Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức - Hai năm nhìn lại
lượt xem 16
download
Bài viết đưa ra các nhận định về: toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ hội và thách thức khi hội nhập, nhìn lại hai năm và tác động của việc gia nhập WTO, phương pháp để các doanh nghiệp vươn lên trụ vững trong môi trường cạnh tranh,... Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tìm hiểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức - Hai năm nhìn lại
TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC – HAI NĂM NHÌN LẠI Trương Đình Tuyển I. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 1. Bản chất kinh tế của toàn cầu hoá Có hàng trăm định nghĩa về toàn cầu hoá. Sở dĩ như vậy là do toàn cầu hoá là một quá trình phức tạp, và là một quá trình đang vận động, có mặt thuận nhưng cũng có mặt nghịch, vừa hợp tác vừa đấu tranh, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra lắm thách thức. Toàn cầu hoá ngày nay được gọi là toàn cầu hoá 3 chấm (toàn cầu hoá ở cấp độ 3) Do tình phức tạp của nó mà mỗi người có cách tiếp cận khác nhau nên cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hoá. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế, toàn cầu hoá là sự dịch chuyển tự do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ (gồm: hàng hoá, vốn, công nghệ và cả lao động nữa) từ nước này sang nước khác trong phạm vi toàn cầu thông qua các cam kết về mở của thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư theo các hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA) hiệp định mậu dịch tự do khu vực (RTA ) và rộng hơn là trên quy mô toàn cầu là tổ chức thương mại thế giới (WTO). a/ Mở của thị trường về hàng hoá: (1) các nước cam kết bãi bỏ các hàng rào phi quan thuế ( như quota, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, tạo thuận lợi cho xuất, nhập khẩu, …(2) giảm thuế nhập khẩu, đưa thuế suất giảm thấp, thậm chí xuống 0% theo một lộ trình thoả thuận, tham gia các hiệp định giảm thuế theo ngành- đưa ngay thuế nhập khẩu xuống 0% hoặc theo lộ trình được rút ngắn. b/ Mở của thị trường về dịch vụ theo ba yêu cầu còn gọi là 3 phương thức (tiếng anh viết là mode). - Phương thức 1, Cung ứng qua biên giới: các tổ chức và cá nhân nước ngoài không đăng ký kinh doanh ở một nước nhưng có quyền cung cấp dịch vụ Khủng hoảng chính cầu tế: - Toàn -cầu hóa và hội tài nhập kinhtoàn tế quốc Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại - cho các tổ chức và cá nhân nước này ( ví dụ một công ty luật không lập trụ sở và đăng ký kinh doanh ở Việt nam, không phải nộp thuế cho chính phủ Việt nam nhưng vẫn có quyền cung ứng dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp việt nam hay một công ty phân phối nước ngoài không đăng ký kinh doanh ở một nước vẫn có thể bán hàng qua mạng cho người tiêu dùng của nước đó nếu điều này được ghi vào cam kết). - Phương thức 2, Sử dụng ngoài lãnh thổ: Tổ chức và cá nhân của một nước được quyền sử dụng các dịch vụ ngoài lãnh thổ nước mình do những tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài cung cấp. Ví dụ một công ty vận tải biển của Việt nam có thể mang tàu ra nước ngoài để sưa chữa , các công dân Việt nam có thể ra nước ngoài học tập, chữa bệnh, mua các loại hình bảo hiểm hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng ở nước ngoài. - Phương thức 3, Hiện diện thương mại. Các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể lập cơ sở kinh doanh ở một nước khác. Ví dụ mở ngân hàng, các công ty bảo hiểm, lập các trung tâm phân phối tại nước khác. - Phương thức 4, Hiện diện thể nhân (còn gọi là di chuyển thể nhân) Công dân người nước ngoài có thể vào nước khác để hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm nên việc mở cửa cho di chuyển thể nhân hiện còn rất hạn chế. c/ Mở cửa thị trường đầu tư. Các tổ chức và cá nhân nước ngoài có quyền đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế của nước khác, trừ những lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia, vị phạm đến truyền thống văn hoá và đạo đức của quốc gia đó. Để bảo đảm cho việc mở cửa thị trường là đúng thực chất và công bằng, khi mở cửa thị trường các nước phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau đây: + Không phân biệt đối xử. Bao gồm: (1) không phân biệt hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp của nước này với hàng hoá , dịch vụ và doanh nghiệp nước khác về thuế, các loại phí và các điều kiện tiếp cận thị trường.. và được gọi là nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) (2) không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ nước mình với hàng hoá dịch vụ nước khác, giữa doanh nghiệp nước mình với doanh nghiệp nước khác đây là nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) 2 Khủng hoảng chính cầu tế: - Toàn -cầu hóa và hội tài nhập kinhtoàn tế quốc Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại - + Thực hiện minh bạch, công khai các cơ chế chính sách quản lý để mọi người ( kể cả người nước ngoài) có cơ hội tiếp cận như nhau, có quyền góp ý về các chính sách đó. + Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ thông qua việc cam kết thực hiện hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ ( hiệp định Trips ) có chế tài quốc gia đủ mạnh kể cả xử theo luật hình sự để xử lý các trường hợp vi phậm tài sản trí tuệ. + Tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp chung do tổ chức mà mình tham gia quy định và phải thực thi các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Ngoài ra phải thực hiện hàng chục hiệp định và quy định khác. 2. Động lực của toàn cầu hoá Có các đông lực chủ yếu: a/ Sự phát triển rất nhanh của khoa học và công nghệ, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi nước, trước hết là những nước công nghiệp phát triển. Kinh tế dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Loài người đang chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp và đang bước nhanh vào ngưỡng cửa của xã hội thông tin, nền kinh tế số hoá; điều này làm lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, vùa tạo khả năng vừa đặt ra yêu cầu tổ chức lại thị trường trên phạm vi toàn thế giới. Đây chính là “nội năng” của toàn cầu hoá. b/ Các tập đoàn xuyên quốc gia với tiềm lực tài chính dồi dào và tiềm lực công nghệ hùng mạnh gia tăng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Chính sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở mỗi nước và sự hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia tạo nên làn sóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước, làm sâu sắc thêm xu thế quốc tế hoá quá trình sản xuất, hình thành sự phân công lao động mới và các “chuỗi giá trị toàn cầu”. Các nước đều ganh đua để vươn lên chiếm lĩnh những công đoạn có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị đó. c/ Sự phát triển lực lượng sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng nước, tạo ra động lực cho tiến trình “toàn cầu hoá” và sự liên kết kinh tế 3 Khủng hoảng chính cầu tế: - Toàn -cầu hóa và hội tài nhập kinhtoàn tế quốc Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại - giữa các nước. Vì vậy, “toàn cầu hoá” là một tiến trình đang vận động. Mặc dù chứa đầy mau thuẫn, tiến trình này vẫn tiến lên phía trước. (sẽ nói thêm tại mục 2 này bối cảnh mới của thế giới hiện đại và các chuyển hương cơ bản trong các nền kinh tế nếu có thời gian) 3. Hội nhập kinh tế quốc tế Nói một cách đơn giản nhưng đủ chính xác thì: Một nước hội nhập kinh tế quốc tế là nước đó tham gia vào quá trình “toàn cầu hoá kinh tế.” 4. Việt nam đã hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào Việt nam đã hội nhập kinh tế quốc tế trên cả 3 kênh: song phương (FTA): Ta đã kết thúc đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt nam - Nhật bản, đang đàm phán về hiệp định mậu dịch tự do với Chi lê; kênh khu vực (RTA): tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN- Trung quốc, ASEAN- Hàn quốc, ASEAN - Nhật bản, ASEAN- Ấn độ, ASEAN- Austraylia, Newzealand, đang đàm phán hiệp định mậu dịch tự do ASEAN- EU ( sẽ nói thêm các nội dung cơ bản của các hiệp định này.) Lâu nay khi nói về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ta thường nói nhiều về WTO mà ít nói về FTA và RTA như vậy là tự hạn chế độ sâu và bề rộng của toàn cầu hoá. Thực ra có một số nội dung mở củă thị trường trong FTA và RTA tác động lớn hơn nhiều. Ví dụ về thương mại hàng hoá thì mức giảm thuế trong FTA và RTA sâu rộng hơn nhiều so với WTO. Trong WTO mức giảm thuế bình quân của cả biểu thúê của Việt nam chỉ trên 4% ( tuy nhiên do chỉ tập trung vào khoảng 40% số giòng thuế nên mức giảm của các giòng thuế trong khoảng 4.000 giòng này là lơn hơn.) Trong các hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN+ mức giảm thuế sauu hơn nhiều, đến năm 2015 hầu hết các giòng thuế phải đưa về 0%. Với WTO sức ép về cải cách thể chế và dịch vụ trước mắt là mạnh hơn. II. Cơ hội và thách thức khi hội nhập 1/ Cơ hội. Một là, Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với việc ký kết các hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA ) khu vực ( RTA ) 4 Khủng hoảng chính cầu tế: - Toàn -cầu hóa và hội tài nhập kinhtoàn tế quốc Cơ hội và thách thức - hai năm nhìn lại - và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO ) chúng ta có thị trường rộng lớn cho xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ với mức thuế ngày càng được cắt giảm và chế độ không phân biệt đối xử. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, xuất khẩu. Qua đó phát triển sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thị trường rộng lớn cũng giúp doanh nghiệp đạt được quy mô kinh tế, và do đó, giảm được chi phí cố định. Hai là, Do quá trình toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ với việc hình thành các chuỗi giá trị, doanh nghiệp không nhất thiết phải tham gia vào toàn bộ các công đoạn của chuỗi giá trị đó mà có thể lựa chọn công đoạn nào mình có lợi thế cạnh tranh tốt nhất nên cơ hội để lựa chọn là rộng hơn nhiều. Đây là đặc điểm quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp với lợi thế của mình. Ba là, trên phạm vị quốc gia cơ hội lớn nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với việc chuyển giao công nghệ qua đó, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong từng doanh nghiệp, toàn cầu hoá kinh tế gắn liền với việc tự do hoá các luồng vốn, trong điều kiện đó, doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn trên thị trường tài chính để đầu tư , kinh doanh và đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý là những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp., qua đó mà mở rộng thị trường Đương nhiên doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh có hiệu quả. Bốn là, tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta có địa vị bình đẳng như các nền kinh tế khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, nhằm xây dựng một cơ chế thương mại công bằng và bình đẳng hơn. Đương nhiên, vị thế của nước ta trong cuộc chơi này còn tuỳ thuộc vào thế và lực và khả năng tập hợp lực lượng của ta. Năm là, Nước ta có vị thế mới để triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng theo phương châm Việt nam muốn là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình hợp tác và phát triển, có vị thế mới để xử lý có hiệu quả hơn quan hệ với các nước lớn trong một khu vực địa chiến lước như khu vực Đông Nam Á. 2/Thách thức: 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Chương 2 - ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên
53 p | 358 | 80
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Chương 1.1 - ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên
34 p | 248 | 43
-
CHUYÊN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
26 p | 216 | 36
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Chương 3 - ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên
56 p | 156 | 33
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Chương 0 - ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên
46 p | 222 | 30
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Chương 1.2 - ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên
21 p | 125 | 28
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Chương 3.2 - ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên
64 p | 125 | 25
-
Thúc đẩy phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
5 p | 109 | 10
-
Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa
9 p | 82 | 8
-
Việt Nam: tăng cường hội nhập quốc tế và thực thi EVFTA
72 p | 15 | 7
-
Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
12 p | 12 | 6
-
Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập
7 p | 46 | 6
-
Phát triển cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 90 | 5
-
Bài giảng Kinh tế thương mại 1 - Chương 6: Lợi thế so sánh và hội nhập kinh tế thương mại
11 p | 12 | 5
-
Nghiên cứu quản lý an toàn tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
5 p | 25 | 3
-
Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
15 p | 43 | 3
-
Bài giảng Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế - ThS. Võ Khắc Huy
28 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn