intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng về mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015 và quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa này; đánh giá thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> ĐÀM TRỌNG TÙNG<br /> <br /> b¶o vÖ ®éc lËp d©n téc cña viÖt nam<br /> tr­íc mèi ®e däa an ninh phi truyÒn thèng<br /> tõ n¨m 2001 ®Õn n¨m 2015<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG<br /> NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC<br /> <br /> Mã số: 62 22 03 12<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ<br /> 2. PGS.TS. THÁI VĂN LONG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Sau chiến tranh lạnh, nền độc lập dân tộc của các quốc gia đang phải<br /> đối mặt với những thách thức mới từ mối đe dọa “an ninh phi truyền<br /> thống”. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống (ANPTT) đã trở thành vấn đề<br /> toàn cầu, mang tính nguy hiểm cao, không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy<br /> hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đối với<br /> sự ổn định xã hội, đối với độc lập dân tộc (ĐLDT) của các quốc gia, sự an<br /> nguy của chế độ chính trị, sự tồn vong của cộng đồng nhân loại trên tất cả<br /> các lĩnh vực của đời sống. Các thảm họa thiên tai, động đất, sóng thần, bão<br /> lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển<br /> dâng… ngày càng thách đố các thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại<br /> và sự nỗ lực cố gắng của con người. Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,<br /> tội phạm công nghệ cao, những vấn đề tài chính, năng lượng, lương thực…<br /> ngày càng thử thách nghiệt ngã năng lực điều hành của các chính phủ,<br /> ĐLDT của các nước, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền<br /> kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính khả thi của các<br /> liên kết quốc tế. Đối với các nước đang phát triển thì vấn đề bảo vệ ĐLDT<br /> trước mối đe doạ ANPTT càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.<br /> Trong bối cảnh đó, thế giới đã và đang đẩy mạnh hợp tác, cùng nhau<br /> nỗ lực đối phó với các mối đe doạ ANPTT. Nhiều diễn đàn, cơ chế song<br /> phương, đa phương, những định ước, quy định giữa các nước, các nhóm<br /> nước, giữa các châu lục và toàn cầu được hình thành nhằm khắc phục, chế<br /> ngự, đối phó và giải quyết tình hình. Nhiều quốc gia đã có những thể chế,<br /> luật pháp, quy định, thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với mối đe dọa<br /> ANPTT, bảo vệ nền độc lập của mình, thúc đẩy đất nước phát triển.<br /> Đối với Việt Nam, mối đe doạ ANPTT ngày càng trở nên nghiêm<br /> trọng. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Các yếu tố<br /> đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề<br /> toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực,<br /> <br /> 2<br /> biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”.<br /> Mối đe doạ ANPTT đã và đang thách thức nền ĐLDT, đặc biệt là tính<br /> độc lập tự chủ và sự vững chắc của nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã<br /> hội, độc lập, chủ quyền quốc gia; giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân<br /> tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ các quyền cơ bản của con<br /> người... - những nội dung cơ bản bảo vệ ĐLDT trong bối cảnh mới đang<br /> gặp nhiều khó khăn.<br /> Từ năm 2001 đến năm 2015, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ<br /> nghĩa Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp ứng phó với mối<br /> đe doạ ANPTT để bảo vệ, củng cố nền ĐLDT, giữ vững chủ quyền quốc<br /> gia và xem đây là một nội dung, yêu cầu quan trọng của việc giải quyết<br /> mối quan hệ lớn “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” trong tình hình<br /> hiện nay. Quá trình triển khai đã đạt được những thành công nhất định và<br /> thu được những kinh nghiệm có giá trị. Tiếp tục nhìn nhận, đánh giá các<br /> mối đe doạ ANPTT; nghiên cứu, phân tích sự tác động, ảnh hưởng của nó<br /> đối với ĐLDT của Việt Nam; làm rõ những nội dung, biện pháp mà Đảng<br /> và Nhà nước Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe doạ ANPTT<br /> là đòi hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. Làm rõ các vấn đề<br /> đó sẽ có cơ sở để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho thời gian tới nhằm<br /> thực hiện tốt và hiệu quả hơn việc bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT<br /> đối với Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển.<br /> Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ độc lập dân tộc<br /> của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001<br /> đến năm 2015” để viết luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử<br /> phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br /> 2.1. Mục đích<br /> Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng về mối đe dọa<br /> ANPTT đến ĐLDT của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015 và quá trình<br /> bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa này. Đánh giá thành tựu,<br /> <br /> 3<br /> hạn chế trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, góp phần tìm kiếm<br /> cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề<br /> an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, đồng thời rút ra những kinh nghiệm<br /> đối với các nước đang phát triển.<br /> 2.2. Nhiệm vụ<br /> - Phân tích quan niệm về mối đe dọa ANPTT, tác động của nó đến<br /> ĐLDT và thực trạng mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến<br /> năm 2015.<br /> - Phân tích làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể,<br /> các lực lượng bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT và quá trình triển<br /> khai bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước các mối đe dọa này từ năm 2001<br /> đến năm 2015.<br /> - Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ ĐLDT của Việt<br /> Nam trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến 2015, góp phần tìm kiếm<br /> cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề<br /> an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm<br /> cho các nước đang phát triển.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ<br /> ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, nội<br /> dung, biện pháp và sự triển khai của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo<br /> vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.<br /> - Về không gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ ĐLDT ở Việt Nam<br /> trước các mối đe dọa ANPTT bao gồm: biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế,<br /> tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ<br /> cao; tội phạm xuyên quốc gia.<br /> - Về thời gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ ĐLDT của Việt Nam<br /> trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến 2015. Đây là giai đoạn các vấn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2