intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển" là phân tích tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án rút ra những hàm ý chính sách phù hợp cho các nước đang phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển

  1. 1 LỜI GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Đa dạng hóa xuất khẩu là chủ đề nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ giới học thuật cũng như giới làm chính sách trong hơn một thập niên gần đây. Trái ngược với nguyên lý truyền thống của kinh tế học cổ điển và tân cổ điển vốn nhấn mạnh rằng các quốc gia nên tập trung chuyên môn hóa vào những mặt hàng, những ngành có lợi thế so sánh, ngày nay chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, đang dần coi đa dạng hóa xuất khẩu như một mục tiêu quan trọng của chính sách ngoại thương nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và đạt được phát triển bền vững. Đa dạng hóa xuất khẩu được hiểu là quá trình trong đó các quốc gia chuyển dịch cấu trúc xuất khẩu hiện tại sang một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn. Từ góc độ lý thuyết, đa dạng hóa xuất khẩu có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm không rõ ràng. Tồn tại hai vấn đề mà những nghiên cứu trước chưa đề cập. Vấn đề thứ nhất nằm ở việc chỉ đo lường đa dạng hóa xuất khẩu dưới dạng tổng quát (với chỉ số Theil, Herfindahl hay Gini) mà chưa đề cập đến thực tế rằng đa dạng hóa xuất khẩu là một quá trình rất phức tạp chịu ảnh hưởng của hai yếu tố bên trong đan xen nhau là đa dạng hóa theo chiều dọc và đa dạng hóa theo chiều ngang. Mỗi dạng thức đa dạng hóa được thúc đẩy bởi nguyên nhân khác nhau, và sẽ có ảnh hưởng không giống nhau, thậm chí trái chiều tăng trưởng kinh tế. Vấn đề thứ hai nằm ở bản chất mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù thừa nhận tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế có thể khác nhau giữa các nhóm quốc gia khác nhau, những nghiên cứu trước chưa đánh giá vai trò điều tiết tác động này của các biến số kinh tế khác. Cụ thể hơn, hiện chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tính đến sự khác biệt của tác động này ở những mức vốn con người và tình trạng tham nhũng khác nhau. Đây là những khoảng trống thực nghiệm chưa được khai thác. Giải đáp được những khúc mắc trên sẽ giúp mang lại nhiều hiểu biết sâu sắc hơn bản chất tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Những hiểu biết mới này không chi có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với các nước đang phát triển đang tìm tòi con đường thành công cho riêng mình. Vì vậy, luận án này được thực hiện với mong muốn giải quyết những khoảng trống nghiên cứu trên. Chủ đề của luận án là "Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển".
  2. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận án phân tích tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án rút ra những hàm ý chính sách phù hợp cho các nước đang phát triển. 3. Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu đa dạng hóa xuất khẩu ở góc độ ngành kinh tế mà không phải đa dạng hóa ở góc độ thị trường xuất khẩu Ngoài ra, luận án bóc tách đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát thành hai dạng thức thành phần là đa dạng hóa theo chiều dọc và đa dạng hóa theo chiều ngang. + Phạm vi về không gian: Phân tích thực nghiệm được tiến hành trên mẫu nghiên cứu 68 nước đang phát triển không phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu thô (hơn 50% xuất khẩu là từ dầu thô) hay có dân số quá nhỏ (dưới 1.5 triệu dân) + Phạm vi về thời gian: Phân tích thực nghiệm được tiến hành cho giai đoạn 2000-2019. Câu hỏi nghiên cứu: (1) Đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển? (2) Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang đến tăng trưởng kinh tế có khác nhau giữa các nước có mức vốn con người khác nhau? (3) Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang đến tăng trưởng kinh tế có khác nhau giữa các nước có khả năng kiểm soát tình trạng tham nhũng khác nhau? 4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu + Về phương pháp nghiên cứu: Luận án kết hợp thống kê mô tả và phân tích định lượng. Phương pháp ước lượng chủ yếu là phương pháp Hausman-Taylor. Ngoài ra, để xử lý một phần vấn đề nội sinh cũng như kiểm tra độ vững của các ước lượng, luận án sử dụng thêm phương pháp ước lượng System GMM. + Về số liệu nghiên cứu: Luận án sử dụng số liệu tự tính toán về mức độ đa dạng trong cấu trúc xuất khẩu và dữ liệu thứ cấp thu thập được từ những nguồn tin cậy. 5. Những đóng góp của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Luận án tranh luận và ước lượng cho tác động của hai dạng thức đa dạng hóa xuất khẩu theo chiều dọc và theo chiều ngang đến tăng trưởng kinh tế cho bối cảnh các nước đang phát triển. Luận án
  3. 3 tranh luận và ước lượng vai trò điều tiết của mức vốn con người và khả năng kiểm soát tình trạng tham nhũng đến tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu: Đa dạng hóa xuất khẩu (tổng quát, theo chiều dọc và theo chiều ngang) đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động này đều tăng dần cùng với sự gia tăng trong mức vốn con người và khả năng kiểm soát tốt hơn tình trạng tham nhũng. Hệ quả là đa dạng hóa xuất khẩu (ở dạng tổng quát và đa dạng hóa theo chiều dọc) không tự động có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động này có thể chỉ rất nhỏ, hoặc thậm chí âm nếu quốc gia hạn chế về vốn con người hoặc không kiểm soát tốt tình trạng tham nhũng. Cuối cùng, tác động của đa dạng hóa theo chiều ngang lớn hơn nhiều so với tác động của đa dạng hóa theo chiều dọc. 6. Cấu trúc của luận án Luận án được thiết kế gồm 04 chương. Chương 1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 2000 – 2019. Chương 3: Phân tích định lượng tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Đa dạng hóa xuất khẩu 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm Đa dạng hóa xuất khẩu là quá trình trong đó các quốc gia chuyển dịch cấu trúc xuất khẩu hiện tại sang một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn. 1.1.2. Phân loại đa dạng hóa xuất khẩu Đa dạng hóa theo chiều ngang (hay đa dạng hóa theo biên chiều sâu) đạt được khi tỷ trọng xuất khẩu trở nên cân bằng hơn (bớt tập trung hơn) giữa các sản phẩm/ngành hoặc giữa các đối tác thương mại. Ngược lại, đa dạng hóa theo chiều dọc (hay đa dạng hóa theo biên mở rộng) xảy ra khi xuất khẩu hàng hóa mới chưa từng xuất khẩu, hoặc xuất khẩu hàng hóa đã từng xuất khẩu nhưng đến thị trường mới, hoặc cả hai (Cadot & cộng sự, 2011).
  4. 4 1.1.3. Tầm quan trọng của đa dạng hóa xuất khẩu Đa dạng hóa xuất khẩu có thể giúp quốc gia tăng cường khả năng chống lại lời nguyền tài thiên nhiên và tác động của căn bệnh Hà Lan (Wiig & Kolstad, 2012), giảm khả năng bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài, cũng như các cú sốc riêng trong từng ngành (Agosin, 2007), thậm chí, nếu được định hướng tốt, còn có tác dụng thúc đẩy quá trình dân chủ Lipset (1959). 1.1.4. Đo lường đa dạng hóa xuất khẩu Có ba nhóm chỉ số chính thường được sử dụng để đo lường đa dạng hóa xuất khẩu. Nhóm chỉ số đầu tiên gồm chỉ số Herfindahl, Theil và Gini xây dựng bởi Cadot & cộng sự (2011). Các chỉ số trên đều được xây dựng theo nguyên tắc đo lường mức độ chuyên môn hóa, thay vì mức độ đa dạng hóa xuất khẩu. Nhóm chỉ số thứ hai ghi nhận mức đa dạng hóa xuất khẩu thông qua khái niệm về biên mở rộng và biên chiều sâu xuất phát từ nghiên cứu của Hummels & Klenow (2005). Trong đó, biên mở rộng phản ánh những thay đổi trong số lượng sản phẩm hàng hóa mới và đối tác thương mại mới, còn biên chiều sâu phản ánh sự thay đổi trong kim ngạch thương mại trong các sản phẩm và đối tác hiện tại. Nhóm chỉ số thứ ba phát triển bởi Parteka (2010) đo lường dưới dạng các chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa tương đối của một quốc gia so với thế giới. 1.2. Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Tác động chung của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Giảm tổn thương trước các cú sốc bên ngoài Đa dạng hóa xuất khẩu có tác dụng ổn định doanh thu xuất khẩu và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài từ cả phía cung và phía cầu. Sự ổn định trong doanh thu từ xuất khẩu góp phần giúp quốc gia duy trì được sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế. Hiệu ứng kích thích tăng trưởng kinh tế Trong phạm vi lý thuyết thương mại quốc tế: Trái ngược với lý thuyết thương mại truyền thống, lý thuyết mới và mới – mới nhấn mạnh những tác động tích cực của đa dạng hóa xuất khẩu. Lý thuyết thương mại mới cho rằng tác động đa dạng hóa xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình tái phân bổ nguồn lực khan hiếm cho các hoạt động năng suất cao hơn, cũng như tác động lan tỏa về đổi mới sáng tạo và kỹ năng (Grossman & Helpman, 1991). Trong phạm vi lý thuyết tăng trưởng: Hệ quả từ lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Grossman & Helpman (1989) là đa dạng hóa xuất khẩu mở ra cơ hội chiếm lĩnh lợi thế so sánh trong những sản phẩm/ngành mới. Mở rộng phạm vi các sản phẩm/ngành có lợi thế
  5. 5 so sánh, đặc biệt là từ sản phẩm thô sang sang các lĩnh vực sản xuất có giá trị cao hơn giúp phân bổ nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn. Thêm vào đó, thông qua những mối liên kết ngược và xuôi, những ngành công nghiệp mới có thể sẽ được hình thành từ những sản phẩm/ngành có lợi thế so sánh trước đó (Eicher & Kuenzel, 2016). Trong phạm vi lý thuyết kinh tế phát triển: Lý thuyết cơ cấu và lý thuyết cơ cấu mới nhấn mạnh quá trình phát triển của các quốc gia luôn gắn chặt với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế lại có quan hệ mật thiết với đa dạng hóa xuất khẩu, đó là quá trình chuyển đổi từ những hoạt động kinh tế kém năng suất sang những hoạt động kinh tế năng suất cao hơn (Hidalgo & cộng sự, 2007). 1.2.2. Tác động riêng của từng dạng thức đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Hầu hết các nhà kinh tế đều nhấn mạnh vai trò của việc khai phá và xuất khẩu những sản phẩm mới, hay đa dạng hóa theo chiều dọc. Tác động của đa dạng hóa theo chiều ngang không được rõ ràng như vậy. Sự sụt giảm nhu cầu ở những thị trường tiêu thụ lớn sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã kéo theo sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chính ở các nước đang phát triển, và hệ quả bất ngờ là sự cải thiện đáng kể trong mức độ đa dạng hóa theo chiều ngang. Trong trường hợp trên, đa dạng hóa xuất khẩu theo chiều ngang đi kèm với kết quả không mong muốn, xuất khẩu giảm và tăng trưởng kinh tế giảm. 1.3. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm và khoảng trống nghiên cứu 1.3.1. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế có thể được tiến hành ở nhiều cấp độ: (i) một quốc gia, (ii) các vùng của một quốc gia hoặc khu vực địa lý, (iii) nhóm quốc gia. Trong phạm vi của luận án này, chỉ các nghiên cứu ở cấp độ nhóm quốc gia được khảo cứu. Căn cứ vào bản chất mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế được đề xuất, những nghiên cứu trước có thể được phân loại thành 03 nhóm chính (một nghiên cứu có thể tích hợp cùng lúc nhiều hướng tiếp cận khác nhau). Nhóm thứ nhất kiểm định một tác động trực tiếp và riêng rẽ của từ đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, theo nghĩa, (i) liên kết đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế mà không thông qua bất kỳ một cơ chế trung gian nào; (ii) tác động này được giả định không bị điều tiết bởi bất kỳ yếu tố nào khác. Nhóm thứ hai thả lỏng giả định về sự trực tiếp của tác động, theo đó, đa dạng hóa xuất khẩu không trực tiếp tác động đến tăng trưởng mà tác động đến một yếu tố trung gian, và yếu tố trung gian đó có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố trung gian đã được đề cập bao gồm: tăng trưởng xuất khẩu, tích lũy vốn, năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP).
  6. 6 Nhóm thứ 3 thả lỏng giả định về sự riêng rẽ của tác động, theo đó, tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng có thể sẽ không đồng nhất trong các điều kiện khác nhau. Một điều kiện khác nhau thường được phân tích là trình độ phát triển của quốc gia, tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế là khác nhau khi quốc gia còn ở trình độ phát triển khác nhau. 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu Tồn tại hai vấn đề chưa được những nghiên cứu trên đề cập. Vấn đề thứ nhất nằm ở việc đa dạng hóa xuất khẩu là một quá trình phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong đan xen nhau, và mỗi dạng thức thành phần có thể có tác động không giống nhau, thậm chí trái chiều, đến tăng trưởng kinh tế. Vấn đề thứ hai nằm ở bản chất mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù thừa nhận tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế có thể khác nhau giữa các nhóm quốc gia khác nhau, những nghiên cứu trước chưa đánh giá vai trò điều tiết tác động này của các biến số kinh tế khác. Cụ thể hơn, hiện chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tính đến sự khác biệt của tác động này ở những mức vốn con người và tình trạng tham nhũng khác nhau. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2000-2019 2.1. Đa dạng hóa xuất khẩu ở các nước đang phát triển giai đoạn 2000-2019 2.1.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu Tồn tại sự khác biệt rất lớn trong mức độ chuyên môn hóa/đa dạng hóa xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Một số quốc gia có cấu trúc xuất khẩu tập trung mạnh vào một số ít ngành nghề hay sản phẩm nhất định, thường là dầu thô, khoáng sản hoặc nông sản thô. Một số quốc gia khác lại xuất khẩu đa dạng những sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, xu hướng chung là gia tăng đa dạng hóa xuất khẩu trong giai đoạn đầu (2000-2010), song trở nên kém đa dạng hóa hơn trong giai đoạn sau đó (2010-2019). 2.1.2. Theo khu vực địa lý Các nước khu vực Châu Phi hạ Sahara có mức độ tập trung rất mạnh và có xu hướng ngày càng chuyên môn hóa hơn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một số nước ở khu vực Mỹ Latinh. Đa dạng hóa xuất khẩu ở những nước Nam Á ở mức độ tương đương với khu vực Mỹ Latinh vào đầu giai đoạn nghiên cứu, dần được cải thiện tuy với tốc độ chậm, và kết thúc giai đoạn nghiên cứu ở mức tiệm cận với các nước Đông Âu. Các Đông Nam Á tỏ ra là khu vực năng động nhất với chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu. Đây là khu vực duy nhất duy trì được sự cải thiện liên tục về mức độ đa dạng hóa xuất khẩu trong suốt 20 năm gần đây.
  7. 7 2.1.3. Theo quốc gia Năm quốc gia có cấu trúc xuất khẩu đa dạng nhất trong 70 quốc gia được khảo cứu lần lượt là Trung Quốc, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Thái Lan. Ở phía cuối bảng xếp hạng với cấu trúc xuất khẩu tập trung nhất là Niger, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Mauritania và Botswana. 5/5 nước trên nằm ở khu vực Châu Phi hạ Sahara, vốn được coi là khu vực kém phát triển nhất thế giới. 2.1.4. Theo trình độ phát triển Tương quan thuận chiều giữa mức độ đa dạng hóa xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể được quan sát khá rõ thể hiện ở một đường xu hướng dốc xuống. 2.2. Tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển giai đoạn 2000-2019 2.2.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu Có sự biến động lớn trong tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở các nước đang phát triển qua các năm, và sự biến động này dường như có xu hướng lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ trong 20 năm gần đây cũng như trong 40 năm trước đó. 2.2.2. Theo khu vực địa lý Nam Á có vẻ đạt được sự tăng trưởng cao và ổn định nhất. Theo ngay sau Nam Á về khả năng duy trì tăng trưởng ở mức cao là khu vực Đông Nam Á ở mức 4-5% trong suốt những năm khác ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng chung của thế giới. Châu Phi hạ Sahara và một số nước Đông Âu lại được đặc trung bởi tăng trưởng biến động và bất ổn. 2.2.3. Theo quốc gia Năm quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 70 quốc gia được khảo cứu lần lượt là Armenia, Trung Quốc, Ethiopia, Campuchia và Việt Nam. Ở phía cuối bảng xếp hạng là Madagascar, Jamaica, Li-băng, Burundi và Cộng hòa Trung Phi. 2.2.4. Theo trình độ phát triển Những nước thu nhập trung bình - cao dường như tăng trưởng cao hơn so với những nước thu nhập trung bình – thấp, và cao hơn nữa so với những nước thu nhập thấp. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỌNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3.1. Giả thuyết nghiên cứu 3.1.1. Giả thuyết thứ nhất Giả thuyết 1: Ở các nước đang phát triển, một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn (ở dạng tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. 3.1.2. Giả thuyết thứ hai Giả thuyết 2: Ở các nước đang phát triển, vốn con người có vai trò kích thích tác động tích cực của đa dạng hóa ở dạng tổng quát và theo chiều dọc đến tăng
  8. 8 trưởng kinh tế, nhưng không có vai trò điều tiết rõ ràng đến tác động đó của đa dạng hóa theo chiều ngang. 3.1.3. Giả thuyết thứ ba Giả thuyết 3: Ở các nước đang phát triển, tác động của đa dạng hóa xuất khẩu (ở dạng tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang) đến tăng trưởng kinh tế tăng dần cùng với khả năng kiểm soát tình trạng tham nhũng. 3.2. Mô hình ước lượng 3.2.1. Mô hình kinh tế Luận án lựa chọn mô hình của Agosin (2007) để mô hình hóa tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kihnh tế. 3.2.2. Mô hình kinh tế lượng Mô hình cơ sở Kết hợp mô hình kinh tế của Agosin (2007) với mô hình thực nghiệm hồi quy tăng trưởng Solow dạng mở rộng xây dựng bởi Barro (1991), luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng ở dạng cơ bản như sau: ∆𝑦 , = 𝛼𝑦 , + 𝛽𝐷𝐼𝑉 , + 𝛾𝑋 . + 𝑓 + 𝑓 + 𝑓 + 𝜀, (1) Trong đó, biến phụ thuộc ∆𝑦 , thể hiện tăng trưởng kinh tế của quốc gia i tại thời điểm t, ∆𝑦 , = 𝑦 , − 𝑦 , với 𝑦 , là log GDP thực bình quân đầu người. ∆𝑦 , được giải thích bởi một hàm số của biến trễ thu nhập bình quân đầu người ở dạng log 𝑦 , ; biến giải thích chính mức độ đa dạng trong cấu trúc xuất khẩu 𝐷𝐼𝑉 , ; ma trận 𝑋 . các biến kiểm soát có liên quan; ảnh hưởng cố định theo thời gian 𝑓 ; ảnh hưởng riêng của từng quốc gia 𝑓 ; ảnh hưởng riêng của từng khu vực địa lý 𝑓 ; và sai số 𝜀 , . Tất cả các biến số đưa vào phương trình được tính toán trên cơ sở trung bình 5 năm. Mô hình mở rộng biến tương tác với vốn con người Để kiểm định giả thuyết thứ hai, luận án mở rộng phương trình 1 với việc đưa thêm biến tương tác giữa chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu (DIV) với mức vốn con người của các quốc gia (ký hiệu HC) như sau: ∆𝑦 , = 𝛼𝑦 , + 𝛽𝐷𝐼𝑉 , + 𝜑𝐷𝐼𝑉 , ∗ 𝐻𝐶 + 𝛾𝑋 . + 𝑓 (2) + 𝑓 + 𝑓 + 𝜀, Với giả thuyết thứ hai cùng với việc các chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu đo lường mức độ chuyên môn hóa chứ không phải đa dạng hóa, kỳ vọng hợp lý về dấu cho cả hai tham số trên cho đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát và theo chiều dọc là 𝛽 < 0 và 𝜑 < 0. Với việc biến tương tác của đa dạng hóa theo chiều ngang và vốn con người được dự đoán không có tác động rõ ràng đến tăng trưởng kinh tế, tham số 𝜑 cho dạng thức này có thể sẽ không có dấu rõ ràng.
  9. 9 Mô hình mở rộng biến tương tác với tình trạng tham nhũng Để kiểm định giả thuyết thứ ba, luận án mở rộng phương trình 1 với việc đưa thêm biến tương tác giữa đa dạng hóa xuất khẩu với biến số thể hiện khả năng kiểm soát tham nhũng (ký hiệu COC). ∆𝑦 , = 𝛼𝑦 , + 𝛽𝐷𝐼𝑉 , + 𝜔𝐷𝐼𝑉 , ∗ 𝐶𝑂𝐶 (3) + 𝛾𝑋 . + 𝑓 + 𝑓 + 𝑓 + 𝜀 , Nhất quán với giả thuyết đặt ra, kỳ vọng hợp lý về dấu cho cả hai tham số trên là 𝛽 < 0 và 𝜔 < 0 trong tất cả các trường hợp. 3.3. Các biến số được sử dụng, nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu 3.3.1. Các biến số được sử dụng Biến giải thích chính 𝐷𝐼𝑉 , đo lường với chỉ số Theil. Ngoài ra, hai dạng thức khác là đa dạng hóa theo chiều ngang và đa dạng hóa theo chiều dọc được đo lường bởi chỉ số Theil giữa các ngành (theil between) và chỉ số nội bộ ngành (theil within). Tất cả các chỉ số phản ánh mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu. Do đó, chiều hướng của mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế được giải thích ngược với chiều hướng (dấu) của hệ số ước lượng. Các biến kiểm soát bao gồm: Vốn con người (human capital) được tính dựa trên số năm đi học trung bình và tỷ suất lợi tức từ giáo dục; Tốc độ tăng dân số (population growth, đơn vị %); Đầu tư (investment) bằng tổng hình thành vốn (gross capital formation) chia GDP thực; Độ mở thương mại (openess, đơn vị %) bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên GDP thực; Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ròng (fdi, đơn vị %) đo lường bằng cách lấy quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ròng trên GDP; Kiểm soát tham nhũng (control of corruption) đánh giá nhận thức về mức độ mà quyền lực công được thực thi vì lợi ích tư nhân chứ không phải lợi ích công cộng. 3.3.2. Nguồn dữ liệu Các chỉ số Theil và Herfindahl tổng quát được tính cho từng quốc gia dựa trên dữ liệu xuất khẩu chi tiết ở cấp độ 1033 ngành bốn chữ số (4-digits) phân chia theo Hệ thống phân ngành thương mại quốc tế tiêu chuẩn phiên bản 3 (Standard International Trade Classification – SITC Revision 3). Hai chỉ số Theil giữa các ngành và Theil nội bộ ngành được tính cho cấp độ ngành 2 chữ số từ 1033 ngành bốn chữ số ở trên. Dữ liệu xuất khẩu theo từng ngành và từng năm được lấy từ kho dữ liệu thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UN Comtrade). Bốn thước đo khác cho mức độ đa dạng hóa xuất khẩu (ediv, ecie, và no. of product) được sử dụng để kiểm tra độ vững của ước lượng được lấy từ bộ dữ liệu UNCTAD STAT của Liên Hợp Quốc. Dữ liệu sử dụng cho việc tính toán tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người, tốc độ tăng dân số, độ mở thương mại được trích từ bộ dữ liệu Penn World Table phiên bản 10.0. Dữ liệu về vốn con người, tổng hình
  10. 10 thành vốn trên GDP và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được trích xuất trực tiếp lần lượt từ bộ dữ liệu Penn World Table phiên bản 10.0 và WDI. Chỉ tiêu Kiểm soát tham nhũng được trích xuất từ bộ dữ liệu Chỉ số Quản trị Toàn cầu (WGI) của Ngân hàng thế giới. 3.3.3. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được lọc cách tuần tự từ hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ bản đầu bằng cách (1) loại bỏ các nước được xếp loại là phát triển; (2) loại bỏ các nước có cơ cấu xuất khẩu phụ thuộc lớn vào dầu thô; (3) loại bỏ những nước có quy mô dân số quá bé dưới 1.5 triệu dân. Mẫu cuối cùng bao gồm 68 nước đang phát triển. Thời gian nghiên cứu bao gồm 20 năm từ 2000 đến 2019. Với việc các phương trình ước lượng được tiến hành trên cơ sở trung bình 5 năm, giai đoạn nghiên cứu được chia thành 4 thời kỳ không trùng nhau (non-overlapping) 2000-2004, 2005-2009, 2010-2014, và 2015-2019. 3.4. Vấn đề ước lượng và giải pháp 3.4.1. Vấn đề ước lượng Bảng 1. Thống kê mô tả các biến số chính No. of No. of T Biến số Mô tả Mean Overall Between Within obs country bar growth Tốc độ tăng trưởng (%) 2.62 2.56 1.67 2.44 272 68 4 hhi Chỉ số Herfindahl 0.13 0.13 0.12 0.05 271 68 3.99 Export diversification ediv 0.70 0.13 0.12 0.03 272 68 4 Index icie Export concentration index 0.29 0.15 0.15 0.04 272 68 4 Số lượng sản phẩm xuất no. of product 175.68 62.60 61.29 14.29 272 68 4 khẩu SITC 3 chữ số theil Chỉ số Theil tổng quát 3.43 1.06 1.04 0.24 271 68 3.99 theil between Chỉ số Theil between 1.62 0.71 0.68 0.20 271 68 3.99 theil within Chỉ số Theil within 1.81 0.49 0.48 0.13 271 68 3.99 human Vốn con người 2.20 0.58 0.56 0.13 272 68 4 capital Gross capital formation investment 23.60 7.20 6.02 3.99 272 68 4 (% GDP) population Tốc độ tăng dân số (%) 1.63 1.12 1.09 0.27 272 68 4 growth Độ mở thương mại = kim openess ngạch xuất nhập 38.51 22.38 21.05 7.93 272 68 4 khẩu/GDP (%) Dòng vốn FDI vào ròng fdi 3.66 3.45 2.60 2.28 272 68 4 /GDP (%) control of Mức độ kiểm soát tham -0.45 0.53 0.52 0.12 272 68 4 corruption nhũng Nguồn: tính toán của tác giả
  11. 11 Độ lệch chuẩn bên trong từng nước (“within”, 2.44) của biến phụ thuộc (tăng trưởng GDP bình quân đầu người) lớn gần bằng với trung bình (2.56) và lớn gấp rưỡi độ lệch chuẩn giữa các nước (“between”, 1.67) (Bảng 1). Điều này có nghĩa là phần lớn biến thiên trong biến phụ thuộc đến từ biến thiên bên trong từng nước theo thời gian chứ không phải biến thiên giữa các nước. Cấu trúc này hoàn toàn ngược lại đối với các biến giải thích. Đối với tất cả những biến số này, độ lệch chuẩn giữa các nước lớn hơn độ lệch chuẩn bên trong từng nước từ 2 đến 5 lần. Như vậy, biến thiên trong các biến giải thích đầu như là biến thiên giữa các nước chứ không phải biến thiên trong từng nước. Đặc tính riêng này của dữ liệu cho thấy không thể dựa hoàn toàn vào phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định. 3.4.2. Giải pháp Giải pháp cho vấn đề trên là sử dụng phương pháp ước lượng Hausman – Taylor (HT). Phương pháp HT giả định một mô hình pha trộn đặc tính của cả mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, theo nghĩa mô hình tính đến khả năng tồn tại mối tương quan giữa ảnh hưởng riêng của các quốc gia và một số (mà không phải toàn bộ) biến giải thích. Từ đó, HT thiết kế ra một quy trình 4 bước để ước lượng một cách nhất quán tác động của biến giải thích bằng cách sử dụng biến công cụ cho các biến giải thích bị nội sinh. 3.4.3. Kiểm tra độ vững của ước lượng Luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống 2 bước để ước lượng lại các phương trình kinh tế lượng. Việc làm này một mặt nhằm hạn chế vấn đề nội sinh tiềm tàng, mặt khác nhằm kiểm tra độ vững của các ước lượng trước đó . 3.5. Kết quả ước lượng 3.5.1. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở Mô hình 1 được riêng rẽ cho hai nhóm quốc gia: nhóm các nước có cấu trúc xuất khẩu phụ thuộc lớn vào một số lượng rất ít sản phẩm thô và nhóm các nước đang phát triển còn lại. Bảng 2 báo cáo kết quả ước lượng sử dụng chỉ số Theil tổng quát lần lượt với các phương pháp ước lượng (1) Generalized least squares (GLS) cho mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE), (2) between group estimator (BE), (3) within group estimator cho mô hình với ảnh hưởng cố định (FE), (4) Hausman – Taylor (HT). Kết quả từ cả 4 phương pháp ước lượng được trình bày để chứng minh cho tranh luận rằng, việc lựa chọn phương pháp cụ thể cần căn cứ vào bản chất của dữ liệu, trong trường hợp cụ thể này, đó là sự biến thiên bên trong và giữa các quốc gia. Kiểm định Hausman bác bỏ sự phù hợp của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (kết quả không báo cáo), vì vậy, phương pháp ước lượng mô hình với ảnh hưởng cố định (FE)
  12. 12 sẽ phù hợp hơn phương pháp ước lượng với ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE). Các biến kiểm soát nhìn chung đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có chiều hướng tác động đúng với kỳ vọng. Hệ số rho trong phương pháp HT (82.8% ở cột 4) cao hơn nhiều rho trong ước lượng RE (17.7% ở cột 1) và cao gần bằng với hệ số này trong ước lượng FE (92.58% ở cột 3). Do đó có thể kết luận rằng, HT là lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với chỉ số Theil (1) (2) (3) (4) Biến số RE BE FE HT theil -0.26* -0.18 -0.03 -0.51** (0.137) (0.186) (0.433) (0.246) # initial income -1.55*** -0.46 -7.20** -5.96*** (0.478) (0.396) (1.967) (1.533) # human capital 0.91* 0.03 1.44 3.53*** (0.492) (0.556) (0.896) (1.335) # investment 0.11*** 0.12*** 0.07** 0.08*** (0.019) (0.030) (0.029) (0.027) population growth -0.56 -0.41 -0.76 -0.76 (0.381) (0.265) (0.713) (0.598) openess -0.02** -0.02** 0.02* 0.01 (0.007) (0.009) (0.008) (0.010) # fdi 0.05 0.09 0.09* 0.08* (0.062) (0.079) (0.045) (0.050) # corruption 1.03** 0.64 1.81*** 2.00*** (0.442) (0.480) (0.350) (0.706) political stability 0.20 -0.04 0.77* 0.69** (0.202) (0.355) (0.319) (0.301) Số quan sát 271 271 271 271 R bình phương 0.749 0.381 Số lượng quốc gia 68 68 68 68 Hệ số Rho 0.177 0.925 0.828 Ghi chú: Phương pháp ước lượng: Hausman – Taylor. Để đơn giản, ước lượng cho các biến kiểm soát, các khu vực địa lý và biến giả cho từng giai đoạn không được báo cáo. Sai số chuẩn hiệu chỉnh (cluster) theo từng khu vực địa lý trong ngoặc đơn, *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1 Nguồn: tính toán của tác giả Đa dạng hóa xuất khẩu có tương quan ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Hệ số ước lượng 𝛽 = 0.51 ngụ ý rằng một sự gia tăng 01 đơn vị trong chỉ số Theil có liên quan đến sự gia tăng trung bình 0.51 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế. Do chỉ số Theil không có đơn vị, các suy diễn thống kê cần được tiến hành trên cơ sở chuẩn hóa sự thay đổi trong các chỉ số này như sau: sự gia tăng một độ lệch chuẩn trong chỉ
  13. 13 số theil có liên quan đến 0.539 điểm phần trăm gia tăng trong tăng trưởng kinh tế (= 0.51*1.06), một sự gia tăng đủ lớn về mặt kinh tế. Kết luận trên được kiểm chứng với việc thay đổi cách thức đo lường mức độ đa dạng của rổ hàng hóa xuất khẩu với chỉ số theil bằng các chỉ số khác bao gồm hhi, ecie, ediv và no. of product (Bảng 3). Nhìn chung, đa dạng hóa xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (ngoại trừ trong mô hình với biến icie), thể hiện ở hệ số ước lượng âm trong cột 1-3 và hệ số dương với số lượng sản phẩm xuất khẩu. Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với các chỉ số đa dạng hóa khác Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người Biến số (1) (2) (3) (4) hhi -3.61*** (1.247) ecie 0.76 (1.705) ediv -4.97* (2.777) no. of product 0.04*** (0.008) Số quan sát 272 272 272 272 Số lượng quốc gia 68 68 68 68 Hệ số Rho 0.874 0.858 0.839 0.866 Ghi chú: Phương pháp ước lượng: Hausman – Taylor. Để đơn giản, ước lượng cho các biến kiểm soát, các khu vực địa lý và biến giả cho từng giai đoạn không được báo cáo. Sai số chuẩn hiệu chỉnh (cluster) theo từng khu vực địa lý trong ngoặc đơn, *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1 Nguồn: tính toán của tác giả Bảng 4 báo cáo kết quả ước lượng khi phân tách chỉ số Theil tổng quát thành chỉ số theil between (thể hiện đa dạng hóa theo chiều dọc) và chỉ số theil within (thể hiện đa dạng hóa theo chiều ngang). Cột (1), (2) và (3) lần lượt báo cáo kết quả ước lượng khi đưa lần lượt vào phương trình 1: (i) mức độ đa dạng xuất khẩu theo chiều dọc, (ii) mức độ đa dạng xuất khẩu theo chiều ngang, và (iii) đồng thời cả hai biến số trên. Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở cho từng dạng thức đa dạng hóa (1) (2) (3) theil between 0.05 0.17 (0.343) (0.374) theil within -1.68** -1.68**
  14. 14 (1) (2) (3) (0.782) (0.798) Số quan sát 271 271 271 Số lượng quốc gia 68 68 68 Hệ số Rho 0.836 0.815 0.826 Ghi chú: Phương pháp ước lượng: Hausman – Taylor. Để đơn giản, ước lượng cho các biến kiểm soát, khu vực địa lý và biến giả cho từng giai đoạn không được báo cáo. Sai số chuẩn hiệu chỉnh (cluster) theo từng khu vực địa lý trong ngoặc đơn, *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1. Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả ước lượng cho thấy chỉ có đa dạng hóa theo chiều ngang (theil within) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó hệ số ước lượng cho đa dạng hóa theo chiều dọc (theil between) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không thay đổi dù đưa lần lượt hay cả hai dạng thức đa dạng hóa vào mô hình. Kết quả ước lượng được suy diễn như sau. Sự sụt giảm một đơn vị trong chỉ số theil within có tương quan với 1.68 điểm phần trăm gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo cột 3 Bảng 4). 3.5.2. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với vốn con người Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với vốn con người (1) (2) (3) (4) (5) (6) theil no. of Biến số hhi ecie ediv theil between & product theil within hhi 1.82 (2.916) hhi * hc -4.02*** (1.584) ecie 4.23 (4.837) ecie * hc -5.01* (2.734) ediv -7.86 (7.023) ediv * hc 0.83 (3.505) no. of product 0.03*** (0.011) no. of product * hc 0.01** (0.004) theil 1.49***
  15. 15 (1) (2) (3) (4) (5) (6) theil no. of Biến số hhi ecie ediv theil between & product theil within (0.455) theil * hc -0.93* (0.514) theil between 0.74** (0.373) theil between * hc -0.52* (0.269) theil within -1.22*** (0.406) theil within * hc -1.38*** (0.376) Số quan sát 272 272 272 272 271 271 Số lượng quốc gia 68 68 68 68 68 68 Hệ số Rho 0.874 0.858 0.839 0.866 0.870 0.854 Ghi chú: Phương pháp ước lượng: Hausman – Taylor. Để đơn giản, ước lượng cho biến kiểm soát, khu vực địa lý và biến giả cho từng giai đoạn không được báo cáo. Sai số chuẩn hiệu chỉnh (cluster) theo từng khu vực địa lý trong ngoặc đơn, *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1 Nguồn: tính toán của tác giả Bảng 5 báo cáo kết quả ước lượng rút gọn mô hình 3.2 sử dụng phương pháp Hausman – Taylor. Cột (1) đến (6) lần lượt báo cáo mô hình sử dụng biến tương tác của các chỉ số hhi, ecie, ediv, no. of product, theil, và kết hợp giữa theil between với theil within. Biến tương tác của đa dạng hóa xuất khẩu dạng tổng quát với mức vốn con người nhìn chung có ý nghĩa thống kê, chỉ trừ một trường hợp duy nhất là ediv * hc. Chiều hướng của tác động đều mang dấu âm (và dấu dương với no.r of product) cũng hoàn toàn phù hợp với các suy luận kinh tế. Nếu chuẩn hóa theo sự thay đổi một độ lệch chuẩn, sự sụt giảm một độ lệch chuẩn trong chỉ số hhi, ecie và theil và sự gia tăng một độ lệch chuẩn trong số lượng sản phẩm xuất khẩu (no. of product) đến tăng trưởng kinh tế có tương quan lần lượt với 0.52*HC, 0.75*HC, 0.98*HC, và 0.63*HC gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với việc chỉ tiêu vốn con người nhận giá trị dương từ 1.088 đến 3.453, những tác động biên này đều có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Chuyển sang hai dạng thức đa dạng hóa theo chiều dọc và theo chiều ngang, hai kết quả nổi bật được rút ra. Thứ nhất, biến tương tác của cả hai dạng thức đều có ý nghĩa thống kê với dấu âm như kỳ vọng, cho thấy tác động của cả hai dạng thức đến tăng trưởng đều tăng dần cùng sự cải thiện trong mức độ vốn con người. Thứ hai, tác
  16. 16 động trực tiếp của từng dạng thức có sự phân hóa. Trong khi tác động tích cực và trực tiếp của đa dạng hóa theo chiều ngang tiếp tục có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, tác động của đa dạng hóa theo chiều dọc dù vẫn có ý nghĩa thống kê nhưng không còn tích cực. Theo đó, đa dạng hóa theo chiều dọc có thể cản trở tăng trưởng kinh tế nếu mức vốn con người quá thấp, cụ thể là thấp hơn 1.42 dựa trên hệ số ước lượng cho dạng thức này và biến tương tác tương ứng (lần lượt là 0.74 và 0.52 trong cột 6 Bảng 5). Kết quả này cũng giúp giải thích nhận định thu được từ Bảng 4, ở đó đa dạng hóa theo chiều dọc, tính trung bình, không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. 3.5.3. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với mức độ tham nhũng Bảng 6 báo cáo kết quả ước lượng rút gọn mô hình 3 sử dụng phương pháp Hausman – Taylor. Cột (1) đến (6) lần lượt báo cáo mô hình sử dụng biến tương tác của các chỉ số hhi, ecie, ediv, no. of product, theil, và kết hợp theil between và theil within. Với đa dạng hóa xuất khẩu dạng tổng quát (cột 1 đến 5), ngoại trừ hhi * coc, tất cả biến tương tác và biến số gốc đều có ý nghĩa thống kê. Chiều hướng của các tác động đều mang dấu âm (và dấu dương với no. of product) phù hợp với các tranh luận kinh tế. Tác động biên của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tăng dần cùng với sự kiểm soát tốt hơn tình trạng tham nhũng (thể hiện ở 𝜔 = −0.84 < 0). Ngoài ra, tác động tích cực của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế không hoàn toàn diễn ra một cách tự động, và nếu có, cũng không phải lúc nào cũng lớn như mong đợi. Tác động này có thể sẽ âm, hoặc dương nhưng rất nhỏ, với những nước có tình trạng tham nhũng trầm trọng. Bảng 6. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với mức độ tham nhũng (1) (2) (3) (4) (5) (6) no. of theil between VARIABLES hhi ecie ediv theil product & theil within hhi -0.99 (0.78 4) hhi * coc 1.34 (3.23 7) ecie -0.02 (1.078) ecie * coc -3.35* (1.875) ediv -7.51* (4.118) ediv * coc -7.28*** (2.713)
  17. 17 (1) (2) (3) (4) (5) (6) no. of theil between VARIABLES hhi ecie ediv theil product & theil within no. of product 0.04*** (0.008) no. of product * coc 0.02*** (0.008) theil -1.04*** (0.373) theil * coc -0.84** (0.406) theil between -0.08 (0.621) theil between * coc -0.71*** (0.177) theil within -2.35*** (0.546) theil within * coc -1.86*** (0.477) Số quan sát 272 272 272 272 271 271 Số lượng quốc gia 68 68 68 68 68 68 Hệ số Rho 0.874 0.847 0.878 0.857 0.87 0.842 Ghi chú: Phương pháp ước lượng: Hausman – Taylor. Để đơn giản, ước lượng cho biến kiểm soát, khu vực địa lý và biến giả cho từng giai đoạn không được báo cáo. Sai số chuẩn hiệu chỉnh (cluster) theo từng khu vực địa lý trong ngoặc đơn, *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1 Nguồn: tính toán của tác giả Chuyển sang hai dạng thức đa dạng hóa theo chiều dọc và theo chiều ngang. Cả hai biến số này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với dấu âm phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Tác động tích cực của cả hai dạng thức đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế đều tăng dần cùng với khả năng kiểm soát tốt hơn tình trạng tham nhũng. Mỗi đơn vị tăng lên trong chỉ tiêu Kiểm soát tham nhũng làm gia tăng tác động của đa dạng hóa xuất khẩu theo chiều dọc và theo chiều ngang đến tăng trưởng kinh tế thêm lần lượt 0.71 và 1.86 điểm phần trăm. Một điểm nổi bật khác trong kết quả trên là sự vượt trội về độ lớn của hệ số ước lượng cho mức độ đa dạng hóa theo chiều ngang (theil within) so với đa dạng
  18. 18 hóa theo chiều dọc (theil between), kể cả ở biến số gốc hay biến tương tác, cũng như ở dạng nguyên gốc hay đã điều chỉnh cho sự thay đổi một độ lệch chuẩn. Nhận định này không chỉ được rút ra từ kết quả ước lượng ở Bảng 6, mà cũng có thể quan sát được từ kết quả ước lượng cho tác động trực tiếp của hai dạng thức đa dạng hóa ở Bảng 4 hay kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với mức vốn con người ở Bảng 5. Như vậy, với các nước đang phát triển nói chung, đa dạng hóa theo chiều ngang dường như đem lại lợi ích lớn hơn nhiều so với đa dạng hóa theo chiều dọc. 3.5.4. Kiểm tra độ vững của ước lượng Bảng 7. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với System GMM (1) (2) (3) (4) (5) (6) no. of theil between VARIABLES hhi ecie ediv theil product & theil within hhi 2.98 (15.6 61) ecie -0.37 (16.7 87) ediv -26.80** (10.778) no. of product 0.03 (0.039) theil 2.97 (3.024) theil between -2.59** (1.237) theil within -4.29*** (1.562) Số quan sát 272 272 272 272 271 271 Số lượng quốc gia 68 68 68 68 68 68 Số lượng biến công cụ 24 24 24 24 24 27 Kiểm định AR(2) 0.534 0.522 0.189 0.500 0.279 0.454 Kiểm định Hansen 0.155 0.333 0.312 0.476 0.280 0.552 Phương pháp ước lượng: Two step System GMM Sai số chuẩn hiệu chỉnh trong ngoặc đơn, *** p
  19. 19 GMM. Phương pháp này cũng giúp xử lý tốt hơn vấn đề nội sinh tiềm tàng trong trường hợp giả định một mô hình ảnh hưởng cố định thuần túy. Bảng 7 báo cáo kết quả ước lượng mô hình cơ sở với phương pháp System GMM lần lượt với biến giải thích là hhi, ecie, ediv, no. of product, theil, theil between và theil within. Các thống kê hậu kiểm tự tương quan bậc 2 và Hansen đều cho kết quả trong ngưỡng an toàn và số lượng biến công cụ ít hơn số lượng quốc gia trong mẫu đảm bảo độ tin cậy của các ước lượng. Bảng 8. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với mức vốn con người, phương pháp System GMM (1) (2) (3) (4) (5) (6) no. of theil between VARIABLES hhi ecie ediv theil product & theil within hhi 5.02** (1.958) hhi * hc -3.38* (1.840) ecie 10.84** (5.023) ecie * hc -5.472* (3.144) ediv -10.39 (30.460) ediv * hc -6.22 (11.178) no. of product -0.11* (0.059) no. of product * hc 0.09** (0.034) theil 4.48* (2.499) theil * hc -2.12* (1.146) theil between -0.98* (0.526) theil between * hc -0.57** (0.240) theil within -2.26*** (0.763) theil within * hc - 0.84** (0.360) Số quan sát 272 272 272 272 271 271 Số lượng quốc gia 68 68 68 68 68 68
  20. 20 (1) (2) (3) (4) (5) (6) no. of theil between VARIABLES hhi ecie ediv theil product & theil within Số lượng biến công cụ 27 27 27 27 27 33 Kiểm định AR(2) 0.329 0.637 0.176 0.602 0.371 0.320 Kiểm định Hansen 0.355 0.267 0.592 0.295 0.179 0.140 Phương pháp ước lượng: Two step System GMM Sai số chuẩn hiệu chỉnh trong ngoặc đơn, *** p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0