1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Khoa Thư viện Thông tin<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN<br />
<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC BỘ MÁY<br />
TRA CỨU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI<br />
HỌC DÂN TỘC SẦM SƠN<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:<br />
SINH VIÊN THỰC HIỆN:<br />
LỚP:<br />
<br />
Th.S Nguyễn Văn Thiên<br />
Nguyễn Thị Thúy<br />
TV39B<br />
<br />
HÀ NỘI - 2011<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy - TV39A<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoa Thư viện Thông tin<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 5<br />
Chương I: BỘ MÁY TRA CỨU VÀ THƯ VIỆN TRƯỜNG........................................ 9<br />
1.1. Những vấn đề chung về bộ máy tra cứu .............................................................. 9<br />
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................ 9<br />
1.1.2. Các thành tố của Bộ máy tra cứu tin ............................................................ 10<br />
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá bộ máy tra cứu tin. ..................................................... 15<br />
1.2. Thư viện trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn............................................. 18<br />
1.2.1. Giới thiệu khái quát về Thư viện trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.<br />
................................................................................................................................ 18<br />
2.2.2. Vai trò và ý nghĩa của bộ máy tra cứu với hoạt động của Thư viện trường<br />
Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn ............................................................................ 27<br />
Chương II: THỰC TRẠNG BỘ MÁY TRA CỨU TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG<br />
DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC SẦM SƠN. ..................................................................... 31<br />
2.1. Hệ thống mục lục truyền thống.......................................................................... 31<br />
2.1.1. Mục lục chữ cái ............................................................................................ 31<br />
2.1.2. Mục lục phân loại......................................................................................... 43<br />
2.2. Mục lục điện tử.................................................................................................... 49<br />
2.2.1 Giao diện tìm tin của MLĐT.......................................................................... 51<br />
2.2.2. Biểu ghi thư mục trong cơ sở dữ liệu............................................................ 56<br />
2.3. Kho tài liệu tra cứu............................................................................................. 62<br />
2.4. Nhận xét về BMTC trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn............................ 68<br />
2.4.1. Ưu điểm......................................................................................................... 68<br />
2.4.2. Nhược điểm................................................................................................... 68<br />
2.4.3. Kết quả điều tra ý kiến bạn đọc. .................................................................... 70<br />
Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY TRA CỨU TIN TẠI THƯ VIỆN<br />
TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC SẦM SƠN. ................................................... 74<br />
3.1. Nâng cao chất lượng bộ máy tra cứu tin............................................................ 74<br />
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống mục lục truyền thống. ................................................. 74<br />
3.1.2. Nâng cao hiệu quả kho tài liệu tra cứu......................................................... 75<br />
3.1.3. Hoàn thiện hệ thống mục lục điện tử............................................................ 75<br />
3.1.4. Nâng cao chất lượng xử lí thông tin. ............................................................ 76<br />
3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. ...................................................... 78<br />
3.3. Đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thông tin và tăng cường đào tạo người dùng<br />
tin............................................................................................................................ 79<br />
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 81<br />
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 82<br />
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................... 84<br />
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................... 87<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 90<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy - TV39A<br />
<br />
5<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Khoa Thư viện Thông tin<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách<br />
ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và<br />
các vùng đặc biệt khó khăn. Nhiệm vụ phát triển giáo dục ở các vùng đồng<br />
bào dân tộc thiểu số chỉ thực hiện được khi có các biện pháp giải quyết công<br />
bằng xã hội trong giáo dục giữa đồng bào các dân tộc, có chính sách ưu tiên<br />
đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa và học sinh là con em<br />
đồng bào dân tộc thiểu số về điều kiện học tập, học bổng. Đó chính là: “Ưu<br />
tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng<br />
xa. Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học sinh dân<br />
tộc thiểu số; cải tiến chính sách học bổng cho các em học các trường này;<br />
thực hiện chế độ miễn phí học tập và cung cấp sách giáo khoa cho học sinh<br />
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc thiểu số. Học sinh dân<br />
tộc thiểu số được tạo điều kiện để học tập, nắm vững kiến thức phổ thông,<br />
đồng thời học tốt tiếng dân tộc”.<br />
Trường Dự bị Đại học dân tộc Sầm Sơn được thành lập năm 2003, là<br />
một trong 4 cơ sở của hệ thống các trường Dự bị Đại học trong cả nước. Thực<br />
hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm<br />
Sơn có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học<br />
sinh - sinh viên khu vực miền núi, “bồi dưỡng thêm về mặt kiến thức, bổ túc,<br />
nâng cao trình độ văn hóa cho con em người dân tộc thiểu số”.<br />
Thư viện là một trong những bộ phận cấu thành của Trường Dự bị Đại<br />
học Dân tộc Sầm Sơn. Thư viện trở thành “Giảng đường thứ hai” của nhà<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy - TV39A<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
6<br />
<br />
Khoa Thư viện Thông tin<br />
<br />
trường. Thư viện thật sự là nguồn cung cấp thông tin, tài liệu phong phú và<br />
chất lượng cho cán bộ giảng viên, sinh viên - học sinh trong trường.<br />
Để định hướng cho người dùng tin trong việc lựa chọn, sử dụng nguồn<br />
thông tin có trong thư viện. Bộ máy tra cứu tin (BMTC) của Thư viện chính là<br />
phương tiện tiếp cận tới nguồn tin có trong thư viện, là công cụ phổ biến để<br />
tìm kiếm thông tin. BMTC giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các cơ quan<br />
Thông tin- Thư viện (TT-TV), là cầu nối giữa người dùng tin và nguồn tin, là<br />
công cụ phục vụ đắc lực cho mọi người từ cán bộ thư viện cho đến bạn đọc.<br />
Có thể nói BMTC là thành tố không thể thiếu trong các thư viện và cơ quan<br />
thông tin. Nó là chìa khoá để bạn đọc đến với kho tàng tri thức của nhân loại,<br />
là cơ sở cho các hoạt động của thư viện: từ việc phục vụ bạn đọc đến việc tổ<br />
chức thông tin, tra cứu thông tin, hướng dẫn người dùng tin sử dụng thư viện.<br />
BMTC có ý nghĩa lớn đối với bạn đọc và với cả cán bộ thư viện. Việc tổ chức<br />
BMTC có chất lượng, phù hợp, đảm bảo tính khoa học sẽ đem lại hiệu quả<br />
cao cho người dùng tin. Để phát huy được vai trò của thư viện, cán bộ thư<br />
viện phải biết hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho số đông bạn đọc. Thư viện<br />
phải tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, định hướng<br />
cho học sinh - sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin.<br />
Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu, khảo sát cụ thể và toàn<br />
diện BMTC trong thư viện trường Dự Bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn để đưa ra<br />
những đánh giá khách quan, tìm ra một phương hướng đúng đắn và những<br />
giải pháp khả thi nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của nó<br />
là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó<br />
tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy tra cứu tại Thư Viện<br />
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn” với mong muốn đề xuất những giải<br />
pháp hoàn thiện Bộ máy tra cứu của thư viện, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy - TV39A<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
7<br />
<br />
Khoa Thư viện Thông tin<br />
<br />
động dạy và học ở Nhà trường nói chung và hoạt động thư viện nói riêng ở<br />
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.<br />
Mục đích nghiên cứu.<br />
Nâng cao chất lượng bộ máy tra cứu tin tại thư viện Trường Dự bị Đại<br />
học Dân tộc Sầm Sơn.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu.<br />
Hệ thống hoá các vấn đề cơ sở lý luận về bộ máy tra cứu tin.<br />
Nghiên cứu thực trạng bộ máy tra cứu của Trường Dự bị Đại học Dân<br />
tộc Sầm Sơn, đưa ra những đánh giá khách quan mặt mạnh, hạn chế,<br />
nguyên nhân của những hạn chế.<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ máy tra cứu tin<br />
tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
+ Đối tượng nghiên cứu: Bộ máy tra cứu tin<br />
+ Phạm vi nghiên cứu: Tại Thư viện Trường Dự bị Đại học Dân tộc<br />
Sầm Sơn.<br />
Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học<br />
sau:<br />
Khảo sát thực tế<br />
Quan sát thực tế hoạt động phục vụ người dùng tin<br />
Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy - TV39A<br />
<br />