intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa: Quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của khóa luận: phân tích, đánh giá thực trạng quản lý di tích chùa Đào Xuyên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chùa Đào Xuyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa: Quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br /> <br /> KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA<br /> CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA<br /> <br /> QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA ĐÀO XUYÊN<br /> XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI<br /> <br /> Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Cần<br /> Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phú Hoàng Nam<br /> Lớp: QLVH13C<br /> Khóa học: 2012 - 2016<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, ngoài nỗ lực từ sinh<br /> viên còn có sự góp ý từ các Giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà<br /> Nội, Khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật. Trong đó, tôi đặc biệt<br /> mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo PGS.TS Nguyễn<br /> Văn Cần đã tận tình chỉ bảo.<br /> Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng<br /> Văn hóa Thông tin huyện Gia Lâm và Ban Văn hóa xã Đa Tốn đã tạo<br /> điều kiện giúp đỡ .<br /> Trong quá trình thực hiện nếu còn thiếu sót rất mong nhận<br /> được ý kiến bổ sung từ thầy cô và các bạn sinh viên.<br /> <br /> Sinh viên thực hiện<br /> <br /> Nguyễn Phú Hoàng Nam<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3<br /> Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀXÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA<br /> LÂM .............................................................................................................. 7<br /> 1.1. Khái quát về quản lý di tích ............................................................... 7<br /> 1.1.1. Khái niệm di tích .......................................................................... 7<br /> 1.1.2. Nội dung quản lý di tích ............................................................... 9<br /> 1.2. Tổng quan về xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội............................15<br /> 1.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................15<br /> 1.2.2. Lịch sử, xã hội, dân cư ................................................................16<br /> Chương 2:LỊCH SỬ, GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝDI TÍCH CHÙA<br /> ĐÀO XUYÊN XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM .......................................20<br /> 2.1. Đặc điểm chùa Đào Xuyên................................................................20<br /> 2.1.1. Lịch sử hình thành chùa Đào Xuyên ...........................................20<br /> 2.1.2. Giá trị của di tích.........................................................................24<br /> 2.2. Quản lý hành chính ...........................................................................27<br /> 2.2.1. Bộ máy tổ chức ...........................................................................27<br /> 2.2.2. Nguồn lực ...................................................................................29<br /> 2.3. Quản lý chuyên môn .........................................................................31<br /> 2.3.1. Trưng bày hiện vật và tôn tạo di tích ...........................................31<br /> 2.3.2. Hoạt động phục vụ khách tham quan...........................................33<br /> Chương 3:NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN LÝ<br /> DI TÍCH CHÙA ĐÀO XUYÊN, XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI<br /> .......................................................................................................... 38<br /> 3.1. Nhận xét về công tác quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện<br /> Gia Lâm ....................................................................................................38<br /> 3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................38<br /> 3.1.2. Hạn chế .......................................................................................39<br /> <br /> 3.1.3. Nguyên nhân ...............................................................................40<br /> 3.2. Giải pháp để nâng cao công tác quản lí di tích tại chùa Đào Xuyên ..42<br /> 3.2.1. Công tác tuyên truyền chính sách cho người dân.........................42<br /> 3.2.2. Công tác quản lý nhân lực và tài chính ........................................45<br /> 3.2.3. Công tác thanh tra .......................................................................47<br /> KẾT LUẬN ..................................................................................................49<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................51<br /> PHỤ LỤC .....................................................................................................53<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Di tích, di sản văn hóa là những tài sản vô giá mà thế hệ đi trước<br /> trao truyền lại cho những thế hệ sau. Dù tồn tại dưới dạng vật thể hay phi<br /> vật thể thì những giá trị ấy cũng đóng góp hết sức to lớn cho diện mạo văn<br /> hóa của dân tộc, góp phần định hình được những nét đặc trưng nhất trong<br /> bản sắc văn hóa của một quốc gia. Chúng ta tự hào khi lưu giữ thứ vốn<br /> văn hóa nội sinh đáng quý ấy trong thời buổi hội nhập với những làn sóng<br /> văn hóa ngoại sinh từ đa phương. Trong số đó không thể không nhắc đến<br /> kiến trúc ngôi chùa người Việt. Ngôi chùa có vai trò vô cùng quan trọng<br /> đối với đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt là khu vực đồng bằng<br /> châu thổ Bắc bộ. Quá trình nuôi dưỡng tâm thức ấy có lẽ là những đặc<br /> điểm cơ bản nhất để nhận định về văn hóa tâm linh của cư dân nơi đây.<br /> Trong thời bình thì chùa là nơi tu dưỡng đạo đức, gửi gắm ước nguyện<br /> thông qua hành động lễ bái, khi binh biến thì chùa trở thành nơi nuôi<br /> dưỡng ý chí cách mạng, phật tử không vì việc đạo mà xa việc đời, hăng<br /> hái tham gia giữ vững chủ quyền độc lập. Văn hóa chùa, đi chùa lễ Phật là<br /> nét đẹp trong tâm thức.<br /> Trong những năm trở lại đây, nhận được sự quan tâm của các cấp<br /> các ngành mà công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa ngày<br /> càng được coi trọng. Văn hóa thực sự được coi trọng trở thành nền tảng<br /> tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển như<br /> trong tinh thần của Nghị quyết TW 5 khóa VIII quán triệt. Phát huy chủ<br /> trương ấy trong lĩnh vực quản lý về di sản, công tác bảo tồn các di sản văn<br /> hóa vật thể và phi vật thể đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1