ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
------------<br />
<br />
Nguyễn Huy Anh<br />
<br />
XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ QUY HOẠCH BẢO VỆ<br />
MÔI TRƢỜNG HUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng<br />
Mã số: 62 85 01 01<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ<br />
<br />
Hà Nội, 2014<br />
<br />
Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lý - Trƣờng Đại học Khoa<br />
học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Lê Văn Thăng<br />
2. PGS.TS. Vũ Văn Phái<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm<br />
luận án tiến sĩ họp tại Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng (QHBVMT) là một khái niệm còn khá<br />
mới mẻ ở Việt Nam, đến nay đã có một số sáng kiến đƣợc áp dụng trong<br />
các trƣờng hợp cụ thể, song vẫn chƣa đem lại sự thống nhất chung là<br />
làm thế nào để giải quyết một cách hài hòa các mâu thuẫn giữa tăng<br />
trƣởng kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Để giải quyết các vấn đề môi<br />
trƣờng từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội một cách không hợp<br />
lý thì rất cần thiết xây dựng cho lãnh thổ QHBVMT.<br />
Phú Lộc – một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế có<br />
tổng diện tích tự nhiên khoảng 72.092,23ha chiếm 14,4% diện tích tự<br />
nhiên toàn tỉnh và dân số tính đến năm 2012 là là 134.628 ngƣời chiếm<br />
13,39% dân số toàn tỉnh. Phú Lộc là huyện tập trung nhiều tài nguyên<br />
phục vụ cho phát triển du lịch và Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã<br />
và đang đƣợc đầu tƣ để trở thành một trong những trung tâm thƣơng<br />
mại quốc tế quan trọng và hiện đại của Vùng kinh tế trọng điểm miền<br />
Trung. Tuy nhiên, Phú Lộc cũng là địa bàn có nguy cơ ô nhiễm môi<br />
trƣờng lớn do hậu quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hôi, vị trí<br />
nhạy cảm đối với các tai biến thiên nhiên và môi trƣờng nhƣ: đƣờng bờ<br />
biển dài, diện tích đồi núi lớn, các rạn san hô và cỏ biển gần bờ, các khu<br />
bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ thủy sản, vƣờn Quốc gia Bạch Mã.<br />
Chính vì vậy, việc xây dựng những giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng<br />
cho địa phƣơng trong hiện tại và tƣơng lai phục vụ định hƣớng phát<br />
triển bền vững là việc làm hết sức cấp thiết.<br />
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự cần thiết phải xây dựng cho huyện<br />
Phú Lộc QHBVMT để đảm bảo phát triển bền vững trong tƣơng lai<br />
xứng đáng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế, du lịch lớn của<br />
tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và cả nƣớc, luận án đƣợc<br />
lựa chọn với tiêu đề “Xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ<br />
môi trường huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Xác lập cơ sở khoa học về tự nhiên, KT-XH và môi trƣờng phục vụ<br />
QHBVMT và đề xuất các giải pháp thực hiện giảm thiểu ô nhiễm, cải<br />
thiện chất lƣợng môi trƣờng nhằm mục tiêu phát triển bền vững huyện<br />
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU<br />
4.1. Giới hạn không gian<br />
<br />
1<br />
<br />
Giới hạn không gian nghiên cứu đƣợc lựa chọn là địa bàn huyện Phú<br />
Lộc phần đất liền và kéo dài ra đến vùng biển ven bờ với độ sâu 6m<br />
(bao gồm cả đảo Sơn Chà).<br />
4.2. Giới hạn về khoa học<br />
Đề tài giới hạn phạm vị nghiên cứu trong các vấn đề sau:<br />
- Phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,<br />
các vấn đề môi trƣờng và KT-XH làm cơ sở cho việc đề xuất phân vùng<br />
chức năng môi trƣờng huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
- Đề xuất QHBVMT tổng thể và các giải pháp thực hiện QHBVMT<br />
huyện Phú Lộc dựa trên các tiểu vùng CNMT phục vụ cho định hƣớng<br />
phát triển bền vững đến năm 2020.<br />
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Hoàn thiện quy trình thực hiện QHBVMT cấp huyện và định hƣớng<br />
không gian QHBVMT cấp huyện ở tỷ lệ 1:25.000 bao gồm vùng đất<br />
liền và biển ven bờ đến độ sâu 6m dựa trên sự kết hợp giữa đánh giá<br />
tổng hợp điều kiện tự nhiên, dự báo diễn biến môi trƣờng, KT-XH đồng<br />
thời lồng ghép đƣợc vấn đề BĐKH.<br />
- Nghiên cứu và xây dựng đƣợc quy trình PVCNMT cho đơn vị cấp<br />
huyện và xây dựng bản đồ PVCNMT dựa trên sự kết hợp giữa phân<br />
vùng tự nhiên lãnh thổ, đồng thời lồng ghép các yếu tố tai biến thiên<br />
nhiên, các vấn đề bức xúc về môi trƣờng và các yếu tố kinh tế - xã hội.<br />
- Đề xuất sử dụng không gian và QHBVMT huyện Phú Lộc tỉnh<br />
Thừa Thiên Huế đến năm 2020.<br />
5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ<br />
Luận điểm 1: Hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển<br />
kinh tế - xã hội và thiên tai tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã<br />
và đang tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái đặc thù, tính đa dạng sinh<br />
học. Gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng<br />
cuộc sống của ngƣời dân. Mặt khác, là huyện có đƣờng bờ biển dài và<br />
có nhiều đầm phá ven biển lớn nên những tác động của BĐKH toàn cầu<br />
đang ảnh hƣởng đến hoạt động KT-XH và môi trƣờng.<br />
Luận điểm 2: Bản đồ PVCNMT và định hƣớng QHBVMT huyện<br />
Phú Lộc đƣợc xây dựng dựa trên các tiểu vùng CNMT – đƣợc xây dựng<br />
bằng cách tích hợp từ phân vùng tự nhiên lãnh thổ, phân vùng phát triển<br />
KT-XH đồng thời lồng ghép những vấn đề về bức xúc môi trƣờng, tai<br />
biến thiên nhiên và BĐKH, là cơ sở khoa học quan trọng để Phú Lộc<br />
xác định các giải pháp tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ<br />
<br />
2<br />
<br />
môi trƣờng trong tƣơng lai, phù hợp định hƣớng phát triển bền vững và<br />
thích ứng với BĐKH.<br />
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN<br />
1. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về phƣơng pháp, quy trình và nội<br />
dung nghiên cứu xây dựng QHBVMT cho một lãnh thổ cấp huyện, có<br />
thể đƣợc vận dụng nhƣ một trong những giải pháp quan trọng để đảm<br />
bảo phát triển KT-XH gắn với công tác bảo vệ môi trƣờng.<br />
2. QHBVMT cấp huyện dƣới sự vận dụng đồng thời phƣơng pháp phân<br />
vùng lãnh thổ kết hợp với đánh giá mức độ nhạy cảm, tổn thƣơng môi<br />
trƣờng và các kịch bản dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hƣởng<br />
của BĐKH và diễn biến môi trƣờng.<br />
3. Kết quả QHBVMT huyện Phú Lộc (bao gồm cả hệ thống CSDL<br />
bằng GIS) sẽ là tài liệu hữu ích đối với công tác quản lý tài nguyên thiên<br />
nhiên và môi trƣờng. Là cơ sở quan trọng trong định hƣớng quy hoạch<br />
phát triển KT-XH theo hƣớng bền vững cho địa phƣơng trong tƣơng lai.<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG<br />
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QHBVMT<br />
1.1.1. Trên thế giới<br />
Thuật ngữ Environmental planning ( đƣợc hiểu là: Quy hoạch môi<br />
trƣờng, quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, hoạch định môi trƣờng) – Trong<br />
luận án này đƣợc hiểu theo nghĩa QHBVMT ra đời vào đầu những năm<br />
70 và phổ biến rộng rãi vào những năm 90 của thế kỉ XX. Đây có thể<br />
xem nhƣ một ngành khoa học mới và hiện nay còn nhiều quan điểm về<br />
tên gọi cũng nhƣ nội dung quy hoạch.<br />
Theo FAO: QHBVMT là “tất cả các hoạt động quy hoạch với mục<br />
tiêu bảo vệ và củng cố các giá trị môi trường hoặc tài nguyên”.<br />
Năm 1977 John M.Edington và M. Anh Edington đã xuất bản cuốn<br />
sách “Sinh thái học và quy hoạch bảo vệ môi trường”.<br />
Theo Wikipedia: QHBVMT là quá trình hỗ trợ cho việc ra quyết định để<br />
thực hiện quá trình phát triển có tính đến môi trường tự nhiên, xã hội, yếu<br />
tố chính trị, kinh tế, quản trị và cung cấp một kế hoạch công việc tổng thể<br />
để đạt được những kết quả mang tính bền vững.<br />
Từ điển Môi trƣờng và Phát triển bền vững, Alan Gilpin (1996) cho<br />
rằng QHBVMT là sự xác định các mục tiêu mong muốn về KT-XH đối<br />
<br />
3<br />
<br />