intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm khảo sát, thống kê, phân loại, định danh, mô tả, phân tích các dạng tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 như: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- CHU THỊ HUYỀN CÁC DẠNG CƠ BẢN CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ SAU 1986 (từ góc nhìn thể loại) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thu Thủy PGS.TS. Vũ Tuấn Anh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Chu Thị Huyền (2009), Bùi Hiển văn và đời, Trích Tuyển tập truyện ngắn Bùi Hiển, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr 456. 2. Chu Thị Huyền (2014), Truyện ngắn Bùi Hiển- cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người, Tạp chí Khoa học liên ngành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, (6), tr 56-62. 3. Chu Thị Huyền (2018), Khuynh hướng truyện ngắn- tiểu thuyết hóa trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, Tạp chí Khoa học xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, (63), tr 27-34. 4. Chu Thị Huyền (2018), Sức trẻ của khuynh hướng truyện cực ngắn sau 1986, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (284), 9/2018, tr 6-11. 5. Chu Thị Huyền (2018), Loại hình truyện ngắn kì ảo trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986, Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, số 26/2018, tr 80-83.
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam hiện đại, truyện ngắn là một thể loại mạnh, có nhiều thành tựu. Đến với truyện ngắn Việt Nam sau 1986, các nhà nghiên cứu, phê bình không chỉ được đối thoại với những nhà văn xuất sắc của Việt Nam, được thưởng thức những truyện ngắn có giá trị mà còn thấy được quá trình vận động, biến đổi không ngừng của thể loại này. Từ sau 1986, nhất là những năm gần đây, truyện ngắn đã có sự chuyển dịch quan trọng về phía hiện đại, giao lưu và hội nhập với truyện ngắn nói riêng và văn xuôi thế giới nói chung. Chính sự đa dạng, nhiều màu sắc đó đã đưa truyện ngắn trở thành một đối tượng tiềm năng, hấp dẫn với độc giả và các nhà nghiên cứu. 1.2. Nhà lý luận phê bình, cây đại thụ lý luận của nước Nga, Bakhtin, đã từng khẳng định: “Lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành, phát triển và tương tác giữa các thể loại” [105; 8]. Lịch sử văn học đã minh chứng cho điều đó. Sau 1986, độc giả đã chứng kiến quá trình vận động và biến đổi liên tục của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn (cùng với tiểu thuyết) là thể loại quan trọng cuả văn xuôi, thể hiện một lối tư duy riêng về đời sống. Truyện ngắn đã và đang có sự vận động, đổi thay về quy mô và dung lượng; truyện ngắn đang có xu hướng vươn tới, giao thoa với các thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, thơ... Sự giao thoa, tương tác tạo nên một số dạng mới của truyện ngắn đồng thời thể hiện tinh thần dân chủ, hiện đại, sự nỗ lực, cách tân của thể loại truyện ngắn. 1.3. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đến nay có nhiều thành tựu, phong phú, đa dạng, phức tạp, phân hướng, phân dòng… Đây là nơi quy tụ nhiều thế hệ nhà văn. Có rất nhiều cây bút đã trở nên quen thuộc với độc giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... Họ vẫn chủ yếu tiếp nối dòng mạch văn chương truyền thống. Bên cạnh đó đã xuất hiện khá nhiều cây bút với cách viết mới, lạ, đa dạng về bút pháp như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đoàn Lê, Nguyễn Quang Lập, Y Ban, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều. Từ thập niên 90, Hòa Vang, Trần Đức Tiến, Hồ Anh Thái, Cao Duy Sơn đã trở thành những cây bút để lại nhiều tiếng vang. Cuối thập niên 90 tới những năm 2000, sự xuất hiện của những cây bút xuất sắc làm nên diện mạo mới của truyện ngắn như: Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Lưu Minh Sơn, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư... Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986, chúng tôi nhận thấy: truyện ngắn đã và đang tiếp tục hình thành những dạng mới, độc đáo. Bên cạnh truyện ngắn truyền thống là sự xuất hiện đa dạng của các dạng truyện ngắn mới. Nhiều nhà văn có sự gặp gỡ trong quan điểm nghệ thuật, bút pháp thể hiện, tạo ra dạng truyện độc đáo, hấp dẫn. Điều này tạo nên sự đa dạng phong phú cho bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 cũng như khẳng định vị thế quan trọng của truyện ngắn trong dòng chảy văn xuôi đương đại Việt Nam.
  5. 2 1.4. Đã có không ít công trình khoa học chọn truyện ngắn Việt Nam sau 1986 làm đối tượng nghiên cứu. Những dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đã bắt đầu được quan tâm, nghiên cứu trong những năm gần đây. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu nhận diện, phân loại các dạng cuả truyện ngắn sau 1986 từ góc nhìn thể loại. Cách tiếp cận này hứa hẹn sẽ cho nhiều kết quả thú vị và có nhiều ý nghĩa, không chỉ đối với việc nghiên cứu phê bình mà với cả hoạt động sáng tác. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại) làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án lựa chọn đối tượng nghiên là các dạng cơ bản truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại. 3. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc độ thể loại, tập trung vào ba dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. 2.2. Phạm vi khảo sát Luận án tập trung khảo sát truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến năm 2019. Do số lượng tác phẩm xuất bản hàng năm là rất lớn nên việc khảo sát cuả chúng tôi tập trung hướng tới các tác phẩm hoặc có chất lượng hoặc gây được dư luận và tất nhiên phải thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của mỗi dạng truyện ngắn theo định hướng của luận án. Các tác phẩm được khảo sát là khá lớn, được luận án trình bày trong phần Danh mục khảo sát (cuối luận án). 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án khảo sát, thống kê, phân loại, định danh, mô tả, phân tích các dạng tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 như: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. - Từ đó tiến tới nhận diện đặc điểm, diện mạo và thành tựu của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại; đánh giá vai trò, vị trí của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này trong mối tương quan với các thể loại khác của nền văn học; thấy được khát vọng cách tân thể loại, tính chất hiện đại và năng động của thể loại truyện ngắn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích như trên, luận án hướng tới thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Luận án khảo sát đối tượng nghiên cứu và lí giải những tiền đề xã hội, văn hóa làm nảy sinh các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986.
  6. 3 Luận án phân loại, khảo sát, mô tả các dạng cơ bản nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1986: lịch sử truyện cực ngắn, đặc điểm cơ bản của dạng truyện cực ngắn; lịch sử truyện ngắn giàu chất trữ tình, đặc điểm nổi bật của dạng truyện ngắn giàu chất trữ tình; lịch sử truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết, đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Luận án lí giải, cắt nghĩa quá trình tiếp biến và phát triển của thể loại truyện ngắn trong sự giao thoa với các thể loại văn học. Luận án đưa ra một số đánh giá về thành tựu của từng dạng truyện ngắn, dự báo về dạng truyện có thiên hướng phát triển, chiếm ưu thế trong đời sống truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XXI. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu song trong đó có những phương pháp chính sau: Thứ nhất, phương pháp loại hình là phương pháp quan trọng của Luận án. Phương pháp loại hình được sử dụng nhằm phân chia đối tượng nghiên cứu thành những dạng tiêu biểu với những tiêu chí cụ thể, khu biệt các dạng truyện ngắn. Với phương pháp này, chúng tôi nhận diện những bình diện làm nên đặc trưng các dạng của truyện ngắn (tình huống, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu). Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại là phương pháp thứ hai được sử dụng chủ yếu trong luận án. Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Do vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp này dựa vào những đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Cũng từ phương pháp này, chúng tôi nhận ra những giao thoa, tương tác giữa truyện ngắn và các thể loại văn học. Thứ ba, luận án sử dụng phương pháp văn học sử. Phương pháp này được luận án sử dụng để nghiên cứu truyện ngắn trong mối tương quan với hoàn cảnh lịch sử- xã hội khi tác phẩm ra đời và được tiếp nhận, nghiên cứu theo giai đoạn văn học. Từ đó, luận án chỉ ra vị trí, vai trò của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 trong nền văn xuôi đương đại. Thứ tư, phương pháp so sánh được sử dụng để nhận diện sự khác nhau giữa các dạng; so sánh để chỉ ra sự kế thừa, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 so với các giai đoạn trước, so với các dạng khác hoặc thể loại văn học khác. Ngoài ra, luận án sử dụng một số thao tác như: thống kê, phân loại, phân tích và tổng hợp. 6. Những đóng góp mới của luận án - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu, phân loại, định danh, miêu tả, phân tích các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại) một cách toàn diện và chuyên sâu. - Từ đây, Luận án đã nhận diện những đặc điểm, diện mạo, đánh giá về vai trò, vị trí của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này trong mối tương quan với các thể loại khác để thấy được khát vọng cách tân thể loại, tính chất hiện đại và năng động của thể loại truyện ngắn; bước đầu dự báo về xu hướng vận động, phát triển của truyện ngắn trong tương lai.
  7. 4 - Cho tới thời điểm này, đây là công trình có tính thời sự hơn cả vì nó đã tiệm cận với truyện ngắn Việt Nam ở thì “hiện tại” (phạm vi nghiên cứu từ 1986 đến năm 2019). - Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích, đáng tin cậy cho những ai quan tâm nghiên cứu, giảng dạy truyện ngắn cũng như Văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm: Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại Chƣơng 2: Truyện cực ngắn Chƣơng 3: Truyện ngắn giàu chất trữ tình Chƣơng 4: Truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về truyện ngắn và nghiên cứu về những hiện tượng nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 Trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại- Nhận thức và thẩm định, tác giả Vũ Tuấn Anh đã khẳng định về tiềm lực của thể loại, đồng thời thể hiện sự tin tưởng và kì vọng của mình khi thể loại “đạt đến cả độ chín cả trong hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đến”[98; 32]. Cùng khẳng định thành tựu chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, Nguyễn Thị Bích Thu trong cuốn Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 cho rằng: “Trong một thời gian không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyết chưa kịp làm... Xét trong hệ thống chung cuả các loại hình văn xuôi, nghệ thuật truyện ngắn đã đạt được thành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong cách nhìn nghệ thuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ” [245; 32-36]. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự được mùa, phát triển rực rỡ của thể loại truyện ngắn ở giai đoạn này, sự phân hóa thành nhiều dạng khác nhau của truyện ngắn. Nguyễn Thị Bích Thu nhấn mạnh yếu tố thực tiễn đã trở thành động lực cho sự sáng tạo và bứt phá cuả truyện ngắn Việt Nam. Trong cái nhìn so sánh, đối chiếu giữa các thời kì văn học, Phan Cự Đệ đã khẳng định trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam- Lịch sử- Thi pháp- Chân dung: “Những truyện ngắn của các tác giả này (Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…) sáng tác trong thời đổi mới đều có những chuyển biến so với giai đoạn trước với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Các nhà văn đã bước một bước dài từ khuynh hướng sử thi- lãng mạn sang khuynh hướng thế sự- đời tư” [131; 366]. Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy công trình là tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo Văn học Việt Nam sau 1975 do Trường Đại học Sư phạm tổ chức [182;183]. Công trình mang đến cho các nhà nghiên cứu truyện ngắn
  8. 5 những kiến giải khoa học, giàu tính thời sự. Trong bài Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long viết: “Với truyện ngắn, văn học Việt Nam đang tiệm cận văn học thế giới ở tư duy thể loại” [182,183]. Một trong những công trình được đánh giá cao khi kiến giải về truyện ngắn giai đoạn 1975- 1995 đó là công trình của Tiến sĩ Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995. Mặc dù công trình nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1975- 1995 song công trình đã có những kiến giải quí báu về truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Trong đó, tác giả chỉ ra đặc điểm nổi bật về cốt truyện: giảm nhẹ cốt truyện bên ngoài, gia tăng cốt truyện bên trong, tăng thêm phần phân tích triết luận, vận dụng các motip folklore để xây dựng cốt truyện. Đây chính là nét mới, sự khác biệt của truyện ngắn giai đoạn này so với các giai đoạn trước. Ngoài ra, các công trình lớn nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986 còn phải kể đến như: Lê Lưu Oanh (2004), Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn (in trong Tự sự học), [217; 369-378]; Bùi Việt Thắng (2004), Truyện ngắn hôm nay [238]; Trần Thanh Đạm (2004), Một thoáng nhìn văn học 5 năm đầu thế kỉ, [125; 6]... Khảo sát truyện ngắn trong vòng ba thập kỉ, chúng tôi thấy đã có hàng trăm bài viết cuả các nhà nghiên cứu, phê bình về tác giả, những hiện tượng nổi bật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Trước tiên, chúng ta phải kể đến hiện tượng truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Nhiều bài viết đánh giá cao những cách tân nghệ thuật và khẳng định sự đóng góp của nhà văn. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là công trình công phu của Tôn Phương Lan về Nguyễn Minh Châu [211; 298]. Cuốn sách quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới xây dựng nhân vật, tình huống truyện hay nghệ thuật xây dựng nhân vật... của nhà văn. Bên cạnh đó, tác giả Mai Hương đã sưu tầm tuyển chọn 59 bài viết trong cuốn sách mang tên Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật [163]… Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp với hàng loạt truyện ngắn mang phong cách mới lạ đã tạo nên “hội chứng Nguyễn Huy Thiệp. Sau khi tác phẩm Tướng về hưu được xuất bản khoảng một năm thì cuốn Nguyễn Huy Thiệp- Tác phẩm và dư luận hiện diện. Và khoảng mười năm sau, tập sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp [254] do tác giả Phạm Xuân Nguyên tập hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả trình làng như một minh chứng cho cơn chấn động văn đàn mà Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra. Tập sách bao gồm 54 bài viết, được coi là câu chuyện “Người đương thời Nguyễn Huy Thiệp bàn về Nguyễn Huy Thiệp”. Nguyễn Thị Bình đã ghi nhận trước sự xuất hiện của truyện ngắn Phạm Thị Hoài: “Truyện của bà rất giàu chất sắc thái trào lộng, các chi tiết xác thực, châu tuần quanh một cốt truyện có ý rời xa logic hiện thực, phi lí, tạo ra một kiểu “tân huyền thoại” hoặc “phiếm huyền thoại” không phải bao giờ cũng dễ hiểu” [113; 217]. Nghiên cứu truyện ngắn Phạm Thị Hoài còn phải kể đến bài viết tiêu biểu như Văn Giá (1989), Những bước đi ban đầu của cây bút Phạm Thị Hoài [139]; Thụy Khuê, Phạm Thị Hoài trên sinh lộ mới của văn học [170]; Nguyễn Thanh Sơn- Đọc và đọc lại “Thiên sứ” cuả Phạm Thị Hoài [224] … Nửa cuối thập niên 80 cho đến suốt thập niên 90 dư luận chú ý tới sự xuất hiện của nhiều cây nút nữ xuất sắc, một hiện tượng văn học thể hiện rõ tinh thần nữ quyền. Bàn bạc thảo luận về vấn đề này Đặng Anh Đào, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân đã thẳng thắn ghi nhận sự đóng góp của các cây bút nữ mới trong buổi tọa đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương [134]. Cuối năm 1989, truyện ngắn Tạ Duy Anh đã tạo nên sự xáo động trên văn đàn. Nhiều ý kiến đồng thuận: Nếu tính 50 truyện ngắn hay nhất Việt Nam lúc bấy giờ phải có Bước qua lời nguyền;
  9. 6 và nếu như cần chọn ra 20 truyện, 10 truyện cũng phải có, và thậm chí nếu chỉ được phép chọn 5 truyện đặc sắc nhất, không thể thoát Bước qua lời nguyền. Đầu thế kỉ XXI, hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận), Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè) nổi bật trên diễn đàn. Có nhiều ý kiến khác nhau song các ý kiến đều đánh giá rất cao Cánh đồng bất tận- một trong những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Tác phẩm đã được trao tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006; được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành 2007; được dịch sang tiếng Thụy Điển với tên Falt utan slut năm 2008. Đặc biệt với tập truyện cùng tên, Nguyễn Ngọc Tư đã đạt Giải thưởng Literaturpreis do Litprom - Hiệp hội quảng bá văn học Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh bình chọn năm 2018. Nghiên cứu, lí giải về hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư có một số bài viết đáng chú ý như: Phạm Xuân Nguyên (2004), Khi cánh đồng mở ra [203]; Vũ Hồng (2006), Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận [155]; Tiếng thở dài qua Cánh đồng bất tận, http.www.tuoitre online… Năm 2005, tập truyện ngắn Bóng đè cuả Đỗ Hoàng Diệu gây rất nhiều tiếng vang. Một số nhà phê bình đánh giá cao về nội dung và lối viết như Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp… 1.1.2. Những công trình, bài viết nghiên cứu các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 Tính tới thời điểm chúng tôi nghiên cứu đề tài này đã có một vài công trình, bài viết nghiên cứu những vấn đề liên quan gần gũi với đề tài của luận án như: khuynh hướng truyện ngắn, loại hình truyện ngắn. Đó là những gợi dẫn quí giá giúp chúng tôi lựa chọn những tiêu chí phù hợp để nhận diện các dạng truyện ngắn. Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn những công trình, bài viết tiêu biểu: Căn cứ vào chủ đề và cảm hứng, Nguyễn Thị Bình phân chia văn xuôi nói chung trong đó có truyện ngắn với ba khuynh hướng nổi bật: “khuynh hướng nhận thức lại hiện thực”, “khuynh hướng đạo đức- thế sự đời tư” và “khuynh hướng triết luận” [214; 246]. Theo Nguyễn Văn Long, bốn khuynh hướng nổi bật của văn xuôi trong đó có truyện ngắn giai đoạn này bao gồm: “khuynh hướng sử thi”, “khuynh hướng nhận thức lại”, “khuynh hướng thế sự- đời tư” và “khuynh hướng triết luận”[182; 183]. Tác giả Trần Văn Thắng thuyết giải khá hợp lí về “Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới (1986-2000)” khi nhìn truyện ngắn từ khuynh hướng thế sự. Luận án đã chỉ ra những nét đặc trưng của truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng thế sự. Tác giả nhấn mạnh: “Sự cô đọng, hàm súc, cách khai thác theo chiều sâu số phận và nội tâm nhân vật, những cách thức gợi mở, đối thoại… tạo cho truyện ngắn thế sự một phong cách mới, vượt ra ngoài khung thể loại” [240; 19]. Qua những tác phẩm đã khảo sát, Trần Văn Thắng làm rõ những nét đặc sắc, độc đáo của từng nhà văn, từ đó khẳng định những đóng góp quan trọng của các cây bút truyện ngắn tiêu biểu thời kì Đổi mới. Công trình Truyện ngắn- Những vấn đề lí thuyết và thể loại cuả tác giả Bùi Việt Thắng bao gồm hai phần chính (lí thuyết về thể loại truyện ngắn, ý kiến của các nhà văn về truyện ngắn). Trong chương IV, Bùi Việt Thắng đã chỉ ra: “dù thực tế có rất nhiều kiểu loại thì truyện ngắn vẫn có thể được phân loại theo phương pháp loại hình thành các kiểu chính: cổ điển, kì ảo, trữ tình, rất ngắn và liên hoàn” [237; 134]. Luận án Truyện ngắn Việt Nam sau 1975- Nhìn từ góc độ thể loại Nguyễn Thị Năm Hoàng [155]; Luận án Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại) của tác giả Lê Thị Hương Thủy [195] tập trung nghiên cứu lí luận về thể loại, những đặc điểm k hu biệt và sự tương tác thể loại.
  10. 7 Nếu như nghiên cứu chung về các dạng truyện ngắn Việt Nam sau 1986 mới chỉ được nhắc tới trong các công trình, bài viết thì hướng nghiên cứu về dạng truyện cực ngắn được đề cập tới chi tiết hơn trong một số bài viết. Chẳng hạn: Hoàng Ngọc Hiến (1993), Truyện cực ngắn hiện đại dễ viết ngắn [143; 90]; Nguyễn Thanh Hùng (1994), Ánh kim sa trong truyện ngắn (in trong Văn học và nhân cách) [158]… Song song với nhóm nghiên cứu về truyện cực ngắn, một số nhà nghiên cứu quan tâm tới kiểu truyện nhại, mô phỏng thể loại. Đặng Anh Đào là người đầu tiên đưa ra khái niệm “giả cổ tích” như một thể loại trong sự phân loại cuả lịch sử”, “giả ngụ ngôn” [126]. Bùi Thanh Truyền là tác giả dành nhiều sự quan tâm tới những truyện giả cổ tích. Song đề truyền thống- hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới tuy chưa thừa nhận truyện cũ viết lại như một xu hướng nhưng tác giả gọi đó là “các truyện ngắn viết theo phong cách “giả cổ tích” và “truyện cũ viết lại” [254; 2]. Trong cuốn Truyện ngắn lí luận, tác giả và tác phẩm, Lê Huy Bắc có bài Truyện ngắn nhại. Nhà nghiên cứu phân tích những biểu hiện của kĩ thuật nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp kể cả về nội dung và nghệ thuật cuả truyện. Đó cũng là cách thức, phương tiện và những kĩ thuật mà các nhà văn ưa dùng trong sáng tác nhất là khoảng từ đầu thế kỉ XXI đến nay. 1.1.3. Một số kết luận Qua việc khảo sát những công trình, bài viết, hướng nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 chúng tôi nhận thấy: Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đã quy tụ rất nhiều công trình, chuyên luận, bài viết có chất lượng cao. Một số công trình, bài viết đã chọn hướng nghiên cứu chuyên sâu về một nhóm tác giả hoặc giai đoạn (1975-1995; 1986-2000; 2000- nay). Các bài viết trên sẽ là những gợi ý quý báu để chúng tôi tiếp tục triển khai công trình nghiên cứu của mình theo hướng chuyên sâu và toàn diện. Các khuynh hướng (Tendance), mô hình (Mode, Format) truyện ngắn qua các công trình trên đã được “phân lập” theo nhiều tiêu chí, nhiều cách. Những phân loại, sắp xếp nói trên cho ta thấy được những nét cắt ranh giới, thể loại cũng như sự vận động cuả thể loại mềm dẻo và năng động này. Mỗi nhà nghiên cứu có cách phân loại riêng, có cách diễn đạt khác nhau. Sự khác nhau này bắt nguồn từ sự phức tạp đồng thời thú vị của đối tượng. Tiếp nhận và tham khảo những nghiên cứu khoa học, bổ ích trên, Luận án chọn cho mình một góc nhìn khác: nhận diện các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại). 1.2. Những vấn đề chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 1.2.1. Bối cảnh xã hội-văn hóa- văn học Việt Nam sau 1986 1.2.1.1. Những biến chuyển của đời sống- văn hóa- xã hội Cuối 1986, Đại hội Đảng VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi mới về tư duy của Đảng và của toàn xã hội. Trên tờ Văn nghệ, cơ quan ngôn luận cuả Hội nhà văn Việt Nam, số ra ngày 05 tháng 12 năm 1987, Nguyễn Minh Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời nảy nở của các dòng, các khuynh hướng, dạng thức trong thể loại truyện ngắn. Sự đổi mới nhanh chóng của kinh tế- xã hội, sự mở rộng giao lưu văn hóa, văn học, sự phát triển của công nghệ thông tin… ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị hiếu, thẩm mĩ văn chương của con người Việt Nam. Sự thay đổi này khiến người sáng tác và người tiếp nhận văn học thay đổi. Ngoài mục đích tìm hiểu, công chúng còn hướng tới suy ngẫm, thư giãn, giải trí. Vai trò của nhà văn và văn học với nhu cầu thẩm mĩ, khát vọng sáng tạo của nhà văn ngày càng được nâng cao. Đây là tiền đề để văn xuôi nói chung trong đó có truyện ngắn phân hóa thành nhiều dạng và tiểu loại.
  11. 8 1.2.1.2. Những biến chuyển trong đời sống văn học Trong khoảng 30 năm sau Đổi mới, truyện ngắn Việt Nam chuyển sang một quỹ đạo mới. Những thay đổi nhanh chóng về văn hóa, xã hội đã thúc đẩy truyện ngắn phát triển rực rỡ, có những chặng đường đã đạt tới độ chín về thể loại. Làm nên diện mạo truyện ngắn giai đoạn này là sự góp công của nhiều thế hệ nhà văn. Quan niệm sáng tác cuả nhà văn giai đoạn này đã thay đổi khác trước. Phản ánh hiện thực trong văn học trở thành phương tiện nghệ thuật chứ không phải mục đích của nghệ thuật. Mối quan hệ tự do đối với hiện thực cho phép văn học khám phá đời sống linh hoạt, phong phú hơn. Nhà văn phát huy sáng tạo đồng thời phát huy vai trò của người đọc. Văn học nảy sinh nhiều xu hướng, cảm hứng sử thi vốn bao trùm đã chuyển sang cảm hứng thế sự- đời tư- phong hóa; cảm hứng phân tích, đối thoại. Quan niệm về con người của các nhà văn cũng có sự thay đổi. Chống lại nguyên tắc mô tả con người theo một chuẩn mực giá trị đơn nhất, văn học đặt con người trên nhiều phương diện, nhiều tọa độ, nhiều thang bậc giá trị, khám phá con người ở cả bình diện vô thức và ý thức, đời sống tự nhiên, cả phía cộng đồng, lịch sử dòng tộc, con người cá thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. 1.2.2. Khái quát về các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 1.2.2.1. Các tiêu chí phân loại truyện ngắn Nói đến truyện ngắn là chúng ta nhắc tới loại hình tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Tính chất ngắn gọn của truyện ngắn được thể hiện trên ba phương diện cơ bản. Trước hết, thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn được thu hẹp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Thứ hai, với một dung chứa đời sống có hạn nên truyện ngắn không đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của đời sống. Thứ ba, cái ngắn của truyện được thể hiện rất rõ ở qua dung lượng của tác phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, truyện ngắn đã có sự biến đổi, phù hợp với quy luật tất yếu của lịch sử, đời sống thể loại. Truyện ngắn trở thành tác phẩm tự sự hiện đại. Về cơ bản, truyện ngắn hiện đại một mặt kế thừa những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn truyền thống song mặt khác đã thay đổi, khác biệt. Sự biến đổi này do quá trình tương tác, giao thoa giữa truyện ngắn với các thể loại văn học khác như tiểu thuyết, kịch, thơ… “Dạng” (Typical Types, Modality) là khái niệm được sử dụng chung cho các ngành khoa học, nghệ thuật song gần đây được nhắc đến trong lĩnh vực văn học. Chúng ta thường sử dụng cụm từ này khi kết hợp với các từ, ngữ khác như: dạng thức sáng tác, dạng tiểu thuyết, dạng truyện ngắn… Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: dạng là “hình thức, kiểu tồn tại của sự vật, hiện tượng” [257; 214]. Theo quan điểm của chúng tôi, dạng truyện ngắn là nơi tập trung một số nhà văn có khả năng tạo lập một quan niệm riêng về giá trị hình thức nghệ thuật của một tiểu thể loại truyện ngắn. Mỗi dạng thức sẽ quy tụ những nhà văn (những tác phẩm) có những điểm tương đồng trong cách tổ chức cốt truyện, dung lượng ngôn từ, xây dựng tình huống, tạo dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và nhất là các thủ pháp nghệ thuật cơ bản. Mỗi dạng thức luôn có sự xuất hiện của những đỉnh triều và con sóng ngầm tạo nên ranh giới cũng như tiềm năng cho mỗi dạng truyện ngắn. Thể loại truyện ngắn (cũng như các thể loại văn học khác) đều có thể phát triển thành nhiều dạng. Một dạng truyện có vị thế quan trọng, là thành phần cơ bản để làm nên thể loại. Ngoài ra, nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống cuả thể loại cũng như văn chương nghệ thuật, thu hút sự quan tâm cuả độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình. Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 có sự hiện diện của nhiều dạng. Trong đó có một số dạng kế thừa phát triển của truyện ngắn giai đoạn trước, có những dạng mới ra đời theo quy luật
  12. 9 tất yếu cuả thể loại. Việc phân loại một cách rành mạch, rõ ràng truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 theo các tiêu chí nhất định là chuyện không dễ. Tiêu chí nghệ thuật của thể loại về cơ bản tương đối ổn định song có sự dịch chuyển thay đổi theo thời gian, phù hợp với quy luật sinh thành, phát triển. Cho nên, phân loại truyện ngắn về cơ bản chỉ là sự tương đối, phụ thuộc vào điểm nhìn và các tiêu chí xuất phát phân loại. Khi phân chia truyện ngắn căn cứ vào chủ đề và cảm hứng, truyện ngắn Việt Nam sau 1986 nổi bật với ba khuynh hướng: khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, khuynh hướng đạo đức thế sự và khuynh hướng triết luận. Căn cứ theo đặc trưng thi pháp và thể loại, truyện ngắn nổi lên với nhiều kiểu, loại và dạng khác nhau. Chẳng hạn Lê Huy Bắc khi nghiên cứu O. Hemingway đã phân chia truyện ngắn của nhà văn này thành các kiểu: truyện ngắn dòng ý thức, truyện ngắn- thư, truyện ngắn- kịch, truyện ngắn mini, truyện ngụ ngôn hiện đại, truyện triết lí [107]. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào phân chia truyện ngắn thành: truyện lịch sử- giả, truyện cổ tích- giả, truyện ngụ ngôn- giả [126]. Đối với nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, ông phân chia truyện ngắn thành năm kiểu chính: cổ điển, kì ảo, trữ tình, rất ngắn và liên hoàn [237]. Bên cạnh sự phân định mang tính vĩ mô như trào lưu, khuynh hướng, các loại hình truyện ngắn như đã trình bày ở trên, còn có thể phân chia theo nhiều tiêu chí khác để có thể nhận dạng những biến đổi to lớn của thể loại năng động này. Đó là phân chia theo các dạng truyện ngắn. Nói cách khác, đối với chúng tôi, tìm hiểu đặc trưng dạng truyện ngắn tập trung vào những yếu tố cơ sở như cốt truyện, tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật, nhân vật, một số bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. Căn cứ vào thực tế đời sống truyện ngắn, căn cứ vào những tiêu chí nền tảng của truyện ngắn truyền thống, Luận án sẽ trình bày những dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại. 1.2.2.2. Các dạng truyện ngắn Việt Nam sau 1986 Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 nổi bật với hai xu hướng: thứ nhất là những dạng kế thừa hoàn toàn truyện ngắn giai đoạn trước 1986; thứ hai là những dạng hoàn toàn mới hoặc tiếp biến các kiểu truyện ngắn trước 1986. Sau đây, chúng tôi xin sơ lược về những dạng tiêu biểu của từng xu hướng. Xu hướng thứ nhất bao gồm những truyện tuân thủ những tiêu chí của một truyện ngắn thông thường. Truyện ngắn truyền thống, hay còn được gọi là truyện ngắn cổ điển vẫn có một vị trí nhất định trong đời sống truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Xu hướng thứ hai bao gồm: dạng truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình và truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Trước hết là sự phá vỡ hình thức cổ điển, quen thuộc từ khi hình thành thể loại này trong văn học hiện đại để tạo nên truyện cực ngắn. Dạng truyện này không chỉ là truyện ngắn rút ngắn lại mà đã hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật và thi pháp riêng. Với cách dồn nén thông tin trong khuôn khổ mini, truyện cực ngắn được khẳng định là dạng truyện mới, lạ, độc đáo cuả kỉ nguyên trí tuệ và công nghệ số. Truyện ngắn giàu chất trữ tình là dạng thứ hai tiếp tục được kế thừa và phát triển ở giai đoạn sau 1986. Truyện ngắn giàu chất trữ tình phối hợp giữa việc biểu đạt sự việc và cảm xúc trữ tình. Truyện ngắn giàu chất trữ tình thường là một sự nhận thức về các quy luật của cuộc sống, sự bừng tỉnh của lí trí, cảm xúc. “Chủ quan hóa”, nội cảm hóa” đời sống là đặc trưng của truyện ngắn giàu chất trữ tình. Có một sự vận động ngược chiều so với truyện cực ngắn đó là truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Truyện cực ngắn có xu hướng ngắn lại, cô đọng, giản lược cốt truyện và nhân vật (khó tìm thấy trên
  13. 10 tiểu thuyết dài, trường thiên) thì truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết lại có xu hướng kéo dài ra, nới rộng không gian, thời gian, dõi theo những thăng trầm biến cố của nhân vật. Đây là dạng truyện có hình thức kéo dài truyện, chuyện này kéo sang chuyện kia, xếp lên nhau thành các lớp truyện hoặc chuỗi chuyện. Xét về câu chữ, dung lượng, tầm bao quát truyện ngắn hôm nay, ta nhận ra xu hướng tiểu thuyết hóa của nó. Truyện ngắn được phân chia thành nhiều mục giống như những chương nhỏ trong một cuốn tiểu thuyết. Điều quan trọng thứ hai làm nên chất tiểu thuyết của truyện ngắn đó là phạm vi, quy mô hiện thực và chiều sâu, sức phản ánh của tác phẩm (không kém các tác phẩm tiểu thuyết thực sự). Chính điều này đã mở ra những đặc tính mới của truyện ngắn mà chúng tôi gọi là truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Ngoài ra, trong xu thế phát triển song hành của truyện ngắn trong sự tương tác với các thể loại khác tạo ra truyện ngắn- kịch, truyện ngắn- thư… Truyện ngắn hiện đại Việt Nam sau 1986, nhất là giai đoạn từ năm 2000 trở về đây dự báo còn mang “những hình hài đột biến”. Điều đó không hề lạ đối với một giai đoạn văn học khá dài- hơn ba thập niên, khi truyện ngắn đã, đang và tiếp tục là tâm điểm của giới sáng tác, nghiên cứu và phê bình văn học. 1.2.3. Một số kết luận Nhận diện, phân lập các khu vực (khuynh hướng, trào lưu, đặc điểm) của truyện ngắn đã được các nhà nghiên cứu chú ý và chúng ta đã có những ý kiến về bức tranh đó. Các cách phân loại khác, kể cả phân chia truyện ngắn Việt Nam sau 1986 theo những tiểu loại nhỏ đã được chúng tôi tiếp nhận, giúp cho chúng tôi nhận dạng những đặc sắc truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn như một dòng chảy mạnh mẽ, cần có một cái nhìn, một cách quan sát như một mảng lớn, như một xu hướng, như sự vận động tất yếu để đạt được thành tựu, xứng đáng ghi nhận những đổi mới của văn học. Với tinh thần đó, chúng tôi nhận ra và muốn đi sâu vào các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Chúng tôi quan sát thấy có sự thay đổi cả trong hình thức, dung lượng lẫn thi pháp để tạo nên đặc điểm cuả từng dạng truyện: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình và truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Tiểu kết chương 1 Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 là một thế mạnh của văn xuôi, trong những năm qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Việc phân loại, mô tả, khái quát truyện ngắn trong vòng ba thập niên này vẫn là một lối ngỏ cần được lấp đầy bằng những công trình nghiên cứu, những chuyên luận khoa học chuyên ngành. Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 đã phát triển rực rỡ dưới tác động của đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội. Thể loại truyện ngắn có những chặng đường đạt tới độ chín về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Sự thay đổi về quan niệm sáng tác, phạm vi hiện thực... và đặc biệt sự xuất hiện, hội tụ của nhiều thế hệ nhà văn đã làm nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam thời kì Đổi mới từ 1986. Căn cứ theo đặc trưng thi pháp và thể loại, ba dạng: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình và truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết là những dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Nhìn từ ba dạng cơ bản này, chúng ta sẽ thấy được sự chuyển động tích cực của thể loại truyện ngắn trong sự vận động, tương tác không ngừng của các thể loại khác, trở thành thể loại tiềm năng, hứa hẹn nhiều triển vọng ở thế kỉ XXI. Với các dạng truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết, thể loại truyện ngắn đã khẳng định tầm quan trọng của mình trong thành tựu cuả văn xuôi hiện đại Việt Nam.
  14. 11 CHƢƠNG 2: TRUYỆN CỰC NGẮN 2.1. Lịch sử truyện cực ngắn Loại hình tự sự mini này tồn tại dưới nhiều danh hiệu, nhiều cách gọi khác nhau như: truyện ngắn/ truyện thật ngắn (short-short story/ very short story); truyện mini (minite fiction); truyện nhanh (fast fiction), truyện vội (quick fiction), truyện selfphone, truyện smartphone… Ở Pháp, người ta dùng thuật ngữ “nouvelles” để chỉ loại hình truyện cực ngắn. Ở Trung Hoa, các nhà nghiên cứu gọi là “vi hình tiểu thuyết”, “truyện bỏ túi”, “truyện trong lòng bàn tay”, “truyện chớp” vì nó lóe lên như một tia chớp bừng ngộ trong cảm xúc và nhận thức của con người. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu có nhiều cách gọi khác nhau song số đông đều gọi là truyện cực ngắn. Cách gọi này xuất phát từ đặc điểm của thể loại: những truyện có dung lượng ngắn, không thể rút gọn hơn từ cấu trúc bên ngoài lẫn cấu trúc bên trong của tác phẩm. Trên thế giới, truyện cực ngắn đã có lịch sử vài thế kỉ. Truyện cực ngắn xuất phát từ “tin vặt” đăng trên các báo chí, xuất phát từ những châm ngôn, sấm truyền, từ các thể loại của văn học dân gian: truyện ngụ ngôn, truyện cười, tiếu lâm, truyện đạo lí. Hình thức cực ngắn đã tồn tại trong ngụ ngôn Aesop, ngụ ngôn dân gian, các truyện trong Kinh Thánh, trong sách của Khổng Tử, Trang Tử, Kinh Phật… Từ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thế giới đã biết đến các cây bút tài hoa viết truyện cực ngắn như: Guy de Maupassant, Anton Chekhov, O Henry, Franz Kafka, Italo Calvino, Alexander Sonistyn, J.L.Borges, Julio Cortazar… Kapka đã viết những truyện ngắn khoảng dưới 500 từ trong đó có những truyện dưới 100 từ. Ở Việt Nam, truyện cực ngắn ra đời gắn liền với văn học dân gian, nở rộ trước sự đón nhận cuả độc giả sau 1986. Với họ, truyện cực ngắn là một lựa chọn tối ưu. Xuất phát từ khuôn khổ, trọng lượng, giá thành, thời gian đọc truyện, và quan trọng hơn: sự tinh xảo, thể hiện quan niệm về đời sống trong hình thức tinh vi, nhỏ gọn nên truyện cực ngắn ra đời phù hợp với quy luật sáng tạo và tiếp nhận của thể loại. 2.2. Đặc điểm của truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986 2.2.1. Rút gọn tối đa dung lượng Khảo sát truyện ngắn qua hợp tuyển Văn mới 5 năm đầu thế kỉ, chúng tôi có kết quả như sau: trung bình một truyện ngắn có khoảng 72 đoạn; 388 câu; 4708 chữ. Trong số 41 truyện khảo sát có 27 truyện được coi là cực ngắn bởi dung lượng dưới 2000 chữ. Ngắn nhất là Mẹ (Nguyễn Quý Đức): 1426 chữ. Dài nhất là Cuộc chơi của Lê Minh Khuê (1734 chữ). Trong cuốn Truyện ngắn 1200 từ (Nxb Trẻ, 2009), tập 2) với 40 truyện cực ngắn trong đó Dương cầm của Trương Thái Du 1168 chữ; Phép lạ của Châu Thổ 1101 chữ; Dòng sông Mẹ của Võ Tấn Cường 1141 chữ; Ghét học của Thôi Vũ 1185 chữ; Em bé đã ngủ rất bình yên của Trần Thị Hồng Hạnh 1075 chữ; Bong bóng của Hương Giang 867 chữ… và ngắn nhất là Rau sạch của Duy Hương 544 chữ. 2.2.2. Giản lược cốt truyện Cốt truyện trong truyện cực ngắn “thể hiện xu thế cuả người viết, người đọc bây giờ muốn có một cái gì đó mới hơn, phóng khoáng hơn, ít bị gò bó và ràng buộc hơn, không giống với kiểu truyện ngắn truyền thống- “thường nằm gọn trong các cấu trúc chặt chẽ”. Đó chỉ là những khoảng khắc, ngẫu nhiên hoặc chủ ý xuất hiện, cốt truyện diễn tiến theo nó, những ngả rẽ bất ngờ xuất hiện, kết thúc bỏ lửng để bạn đọc có quyền tự phán xét. Trong hàng loạt các truyện cực ngắn đăng trên Tienve.org, ta thấy các tác giả tạo lập cốt truyện rất đơn giản, có tác phẩm cốt truyện có thể lược tóm bằng vài câu văn. Cốt truyện thông thường gồm: trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển (đỉnh điểm), cao trào và kết thúc (mở nút). Một số truyện cực ngắn vẫn neo giữ được cái khung ấy như Chị
  15. 12 tôi, Hoa hướng âm của Hoàng Long, Tìm người của Đặng Anh Đào, Điếu cày của Phạm Hải Văn… song phần lớn các truyện cực ngắn đã lược bớt một số phần. Có truyện thiếu phần mở đầu hoặc kết thúc như: Khách thương hồ của Đào Vũ; có truyện kết thúc mở, rất ngắn gọn như: Hơi hướng đàn ông, Cây nhang của Nguyễn Ngọc Mộc, Hoa muộn của Phan Thị Vàng Anh. Phần trình bày thường xuyên bị cắt xén, xung đột có thể được đẩy lên cao trào nhưng không nhất thiết nó phải thực hiện nhiệm vụ mở nút (kết thúc). Nó bỏ lửng, để khoảng trống và nhường quyền cho độc giả tự mở nút theo khả năng, tư duy của mình, tạo nên sự đồng sáng tạo với nhà văn. 2.2.3. Giản lược tối đa nhân vật Trung bình một truyện cực ngắn có khoảng từ một tới năm nhân vật. Trong cuốn Ngắn và rất ngắn [155] với 48 truyện rất ngắn của Nguyễn Thị Hậu, mỗi truyện có từ một đến hai nhân vật. Trong truyện cực ngắn, bên cạnh những ông tiến sĩ, ông đại tá, người quân nhân bước ra từ chiến tranh, anh kĩ sư, nhân vật chủ yếu là những con người đời thường với những thân phận bình thường. Truyện cực ngắn nghiêng về miêu tả cuộc đời, số phận của những người nghèo trong xã hội hiện đại. Các yếu tố về ngoại hình, tên tuổi, chức vụ, thân nhân của các nhân vật được giản lược tối đa. Người viết dường như cố xóa mờ các đường viền về nhân vật. Truyện cực ngắn cũng không miêu tả trọn vẹn kiếp người, chỉ lựa và lọc lấy một thời khắc, giai đoạn sinh sắc nhất. 2.2.4. Chắt lọc chi tiết Với tinh thần “quí hồ tinh bất quí hồ đa”, truyện cực ngắn sử dụng những chi tiết cực đắt. Trong một số tác phẩm, nhà văn Nhật Chiêu, Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Ngọc Tú, Phan Vàng Anh, Trần Mai, Đức Hải, Nguyễn Thị Thu Hiền… thường tạo ra những chi tiết bất ngờ làm đảo lộn nhận thức, tình cảm của nhân vật. 2.3. Một số kiểu truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986 2.3.1. Truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn 2.3.1.1. Nhân vật ám dụ Trong truyện ngụ ngôn truyền thống, nhân vật chủ yếu là con vật. Đến với truyện cực ngắn mang phong cách ngụ ngôn, nhân vật rất đa dạng, là phương tiện chuyên chở quan niệm triết lí về đời sống và con người. Nhân vật có thể là con vật như: con cóc (Cóc- Nhật Chiêu); con mèo, con chuột, con cá, con thú (Mèo, Thú lạ- Nhật Chiêu, Cọp và mèo, Mèo hay chuột, Mèo và cá cảnh- Nguyễn Thị Hậu)… Nhân vật có thể là đồ vật như: cái khóa, cái cửa, cái điện thoại, lô cốt (Khóa, Cửa, Điện thoại, Lô cốt- Nguyễn Thị Hậu)… Nhân vật có thể là người hoặc thần linh, ma quỷ xuất hiện trong các truyện như: Đạo sĩ nuôi chim (Hoàng Long), Hóa thân, Adam và Eva và nhưng quả táo héo (PK), Buổi sáng của thần Mặt trời (Mạn Vũ)… Một trong những điểm tương đồng của nhân vật trong truyện ngụ ngôn và nhân vật trong truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn đó là nhân vật được “ước lệ hóa”, quy ước để chuyển tải những lời quy châm, những bài học đạo đức. Tuy nhiên, một điểm mới lạ trong nhân vật của truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn đó là nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc diện, tạo nên kiểu nhân vật lưỡng diện. Xóa bỏ quan niệm, cách xây dựng nhân vật nguyên phiến, nhất quán hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc thanh cao, hoặc thấp hèn… Nhân vật trong truyện ngụ ngôn mới là kiểu nhân vật lưỡng diện. Tuyện cực ngắn Việt Nam sau 1986 giàu chất ngụ ngôn thể hiện triết lí mới về con người. 2.3.1.2. Trần thuật có định hướng Trong truyện ngụ ngôn, người kể chuyện là người đóng vai trò rao giảng đạo đức, thường xuất hiện trong ngôi thứ ba, người độc quyền chân lí. Đến với truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn, người
  16. 13 kể chuyện theo hướng đó dường như bị gỡ bỏ (Khuôn mặt, Đạo sĩ nuôi chim, Thú lạ…). Truyện hướng tới sự dân chủ trong nhận thức và phản ánh, vì vậy người kể chuyện chỉ nêu ra câu chuyện, đặt nhân vật vào những tình huống nhận thức, những sự kiện tác động đến người đọc, kích thích họ suy nghĩ và tri nhận. Cùng với cốt truyện có nhiều nghịch lí, việc sử dụng các hình ảnh biểu tượng không chỉ tạo nên sự ngắn gọn, súc tích cho truyện cực ngắn mà thúc đẩy những bài học quy châm đến nhanh trong suy nghĩ cuả độc giả. Tất cả các ý nghĩa cụ thể của văn bản được mờ nhòe đi, gieo vào tâm thức người đọc những câu hỏi lơ lửng, những hoài nghi, những hình ảnh mang tính triết lí. Người đọc sẽ căn cứ vào tri thức, vốn kinh nghiệm, văn hóa của mình để giải mã biểu tượng cũng như nhận thức về toàn bộ giá trị văn bản. Nói cách khác, biểu tượng trong trong truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn là những tín hiệu thẩm mĩ độc đáo và sâu sắc, mang màu sắc hiện đại. 2.3.2. Truyện cực ngắn giàu chất kịch 2.3.2.1. Tình huống dồn nén, chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột Truyện cực ngắn giàu chất kịch tập trung miêu tả những mâu thuẫn, khập khiễng, vênh lệch của xã hội. Nó tái hiện những xung đột nảy sinh- những mặt trái của xã hội hiện đại. Mỗi truyện ngắn tựa như một vở kịch nhỏ khá hoàn chỉnh về một góc của xã hội. Dung lượng ngắn gọn nhưng với biệt tài chọn lựa tình huống, chi tiết… truyện ngắn giàu chất ngụ ngôn dựng lại diện mạo cuộc đời trên trang giấy. Đó là mảnh đời bèo bọt của những đứa trẻ nhặt rác chia nhau những ngón tay còn dính lại một chút kem đối lập với cuộc sống giàu sang của nhưng đứa trẻ trên những chiếc xe hơi sang trọng sẵn sàng vứt bỏ những chiếc bánh thơm ngon khi nghi ngờ có chút bụi bẩn kem (Anh Hai, Lý Thanh Thảo), hình ảnh những đứa trẻ mồ côi đói lả trong những ngôi nhà đơn chiếc đợi cây nhang (điện) tàn và căn phòng ngập tràn đồ ăn với những cốc bia mát mạnh của người mẹ với cặp tình nhân (Cây nhang, Đỗ Ngọc Mộc), là quán sửa xe của người thợ hồ hởi với cuộc gặp gỡ kì ngộ giữa anh và người yêu cũ khi đã rải đinh ra đường (Gai thép – Vũ Thanh Hoa)… 2.3.2.2. Đặc tả hành động, cử chỉ của nhân vật Nhân vật trong truyện cực ngắn giàu chất kịch được nhà văn đặc tả hành động, cử chỉ hướng tới làm nổi bật tính cách. Hình ảnh người nghèo- sản phẩm của thời đại (chú bé bán báo, những kẻ cắp, những thằng hát rong, người mù ăn xin) để lại nhiều dư ảnh trong lòng bạn đọc. Những đứa trẻ xuất hiện giữa dòng đời ồn ào, pha tạp. Mỗi đứa một cảnh ngộ, song đều gặp nhau trong cái địa giới của cái nghèo, nỗi bất hạnh, đều là những đứa con thừa, bị bỏ rơi, lạc loài giữa nhân gian. Để làm nổi bật sự lạc loài giữa nhân gian, các nhà văn lựa chọn hành động vừa đặc trưng vừa làm nổi bật sự nghèo khó cơ cực của nhân vật. Đó là việc bới rác để kiếm sống (Anh Hai), bán báo đầu đường cuối phố và liên tục bị xua đuổi (Chú bé bán báo); hát rong kiếm tiền (Thằng bé hát rong), bán trứng (Tính cách), bán bánh mì (Mưa mồ côi)… 2.3.2.3. Ngôn ngữ đối thoại, đa thoại, trái chiều Sử dụng đối thoại là một trong những phép màu làm nổi bật nội dung, tư tưởng của truyện. Để những câu chuyện với dung lượng cực ngắn đạt hiệu quả thẩm mĩ nhanh nhất, các cuộc đối thoại không chỉ dừng lại trong sự tương tác giữa những người tham gia mà con hướng tới những người vắng vặt (Vật lạ, Anh Hai, Ly hôn thật giả). Bên cạnh đó, sự vênh lệch, khập khiễng, trái chiều trong nội dung thông tin tạo cho kịch tính câu chuyện xuất hiện, tăng tiến (Đồng vọng ngược chiều, Đèn đỏ, Tám cẳng hai càng). Mâu thuẫn, xung đột của truyện tiếp diễn, phát triển. Ngoài ra để phát huy giá trị của ngôn ngữ đối thoại, nhà văn sử dụng một số chi tiết miêu tả khuôn mặt, điệu bộ và giọng điệu đặc trưng của từng kiểu nhân vật.
  17. 14 2.3.2.4. Kết thúc bất ngờ, không hoàn kết Với dụng ý kiệm lời, tạo tính đối thoại, để người đọc cùng tham gia vào câu chuyện, nên truyện cực ngắn giàu chất kịch thường có nhiều kết thúc không hoàn kết. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của độc giả ngày nay. Chẳng hạn, truyện thứ thứ nhất: Vật lạ khép lại với kết thúc giống như sự kiện được thể hiện trong phần mở đầu văn bản: vật lạ được người ta khai quật. Truyện kết thúc nhưng những thông số bí ẩn về vật thể lạ vẫn không được giải đáp. Người đọc có những liên tưởng, đánh giá, hoặc tìm cho nó một kết thúc. Có thể thấy, mỗi truyện cực ngắn kết thúc với một cảnh huống khác nhau song với lối kết mở đã tạo nên kịch tính và tính trí tuệ cao cho văn bản. Độ mở của kết thúc truyện hoàn toàn phù hợp với sự vận động, phát triển của truyện cực ngắn giàu chất kịch nói riêng và truyện cực ngắn nói chung, khẳng định chỗ đứng vững chãi của thể loại trong dòng chảy văn học. Tiểu kết chương 2 Sự phát triển như vũ bão, mang tính toàn cầu hóa của công nghệ số đã thay đổi cung cách tiếp nhận thông tin của con người hiện đại. Điều này dẫn tới sự đổi thay trong cách tiếp nhận của độc giả với truyện ngắn. Khi cung cách tiếp nhận thông tin thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi tất yếu của cách viết truyện ngắn. Cho nên, sự ra đời, phát triển, đa dạng của truyện cực ngắn hoàn toàn hợp quy luật của thời đại công nghệ số. Trong sự phát triển cuả truyện ngắn Việt Nam sau 1986, truyện cực ngắn đã trở thành một dạng thể loại cơ bản, quan trọng, góp phần nên diện mạo của truyện ngắn Việt Nam. Đặc điểm cơ bản của dạng truyện cực ngắn được thể hiện ở tính ngắn gọn về dung lượng, giản lược các yếu tố chi tiết. Với cách cô đọng, dồn nén ngôn ngữ đến cực đại mà vẫn giữ nguyên được đích đến của tác phẩm là thành quả của các cây bút truyện cực ngắn đã tạo ra. Truyện cực ngắn phát triển đa dạng, trong đó tiêu biểu: truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn và truyện cực ngắn giàu chất kịch. Đó là một bằng chứng cho thấy sự năng động, khả năng lôi cuốn của truyện cực ngắn với người sáng tác và độc giả. Đây cũng là lí do trọng yếu làm nên sự tiêu biểu của dạng truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986. CHƢƠNG 3: TRUYỆN NGẮN GIÀU CHẤT TRỮ TÌNH 3.1. Lịch sử truyện ngắn giàu chất trữ tình Việt Nam sau 1986 Theo quan niệm từ thời Arixtot, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trữ tình là khái niệm được tạo nên một nhạc cụ thời cổ Hi Lạp là Lyre (đàn Lia) mà người ta dùng để đệm khi hát ca. Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: trữ tình “phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới nhân sinh” [109; 136]. Trữ tình còn là khái niệm dùng để chỉ “chất liệu có tính trữ tình” trong các tác phẩm văn học, bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người. Nguyên tắc cơ bản của phương thức trữ tình là nguyên tắc chủ quan. Trên thế giới, các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của văn xuôi (tiếng Hy Lạp Prosus- có nghĩa là tự do, là sự tự do thỏa mái, viết tùy bút). Truyện của A. Dau det với nhan đề Ca khúc bằng văn xuôi chính là thơ- văn xuôi. Pauxtopxki thường hay đưa những đoạn trữ tình- ngoại đề vào trong truyện ngắn, chẳng hạn như Lẵng quả thông.
  18. 15 Trong lịch sử vận động và phát triển của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930- 1945 Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh là nhà văn đã đem đến cho dòng truyện ngắn một sắc màu mới- những câu chuyện thấm đẫm chất trữ tình. Nhưng từ sau Cách mạng đến 1975 truyện ngắn giàu chất trữ tình thưa vắng hơn. Là một trong những dạng truyện ngắn đã trải qua nhiều khúc ngoặt quan trọng của lịch sử, sau 1986, truyện ngắn giàu chất trữ tình càng vươn tới khẳng định vị thế quan trọng của mình. Nó hội tụ đầy đủ đặc trưng của một dạng truyện ngắn có tầm thế trên văn đàn. Khi nhận diện về dạng truyện ngắn này, chúng tôi nhận thấy đây là một dạng thu hút nhiều thế hệ nhà văn. Những cây bút với các tác phẩm tiêu biểu như Ma Văn Kháng (Heo may gió lộng, Suối mơ, Hoa gạo đỏ, Một chiều giông gió); Nguyễn Huy Thiệp (Chăn trâu cắt cỏ, Lòng mẹ, Mưa, Trương Chi); Đỗ Chu (Mảnh vườn xưa hoang vắng, Một loài chim trên sóng); Hồ Anh Thái (Tiếng thở dài qua rừng kim tước); Tạ Duy Anh (Lãng du); Phan Triều Hải (Đi mãi trên thiên đường); Trần Đức Tiến (Đi bộ và chạy); Đoàn Minh Hà (Hương lấy chồng); Nguyễn Ngọc Tư (Gió lẻ, Cải ơi, Hiu hiu gió bấc, Thương quá rau răm); Nguyễn Thị Miền (Cốm già, Ru quên, Tro tàn); Nguyễn Phan Hách (Hái hoa hoàng lan); Hào Vũ (Khách thương hồ); Y Ban (I am đàn bà, Gà ấp bóng, Ai chọn giùm tôi, Đôi gang tay da màu nâu, Người đàn bà đứng trước gương); Nguyễn Thị Thu Huệ (Tân cảng, Một nửa cuộc đời, Người xưa, Thiếu phụ chưa chồng, Mùa đông ấm áp); Sương Nguyệt Minh (Dị hương); Trần Thùy Mai (Thị trấn Hoa quỳ vàng, Đêm tái sinh, Gặp ở quê người, Nốt ruồi son, Nàng công chúa lạc loài); Đỗ Bích Thúy (Sau những muà trăng, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Mần tang mọc trong thung lũng, Ngải đắng ở trên núi); Đỗ Trí Dũng (Đạo bùa hóa giải); Nguyễn Anh Vũ (Cửa Bắc); Phạm Duy Nghĩa (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh); Nguyễn Tham Thiện Kế (Tiếng kêu của ngôi nhà thủng mái); Đỗ Hoàng Diệu (Linh thiêng, Bóng đè); Phạm Thị Minh Thư (Trên kia là bầu trời)… 3.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giàu chất trữ tình Việt Nam sau 1986 3.2.1. Cốt truyện trữ tình Qua khảo sát truyện ngắn trữ tình Việt Nam sau 1986, chúng tôi nhận thấy hệ thống các sự kiện đã có chiều hướng suy giảm. Cốt truyện truyền thống coi trọng sự kiện, biến cố. Truyện ngắn giàu chất trữ tình giản lược vai trò trọng yếu của những sự kiện, biến cố. Nhiều truyện ngắn giàu chất trữ tình giai đoạn này có thể tóm lược cốt truyện bằng vài ba sự kiện, thậm chí ít hơn. Các thành phần của cốt truyện không chỉ giản lược mà có sự xâm nhập nhau, biến đổi, mờ nhòe. Kiểu “truyện không có truyện” hoặc cốt truyện giản đơn là điểm nổi bật của truyện ngắn giàu chất trữ tình Việt Nam sau 1986. Bên cạnh xu hướng giảm lược yếu tố sự kiện, biến cố thì các nhà văn lại chủ ý gia tăng yếu tố tâm tình, chú ý tới dòng ý thức, tâm trạng của con người. Đó là điểm tựa để cho xúc cảm của nhân vật được phát triển. Miêu tả, phân tích những diễn biến tinh tế của tâm lý con người vốn không phải là thế mạnh, thậm chí ít được coi trọng trong truyện ngắn thời chiến tranh và hậu chiến đến nay ngày càng được dụng công để làm nên những trang văn chạm tới trái tim người đọc. Là một cây bút gạo cội trong làng văn, Ma Văn Kháng quen thuộc với bạn văn bởi lối viết điềm đạm và cách xây dựng cốt truyện truyện thống. Song đến với các tác phẩm của ông từ sau 1986, bạn đọc nhận ra sự đổi thay rõ rệt trong cách viết. Đây chính là chất men tạo nên Heo may gió lộng, Suối mơ, Hoa gạo đỏ, Một chiều giông gió… Đến Nguyễn Huy Thiệp, truyện ngắn trữ tình chưa phải là sở trường của nhà văn nhưng Chăn trâu cắt cỏ, Lòng mẹ, Mưa, Trương Chi, Khóc ở Califorlia… vẫn là những tác phẩm xuất sắc. Bên cạnh sự chuyển dịch vị trí quan sát bên ngoài vào thế giới bên trong còn một sự chuyển dịch khác nữa cần ghi nhận. Nó tạo nên chiều sâu mới và những cảm xúc khác, mới mẻ có sức lay động sâu xa. Đó là sự chuyển dịch tính trữ tình công dân, trữ tình xã hội sang những rung động sâu xa của cõi lòng con người, của những con người cá nhân. Điều này thể hiện rõ rệt ở những cây bút lớp trước, đặc biệt tạo ấn tượng
  19. 16 mạnh ở những cây bút sau 1986 như Nguyễn Thị Thu Huệ (Tân cảng, Một nửa cuộc đời, Người xưa); Nguyễn Ngọc Tư (Cải ơi, Có chân thì hãy tìm về, Hiu hiu gió bấc, Thương quá rau răm, Dòng nhớ, Cái nhìn khắc khoải, Gió lẻ, Biển người mênh mông ); Trần Thùy Mai (Thị trấn Hoa quỳ vàng, Trò chơi cấm, Đêm tái sinh); Sương Nguyệt Minh (Dị hương)… 3.2.2. Tình huống tâm trạng Tình huống tâm trạng là sự khu biệt khá rõ nét truyện ngắn giàu chất trữ tình với những dạng truyện ngắn khác. Với những câu chuyện không có chuyện hoặc nếu có chỉ là những cốt truyện giản đơn, có thể lược tóm với một vài sự kiện nổi bật thì cái làm nên sức nặng của tác phẩm với bạn đọc chính là tình huống tâm trạng gợi ra với những nỗi niềm nhân thế. Nhân vật trữ tình hiện diện trong văn bản thường là chủ thể tự giãi bày. Toàn bộ câu chuyện được kể lại qua tiếng nói của “tôi”, được tái hiện qua lăng kính của nhân vật. Nhân vật bộc lộ nhiều suy tư, cảm xúc, tình cảm trước hiện thực được trải nghiệm. Xây dựng kiểu nhân vật này, nhà văn đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật và trần thuật bằng chính điểm nhìn của nhân vật. Nhân vật tự bộc lộ những sâu kín trong tâm hồn. Nhờ đó, tình huống bên ngoài của văn bản lược lược bớt, nhường vị trí cho tình huống bên trong. Truyện ngắn giàu chất trữ tình phản ánh câu chuyện nhân thế muôn đời như tình yêu, hạnh phúc, gia đình, những suy tư, khắc khoải trong hành trình đi tìm cái đẹp, mênh mang buồn của chính mình: Ma Văn Kháng (Heo may gió lộng, Suối mơ, Hoa gạo đỏ, Một chiều giông gió…); Nguyễn Huy Thiệp (Dòng sông mùa nước cạn, Những ngọn sóng hình sin, Duyên phận…). Đôi khi tác phẩm thể hiện một cái nhìn tha thiết với từng khung cảnh, cánh đồng dòng sông Nam Bộ: Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận); Nguyễn Ngọc Thuần (Trên trời cao chăn bầy thiên sứ…). Cũng có lúc tác giả gửi nỗi ưu tư, thấm đẫm cảm xúc trước nhân thế: Tạ Duy Anh (Lãng du); Phan Hải Triều (Đi mãi trên thiên đường); Trần Đức Tiến: (Đi bộ và chạy); Đoàn Minh Hà (Hương lấy chồng)… Có thể nói, các nhà văn hôm nay đã dành sự lựa chọn tối ưu cho tình huống tâm trạng để qua đó làm nổi bật những nỗi niềm nhân thế của con người thời hiện đại, làm nổi bật tính trữ tình hiện đại. 3.2.3. Kiểu nhân vật nội tâm Truyện ngắn hiện thực thường chú ý tới những con người tiêu biểu, điển hình. Truyện ngắn giàu chất trữ tình luôn hướng tới kiểu nhân vật nội tâm, chú ý tới dòng ý thức, diễn biến tâm trạng trở thành những yếu tố cấu thành, tạo nên sức sống của nhân vật. Truyện ngắn giàu chất trữ tình hướng tới nhu cầu khám phá, thể hiện cái tôi cá nhân của con người. Với tiêu chí xây dựng nhân vật, nổi bật đời sống nội tâm với những cảm xúc phong phú, nhân vật chủ yếu trong dạng truyện ngắn giàu chất trữ tình là nhân vật đời tư, giàu cảm xúc. Một khía cạnh đáng chú ý cuả kiểu nhân vật trữ tình nội tâm hiện nay là con người đa chiều, con người cô đơn như những “dị bản” phần nào khác lạ với truyện ngắn giàu chất trữ tình thời kì chiến tranh. Truyện ngắn đương đại hướng tới thế giới nội tâm cá nhân với những cảm xúc nổi bật như sự cô đơn, “lạc loài” ngay giữa đồng loại, gia đình và với chính mình. Nhiều truyện của Y Ban thể hiện tận cùng sự cô đơn, khép kín, khi con người tồn tại trong không gian trống vắng với những nỗi đau tâm hồn (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Tôi và anh; thằng bé và con rắn ). Các nhân vật trong truyện Bão Vũ là những người muôn năm cũ, đắm mình trong dĩ vãng, trong những câu chuyện cũ như “Tôi” (Vườn thuốc), Ké Linh (Thung lũng Ngàn Sương), Lâm (Rau cải đắng), Lân (Thị trấn Giang My)… Bên cạnh những nhân vật tự nhận thức với những giằng xé nội tâm rất đàn bà của những cây bút nữ, Bảo Ninh lại đi sâu phản ánh những u uẩn, cô đơn, lạc lõng cuả những con người đi ra từ chiến tranh, Trước cuộc sống đời thường phồn tạp, muôn vẻ, thực hư, trắng đen lẫn lộn, họ đã thức nhận rất rõ về sự “lạc thời”, “lạc môi trường” của mình (Thời tiết của kí ức).
  20. 17 3.2.4. Ngôn ngữ đậm chất thơ 3.2.4.1. Cách đặt tên truyện Cách đặt tên trong truyện ngắn giàu chất trữ tình luôn giàu sức gợi, nghe như tiêu đề của một bài thơ trữ tình: Mảnh vườn xưa hoang vắng, Mận trắng, Một loài chim trên sóng, Phù sa (Đỗ Chu); Mùa hoa cải bên sông (Nguyễn Quang Thiều); Biển ấm, Người xưa (Nguyễn Thị Thu Huệ)… mang đến cho người đọc cái dư vị khi được thưởng thức một bài thơ trữ tình. Cách đặt tên gợi cảm hứng bao trùm về sự ngọt ngào sâu lắng của cảm xúc: Trăng nơi đáy giếng, Tháng tư trở lại, Để nhìn thấy tuyết, Giàn thiên lí đã xa, Những giấc mơ trên đỉnh Ngựa trắng, Non nước mùa đông, Thiên đường mong manh… (Trần Thùy Mai); Sau những mùa trăng (Đỗ Bích Thúy)… 3.2.4.2. Ngôn ngữ bộc lộ trực tiếp cảm xúc và sự đánh giá với đối tượng Trong Mận trắng (Đỗ Chu), tác giả miêu tả con sông Cầu: “Con sông Cầu ngọt ngào như một câu quan họ…”. Trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Hồ Anh Thái miêu tả vẻ đẹp cuả rừng kim tước trong cái nhìn tình tứ của người cầm bút: “Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một rừng kim tước bừng sáng xõa ra như mái tóc vàng của người con gái đẹp ngủ trong rừng”… Sự khéo léo gài dẫn cảm xúc và lời nhận xét gián tiếp qua hình ảnh tạo nên những câu văn mượt mà, óng ả của xúc cảm lẫn cảnh vật. 3.2.4.3. Sử dụng nhiều tính từ, từ láy đan xen biện pháp nhân hóa và so sánh Sử dụng tính từ, từ láy đan xen biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa với mật độ dày đặc trên trang văn là chủ ý nghệ thuật của người nghệ sĩ. Điều đó nhằm tăng sức biểu cảm, khả năng tượng thanh, tượng hình, gợi liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc về đối tượng, làm nên chất trữ tình cho văn bản tự sự. Mùa hoa cải bên sông (Nguyễn Quang Thiều) chất thơ của ngôn từ được toát từ lớp tình từ, từ láy dày đặc trong từng câu, đoạn. Ma Văn Kháng diễn tả hình ảnh người chị gái trong nỗi nhớ cuả Đoan (Heo may gió lộng): “tinh tế”, “thanh lịch”, “đậm đà”, “duyên dáng‟, “hòa hợp” với bản ngã, với bản sắc đồng quê như một thực tế mênh mông… Thiên nhiên trong văn Nguyễn Huy Thiệp đã được nhân cách hóa như con người. Lời văn Trần Thùy Mai có nhịp chậm, du dương. Trong Thương nhớ Hoàng Lan, tác giả viết: “Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa. Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp nhất thế gian. Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ”. Toàn bộ đoạn văn có 11 thanh trắc, 30 thanh bằng mang đến cho câu văn sắc thái êm ái, du dương… 3.2.4.5. Đan xen thơ và văn xuôi Bão Vũ thường dùng lời đề từ những câu thơ xưa. Phần đầu truyện bắt đầu bằng những câu thơ quen thuộc. Chẳng hạn, mở đầu Người muôn năm cũ, Một trời quan tái, Hoang đường…Hoặc kết truyện bằng một số câu thơ tạo nên không khí cổ xưa cho tác phẩm như Hương cảng lạnh lẽo, Hoang đường, Mưa phùn… Nguyễn Huy Thiệp cũng là một trong số các nhà văn ưa dùng những đoạn văn vần như bài hát trong các câu chuyện của mình (Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Bài hát phụ đồng bắt ếch). 3.2.5. Giọng điệu cảm thương, chia sẻ Lấy nguồn cảm hứng chủ đạo là những nguồn mạch trong bức tranh tâm trạng cuả con người nên giọng cảm thương, chia sẻ là chất giọng tiêu biểu. Truyện của Bão Vũ (Thung lũng ngàn sương, Người muôn năm cũ, Vườn thuốc, Ván bài tỷ điểm tử, Mây núi Thái Hàng)… thể hiện nỗi nhớ tiếc dĩ vãng, niềm ngậm ngùi, trầm ngâm, hoài cảm này đã được tác giả sử dụng khéo léo để bàn về lẽ hưng phế, tồn vong của lịch sử. Nó làm nên vẻ đẹp của một áng văn giàu hoài niệm, suy tư, làm nên chất trữ tình bàng bạc trong tác phẩm. Giọng văn của Đỗ Chu từ sau 1986 mang nỗi niềm, phảng phất “nỗi buồn minh triết” giữa cuộc đời (Mảnh vườn xưa hoang vắng, Cánh đồng không có chân trời, Một loài chim trên sóng…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1