Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án là từ việc nghiên cứu, so sánh pháp luật về chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức, đánh giá tổng quan về sự tương đồng và khác biệt về chức năng này theo quy định pháp luật hiện hành trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức. Qua đó, Luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chức năng công tố trong mô hình tố tụng hình sự Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CHỨC NĂNG CÔNG TỐ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ ĐỨC Chuyên ngành: Luật hì nh sự vàtố tụng hì nh sự Mãsố: 9.38.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020
- 2 nh được hoàn thành tại: Công trì TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Văn Độ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi ngày …/…/2020 Cóthể tì m hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Trường Đại học Luật HàNội
- 3 MỞ ĐẦU nh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1. Tí CNCT làchức năng quan trọng trong TTHS, được Nhà nước sử dụng để truy cứu trách nhiệm hì nh sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội được quy định làtội phạm, đưa họ ra trước Toà án để xét xử. Thực hiện đúng đắn vàhiệu quả chức năng này, cùng với chức năng xét xử của Tòa án, chức năng gỡ tội, không chỉ góp phần vào nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, màcòn bảo vệ quyền con người, nhất làquyền, lợi í ch hợp pháp của người tham gia TTHS, góp phần xây dựng nền tư pháp dân chủ, hiệu quả, vì con người. Mục tiêu của Đảng thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW nh trị về chiến lược Cải cách tư pháp ngày 02/06/2005 của Bộ Chí đến năm 2020 là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lí…”, đồng thời “nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa, coi đây là khâu đột phácủa hoạt động tư pháp…, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra…”. Vì vậy, nghiên cứu CNCT trong TTHS hiện nay lànhu cầu cấp thiết, phùhợp với thực tiễn tố tụng của Việt Nam và định hướng Cải cách tư pháp của Bộ Chí nh trị. Ở Đức, công cuộc cải cách tư pháp bước đầu đã ghi nhận những thành công khi các ưu điểm của môhì nh tố tụng tranh tụng về nh công bằng, dân chủ và đặc biệt làbảo vệ quyền con người dần tí được thừa nhận trong cả nghiên cứu khoa học vàluật pháp. Hệ thống CQCT của Đức được các nhànghiên cứu so sánh thuộc các truyền
- 4 thống pháp luật khác nhau (truyền thống luật châu âu lục địa, truyền thống thông luật) đánh giá cao về tí nh khách quan vàcông tâm. Do vậy, so sánh, học tập kinh nghiệm của Đức về cải cách tư pháp nói chung, cải cách đối với CQCT nói riêng đối với thực tiễn TTHS Việt Nam làrất cần thiết. Vìvậy, đề tài “Chức năng công tố trong tố tụng hì nh sự Việt Nam và Đức” sẽ làcông trì nh nghiên cứu toàn diện về chức năng quan trọng này trong TTHS từ góc độ so sánh, cógiátrị líluận vàthực tiễn sâu sắc, đáp ứng yêu cầu Cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu vànhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án làtừ việc nghiên cứu, so sánh pháp luật về CNCT trong TTHS Việt Nam và Đức, đánh giá tổng quan về sự tương đồng vàkhác biệt về chức năng này theo quy định pháp luật hiện hành trong TTHS Việt Nam và Đức. Qua đó, Luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện vànâng cao hiệu quả CNCT trong môhì nh TTHS Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu vàphạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận án lànhững vấn đề líluận về CNCT; pháp luật TTHS của Việt Nam và Đức về CNCT. - Phạm vi nghiên cứu của Luận án lànghiên cứu toàn diện các vấn đề líluận vàpháp luật Việt Nam và Đức về CNCT, thực tiễn thực hiện CNCT ở Việt Nam, tập trung vào những vấn đề sau: khái niệm, đối tượng, chủ thể, nội dung vàphạm vi của CNCT với vai trò làchức năng gắn liền với chủ thể trong TTHS; đối với pháp luật Việt Nam về CNCT, tập trung nghiên cứu BLTTHS năm 2015 là Bộ luật đang có hiệu lực thi hành; ngoài ra, nghiên cứu các quy định cóliên
- 5 quan trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; đối với pháp luật Đức về CNCT, tập trung nghiên cứu Hiến pháp năm 1949, BLTTHS năm 1987, sửa đổi, bổ sung năm 2014, Luật Tổ chức Tòa án năm 1975, sửa đổi, bổ sung năm 2019. 4. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận được sử dụng trong Luận án làchủ nghĩa duy vật biện chứng vàlíluận về nhận thức của triết học Mác-Lênin; tư tưởng Hồ ChíMinh về Nhà nước và Pháp luật; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề Cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu trong Luận án gồm: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử và phương pháp kết hợp líluận với thực tiễn. 5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của Luận án nh nghiên cứu so sánh đầu tiên, toàn diện Luận án làcông trì về CNCT trong TTHS giữa Việt Nam và Đức - quốc gia cómôhì nh TTHS thiên về thẩm vấn với nhiều điểm tương đồng và được đánh giácao về sự dân chủ vàbảo vệ quyền con người. Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện líluận về CNCT với vai trò là chức năng của một thiết chế được nhà nước ủy quyền và dưới góc độ chức năng luận. Trên phương diện pháp luật, kết quả nghiên cứu, so sánh giữa pháp luật thực định của hai quốc gia vàsự đánh giá, luận giải về tương đồng vàkhác biệt về CNCT giữa Việt Nam và Đức có ý nghĩa
- 6 líluận, nghiên cứu vàthực tiễn cao. Các giải pháp, kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện pháp luật về CNCT vàmột số quy định nh CQCT ở nước ta cógiátrị thực tiễn sâu sắc, cóliên quan, về môhì góp phần nâng cao hiệu quả công tố trong TTHS ở nước ta, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng hiện nay. Kết quả nghiên cứu làtài liệu tham khảo trước hết cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, tài liệu tham khảo quan trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về CNCT nói riêng, hoàn thiện pháp luật về TTHS nói chung. 6. Bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Lịch sử vàlíluận về CNCT trong TTHS. Chương 2: CNCT trong pháp luật TTHS Việt Nam và Đức. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả CNCT trong TTHS Việt Nam.
- 7 PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Công tố không phải là khái niệm mới đối với pháp luật Việt Nam bởi do nguyên nhân lịch sử, Việt Nam thuộc mô hình tố tụng thẩm vấn nên CNCT và cơ quan thực hiện chức năng này xuất hiện từ rất sớm. Qua thời gian tìm hiểu, tác giả nhận thấy, ở trong nước, vấn đề CNCT đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu với các cấp độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu trực tiếp vàgián tiếp về CNCT đã được công bố với số lượng nhiều và phong phú về nội dung, cấp độ. 2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Ở Đức, vấn đề CNCT cũng rất được quan tâm. Như trên đã đề cập, Đức vừa tiến hành công cuộc cải cách tư pháp và ghi nhận nhiều thành công đáng kể, trong đó phải kể đến thành tựu về cải cách và nâng cao hiệu quả của CNCT, tổ chức và hoạt động của CQCT trong bối cảnh ngày càng quá tải của hệ thống cơ quan tư pháp. Vì vậy, các công trình nghiên cứu đa dạng với nhiều cấp độ và phương pháp tiếp cận. Ở các quốc gia khác, vấn đề CNCT được quan tâm nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học, từ sách tham khảo chuyên sâu đến các sách, giáo trình và bài tạp chí. Nghiên cứu về CNCT, mô hình tổ chức và hoạt động của CQCT trên thế giới trong thời gian gần đây đã nổi lên với nhiều nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu so sánh ở nhiều cấp độ. Nghiên cứu về CNCT ở Châu âu trong thời gian gần đây thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Đã có những hội thảo,
- 8 những công trình nghiên cứu chuyên sâu và công phu về CNCT. Ở Châu Mỹ, Hoa Kì là quốc gia với hệ thống pháp luật phát triển và thuộc truyền thống thông luật (common law) với mô hình tố tụng thiên về tranh tụng. Do đó, như đã trình bày ở trên, bản chất chung của CQCT của các quốc gia này rất gần với Anh và xứ Wales. Tuy nhiên, không vì thế mà nghiên cứu về CNCT kém phát triển, đặc biệt khi sự thay đổi trong nhận thức và xu hướng giao thoa đang có ảnh hưởng mạnh trên toàn thế giới. 3. Đánh giá kết quả nghiên cứu Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận án, nghiên cứu sinh có thể đưa ra một số đánh giá tổng quan như sau: Thứ nhất, vấn đề CNCT và các nội dung liên quan đến CNCT như quyền công tố, mô hình tổ chức và hoạt động của CQCT, chức năng của CQCT, lịch sử hình thành CNCT… được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm, nghiên cứu. Trong đó, có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, được tiến hành công phu trong thời gian dài, có sự phối hợp của học giả đến từ nhiều quốc gia khác nhau, có công trình nghiên cứu chuyên sâu về một quốc gia, có công trình nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh của CNCT. Thứ hai, xu hướng nghiên cứu so sánh để học tập kinh nghiệm của quốc gia khác về CNCT rất được quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu so sánh có tính chất công phu, chuyên sâu, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu rất chú ý phân tích CNCT đặt trong sự khác biệt về chính trị, xã hội, lịch sử và truyền thống pháp luật.
- 9 4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm (chủ thể, đối tượng, phạm vi và nội dung) của CNCT. Mối quan hệ giữa CNCT của Viện kiểm sát với các chức năng của các chủ thể khác trong TTHS. Thứ hai, nghiên cứu so sánh CNCT trong TTHS Việt Nam và Đức. Thứ ba, qua nghiên cứu các nội dung nêu trên, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả CNCT trong TTHS Việt Nam. PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 LỊCH SỬ VÀ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CÔNG TỐ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Lịch sử hình thành chức năng công tố Hình thức công tố chính thức ở một số nước Châu âu lục địa chủ yếu bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm về tội phạm. Cùng với sự phát triển về khái niệm quốc gia, nhà vua bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của việc duy trì trật tự công cộng. Bởi vì tội phạm sẽ xâm hại đến lợi ích của cả xã hội, do đó, tội phạm không còn được xem như là việc cá nhân [private affairs], mà được coi là hành vi xâm phạm lợi ích công. Cùng với sự thay đổi quan niệm nêu trên về tội phạm, chủ quyền quốc gia không chấp nhận việc buộc tội đối với tội phạm được trao cho “người phát động trả đũa cá nhân” [uncertain initiative private avengers]. Các thiết chế chính thống được thiết lập để tiến hành điều tra và thực hiện công tố.
- 10 Nếu như CNCT được nhìn nhận dưới góc độ chức năng luận, tức là phương hướng hoạt động chủ yếu gắn liền với một chủ thể độc lập nhất định và hoạt động này phải nhân danh nhà nước, vì lợi ích công thì có thể tạm đưa ra nhận định: CNCT (theo nghĩa nêu trên) không hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước. Nếu như quyền công tố là quyền của nhà nước, ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước (tùy từng xã hội và giai đoạn lịch sử nhất định, quyền này được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau với những hình thức đa dạng) thì CNCT ra đời gắn liền với sự trao quyền cho một thiết chế nhà nước độc lập -CQCT thay mặt nhà nước thực hiện việc buộc tội và việc buộc tội này phải vì lợi ích công cộng. Nếu không thỏa mãn hai đặc điểm trên thì không thể gọi là CNCT theo đúng bản chất của nó. Và do đó, ở mỗi quốc gia, sự trao quyền CNCT cho một thiết chế công tố độc lập có thể khác nhau. 1.2. Líluận về chức năng công tố trong tố tụng hì nh sự 1.2.1. Khái niệm về chức năng và công tố 1.2.1.1. Một số khái niệm về chức năng Từ góc độ thuật ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt và Từ điển Luật học, có thể rút ra hai đặc điểm chung, cơ bản về chức năng như sau: (1) chức năng luôn được xem xét gắn liền với một chủ thể nhất định (thiết chế, cơ quan, tổ chức là một bộ phận của một toàn thể); (2) chức năng là hoạt động chủ yếu của chủ thể, gắn liền với vai trò của chủ thể đó. Đây sẽ là hai đặc điểm cơ bản mà tác giả vận dụng để xây dựng khái niệm CNCT. Theo thuyết chức năng luận, khái niệm chức năng [theo nghĩa rộng] bao hàm quan niệm về một cấu trúc (structure) gồm một
- 11 tập hợp các quan hệ (set of relations) giữa những thực thể đơn vị (unit entities), sự liên tục của cấu trúc được duy trì bởi quá trình đời sống được tạo thành từ những hoạt động của các đơn vị cấu thành. 1.2.1.2. Một số khái niệm về công tố Quan điểm thứ nhất đồng nhất khái niệm quyền công tố với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân (trước khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Quan điểm thứ hai cho rằng quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát truy tố người phạm tội ra trước Tòa án, thực hiện sự buộc tội tại phiên tòa (thực hiện quyền công tố). Quan điểm thứ ba cho rằng quyền công tố là quyền đại diện cho nhà nước để đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. Quan điểm thứ tư cho rằng quyền công tố là quyền bao gồm quyền khởi tố, điều tra vụ án, quyền truy tố và buộc tội bị cáo trước tòa án Quan điểm thứ năm cho rằng, quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về nhà nước, được nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là Viện kiểm sát) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quan điểm thứ sáu cho rằng, quyền công tố ở Việt Nam là quyền của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát đưa vụ án ra Tòa xét xử để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích chung và bảo vệ lợi ích của công
- 12 dân được thực hiện trong TTHS, tố tụng dân sự và trong các lĩnh vực tố tụng tư pháp khác. Để xây dựng đúng đắn khái niệm về quyền công tố cần đảm bảo hai yếu tố sau: (1) trước tiên, phải nghiên cứu quyền công tố/ CNCT gắn với lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật, lịch sử hình thành quyền công tố, cũng như gắn với lí luận về chức năng của nhà nước. Đây cũng là lí do tác giả nghiên cứu lịch sử hình thành CNCT; (2) đồng thời, nghiên cứu quyền công tố/CNCT cần đặt trong bối cảnh và xu hướng phát triển khoa học pháp lí hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm thứ bảy cho rằng quyền công tố là quyền của cơ quan nhà nước được nhà nước uỷ quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước Tòa án và đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó. Tác giả bài tạp chí đã chỉ ra được phạm vi lĩnh vực của quyền công tố, về nội dung của quyền công tố, và mối quan hệ giữa CNCT và chức năng điều tra. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu và phát triển quan điểm trong Luận án của mình. 1.2.2. Các đặc điểm của chức năng công tố 1.2.2.1. Đặc điểm về đối tượng của chức năng công tố Để xác định đúng đối tượng của CNCT, cần xuất phát trước tiên từ quan điểm đối tượng nói chung. Theo Đại Từ điển tiếng việt do GS.TS. Nguyễn Như Ý chủ biên, đối tượng được hiểu là người, sự vật, hiện tượng được con người nghiên cứu và hành động. Đối tượng của CNCT là người, sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và tác động đến nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội - một trong các chức năng quan trọng của Nhà nước. Vì vậy, quyền công tố chỉ có thể
- 13 được xem xét trong lĩnh vực mà bản chất của nó gắn liền với việc nhân danh nhà nước - nhân danh công quyền duy trì và đấu tranh với hiện tượng xã hội tiêu cực nhất, có ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Đó là lĩnh vực TTHS. Trên cơ sở lập luận nêu trên, chúng tôi cho rằng, CNCT có đối tượng là tội phạm và người phạm tội. 1.2.2.2. Đặc điểm về chủ thể của chức năng công tố “Công tố là nét đặc trưng không thể thiếu của nền hành chính tư pháp hiện đại” và sự hình thành chức năng thay mặt Nhà nước phát hiện, buộc tội đối với tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội bắt nguồn chủ yếu từ sự phát triển về khái niệm quốc gia – khi mà hành vi phạm tội không còn là vấn đề cá nhân và duy trì trật tự công cộng được ưu tiên. Do đó, chủ thể của CNCT có sự thống nhất cao trong khoa học cũng như thực tiễn TTHS ngày nay. CNCT, với nội hàm là chức năng của một thiết chế được nhà nước ủy quyền thực hiện việc buộc tội đối với tội phạm và người phạm tội, được trao cho hệ thống CQCT. Tùy theo truyền thống tố tụng, phạm vi thẩm quyền trao cho thiết chế công tố mà hệ thống cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo mô hình Viện công tố hay Viện kiểm sát. 1.2.2.3. Đặc điểm về phạm vi của chức năng công tố Xuất phát từ bản chất của CNCT là chức năng nhân danh nhà nước thực hiện sự buộc tội đối với người phạm tội, nghiên cứu sinh cho rằng, CNCT chỉ phát sinh trong lĩnh vực TTHS. Nghiên cứu phạm vi của CNCT còn phục vụ việc xác định thời điểm phát sinh chức năng này. CNCT bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật.
- 14 1.2.2.4. Đặc điểm về nội dung của chức năng công tố CNCT, ngoài nội dung là sự buộc tội, còn bao gồm nội dung truy tố người phạm tội và tội phạm ra trước tòa án để xét xử. CQCT thực hiện việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Nội dung này cũng là cơ sở cho việc thực hiện một nội dung quan trọng của CNCT ở giai đoạn tiếp theo - giai đoạn xét xử. Đó là bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa trong trường hợp vụ án được đưa ra xét xử. 1.2.3. Định nghĩa chức năng công tố và mối quan hệ giữa chức năng công tố của Viện kiểm sát và một số chức năng của chủ thể khác 1.2.3.1. Định nghĩa chức năng công tố Để xây dựng định nghĩa đúng đắn về CNCT, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) xây dựng khái niệm CNCT trên cơ sở nội hàm, đặc điểm chung về khái niệm chức năng (từ góc độ thuật ngữ, từ thuyết chức năng luận); (2) xây dựng khái niệm CNCT trên cơ sở cách hiểu đúng đắn về quyền công tố, cụ thể, cần xác định được các đặc điểm của CNCT về: đối tượng, chủ thể, phạm vi và nội dung. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra định nghĩa CNCT như sau: chức năng công tố là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan công tố [Viện kiểm sát/Viện công tố], phát sinh ngay khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi vụ án được giải quyết bằng bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhân danh nhà nước để phát hiện tội phạm, thực hiện việc buộc tội, truy tố người phạm tội ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tòa, vì lợi ích công, lợi ích cơ quan, tổ chức, cánhân.
- 15 1.2.3.2. Mối quan hệ giữa chức năng công tố của Viện kiểm sát và một số chức năng của chủ thể khác a. Mối quan hệ giữa chức năng công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự Một là, CNCT và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS đều là chức năng hiến định và được trao cho Viện kiểm sát; Hai là, CNCT phát sinh ngay khi tội phạm được thực hiện. Khác với CNCT, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp chỉ phát sinh khi có các hành vi thực hành quyền công tố của cơ quan tiến hành tố tụng. Hay nói cách khác, trên thực tiễn, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố có thể xem như tương đồng về thời điểm phát sinh. CNCT kết thúc khi bản án tuyên có hiệu lực pháp luật (và không bị kháng nghị) hoặc vụ án bị đình chỉ bởi cơ quan có thẩm quyền còn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt. Ba là, công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ, kiểm sát hoạt động tư pháp là một trong những hoạt động giám sát bảo đảm cho việc điều tra, xét xử, thi hành án hợp pháp, khách quan. b. Mối quan hệ giữa chức năng công tố và chức năng xét xử của Tòa án Chức năng xét xử là sự đánh giá, phân định đối với kết quả của chức năng buộc tội (CNCT) và chức năng bào chữa, có tính chất quyết định đối với vụ án. Như tác giả Lê Tiến Châu khẳng định,
- 16 chức năng xét xử có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo cho TTHS được vận hành theo đúng quy định của pháp luật để đi đến mục tiêu cuối cùng của TTHS. Chức năng xét xử được xem là chức năng trung tâm, giữ vai trò quyết định trong TTHS. c. Mối quan hệ giữa chức năng công tố và chức năng bào chữa của bên gỡ tội Mối quan hệ giữa CNCT và chức năng bào chữa là mối quan hệ giữa hai mặt đối lập. Nếu như mục đích của CNCT là bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước và của cá nhân thông qua việc phát hiện tội phạm và thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội thì mục đích của chức năng bào chữa là trao cho người bị buộc tội cơ hội được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước những diễn biến của thủ tục tố tụng, hỗ trợ họ tự vệ trước những cáo buộc của bên buộc tội. Chức năng đó phản ánh một đòi hỏi khách quan của nguyên tắc “công bằng giữa các bên”. d. Mối quan hệ giữa chức năng công tố và chức năng điều tra của Cơ quan điều tra Hoạt động điều tra và hoạt động buộc tội (công tố) là hai hoạt động độc lập, nhưng gắn bó chặt chẽ vì đều chung một mục đích là chứng minh tội phạm. Trong đó, hoạt động điều tra là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động buộc tội (công tố). Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở để buộc tội có căn cứ và hợp pháp. Nói cách khác, mối quan hệ giữa chức năng điều tra và CNCT sẽ không thể là mối quan hệ đơn thuần giữa chức năng chính và chức năng bổ trợ. Đặt mối quan hệ này trong tham chiếu về mục đích và mô hình TTHS có thể thấy chức năng điều
- 17 tra là chức năng hỗ trợ CNCT. CNCT sử dụng kết quả của chức năng điều tra. Chương 2. CHỨC NĂNG CÔNG TỐ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ ĐỨC 2.1. Khái quát chung về tố tụng hình sự Việt Nam và Đức 2.1.1. Khái quát về tố tụng hình sự Việt Nam Mô hình TTHS hiện nay ở nước ta là mô hình kết hợp thiên về thẩm vấn, mặc dù, trong quá trình phát triển, đã tiếp thu một số hạt nhân của mô hình TTHS tranh tụng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam. BLTTHS năm 2015 ra đời đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên đặc trưng của mô hình TTHS ở nước ta vẫn thể hiện ở những điểm cơ bản, cụ thể gồm: (1) TTHS Việt Nam không coi vụ án hình sự là tranh chấp, xung đột pháp lý giữa các bên; (2) TTHS Việt Nam đặt mục tiêu tìm đến chân lý khách quan của sự việc; (3) TTHS Việt Nam phân chia quá trình giải quyết vụ án thành các giai đoạn tố tụng; (4) Xuất phát từ mục tiêu xác định sự thật của vụ án, TTHS Việt Nam phân chia các chủ thể tố tụng thành hai loại: chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng. 2.1.2. Khái quát về tố tụng hình sự Đức Hệ thống pháp luật của Đức thuộc dòng họ pháp luật Châu âu lục địa, cơ bản được xếp vào hệ thống các quốc gia luật thành văn (Civil law). Mô hình TTHS Đức, về cơ bản, là mô hình TTHS thẩm vấn. Qua thời gian cùng với xu hướng học tập lẫn nhau giữa các mô
- 18 hình tố tụng, mô hình TTHS của Đức có kết hợp với một số đặc điểm tranh tụng và được mô tả như một hệ thống hỗn hợp nhưng thiên về thẩm vấn. Do đó, tiến trình TTHS Đức phát huy vai trò các biện pháp điều tra thẩm vấn trong hoạt động điều tra, sử dụng nguyên tắc chủ đạo là truy tố bắt buộc, kiểm tra, đánh giá trực tiếp chứng cứ tại phiên tòa nhưng vẫn đảm bảo vai trò tham gia tố tụng công bằng giữa các chủ thể thực hiện việc buộc tội và gỡ tội trong quá trình tìm kiếm sự thật vụ án. 2.2. Những điểm tương đồng về chức năng công tố trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Đức 2.2.1. Những điểm tương đồng về đối tượng, chủ thể và phạm vi của chức năng công tố 2.2.1.1. Những điểm tương đồng về đối tượng của chức năng công tố Có thể dễ dàng nhận thấy, các học giả của hai quốc gia có cách hiểu hoàn toàn tương đồng về đối tượng của CNCT. Điều này được thể hiện đồng thời trong pháp luật thực định cũng như các công trình nghiên cứu khoa học. 2.2.1.2. Những điểm tương đồng về chủ thể của chức năng công tố Chủ thể của CNCT là vấn đề có sự thống nhất cao trong lí luận khoa học về chức năng này. TTHS của Việt Nam và Đức đều trao quyền nắm giữ chức năng quan trọng này cho hệ thống CQCT. Ở Việt Nam là hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, ở Đức là hệ thống Viện Công tố.
- 19 2.2.1.3. Những điểm tương đồng về phạm vi của chức năng công tố Trong TTHS Việt Nam và Đức, CNCT không phát sinh trong lĩnh vực ngoài TTHS và phát sinh ngay khi hành vi phạm tội xảy ra và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc vụ án chấm dứt bằng quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền. 2.2.2. Những điểm tương đồng về nội dung của chức năng công tố CNCT, ngoài nội dung là sự buộc tội, còn bao gồm nội dung truy tố người phạm tội và tội phạm ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự truy tố đó. Để nghiên cứu sâu hơn những điểm tương đồng (và khác biệt) về nội dung của CNCT trong TTHS Việt Nam và Đức, tác giả tiến hành nghiên cứu nội dung CNCT trên cơ sở phân tích một số nội dung sau: (1) Những điểm tương đồng về thẩm quyền của CQCT trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; (2) Những điểm tương đồng về thẩm quyền của CQCT trong giai đoạn truy tố; (3) Những điểm tương đồng về thẩm quyền của CQCT trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. 2.2.2.1. Những điểm tương đồng về thẩm quyền của Cơ quan công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự CNCT, với bản chất là việc một thiết chế được Nhà nước ủy quyền, thay mặt Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với tội phạm và người phạm tội. Ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, thông tin về tội phạm ngày càng rõ ràng hơn thông qua hoạt động thu thập chứng cứ, được đánh dấu bằng kết luận điều tra của cơ quan có thẩm
- 20 quyền. Trong giai đoạn này, sự tương đồng về nội dung của CNCT được quy phạm hóa thành sự tương đồng trong những quyền hạn cụ thể, bao gồm: (1) Thẩm quyền trong việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm; (2) Thẩm quyền quyết định việc khởi tố (Phát động công tố); (3) Thẩm quyền đối với các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân; (4) Thẩm quyền điều tra và kết thúc điều tra. 2.2.2.2. Những điểm tương đồng về thẩm quyền của Cơ quan công tố trong giai đoạn truy tố Nguyên tắc truy tố trong TTHS được cả hai quốc gia áp dụng là nguyên tắc truy tố bắt buộc. Nguyên tắc truy tố bắt buộc trong TTHS, có thể được hiểu là, CQCT không thể và không có quyền cân nhắc đối với việc quyết định truy tố. Vai trò của CQCT bị giới hạn bởi những đánh giá pháp lí đối với chứng cứ trong việc xác định đủ hay không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. 2.2.2.3. Những điểm tương đồng về thẩm quyền của Cơ quan Công tố trong giai đoạn xét xử Pháp luật TTHS của hai quốc gia ghi nhận sự tương đồng lớn đối với quyền năng của CQCT trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Ở cả hai quốc gia, phiên tòa xét xử (sau khi tiến hành các thủ tục khai mạc) sẽ bắt đầu bằng việc công bố bản cáo trạng (Điều 306 BLTTHS năm 2015, khoản 3 Điều 243 BLTTHS Đức). Tiếp đến, nội dung của CNCT trong giai đoạn xét xử được thể hiện rõ nét thông qua thẩm quyền xét hỏi, luận tội và tranh luận tại phiên tòa. Kiểm sát viên/Công tố viên thực hiện những hoạt động tố tụng này nhằm mục đích xuyên suốt, đó là khẳng định sự buộc tội ở giai đoạn trước có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật cộng đồng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam
204 p | 73 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ hs-CRP và TNF-α huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành có hay không có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
51 p | 79 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch mice: trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt
32 p | 57 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam
230 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tạo kháng nguyên hemagglutinin (HA) tái tổ hợp của virus cúm A/H5N1 bằng phương pháp biểu hiện tạm thời trên cây thuốc lá và đánh giá khả năng sinh miễn dịch
182 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (2022-2024)
25 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh thái học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phát triển phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Q. P. Xiang, L. K. Fu & Nan Li) Rushforth) tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
199 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Úc và Niu Di-lân
26 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại)
27 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp
27 p | 19 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
33 p | 49 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Tư tưởng nữ quyền trong sáng tác của K.Svetla và B.Nemcova
30 p | 67 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả can thiệp phục hồi tổn thương sâu răng giai đoạn sớm bằng gel fluor đối với học sinh 12 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
27 p | 42 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh thái học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền nhằm bảo tồn phát triển phân loài Vân sam fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis (Q. P. Xiang, L. K. Fu & Nan Li) Rushforth) tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
26 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (2022-2024)
146 p | 7 | 4
-
Luận án tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả chỉnh hình màng nhĩ xương con đồng thời với phẫu thuật khoét chũm tiệt căn
29 p | 33 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: So sánh hiệu quả kiểm soát áp lực nội sọ bằng dung dịch muối ưu trương và dung dịch mannitol ở những bệnh nhân tai biến mạch não có tăng áp lực nội sọ cấp tính
29 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn