Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Nhận diện nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất của VN; Kiểm định mức độ tác động của từng nhân tố đến việc triển khai kỹ thuật KTQT trong các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất ở VN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam
- i i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ Tp. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ Tp. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình khoa học của cá nhân tôi. Mọi số liệu, tài liệu và kết quả của công trình này được nêu ra một cách rõ ràng, đầy đủ cũng như hoàn toàn chưa được công bố bởi bất kỳ học giả nào, ngoại trừ một phần kết quả được đăng tại Hội thảo khoa học quốc tế và một số tạp chí chuyên ngành. Những tài liệu được sử dụng trong đề tài đều được trích dẫn và có nguồn gốc cụ thể. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Huyền Trâm
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Thầy Cô, bạn bè, cơ quan và gia đình. Lời đầu tiên, tác giả xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Thầy Cô Khoa Kế toán đã tận tình chỉ dạy và dẫn dắt tác giả trong suốt thời gian tác giả học tập và nghiên cứu tại trường. Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà tác giả được Thầy Cô truyền thụ, chia sẻ và thảo luận đã giúp tác giả rất nhiều trong quá trình viết luận án này. Bên cạnh đó, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Võ Văn Nhị, người Thầy đáng kính đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để động viên, khích lệ và hướng dẫn tác giả vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học. Thầy cũng cho tác giả những lời khuyên chân thành để tác giả có thể vượt qua mọi trở ngại và hoàn thành tốt Luận án của mình. Và không thể không nhắc đến sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các chuyên gia, Ban lãnh đạo các công ty, kế toán trưởng, nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp VN đã dành thời gian hỗ trợ tác giả để tác giả có thể hoàn thành được nghiên cứu này, tác giả xin cảm tạ Quý vị. Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn Lãnh đạo trường và Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã giúp đỡ và luôn tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung học tập và nghiên cứu trong suốt quãng thời gian vừa qua. Tác giả cũng muốn nói lời cảm ơn đến các anh chị công tác tại Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tác giả thực hiện các thủ tục tối ưu và hiệu quả nhất. Lời cảm ơn cuối cùng tác giả xin gởi đến Gia đình và bạn bè thân hữu đã luôn kề vai sát cánh và khích lệ động viên để tác giả hoàn thành tốt luận án. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Huyền Trâm
- iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục sơ đồ, hình vẽ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................5 2.1 Mục tiêu tổng quát 5 2.2 Mục tiêu cụ thể 5 2.3 Câu hỏi nghiên cứu 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6 5. Đóng góp của luận án ......................................................................................7 6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 9 1.1 Tổng quan các công trình được thực hiện ở nước ngoài ..............................9 1.1.1 Các công trình liên quan đến kỹ thuật KTQT ở các nước phát triển 9 1.1.2 Các công trình liên quan đến kỹ thuật KTQT ở các nước đang phát triển 13 1.1.3 Các công trình về nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT 17 1.2 Tổng quan các công trình khoa học trong nước ...........................................23 1.2.1 Các công trình liên quan đến kỹ thuật KTQT 23 1.2.2 Các công trình về nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT 26 1.3 Bàn luận về các công trình trước và xác định khe hổng nghiên cứu .............27 1.3.1 Bàn luận về các công trình trước 27 1.3.2 Xác định khe hổng 29 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 31
- iv 2.1 Tổng quan về KTQT ...................................................................................31 2.1.1 Định nghĩa KTQT và chức năng của KTQT 31 2.1.2 Kỹ thuật KTQT 36 2.2 Đặc điểm của DNNVV tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT ...........49 2.3 Lý thuyết nền ..............................................................................................52 2.3.1 Lý thuyết bất định 52 2.3.2 Lý thuyết thể chế 58 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 66 3.1 Khung và quy trình nghiên cứu ...................................................................66 3.1.1 Khung nghiên cứu 66 3.1.2 Quy trình nghiên cứu 66 3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................68 3.2.1 Nghiên cứu định tính: 69 3.2.2 Nghiên cứu định lượng: 73 3.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................77 3.3.1 Mô hình nghiên cứu 77 3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 79 3.4 Xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. ......................................85 3.4.1 Phần 1: Thông tin về DN 86 3.4.2 Phần 2: Các kỹ thuật KTQT 86 3.4.3 Phần 3: Các nhân tố bất định 90 3.4.4 Phần 4: Các nhân tố thể chế 91 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 94 4.1. Kết quả đạt được .........................................................................................94 4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính 94 4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 98 4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu .......................................................................130 4.2.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết được chấp nhận 131 4.2.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết bị bác bỏ 135 CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 139 5.1 Kết luận chung ............................................................................................139
- v 5.2 Hàm ý chính sách ........................................................................................141 5.2.1 Về phương diện lý thuyết 141 5.2.2 Về phương diện quản trị 142 5.3 Hạn chế của đề tài và định hướng sắp tới ....................................................149 5.3.1 Hạn chế của đề tài 149 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 150 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 155 PHỤ LỤC 1A ...................................................................................................... 172 PHỤ LỤC 1B ...................................................................................................... 175 PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 180 PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 183 PHỤ LỤC 4 ......................................................................................................... 184 PHỤ LỤC 5 ......................................................................................................... 187 PHỤ LỤC 6 ......................................................................................................... 188 PHỤ LỤC 7 ......................................................................................................... 197 PHỤ LỤC 8 ......................................................................................................... 205 PHỤ LỤC 9 ......................................................................................................... 210
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Phần tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa KTQT Kế toán quản trị KQHĐ Kết quả hoạt động NQT Nhà quản trị VN Việt Nam Phần tiếng nước ngoài Chữ viết tắt Chữ đầy đủ ABC Activity Based Costing (Tính giá thành dựa trên hoạt động) ACCA The Association of Chartered Certified Accountants (Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc) BSC Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng) CVP Cost-Volume-Profit (Phân tích điểm hòa vốn) CIMA Chartered Institute of Management Accountants (Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc) EOQ Economic Order Quantity (Số lượng đặt hàng kinh tế) FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) JIT Just in time (Sản xuất tức thời) IMA Institute of Management Accountants (Hội KTQT Hoa Kỳ) IFAC International Federation of Accountant (Liên đoàn kế toán quốc tế) ROI Return On Investment (Lợi nhuận đầu tư) ROA Return on Assets (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) ROS Return On Sales (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu) TQC Total Quality Control (Kiểm soát chất lượng toàn diện) TPM Total Productive Maintenance (Bảo trì năng suất toàn diện)
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT – Thế giới ....... 22 Bảng 1.2 Các nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT – VN .............. 26 Bảng 3.1. Bảng tóm tắt nguồn tham khảo của các biến ......................................... 92 Bảng 4.1. Tóm tắt những thay đổi sau phỏng vấn chuyên gia ................................ 97 Bảng 4.2 Thông tin cơ bản về DN ........................................................................ 99 Bảng 4.3. Loại hình DN....................................................................................... 100 Bảng 4.4. Thống kê mô tả - HTCP....................................................................... 100 Bảng 4.5. Thống kê mô tả - HTDT ...................................................................... 101 Bảng 4.6: Thống kê mô tả - DGKQHĐ................................................................ 102 Bảng 4.7: Thống kê mô tả - HTRQD ................................................................... 103 Bảng 4.8: Thống kê mô tả - QTCL ...................................................................... 104 Bảng 4.9: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh ...................................................... 107 Bảng 4.10: Quan điểm của chủ DN ..................................................................... 108 Bảng 4.11: Công nghệ tiên tiến ............................................................................ 108 Bảng 4.12: Trình độ của kế toán viên .................................................................. 109 Bảng 4.13: Nhân tố mô phỏng ............................................................................. 109 Bảng 4.14: Nhân tố cưỡng ép .............................................................................. 110 Bảng 4.15: Nhân tố quy phạm ............................................................................. 110 Bảng 4.16: Hệ số tin cậy – Cronbach’s Alpha. ..................................................... 111 Bảng 4.17: Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập .............................. 112 Bảng 4.18: Mức độ giải thích của mô hình – HTCP............................................. 112 Bảng 4.19: Mức độ phù hợp của mô hình - HTCP ............................................... 113 Bảng 4.20: Đa cộng tuyến – HTCP ...................................................................... 114 Bảng 4.21: Phương sai phần dư thay đổi – HTCP ................................................ 114 Bảng 4.22: Mức độ giải thích của mô hình – HTDT ............................................ 115 Bảng 4.23: Mức độ phù hợp của mô hình – HTDT .............................................. 116 Bảng 4.24: Đa cộng tuyến – HTDT ..................................................................... 117 Bảng 4.25: Phương sai thay đổi – HTDT ............................................................. 118 Bảng 4.26: Mức độ giải thích của mô hình - HTDG ............................................ 119 Bảng 4.27: Mức độ phù hợp của mô hình - HTĐG .............................................. 119 Bảng 4.28: Đa cộng tuyến - HTDG ..................................................................... 120 Bảng 4.29: Phương sai thay đổi - HTDG ............................................................. 120 Bảng 4.30: Mức độ giải thích của mô hình - HTRQD .......................................... 122 Bảng 4.31: Mức độ phù hợp của mô hình - HTRQD ............................................ 122 Bảng 4.32: Đa cộng tuyến - HTRQD ................................................................... 123 Bảng 4.33: Phương sai thay đổi - HTRQD........................................................... 123 Bảng 4.34: Mức độ giải thích của mô hình - HTQTCL ....................................... 125 Bảng 4.35: Mức độ phù hợp của mô hình - HTQTCL .......................................... 125
- viii Bảng 4.36: Đa cộng tuyến - HTQTCL ................................................................. 126 Bảng 4.37: Phương sai của phần dư thay đổi - HTQTCL ..................................... 126 Bảng 4.38: Mức độ giải thích của mô hình – kỹ thuật KTQT............................... 128 Bảng 4.39: Mức độ phù hợp của mô hình - kỹ thuật KTQT ................................. 128 Bảng 4.40: Đa cộng tuyến - kỹ thuật KTQT ........................................................ 129 Bảng 4.41: Phương sai thay đổi - kỹ thuật KTQT ............................................... 130 Bảng 5.1: Các nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT ............... 139
- ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3-1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 67 Sơ đồ 3-2: Mô hình nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT ........ 78
- x TÓM TẮT Tiêu đề: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Tóm tắt: Các kỹ thuật KTQT đem lại hiệu quả vượt trội mà chủ DN có thể triển khai trong quản lý, nhưng hiện tại VN có ít công trình tìm hiểu về các kỹ thuật này, nhất là với DNNVV. Để hỗ trợ DNNVV, tác giả đã tiến hành tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai kỹ thuật KTQT tại các DNNVV lĩnh vực sản xuất VN và kiểm định sự tác động của các nhân tố bất định và thể chế đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT. Phương pháp hỗn hợp được dùng để giải quyết vấn đề, với phần định tính là phỏng vấn chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mô hình; phần định lượng là gửi bảng hỏi khảo sát chính thức đến người phụ trách KTQT. Kết quả có ba nhân tố bất định là độ mạnh của thị trường cạnh tranh, sự tham gia của chủ DN, công nghệ tiên tiến và một nhân tố thể chế là mô phỏng tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT với những mức độ khác nhau. Kết quả này là cơ sở để Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ DNNVV, Hiệp hội chuyên ngành nâng cao vai trò hướng dẫn DNNVV triển khai kỹ thuật KTQT và chủ DN thay đổi nhận thức đối với vấn đề này để có thể nhận được nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh. Từ khóa: nhân tố bất định, nhân tố thể chế, kỹ thuật kế toán quản trị, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty
- xi ABSTRACT Title: FACTORS AFFECTING THE IMPLEMENTATION OF MANAGEMENT ACCOUNTING TECHNIQUES IN SMALL AND MEDIUM PRODUCTION ENTERPRISES IN VIETNAM Abstract: Management accounting techniques are an effective method that managers can apply in management. But in Vietnam, there are few works to learn about these techniques, especially with SMEs. To support SMEs, the author learns about the factors affecting the implementation of management accounting techniques in medium-sized manufacturing enterprises in Vietnam. The topic of testing is that the impact of contingency and institutional factors on the application of management accounting techniques. The method used to solve this problem is mixed; with the qualitative part is document review to detect gaps, build draft model and interview experts on related issues to edit the model; The quantitative method is to send an official questionnaire to the managers in charge of management accounting. The results have four factors: the strength of the competitive market, the manager’s point of view, the advanced technology and the imitations affecting on the use of management accounting techniques with different levels of impact. These results are the basis for the Government to promulgate policies to support SMEs, professional Associations to enhance the role of leading SMEs to implement management accounting techniques and the enterprise managers to change awareness of implementing these techniques in business activities. Keywords: contingency factors, institutional factors, management accounting techniques, SMEs, company
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt, nguồn lực khan hiếm và sự thay đổi công nghệ diễn ra ngày càng nhanh chóng thì việc sở hữu những thông tin kế toán chính xác là cực kỳ quan trọng, việc đưa ra những quyết định đúng lúc là mục tiêu quan trọng hàng đầu của thông tin KTQT. Bên cạnh đó, để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh thành công thì một DN còn có những mục tiêu thiết yếu khác là tối đa hóa doanh thu và giảm thiểu chi phí. Vì vậy, theo thời gian, các DN cần phải cải thiện hệ thống thông tin kế toán để đáp ứng những thách thức mới (Hutaibat, 2005). Mặc dù thông tin KTQT quan trọng không kém so với thông tin kế toán tài chính, nhưng trong thực tế và các tài liệu hiện có thì thông tin kế toán tài chính phổ biến hơn, các thuật ngữ kế toán tài chính cũng được sử dụng phổ biến hơn và được nhiều người sử dụng thông tin kế toán biết đến hơn, có thể vì thông tin kế toán tài chính dành cho cả người dùng bên trong và bên ngoài DN. Người dùng bên ngoài (chẳng hạn như nhà đầu tư tiềm năng, chủ nợ, nhà tư vấn, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính phủ, nhà cung cấp…) có thể quen thuộc với các khái niệm liên quan đến kế toán tài chính hơn so với các khái niệm về KTQT vì kế toán tài chính giúp họ hiểu rõ tình hình tài chính của các DN mà họ quan tâm và thông tin tài chính thường có sẵn trong các báo cáo tài chính của các DN vì các báo cáo này là sản phẩm mà pháp luật yêu cầu các DN phải thực hiện. Trái lại, thông tin KTQT chỉ phục vụ cho những người sử dụng nội bộ, chủ yếu là các nhà quản lý, người dùng bên ngoài (như đã được đề cập ở trên) không quan tâm và cũng không có quyền truy cập những thông tin này. Hơn nữa, luật pháp cũng không bắt buộc các DN phải triển khai KTQT nhưng các nguyên tắc kế toán tài chính thì DN nhất định phải tuân thủ. Sự phổ biến của kế toán tài chính so với KTQT được phản ánh trong các nghiên cứu học thuật, đặc biệt là trong các nghiên cứu thực nghiệm. Đa số các tài liệu kế toán trình bày về các vấn đề kế toán tài chính, trong khi chỉ một phần nhỏ dành cho các vấn đề KTQT (Hutaibat, 2005). Hiện tượng này tồn tại ở nhiều nước đang phát
- 2 triển, trong đó có Việt Nam. Trong môi trường kinh doanh hiện đại và ngày càng phức tạp, thông tin kế toán phù hợp là vô cùng cần thiết để ban lãnh đạo đưa ra quyết định hiệu quả nếu các công ty muốn thiết lập kế hoạch cạnh tranh, phát triển hoặc thậm chí là để tồn tại. Nhiều công trình trước đây đã khẳng định rằng các kỹ thuật KTQT đem lại hiệu quả ngoài mong đợi mà chủ DN/NQT có thể áp dụng để quản lý DN (Ghosh và Chan, 1997; Lybaert, 1998; Mitchell và Reid, 2000). Ngoài ra, tại các DNNVV, kỹ thuật KTQT còn được xem như một hệ thống cung cấp thông tin (Reid và Smith, 2002), đồng thời, nhờ triển khai các kỹ thuật KTQT mà thông tin tài chính lẫn phi tài chính có sẵn còn cho phép các DN tăng tính tranh đua trên thương trường, ứng phó dễ dàng với những biến cố của môi trường kinh tế (Mia và Clarke, 1999; Reid và Smith, 2002). Folk và cộng sự (2002) cho rằng triển khai tốt các kỹ thuật KTQT có thể không bảo đảm một DN sẽ thành công, nhưng nếu không triển khai các kỹ thuật này thì có thể làm giảm đáng kể những lợi ích mà lẽ ra các DN được nhận. Những nhận định trên ngụ ý rằng việc triển khai các kỹ thuật KTQT sẽ mang đến nhiều quyền lợi cho DN, cho nên, tăng cường nghiên cứu về vấn đề này để có thể triển khai tại các DNNVV ở VN là một vấn đề cực kỳ cần thiết. DNNVV ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số DN của một nước và là một lực lượng nòng cốt trong hệ thống kinh tế của Nhà nước (Mitchell và Reid, 2000). Tại VN, “số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ 97% tổng số DN trên cả nước và tạo ra khoảng 60% việc làm cho người lao động. Hàng năm khối DN này còn đóng góp khoảng 45% vào GDP cả nước và 31% tổng số thu ngân sách Nhà nước” (Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019, trang 73). Những con số trên chứng tỏ DNNVV có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền kinh tế của đất nước và là tác nhân thúc đẩy kinh tế phát triển. Mitchell và Reid (2000) còn đưa thêm một lý do để khẳng định vị thế của các DNNVV trong nền kinh tế đó là tính linh hoạt của loại hình DN này, chính điều này giúp DNNVV dễ dàng thích nghi với những đặc trưng của nền kinh tế mới. Từ những lý do trên, có thể nhận thấy các DNNVV chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Vì những đóng góp
- 3 cũng như tiềm năng phát triển của DNNVV mà Chính phủ các nước luôn quan tâm đến khối DN này. Ngay ở VN, luật hỗ trợ DNNVV đã chính thức được Quốc hội thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao và đã có hiệu lực vào ngày 01/01/2018. Nhiều công trình nghiên cứu đã tìm hiểu về DNNVV, đặc biệt là về tỷ lệ thất bại của các DN này (Watson và Everett, 1996). Richard (2000) cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn các DNNVV đến thất bại, như thiếu vốn lưu động, lựa chọn sai thị trường để phát triển và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất đẩy nhiều DNNVV đi đến thất bại đó là các DNNVV không đủ năng lực triển khai các phương thức quản lý kinh doanh cần thiết, vì vậy, nhiều DNNVV không phát triển tiếp được kế hoạch ban đầu hoặc không liên tục điều chỉnh kế hoạch đã thiết lập và cũng không biết dùng kế hoạch đã lập như một công cụ để đối sánh với thực tiễn hoạt động. Với quan điểm tương tự, Wichmann (1983) cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh của DNNVV là khả năng quản lý kém, kể cả việc giải quyết không tốt các vấn đề về kế toán. Hopper và cộng sự (1999) đã kết luận rằng không triển khai kỹ thuật KTQT có thể là nguyên nhân đẩy nhiều DNNVV ở Nhật Bản lâm vào tình trạng phá sản. Những lập luận này hàm ý rằng kỹ thuật KTQT rất quan trọng đối với sự thành công của các DNNVV. Một động lực khác để tác giả thực hiện luận án này là tài liệu nghiên cứu về việc triển khai kỹ thuật KTQT trong các DNNVV tại các nước đang phát triển còn khá ít. Trong thập kỷ qua, ngày càng có nhiều nghiên cứu về KTQT nhưng khá ít công trình quan tâm tới DNNVV (McChlery và cộng sự, 2004). Việc thiếu các nghiên cứu về KTQT trong các DNVVN có thể là do các học giả tin rằng KTQT chỉ thực sự hữu ích khi nghiên cứu ở các DN phương Tây hoặc DN Nhật Bản quy mô lớn, đã thành công và luôn đổi mới sáng tạo (Mitchell và cộng sự, 1998). Một lý do mà các học giả ưu tiên nghiên cứu KTQT ở DN lớn là vì họ tin rằng trình độ chuyên môn và năng lực đổi mới, phát triển KTQT nhiều khả năng diễn ra ở các DN lớn (Mitchell và Reid, 2000). Thực trạng này đã để lại một khoảng trống đáng kể trong việc nghiên cứu về kỹ thuật KTQT ở các DNVVN.
- 4 Tóm lại, mặc dù thực tế đã chứng minh DNNVV quan trọng về cả kinh tế và xã hội đối với một quốc gia nhưng hiện vẫn còn rất ít công trình tìm hiểu về việc cung cấp thông tin KTQT và triển khai các kỹ thuật KTQT tại các DNVVN (Nandan, 2010). Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã khẳng định những kỹ thuật KTQT có thể hiệu quả ở quốc gia này nhưng không hiệu quả ở các quốc gia khác là do sự khác biệt về văn hóa (Chow và cộng sự, 1994) và những kết quả liên quan đến KTQT thu được từ một quốc gia có thể không khái quát được cho các quốc gia khác, ngay cả với các nước nằm trong cùng khu vực (Phadoongsitthi, 2003). Ở Việt Nam, KTQT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học từ năm 1995 và hiện cũng đã được triển khai ở khá nhiều DN Việt Nam nhưng lại có rất ít thông tin về mức độ triển khai kỹ thuật KTQT tại các DNNVV (Hung, 2016). Việc không có dữ liệu về kỹ thuật KTQT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai chúng trong các DNNVV có lẽ đã ngăn cản các cơ quan quản lý/hoạch định chính sách đưa ra phương hướng hành động để hỗ trợ các DNNVV. Những nhận định trên cho thấy có khoảng trống đáng kể giữa lý luận và thực tiễn liên quan đến việc triển khai kỹ thuật KTQT trong các DNNVV ở Việt Nam và cần được lấp đầy với lý do thông tin thu được có thể làm cơ sở cho những quyết sách của Chính phủ trong thời gian tới. Với ưu thế của các DNNVV trong nền kinh tế như đã nêu ở trên, việc nâng cao hiểu biết về các kỹ thuật KTQT mà các DNNVV đã triển khai là rất quan trọng. Việc giả định DNNVV chỉ đơn giản là một phiên bản “nhỏ hơn” của một DN lớn nên chỉ cần tìm hiểu về DN lớn là một quan điểm hoàn toàn sai lầm (Blank, 2013). Với tầm quan trọng về mặt kinh tế và xã hội của các DNNVV, cùng với những lập luận ở trên và khoảng trống trong các tài liệu về KTQT, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT trong các DN sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Phần dưới đây, tác giả sẽ trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được phát triển cho luận án.
- 5 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Qua các vấn đề đã thảo luận ở trên, nghiên cứu này muốn kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN. Dựa vào kết quả thu được, đề xuất giải pháp nâng cao việc triển khai KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN. 2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra, nghiên cứu có hai mục tiêu cụ thể: 1. Nhận diện nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất của VN. 2. Kiểm định mức độ tác động của từng nhân tố đến việc triển khai kỹ thuật KTQT trong các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất ở VN. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Những mục tiêu ở trên được diễn đạt bằng các câu hỏi sau: 1. Những nhân tố cụ thể nào tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại các DNNVV ngành sản xuất của VN? 2. Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại các DNNVV ngành sản xuất ở VN hiện nay ra sao? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT tại DNNVV lĩnh vực sản xuất. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Các DNNVV lĩnh vực sản xuất nằm ở khu vực phía nam trên lãnh thổ VN. + Thời gian: Dữ liệu thu thập vào năm 2018. + Giới hạn của đề tài: Không xem xét sâu nội dung của từng kỹ thuật KTQT.
- 6 4. Phương pháp nghiên cứu Đối với thiết kế của nghiên cứu này, tác giả quyết định áp dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp cả định tính và định lượng. Để phù hợp với vấn đề nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu và theo khuyến nghị của một số tác giả (ví dụ: Collis và Hussey, 2003; Saunders và cộng sự, 2007), nghiên cứu này áp dụng phương pháp hỗn hợp. Phương pháp chủ đạo là định lượng, dựa vào việc thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi cho các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN. Điều này được bổ sung bằng phương pháp định tính dưới hình thức phỏng vấn sâu. Phương pháp hỗn hợp là thích hợp cho nghiên cứu này vì đây là một chủ đề có khá nhiều tài liệu, hơn nữa, mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN và xác định mối quan hệ giữa các biến số nghiên cứu và việc triển khai các kỹ thuật KTQT thông qua việc sử dụng hai trong số các lý thuyết hiện có là bất định và thể chế. - Định tính giúp nhận diện các nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại DNNVV ngành sản xuất ở VN. Kỹ thuật phỏng vấn sâu các nhà chuyên môn giúp xác định các yếu tố cần tìm, từ đó đề ra giả định và mô hình sẽ xem xét. Những kết quả thu được từ đây sẽ giúp khẳng định các biến số và xem xét sự tương xứng giữa mô hình đề xuất với những nét đặc trưng của hệ thống kinh tế VN. - Định lượng giúp ước tính sự tác động của các biến độc lập đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN. Dữ liệu được thu thập trực tiếp (theo thang đo của mô hình) từ những người đang làm việc tại các bộ phận có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường tác động của các nhân tố (dựa vào hai lý thuyết bất định và thể chế) đến việc triển khai kỹ thuật KTQT tại DNNVV sản xuất VN. Dựa trên các mục tiêu đã nêu, nghiên cứu này được xem như một loại nghiên cứu giải thích và khám phá. Phần nghiên cứu liên quan đến mục tiêu 1 và 2, tức là nhận dạng các nhân tố tác động và kiểm định sự tác động của các nhân tố này đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN, được phân loại là khám phá và giải thích.
- 7 5. Đóng góp của luận án Luận án sẽ có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau: - Về mặt khoa học: Nghiên cứu sẽ mở rộng tài liệu KTQT hiện có theo hai cách chính. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc triển khai kỹ thuật KTQT. Thứ hai, đóng góp thêm một nghiên cứu trong bối cảnh mới của các DNNVV Việt Nam về những nhân tố tiềm ẩn nào tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT. - Về mặt thực tiễn, việc tập trung vào Việt Nam là đặc biệt quan trọng vì hiện tại ở VN, nghiên cứu về kỹ thuật KTQT và DNVVN còn rất hạn chế và nói chung, nghiên cứu về kỹ thuật KTQT tại các DNNVV ở các nước đang phát triển còn rất hạn chế (Joshi, 2001). Đề tài có những đóng góp: + Với các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất ở VN: Cung cấp những minh chứng cụ thể để giúp các nhà quản lý DNNVV nhận ra những nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT, từ đó giúp nhà quản lý DNNVV có thể triển khai các kỹ thuật KTQT một cách hiệu quả nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. + Với Chính phủ và các cơ quan chuyên môn: Cung cấp kết quả (dựa trên những minh chứng cụ thể) về việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV và các nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật này để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ và các tổ chức tài chính Việt Nam ban hành các quyết sách hợp lý, hiệu quả và thiết thực hơn trong tương lai đối với các vấn đề liên quan đến DNNVV. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần giới thiệu, nội dung của luận án được trình bày ở 5 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Phần này nêu khái quát về các công trình đã được tiến hành có liên quan đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT, nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trên thế giới và VN. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những hạn chế từ các công
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn