`<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
-------------------------------<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN<br />
<br />
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN<br />
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG<br />
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br />
Mã số: 9.34.02.01<br />
<br />
NCS: TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.,TS.TRẦN HOÀNG NGÂN<br />
TS.VŨ VĂN THỰC<br />
<br />
TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 NĂM 2018<br />
<br />
,<br />
<br />
1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (NH) nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
(KSNB) hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong quản trị hoạt động của NH và<br />
là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành mạnh.<br />
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (NH), hoạt động tín dụng (TD) được<br />
xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận<br />
cao cho ngân hàng (NH). Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh<br />
hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của<br />
NH.<br />
Vì vậy, việc thiết lập KSNB hoạt động TD là một trong những giải pháp nhằm<br />
hạn chế ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động TD được<br />
an toàn, lành mạnh và hiệu quả.<br />
Nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở nền<br />
tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật<br />
về KSNB của báo cáo COSO 2013, tác giả thiết lập KSNB hoạt động TD qua năm<br />
bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro tín<br />
dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát<br />
tín dụng theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo báo cáo<br />
Basel cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo<br />
COSO 2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động TD hiệu quả. Bên cạnh<br />
đó, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực, tác giả<br />
nghiên cứu đề xuất các hình thức tạo động lực khác ngoài hai hình thức khen<br />
thưởng và kỷ luật được đề nghị bởi báo cáo Basel cùng với kế thừa những điểm mới<br />
được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013, nhằm đa dạng các hình thức<br />
động viên thuộc thành phần môi trường kiểm soát để gia tăng động lực làm việc của<br />
cán bộ, nhân viên tác nghiệp TD, từ đó nâng cao kết quả làm việc của cán bộ, nhân<br />
viên tác nghiệp TD và hiệu quả hoạt động TD (HQHĐTD) của NH.<br />
Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá được thực trạng KSNB hoạt động TD tại<br />
các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, từ đó khuyến nghị chính<br />
<br />
,<br />
<br />
2<br />
<br />
sách hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu<br />
hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại NHTMCP Việt Nam, các phương pháp<br />
nghiên cứu định tính cụ thể như pương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so<br />
sánh, phân tích, tổng hợp và quy nạp và công cụ định tính là phỏng vấn sâu các<br />
chuyên gia và phương pháp định lượng được thực hiện bởi phương pháp định lượng<br />
sơ bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha,<br />
phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy<br />
tuyến tính bội.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy để thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự<br />
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất, các NHTMCP Việt<br />
Nam nên thiết lập KSNB hoạt động TD qua thiết lập năm thành phần là môi trường<br />
kiểm soát, đánh giá rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và<br />
truyền thông, hoạt động giám sát tín dụng, trong đó thành phần MTKS được xây<br />
dựng cụ thể qua các nhân tố: Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp, Môi<br />
trường kiểm soát – Kết quả làm việc, Môi trường kiểm soát – Động lực duy trì. Mỗi<br />
nhân tố này có mức độ tác động khác nhau đến HQHĐTD<br />
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB<br />
hoạt động TD tại các NHTMCP Việt Nam nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý<br />
KSNB hoạt động TD được thiết lập sẽ có tác động tích cực nhất đến HQHĐTD.<br />
Nhà lãnh đạo của các NHTMCPVN tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa<br />
lợi ích, chi phí của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận<br />
dụng nhằm hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất, giúp<br />
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát<br />
triển của mỗi NH.<br />
<br />
,<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU<br />
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Quá trình hội nhập đòi hỏi các ngân hàng (NH) cần hoàn thiện hệ thống quản trị<br />
rủi ro nhằm đáp ứng chiến lược phát triển của NH nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt<br />
động được an toàn và lành mạnh. Ủy ban Basel về giám sát NH (1998) nhận định<br />
rằng những tổn thất đáng kể phát sinh trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc<br />
các NH đã không duy trì được hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu. Vì vậy,<br />
ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu KSNB được vận dụng<br />
riêng cho lĩnh vực NH để hướng dẫn các NH xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu<br />
quả (báo cáo Basel 1998).<br />
Qua phân tích về nội dung của báo cáo Basel 1998 có thể thấy rằng, báo cáo<br />
Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của<br />
khuôn mẫu KSNB được ủy ban COSO ban hành năm 1992 vào lĩnh vực NH.<br />
Vào năm 2013, do môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi nên ủy ban<br />
COSO đã ban hành khuôn mẫu KSNB mới (báo cáo COSO 2013). Tuy nhiên, cho<br />
đến nay, ủy ban Basel vẫn chưa ban hành khuôn mẫu KSNB mới được vận dụng<br />
riêng cho lĩnh vực NH. Vì vậy, việc nghiên cứu trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo<br />
Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo<br />
COSO 2013 là cần thiết.<br />
Là khuôn mẫu KSNB nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên, theo tác giả, báo cáo<br />
Basel 1998 vẫn cần bổ sung các hình thức động viên khác đa dạng hơn ngoài hai<br />
hình thức khen thưởng và kỷ luật thuộc thành tố môi trường kiểm soát của KSNB<br />
nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên.<br />
Trong hoạt động kinh doanh của NH, hoạt động tín dụng (TD) được xem là một<br />
trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận cao cho<br />
NH. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng<br />
đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của NH. Vì vậy, việc phòng<br />
<br />
,<br />
<br />
4<br />
<br />
ngừa và hạn chế RRTD là việc làm cần thiết đối với các NH. Kết quả tổng quan các<br />
nghiên cứu liên quan cho thấy, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về quản trị<br />
rủi ro TD qua chức năng kiểm soát, cả về lý thuyết và thực nghiệm.<br />
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng<br />
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu.<br />
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát<br />
Đánh giá được thực trạng về KSNB hoạt động TD tại các ngân hàng thương mại<br />
cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN), từ đó khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc<br />
thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt<br />
động TD đạt hiệu quả cao nhất.<br />
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể<br />
Một là, đánh giá thực trạng sự hiện hữu của các thành tố của KSNB hoạt động<br />
TD và hiệu quả hoạt động tín dụng (HQHĐTD) tại một số NHTMCPVN.<br />
Hai là, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành<br />
KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD<br />
Ba là, khuyến nghị giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự<br />
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.<br />
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU<br />
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:<br />
Một là, thực trạng sự hiện hữu của các thành tố của KSNB hoạt động TD và<br />
HQHĐTD tại một số NHTMCPVN như thế nào?<br />
Hai là, các nhân tố nào cấu thành KSNB hoạt động TD và mức độ ảnh hưởng<br />
của các nhân tố này đến HQHĐTD?<br />
Ba là, giải pháp nào sẽ hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm<br />
bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất?<br />
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
,<br />
<br />