Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH<br />
<br />
--------***---------<br />
<br />
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở<br />
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ<br />
VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn<br />
<br />
: Ths. Hồ Thu Hà<br />
<br />
Sinh viên thực hiện<br />
<br />
: Lê Thu Phương<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
: VHDL 17C<br />
<br />
HÀ NỘI - 2013<br />
<br />
SV: Lê Thu Phương – VHDL17C<br />
<br />
GVHD: ThS. Hồ Thu Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... 1<br />
MỤC LỤC .................................................................................................... 3<br />
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1<br />
CHƯƠNG 1: THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ VÀ CÁC LỄ HỘI TRUYỀN<br />
THỐNG TIÊU BIỂU ................................................................................... 5<br />
1.1. Khái quát về thành phố Việt Trì........................................................... 5<br />
1.1.1. Địa lý và lịch sử Việt Trì ................................................................ 5<br />
1.1.2. Những di sản văn hóa độc đáo........................................................ 8<br />
1.2. Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở thành phố Việt Trì ....................... 12<br />
1.2.1. Tổng quan về lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ và thành phố Việt<br />
Trì .......................................................................................................... 12<br />
1.2.2. Lễ hội tiêu biểu ở thành phố Việt Trì............................................ 15<br />
1.2.3. Vai trò và giá trị của lễ hội truyền thống tiêu biểu trong sự phát<br />
triển của du lịch thành phố Việt Trì........................................................ 31<br />
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 35<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC LỄ HỘI<br />
TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ.................... 36<br />
2.1. Đánh giá chung thực trạng hoạt động du lịch ở thành phố Việt Trì<br />
– Phú Thọ................................................................................................. 36<br />
2.1.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 36<br />
2.1.2. Tình hình khách du lịch và doanh thu........................................... 37<br />
2.1.3. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................ 40<br />
2.2. Thực trạng hoạt du lịch tại các lễ hội truyền thống tiêu biểu ở<br />
thành phố Việt Trì................................................................................... 41<br />
2.2.1. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội................................................ 41<br />
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất kĩ thuật và các dịch vụ bổ sung<br />
phục vụ du lịch....................................................................................... 45<br />
<br />
SV: Lê Thu Phương – VHDL17C<br />
<br />
GVHD: ThS. Hồ Thu Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các lễ hội .............................. 56<br />
2.2.4. Môi trường du lịch........................................................................ 60<br />
2.2.5. Hoạt động quảng bá du lịch .......................................................... 62<br />
2.2.6. Lượng khách và doanh thu .......................................................... 65<br />
Tiểu kết chương 2....................................................................................... 69<br />
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG<br />
DU LỊCH TẠI CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở THÀNH<br />
PHỐ VIỆT TRÌ .......................................................................................... 71<br />
3.1. Định hướng phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến năm 2020 . 71<br />
3.1.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ<br />
phát triển du lịch .................................................................................... 71<br />
3.1.2. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch................................ 73<br />
3.1.3. Xây dựng các tuyến du lịch .......................................................... 76<br />
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại các lễ<br />
hội truyền thống tiêu biểu ở thành phố Việt Trì.................................... 77<br />
3.2.1. Nâng cao công tác quản lý, tổ chức lễ hội..................................... 77<br />
3.2.2. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất kỹ thuật và các<br />
dịch vụ bổ sung ...................................................................................... 79<br />
3.2.3. Đào tạo, củng cố nguồn nhân lực phục vụ du lịch lễ hội............... 87<br />
3.2.4. Giải quyết tốt vấn đề môi trường và giáo dục cộng đồng.............. 91<br />
3.2.5. Tăng cường hoạt động quảng bá du lịch ....................................... 93<br />
Tiểu kết chương 3....................................................................................... 96<br />
KẾT LUẬN................................................................................................. 97<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99<br />
PHỤ LỤC.................................................................................................. 102<br />
<br />
SV: Lê Thu Phương – VHDL17C<br />
<br />
GVHD: ThS. Hồ Thu Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc- nơi còn lưu giữ các di sản<br />
văn hoá vô cùng quý báu của dân tộc. Trong đó, lễ hội truyền thống là một<br />
trong những thành tố đặc sắc nhất; là sự kết tinh, hội tụ những giá trị thiêng<br />
liêng nhất của vùng Đất Tổ.<br />
Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở các khu<br />
vực lân cận Đền Hùng, trong đó thành phố Việt Trì là trung tâm tổng hợp của<br />
tỉnh Phú Thọ. Việt Trì còn là kinh đô Văn Lang xưa, nơi các vua Hùng khởi<br />
nghiệp sơn hà, lập nên Nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Lễ hội truyền<br />
thống ở Việt Trì khá phong phú, trong đó tiêu biểu nhất là lễ hội Đền Hùnglễ hội tầm quốc gia, lễ hội Hát Xoan – được vinh danh là di sản văn hóa phi<br />
vật thể của nhân loại, hội Bơi Trải Bạch Hạc – đặc trưng cho vùng đất ngã ba<br />
sông, là kinh đô thuở ban đầu cha Rồng mở cõi.<br />
Với xu thế phát triển của thế giới, thưởng thức sản phẩm du lịch văn hoá<br />
nói chung và sản phẩm du lịch lễ hội nói riêng là nhu cầu tất yếu ngày càng<br />
tăng của nhân loại. Du lịch Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng<br />
cần tìm ra một hướng đi chung và những giải pháp cụ thể để du lịch lễ hội trở<br />
thành một loại hình du lịch đặc sắc thu hút đông đảo du khách trong và ngoài<br />
nước.<br />
Từ những lý do trên, cùng với tình yêu quê hương, với lòng mong muốn<br />
được góp phần công sức nhỏ bé của mình để thúc đẩy sự phát triển của du<br />
lịch Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng, em đã lựa chọn đề tài<br />
“ Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở thành phố Việt Trì – Phú Thọ với hoạt<br />
động du lịch” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích chính của đề tài là khai thác những lễ hội truyền thống tiêu<br />
biểu tại thành phố Việt Trì một cách có hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển du<br />
lịch của tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng.<br />
<br />
SV: Lê Thu Phương – VHDL17C<br />
<br />
1<br />
<br />
GVHD: ThS. Hồ Thu Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề<br />
chính sau đây:<br />
- Nghiên cứu những giá trị độc đáo, đặc sắc của lễ hội truyền thống tiêu<br />
biểu ở thành phố Việt Trì và đánh giá vai trò của chúng trong sự phát triển<br />
của du lịch thành phố.<br />
- Phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của thực trạng hoạt<br />
động du lịch tại các lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Việt Trì để phục vụ du<br />
lịch.<br />
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại<br />
các lễ hội này..<br />
3. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong 3 lễ hội mà khóa luận này đề cập, thì lễ hội Đền Hùng là một lễ<br />
hội có tầm ảnh vô cùng to lớn đối với nhân dân cả nước và Phú Thọ. Vì vậy,<br />
lễ hội này đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt.<br />
Đầu tiên phải kể đến các công trình sưu tầm, nghiên cứu của Sở Văn hóa<br />
– Thể thao và Du lịch Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ với cuốn<br />
tổng hợp “Về miền lễ hội – cội nguồn dân tộc Việt Nam” (Xuất bản năm<br />
2007). Các tác giả đã thống kê khá đầy đủ chi tiết các lễ hội, tuy nhiên tác giả<br />
chưa nghiên cứu chuyên sâu về những lễ hội có tiềm năng phát triển du lịch<br />
và các giải pháp để phục dựng các lễ hội ấy, quy hoạch thành tuyến, tua du<br />
lịch trên địa bàn tỉnh.<br />
Tiếp theo là các công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu văn hóa dân<br />
gian, Hà Nội năm 1999, tác giả Nguyễn Quang Lê với “Khảo sát thực trạng<br />
văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội<br />
hiện nay”. Tác giả đã nêu khái quát chung về thực trạng văn hóa lễ hội truyền<br />
thống trong lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở<br />
đồng bằng Bắc Bộ. Trong 6 lễ hội được nghiên cứu, tác giả đã dành một<br />
<br />
SV: Lê Thu Phương – VHDL17C<br />
<br />
2<br />
<br />
GVHD: ThS. Hồ Thu Hà<br />
<br />