên cơ sở phân tích lý luận phát triển PCN cho người học trong đào tạo nghề và khái quát kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy, đề tài cũng đã xây dựng được một số biện pháp phát triển PCN cho người học và các tiêu chí đánh giá PCN. 5. Qua khảo sát và dự giờ quan sát thực tiễn các buổi học thực tập của các mô đun chuyên môn tại một số trường cao đẳng cho thấy việc rèn luyện PCN cho người học là một điều cần thiết khi mà người học thường chỉ quan tâm đến kiến thức và kỹ năng chuyên môn; GV chưa lồng ghép nội dung giáo dục PCN cho người học và chưa biết cách sẽ triển khai để đạt kết quả. Chương 2: PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN KỸ THUẬT XUNG SỐ 2.1. MÔ ĐUN KỸ THUẬT XUNG SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 2.1.1. Mục tiêu của mô đun - Phát biểu được các khái niệm cơ bản về xung điện, các thông số cơ bản của xung điện, ý nghĩa của xung điện trong kỹ thuật điện tử. - Trình bày được cấu tạo các mạch dao động tạo xung và mạch xử lý dạng xung và nguyên lý các mạch số thông dụng như: Mạch đếm, mạch đóng ngắt, mạch chuyển đổi, mạch ghi dịch, mạch điều khiển. - Phát biểu khái niệm về kỹ thuật số, các cổng logic cơ bản. Ký hiệu, nguyên lý hoạt động, bảng sự thật của các cổng lôgic. - Lắp ráp, kiểm tra được các mạch tạo xung và xử lý dạng xung, các mạch số cơ bản trên panel và board mạch thực tế. - Có thái độ nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc. - Có khả năng tự định hướng trong giải quyết công việc. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy và sáng tạo.
- 14 2.1.2. Vị trí và nội dung của mô đun Mô đun Kỹ thuật xung số là một trong những mô đun chuyên ngành bắt buộc trong CTĐT của nghề ĐTCN. Mô đun được bố trí sau khi người học đã học xong các môn và hoặc mô đun cơ bản như Điện tử nâng cao, Điện tử tương tự, Kỹ thuật cảm biến,... Nội dung chính của mô đun gồm 2 phần là Kỹ thuật xung và Kỹ thuật số. Phần Kỹ thuật xung gồm có 3 bài với dung lượng 27 giờ; phần Kỹ thuật số gồm có 7 bài với dung lượng 93 giờ. Trong đó, thời lượng lý thuyết chỉ chiếm 25%. Thời lượng còn lại chủ yếu dành cho thực hành, thí nghiệm. 2.1.3. Đặc điểm và điều kiện thực hiện dạy học mô đun Kỹ thuật xung số Mô đun Kỹ thuật xung số có đầy đủ những đặc điểm của một môn học kỹ thuật. Đó là: Có tính cụ thể, tính trừu tượng, tính tổng hợp và tính thực tiễn. Điều kiện thực hiện dạy học mô đun là phải có đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. 2.1.4. Các tiêu chí về phẩm chất cần phát triển cho sinh viên trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số Trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số, GV cần chú trọng hình thành và rèn luyện cho SV một số tiêu chí về PCN như sau: - Phẩm chất về năng lực thích ứng, tích cực, năng động, sáng tạo. - Lòng yêu nghề, sự trung thực, trách nhiệm. - Tính cầu tiến, hợp tác, tương trợ. - Tính kỷ luật, chấp hành quy trình kỹ thuật. - Tính tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm và an toàn lao động. Để thực hiện được mục tiêu hình thành và rèn luyện PCN cho SV, GV cần lồng ghép các tiêu chí trên vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và lồng ghép vào các tiêu chí đánh giá trong đánh giá kết quả
- 15 học tập. 2.2. PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN KỸ THUẬT XUNG SỐ Phân tích mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học các loại bài trên cho thấy thuận lợi hơn cả là trong dạy học thực hành và dạy học các bài tích hợp. Ngoài ra, việc phát triển PCN cho SV trong quá trình dạy học thông quan tham quan, thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất lại càng có nhiều thuận lợi hơn. Vì vậy, phần này đề cập tới việc phát triển PCN cho SV trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số với các bài thực hành, tích hợp và tại doanh nghiệp sản xuất. 2.2.1. Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong dạy học bài thực hành Mục này trình bày 2 ví dụ, được trình bày cụ thể trong 2 tiểu mục sau: 2.2.1.1. Vận dụng biện pháp 1 trong dạy học thực hành bài “Lắp ráp mạch dao động đa hài phi ổn dùng IC NE555” 2.2.1.2. Vận dụng biện pháp 2 trong dạy học thực hành bài “Lắp ráp mạch dao động đa hài phi ổn dùng IC NE555” Trong mỗi ví dụ đều trình bày chi tiết từ khâu chuẩn bị, tiến trình thực hiện, giáo án, đề cương bài giảng, các phiếu hướng dẫn học tập, phiếu đánh giá năng lực và phẩm chất v.v... 2.2.2. Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong dạy học bài tích hợp Mô đun Kỹ thuật xung số có thời lượng dạy học tích hợp khá lớn, phù hợp để triển khai dạy học phát triển PCN cho SV. Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó hay kỹ năng hành nghề và những PCN cần đạt được nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô-đun. Mục này trình bày quy trình dạy học tích hợp theo định hướng phát triển PCN cho sinh viên và 2 ví dụ, được trình bày cụ thể
- 16 trong 2 tiểu mục sau: 2.2.2.1. Vận dụng biện pháp 1 trong dạy học bài “Lắp ráp mạch dao động đa hài phi ổn dùng Transistor” 2.2.2.2. Vận dụng biện pháp 3 trong dạy học bài “Lắp ráp mạch dao động đa hài phi ổn dùng Transistor” Trong mỗi ví dụ cũng trình bày chi tiết từ khâu chuẩn bị, tiến trình thực hiện, giáo án, đề cương bài giảng, các phiếu hướng dẫn học tập, phiếu đánh giá năng lực và phẩm chất v.v... 2.2.3. Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong dạy học tại doanh nghiệp sản xuất Như đã phân tích ở chương 1, nhằm tạo điều kiện cho SV được tiếp cận với thực tế sản xuất có liên quan đến mô đun được học trong CTĐT nghề thì việc vận dụng biện pháp phát triển PCN cho SV thông qua quá trình học tập tại các doanh nghiệp sản xuất là rất cần thiết và hiệu quả. Biện pháp này sẽ giúp cho SV ngoài việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học tại trường để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chuyên môn được đào tạo thì việc tiếp cận với thực tế sản xuất gắn liền với mô đun đang được học sẽ giúp SV nâng cao kỹ năng và rèn luyện PCN về nghề nghiệp của mình như: lòng yêu nghề; tính đoàn kết và hợp tác trong quá trình học tập và làm việc; tinh thần trách nhiệm trong công việc; chấp hành kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp…. từ đó tạo nên động lực rèn luyện cho bản thân. Mục này đề cập tới việc phát triển PCN cho SV thông qua việc vận dụng biện pháp 4 trong quá trình dạy học bài học “Mạch dồn kênh” của mô đun Kỹ thuật xung số. Với bài học này, nội dung lý thuyết SV sẽ được học tại cơ sở đào tạo nghề, nội dung thực hành sẽ được học thực tế tại doanh nghiệp sản xuất.
- 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức, đặc điểm và điều kiện dạy học của mô đun Kỹ thuật xung số, đề tài đã nghiên cứu và triển khai biện pháp vận dụng vào quá trình dạy học thực hành mô đun Kỹ thuật xung số. Có thể rút ra một số nhận xét như sau: 1. Mô đun Kỹ thuật xung số có nội dung mang tính ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Quá trình dạy học mô đun có nhiều thuận lợi trong việc vận dụng các biện pháp cũng như xây dựng các nội dung học tập, tình huống giáo dục… để hình thành và phát triển PCN cho SV. 2. Để vận dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình dạy học đòi hỏi GV phải nỗ lực về chuyên môn và nghiệp vụ. Đồng thời, GV cũng cần phải có kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng thang điểm các tiêu chí đánh giá, các tình huống giáo dục, các phiếu chấm điểm của SV, phiếu đánh giá thực tập….để đạt hiệu quả cao nhất. 3. Việc vận dụng các biện pháp phát triển PCN và xây dựng các tình huống giáo dục trong quá trình dạy học của mô đun Kỹ thuật xung số sẽ tạo nên sự hứng thú cho SV, phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo; cần cù, tỉ mỉ. Nhờ vậy sẽ giúp SV nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và lòng yêu nghề. CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1.MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM NGHIỆM 3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm Mục đích của việc kiểm nghiệm là kiểm tra lại tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất trong đề tài. Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của một số biện pháp đã vận dụng vào giáo án bài học thực hành và giáo án bài học tích hợp mà đề tài đã xây dựng.
- 18 3.1.2. Phương pháp kiểm nghiệm Để có thể đánh giá khách quan tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học mà đề tài đã trình bày, đề tài đã sử dụng 2 phương pháp để đánh giá là phương pháp chuyên gia (PPCG) và phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP). 3.1.3. Đối tượng kiểm nghiệm - Đối tượng kiểm nghiệm TNSP: SV khoa Điện tử của Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ Thuật Thủ Đức và Trường Cao đẳng nghề TP.HCM. - Đối tượng kiểm nghiệm PPCG: tham khảo ý kiến những GV đang nghiên cứu và giảng dạy về chuyên ngành điện tử tại các trường đại học, cao đẳng như: Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM; Đại học Bách Khoa TP.HCM; Viện Sư phạm kỹ thuật TP.HCM; Đại học Giao thông vận tải TP.HCM; Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; Đại học Công nghiệp TP.HCM; Đại học Quốc Gia TP.HCM; Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng; Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM.... 3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.2.1. Nội dung và tiến trình thực nghiệm: Người nghiên cứu và các GV tham gia giảng dạy cùng thống nhất lựa chọn các biện pháp số 1 để xây dựng các giáo án thực hành và tích hợp. Lồng ghép các biện pháp 2 và 3 vào trong quá trình giảng dạy. 3.2.2. Triển khai nội dung thực nghiệm * Thực nghiệm đợt 1: Được tổ chức thực hiện ở HK1- năm học 2018- 2019 tại Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thủ Đức. GV dạy TN chọn bài dạy học thực hành với tên bài “Lắp ráp mạch dao động đa hài phi ổn dùng IC NE555” và vận dụng các biện pháp số 1; 2 để xây dựng giáo án; đề cương; thang điểm tiêu chí đánh giá, phiếu đánh giá….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật cộng đồng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam
204 p | 73 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ hs-CRP và TNF-α huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành có hay không có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
51 p | 79 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch mice: trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt
32 p | 57 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam
230 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tạo kháng nguyên hemagglutinin (HA) tái tổ hợp của virus cúm A/H5N1 bằng phương pháp biểu hiện tạm thời trên cây thuốc lá và đánh giá khả năng sinh miễn dịch
182 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Sinh thái học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phát triển phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Q. P. Xiang, L. K. Fu & Nan Li) Rushforth) tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
199 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (2022-2024)
25 p | 11 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Úc và Niu Di-lân
26 p | 9 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
39 p | 43 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại)
27 p | 33 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
33 p | 49 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Tư tưởng nữ quyền trong sáng tác của K.Svetla và B.Nemcova
30 p | 67 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (2022-2024)
146 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh thái học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phát triển phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Q. P. Xiang, L. K. Fu & Nan Li) Rushforth) tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
26 p | 12 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả can thiệp phục hồi tổn thương sâu răng giai đoạn sớm bằng gel fluor đối với học sinh 12 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
27 p | 42 | 4
-
Luận án tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả chỉnh hình màng nhĩ xương con đồng thời với phẫu thuật khoét chũm tiệt căn
29 p | 33 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: So sánh hiệu quả kiểm soát áp lực nội sọ bằng dung dịch muối ưu trương và dung dịch mannitol ở những bệnh nhân tai biến mạch não có tăng áp lực nội sọ cấp tính
29 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn