intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ "Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh" được nghiên cứu với mục tiêu: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Qua kết quả nghiên cứu nhằm dể làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, nhà chuyên môn; góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong nhà trường tại Tây Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh

  1. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, ngành Giáo dục - Đào tạo thiết kế chương trình học tập theo hướng tăng cường tính chủ động của người học. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh phải kể đến vai trò của các tổ bộ môn, đặc biệt là trong việc hình thành các câu lạc bộ, đội, nhóm. Với chương trình hoạt động TDTT NK cho HS THCS tỉnh Tây Ninh phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường là một đòi hỏi cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Với tầm quan trọng trên, bản thân là giáo viên thể dục nồng cốt ở tỉnh Tây Ninh, với mong muốn góp một phần công sức của mình nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT trong các trường THCS cho tỉnh nhà tôi chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh”. Mục đích nghiên cứu Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Qua kết quả nghiên cứu nhằm dể làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, nhà chuyên môn; góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong nhà trường tại Tây Ninh. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng nội dung và hình thức hoạt động TTNK của HS một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu 2: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho HS một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả nội dung và hình thức TTNK đổi mới cho HS một số trường THCS tỉnh Tây Ninh.
  2. 2 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Thang đo đánh giá nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho học sinh THCS tỉnh Tây Ninh gồm: Đánh giá định lượng (5 tiêu chí) và đánh giá định tính (8 mục hỏi). Qua đó cung cấp thông tin khoa học và toàn diện về thực trạng nội dung và hình thức hoạt động TTNK của HS THCS tỉnh Tây Ninh. - Nội dung và hình thức hoạt động TTNK mới phù hợp với điều kiện thực tiễn tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh: Về nội dung: Bóng đá, bóng chuyền và cầu lông; tập trung quan tâm phát triển các nội dung cờ vua, bơi lội, điền kinh, Võ thuật, đá cầu, bóng bàn, kéo co. Về hình thức: Liên kết phối hợp, xã hội hóa tận dụng tối đa đội ngũ GV, HLV, hướng dẫn viên TDTT, cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện TDTT của các trường, Trung tâm thi đấu TDTT tỉnh, Trung tâm TDTT thành phố, các cơ sở dịch vụ TDTT để đa dạng hóa hình thức hoạt động, thời điểm, địa điểm đáp ứng nhu cầu tập luyện TTNK cho HS được chia thành hai nhóm cấp trường và cấp thành phố. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 149 trang A4 bao gồm: Mở đầu (04 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (40 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (7 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (95 trang); phần kết luận và kiến nghị (03 trang). Trong luận án có 39 bảng, 34 biểu đồ, 121 tài liệu tham khảo, trong đó có 73 tài liệu bằng tiếng Việt, 44 tài liệu bằng tiếng anh và 4 Website (2 Website Tiếng Anh và 2 Website Tiếng Việt) và 12 phụ lục.
  3. 3 B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GDTC VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TTNK. 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao ngoại khóa 1.2.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá 1.3. CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA CỦA HỌC SINH. 1.3.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh. 1.3.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh. 1.4. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO CÔNG TÁC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH. 1.4.1. Cơ sở vật chất (CSVC) 1.4.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 1.4.3. Chương trình thể thao ngoại khoá cho học sinh 1.4.4. Sự quan tâm của lãnh đạo 1.5. TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN. 1.5.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thể thao ngoại khóa trong trường học trên thế giới. 1.5.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thể thao ngoại khóa trong trường học trong nước
  4. 4 Nội dung chương tổng quan được tóm tắt như sau: Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận dộng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. Hoạt động TTNK có mục đích là động viên, khuyến khích HS- SV tự giác tham gia tập luyện thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho HS-SV nhằm củng cố kiến thức cho HS, tạo môi trường học tập hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động TDTT ngoại khóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho HS-SV. Thể dục thể thao ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia. Các nghiên cứu cho thấy để đánh giá hiệu quả hoạt động TTNK có thể thực hiện một cách định lượng thông qua quá trình thu thập thông tin về phong trào tập luyện, số người tham gia tập luyện, số lượng đội nhóm, CLB, đội nhóm và đội tuyển thể thao, ngoài ra TTNK là yếu tố cấu thành nên thể thao trường học chính vì thế khi đánh giá về trình độ của người tập nó còn được đánh giá thông qua kết quả rèn luyện thể lực của HS, đó là mức độ thành tích đạt được, học lực đạt được xem xét với mối quan hệ với công sức, thời gian bỏ ra với mục đích đã xác định.
  5. 5 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới nội dung và hình thức thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: + Khách thể tham gia kiểm tra, khảo sát đánh giá thực trạng: 7036 HS (3538 nam và 3498 nữ) và 6262 HS (3364 nam, 2898 nữ) và 52 giáo viên GDTC (41 nam, 11 nữ) tại 11 trường THCS tại TP. Tây Ninh, 02 trường THCS tại huyện Bến Cầu, 02 trường THCS tại huyện Gò Dầu, 02 trường THCS tại huyện Châu Thành và 02 trường THCS tại Thị xã Trảng Bàng. + Khách thể thực nghiệm: 8059 HS tại 11 trường THCS tại thành phố Tây Ninh. + Khách thể khảo sát độ tin cậy của thang đo: 200 HS trường THCS Chu Văn An TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. + Khách thể khảo sát lựa chọn tiêu chí đánh giá: 10 người là nhà chuyên môn, CBQL GDTC Sở Giáo dục và Đào tạo và chuyên gia GDTC tại tỉnh Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐHSP TP.HCM, trường ĐHSP TDTT TP.HCM. 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Tây Ninh có 08 huyện và 01 TP thuộc tỉnh trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ nghiên cứu các trường THCS thuộc TP. Tây Ninh và 04 huyện (Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng và Châu Thành). Tỉnh Tây Ninh có 67.753 HS THCS trong luận án chỉ khảo sát 6262 HS chiếm 9.24% và kiểm tra thể chất 7036 HS chiếm 10.38%. Hình thức TTNK có nhiều nội dung trong phạm vi của luận án tập trung nghiên cứu hình thức hoạt động TTNK cho HS.
  6. 6 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y học Kiểm tra các chỉ số công năng tim (HW), chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), chỉ số BMI (kg/m2). 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Kiểm tra các test theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT gồm: Chạy 30m xuất phát cao (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Lực bóp tay thuận (KG), Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần), Chạy con thoi 4 x 10m (giây), Chạy tùy sức 5 phút (tính quảng đường, m). 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.6. Phương pháp toán thống kê 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu - Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh - Sở Giáo dục tỉnh Tây Ninh - 11 trường THCS tỉnh Tây Ninh (Bà Đen, Chu Văn An, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Võ Văn Kiệt). - 02 trường THCS tại huyện Bến Cầu (Nguyễn Văn Ẩn, Thị Trấn) - 02 trường THCS tại huyện Châu Thành (Long Vĩnh, Ninh Điền) - 02 trường THCS tại huyện Gò Dầu (Lê Văn Thới, Trần Hưng Đạo) - 02 trường THCS tại Thị xã Trảng Bàng (An Thành, Gia Binh) 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu Luận án tiến hành từ 02/2017 – 12/2023 qua 05 giai đoạn.
  7. 7 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TỈNH TÂY NINH. 3.1.1. Xác định tiêu chí và ứng dụng đánh giá thực trạng nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho HS một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho HS một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Xác định tiêu chí đánh giá định lượng Qua 02 bước tổng hợp các tiêu chí đánh giá nội dung và hình thức TTNK từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước và phỏng vấn các chuyên gia, nhà chuyên môn luận án chọn được 05 tiêu chí đánh giá gồm: Tỷ lệ % HS đạt tiêu chuẩn thể lực theo quyết định 53/2008/BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Tỷ lệ % HS tham gia tập luyện ngoại khóa, Tỷ lệ % HS tham gia thi đấu các giải TT do nhà trường tổ chức, Số lượng các đội nhóm TDTT, CLB Thể thao ngoại khóa, Số lượng đội tuyển thể thao đại diện nhà trường tham gia thi đấu. Xác định tiêu chí đánh giá định tính Luận án tiến hành theo 3 bước sau: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ ban đầu, Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời và Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi bằng chỉ số Cronbach’s Alpha kết quả luận án đã xác định được 08 mục hỏi: về nội dung (Phù hợp với nhu cầu, sở thích của HS, Phù hợp với điều kiện sân bãi, dụng cụ của nhà trường, Phù hợp với trình độ chuyên môn của đội ngũ GV, HLV, Có tác dụng phát triển thể lực cho HS, Có tác dụng phát triển năng khiếu thể thao cho HS) về Hình thức hoạt động (Thời gian tập luyện linh hoạt, đa
  8. 8 dạng, Địa điểm, thời điểm tập luyện linh hoạt, đa dạng, Đa dạng, hình thức TTNK (đội nhóm, CLB thể thao, đội tuyển…). Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thực trạng nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho học sinh THCS tỉnh Tây Ninh. Đánh giá theo các tiêu chí định lượng Luận án khảo sát, kiểm tra các nội dung theo 05 tiêu chí đánh giá ở mục 3.1.1. thu được kết quả đánh giá cụ thể như sau: Tiêu chí 1: 48.97% HS đạt tiêu chuẩn thể lực theo quyết định 53/2008/BGDĐT của Bộ GD&ĐT hoặc theo tiêu chuẩn của trường. Tiêu chí 2: 18.50% HS tham gia tập luyện ngoại khóa Tiêu chí 3: 08.21% HS tham gia thi đấu các giải thể thao do nhà trường tổ chức Tiêu chí 4: 54 đội nhóm TDTT, CLB Thể thao ngoại khóa Tiêu chí 5: 138 đội tuyển thể thao đại diện nhà trường tham gia thi đấu. Đánh giá theo các tiêu chí định tính Luận án tiến hành khảo sát 6262 HS về tham gia TTNK, kết quả cho thấy, HS và GV đều đánh giá nội dung ở mức khá và hình thức hoạt động TTNK cho HS THCS tỉnh Tây Ninh ở mức trung bình. Kết quả cho thấy nội dung và hình thức hoạt động TTNK của HS một số trường THCS tỉnh Tây Ninh là chưa đa dang, phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện TTNK của HS. Như vậy, GV cần lưu ý đến thực trạng này và cần có sự đổi mới nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ của HS từ đó động viên, khuyến khích HS tự giác tham gia tập luyện thể thao; hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho HS qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho HS tỉnh Tây Ninh.
  9. 9 3.1.2. Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TTNK của HS một số trường THCS tỉnh Tây Ninh Về nội dung TTNK (bảng 3.9, 3.10, biểu đồ 3.11, 3.12) Nam Nữ Biểu đồ 3.11. Tổng hợp nội dung học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh tham gia tập luyện TTNK Biểu đồ 3.11 cho thấy nội dung nam HS chọn tập luyện cao nhất là bóng đá kế đến là cầu lông, bóng chuyền, điền kinh, bóng bàn ...; về nữ chọn nội dung tập luyện cao nhất là cầu lông, kế đến là bóng chuyền, điền kinh, bơi lội, bóng bàn. Biểu đồ 3.12. So sánh số lượng nội dung giáo viên giảng dạy, huấn luyện TTNK Biểu đồ 12 cho thấy nội dung giáo viên giảng dạy, huấn luyện tập trung nhiều ở các nội dung bóng đá, bóng chuyền, cầu lông; các nội dung giáo viên ít quan tâm là điền kinh, bóng rổ, bóng bàn, võ thuật, đá
  10. 10 cầu, Bơi lội, Aerobic và cờ. Từ đó cho thấy các nội dung trong chương trình thi đấu của Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tây Ninh giáo viên không giảng dạy, huấn luyện không cân đối đây là cơ sở để đổi mới nội dung TTNK cho HS THCS tỉnh Tây Ninh. Về hình thức TTNK (bảng 3.11, 3.12) Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng hình thức tập luyện TTNK của HS THCS tỉnh Tây Ninh đa số là tập luyện theo nhóm, lớp và CLB (60.51%), không có người hướng dẫn (57.96%), tập luyện từ 30 phút - 02 giờ (78.08%), tập luyện từ 02 - 03 buổi (61.86%), tập ở trường (60.96%), tập luyện vào buổi chiều sau giờ học và vào buổi sáng (74.32%). Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng hình thức giảng dạy, huấn luyện TTNK của giáo viên, huấn luyện viên chủ yếu là tập theo đội tuyển và CLB (98.1%), tập luyệ từ 01 – 03 giờ (96.2%), tập 02 – 03 buổi trong 1 tuần (98.1%) và tập vào buổi chiều sau giờ học (67.4%). 3.1.3. Thực trạng các điều kiện đảm bảo thực hiện nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho HS một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh (cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình ...). Để đánh giá thực trạng các điều kiện đảm bảo hiện nội dung và hình thức TTNK cho HS một số trường THCS tỉnh Tây Ninh luận án tiến hành khảo sát các nhà quản lý các nội dung về cơ sở vật chất, đội ngũ và chương trình TTNK thu được kết quả như sau: - Về cơ sở vật chất cho thấy thấy tổng diện tích sân bãi dành cho giảng dạy thể dục tại 19 trường THCS tỉnh Tây Ninh 24060m2, tỷ lệ diện tích sân bãi trên một HS 1.65 m2/HS, hầu hết các trường đều có hố nhảy cao, nhảy xa, đường chạy và sân bóng chuyền. - Về đội ngũ cho thấy thành phần đội ngũ giáo viên THCS tại tỉnh Tây Ninh tập trung chủ yếu là: 78.8% nam; giáo viên (69.2%);
  11. 11 trên 30 tuổi (96.2%); có trình độ đại học (92.3%); chuyên ngành GDTC, cơ hữu và phù hợp nội dung giảng dạy (100%); 76.9% có thâm niên 11 – 20 năm. - Về chương trình giảng dạy GDTC cho thấy, phân phối chương trình giảng dạy môn thể dục cho học sinh THCS tại tỉnh Tây Ninh cả năm học: 70 tiết (học kỳ 1: 36 tiết, học kỳ 2: 34 tiết); trong đó lý thuyết chung (02 tiết), thực hành (60 tiết) và ôn tập, kiểm tra, kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (8 tiết). 3.1.4. Thực trạng thể chất HS một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. Thực trạng thể chất HS THCS tỉnh Tây Ninh Luận án tiến hành kiểm tra 7036 HS (3538 nam và 3498 nữ) tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh; kiểm tra theo từng khối lớp 6, 7, 8, 9 theo các test đánh giá thể chất của tiêu chí 1 thu được kết quả trình bày tại bảng 3.16, 3.17, 3.18 và 3.19. Số liệu tại các bảng cho thấy: Chỉ số BMI trung bình của học sinh THCS tỉnh Tây Ninh [11 tuổi, nam: 17.16 (kg/m2) và nữ 17.09 (kg/m2); 12 tuổi, nam: 17.93 (kg/m2) và nữ 17.59 (kg/m2); 13 tuổi, nam: 18.05 (kg/m2) và nữ 18.20 (kg/m2); 14 tuổi, nam: 18.44 (kg/m2) và nữ 18.52 (kg/m2)] theo bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 5 - 19 tuổi dựa vào Z-score (WHO - 2007) là bình thường. Giá trị trung bình công năng tim của học sinh THCS tỉnh Tây Ninh [11 tuổi, nam: 12.79 (HW) và nữ: 12.85 (HW); 12 tuổi, nam: 12.33 (HW) và nữ: 13.02 (HW); 13 tuổi, nam: 12.26 (HW) và nữ: 13.07 (HW); 14 tuổi, nam: 12.33 (HW) và nữ: 12.95 (HW)] theo phân loại của Ruffier xếp loại kém. Đánh giá thể lực học sinh THCS tỉnh Tây Ninh theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT
  12. 12 Trong đánh giá, luận án chọn 4 tiêu chí để đánh giá thể lực cho HS: Tiêu chí bắt buộc: Bật xa tại chỗ (cm) và chạy tùy sức 5 phút (m). Tiêu chí tự chọn: Chạy 30m XPC (s) và chạy con thoi 4x10m (s). Kết quả đánh giá qua biểu đồ 3.15, 3.16, 3.17 và 3.18. NAM NỮ Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 6 (11 tuổi) tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Số liệu tại biểu đồ 3.15 cho thấy: Về nam: loại tốt có 179 HS chiếm tỷ lệ 20.16%; loại đạt có 264 HS chiếm tỷ lệ 29.73%; loại chưa đạt có 445 HS chiếm tỷ lệ 50.11%. Về nữ: loại tốt có 168 HS chiếm tỷ lệ 19.22%; loại đạt có 273 HS chiếm tỷ lệ 31.24%; loại chưa đạt có 433 HS chiếm tỷ lệ 49.54%. NAM NỮ Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 7 (12 tuổi) tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT. Số liệu tại biểu đồ 3.16 cho thấy:
  13. 13 Về nam: loại tốt có 159 HS chiếm tỷ lệ 17.80%; loại đạt có 327 HS chiếm tỷ lệ 36.62%; loại chưa đạt có 407 HS chiếm tỷ lệ 45.58%. Về nữ: loại tốt có 199 HS chiếm tỷ lệ 22.59%; loại đạt có 265 HS chiếm tỷ lệ 30.08%; loại chưa đạt có 417 HS chiếm tỷ lệ 47.33%. NAM NỮ Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 8 (13 tuổi) tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT. Số liệu tại biểu đồ 3.17 cho thấy: Về nam: loại tốt có 128 HS chiếm tỷ lệ 14.51%; loại đạt có 279 HS chiếm tỷ lệ 33.67%; loại chưa đạt có 457 HS chiếm tỷ lệ 51.82%. Về nữ: loại tốt có 233 HS chiếm tỷ lệ 26.66%; loại đạt có 253 HS chiếm tỷ lệ 28.95%; loại chưa đạt có 388 HS chiếm tỷ lệ 44.39%. NAM NỮ Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ xếp loại thể lực học sinh khối 9 (14 tuổi) tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT Số liệu tại biểu đồ 3.18 cho thấy:
  14. 14 Về nam: loại tốt có 135 HS chiếm tỷ lệ 15.43%; loại đạt có 287 HS chiếm tỷ lệ 32.80%; loại chưa đạt có 435 HS chiếm tỷ lệ 51.77%. Về nữ: loại tốt có 132 HS chiếm tỷ lệ 15.19%; loại đạt có 236 HS chiếm tỷ lệ 27.16%; loại chưa đạt có 501 HS chiếm tỷ lệ 57.65%. 3.2. ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TỈNH TÂY NINH. 3.2.1. Cơ sở pháp lý: Trên cơ sở pháp lý để lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho học sinh THCS ở tỉnh Tây Ninh dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và phát triển GDTC và thể thao trường học nói riêng được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành (mục 3.1). 3.2.2. Cơ sở thực tiễn: Kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu, nguyên nhân, mục đích, hài lòng và khó khăn, trở ngại của học sinh, giáo viên, huấn luyện viên tham gia thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh được trình bày tại bảng 3.26, 3.27, 3.28, 3.29, 3.30 và biểu đồ 3.21 như sau: Số liệu tại bảng 3.26 cho thấy HS THCS tỉnh Tây Ninh có mục đích đúng đắn khi tham gia hoạt động TTNK là nâng cao sức khỏe đây cũng là mục đích của hoạt động TTNK theo quyết định 72/2008/BGDĐT. Kế đến mục đích tham gia TTNK của HS nhằm giảm áp lực, tạo niềm vui, hứng thú và có thể hình đẹp, nâng cao khả năng hòa nhập với cộng đồng cũng có tỷ lệ cao trên 6%, các mục đích còn lại chiếm tỷ lệ thấp dưới 6%.
  15. Bảng 3.26. Kết quả khảo sát mục đích học sinh THCS tỉnh Tây Ninh tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa (n = 1332) Kết quả khảo sát TT Nội dung Số lượng % 1 Giảm áp lực, tạo niềm vui, hứng thú 147 11.0 2 Nâng cao sức khỏe 739 55.5 3 Nâng cao khả năng hòa nhập với cộng đồng 93 7.0 4 Mở rộng giao tiếp 58 4.4 5 Làm vui lòng người thân, bạn bè 49 3.7 6 Rèn tính kỷ luật, kiên trì, nhẫn nại 40 3.0 Nhằm nâng cao thành tích để dự thi các hội 7 57 4.3 thao cấp trường, huyện, thành phố 8 Có thể hình đẹp 113 8.5 9 Trở thành người nổi tiếng 1 0.1 10 Giải trí 35 2.6 Tổng 1332 100 Bảng 3.27. Kết quả khảo sát nguyên nhân học sinh THCS tỉnh Tây Ninh không tham gia hoạt động TTNK thường xuyên (n = 4930) Kết quả khảo sát TT Nội dung Số lượng % 1 Không thích tham gia các hoạt động TDTT 334 6.77 2 Không có thời gian 1460 29.61 3 Không có năng khiếu TDTT 1409 28.58 4 Không đủ sức khỏe 93 1.89 5 Không có người hướng dẫn 1577 31.99 6 Không có kinh phí 40 0.81 7 Không được phụ huynh ủng hộ 17 0.34 Tổng 4930 100.0
  16. Bảng 3.28. Kết quả khảo sát HS mức độ hài lòng về nội dung và hình thức HĐ TTNK tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh (n = 1332) Kết quả khảo sát T Mức độ hài lòng Nội dung Hình thức T Số lượng % Số lượng % 1 Rất không hài lòng 21 1.58 28 2.10 2 Không hài lòng 543 40.77 605 45.42 3 Bình thường 490 36.79 466 34.98 4 Hài lòng 250 18.77 215 16.14 5 Rất hài lòng 28 2.10 18 1.35 Tổng 1332 100.0 1332 100.0 X ±S 2.79 ± 0.47 2.69 ± 0.48 Trung bình Mức đánh giá Biểu đồ 3.21. so sánh mức độ hài lòng về nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh
  17. Bảng 3.29. Kết quả khảo sát những khó khăn, trở ngại của HS khi tham gia hoạt động TTNK (n = 1332) TT Khó khăn, trở ngại X S Về những hỗ trợ của thầy, cô, nhà trường cho học 1 3.55 0.65 sinh tham gia thể thao ngoại khóa. 2 Về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao 2.12 0.69 3 Về sân bãi 1.78 0.74 4 Về trình độ chuyên môn của đội ngũ GV, HLV 3.65 0.61 5 Về chương trình giảng dạy, huấn luyện TTNK 2.14 0.61 6 Về kinh phí tham gia thể thao ngoại khóa 3.26 0.61 7 Về sự hỗ trợ, động viên của phụ huynh 2.47 0.65 8 Về thời gian tập luyện 2.31 0.62 9 Về địa điểm tập luyện 2.03 0.55 Trung bình 2.59 Bảng 3.30. Kết quả khảo sát những khó khăn, trở ngại của GV khi tham gia HĐ TTNK tại các trường THCS tỉnh Tây Ninh (n = 52) TT Khó khăn, trở ngại X S Về cơ chế chính sách của cấp trên và lãnh đạo nhà 1 trường về hỗ trợ cho giáo viên, huấn luyện viên 3.89 .472 tham gia thể thao ngoại khóa. Về trang thiết bị, dụng cụ (số lượng, chất lượng) 2 2.35 .450 TDTT 3 Về sân bãi TDTT 2.17 .433 Về đội ngũ giáo viên, HLV (trình độ chuyên môn, 4 3.79 .567 nhiệt tình, yêu nghề). Về chương trình giảng dạy, huấn luyện Thể thao 5 2.57 .432 ngoại khóa 6 Nhu cầu ngoại khóa thể thao của học sinh 3.48 .505 7 Nguồn kinh phí cho giáo viên tham gia 3.57 .448 8 Áp lực thành tích thể thao của nhà trường 3.71 .457 Trung bình 3.19
  18. 15 Số liệu tại bảng 3.27 cho thấy Kết quả trên cho thấy nguyên nhân HS THCS tỉnh Tây Ninh không tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa chủ yếu là không có người hướng dẫn, Không có thời gian và không có năng khiếu TDTT; các nguyên nhân còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Số liệu tại bảng 3.28 cho thấy HS các trường THCS Tây Ninh đánh giá sự hài lòng về nội dung và hình thức hoạt động TTNK ở mức bình thường (Nội dung: X ± S = 2.79 ± 0.47, Hình thức: X ± S = 2.69 ± 0.46); trong đó HS đánh giá mức không hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất (Nội dung: 40.77%, Hình thức: 45.42%). Số liệu tại bảng 3.29 cho thấy những khó khăn, trở ngại cúa HS và GV, HLV các trường THCS tỉnh Tây Ninh khi tham gia TTNK là Về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao, Về sân bãi; riêng học sinh còn khó khăn về thời gian và địa điểm tập luyện. Đây là cơ sở đổi mới hình thức TTNK cho học sinh phù hợp với các điều kiện thực tiễn của nhà trường. 3.2.3. Các Nguyên tắc lựa chọn: Để lựa chọn nội dung và hình thức TTNK cho HS một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh phù hợp với chủ trương đường lối đổi mới và phát triển thể chất cho HS có chọn lọc luận án đã nghiên cứu tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau về lý luận và thực tiễn, khi lựa chọn nội dung và hình thức TTNK cho HSmột số trường THCS Tỉnh Tây Ninh luận án dựa vào các nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và bổ sung, Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
  19. 16 3.2.4. Đổi mới nội dung và hình thức thể thao ngoại khóa Căn cứ vào đặc điểm của khách thể nghiên cứu, căn cứ vào điều kiện đảm bảo khác nhau giữa các huyện/Thị xã/TP trong tỉnh Tây Ninh; Căn cứ vào thực trạng nội dung và hình thức TTNK (mục 3.1), cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, các nguyên tắt luận án tiến hành lựa chọn các nội dung và hình thức TTNK cho HS một số trường THCS tỉnh Tây Ninh luận án tiến hành xin chủ trương và được sự đồng thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh, Trung tâm TDTT tỉnh Tây Ninh, Trung tâm TDTT thành phố Tây Ninh, CLB Bơi lội Hải Đăng, CLB bơi lội Mai Anh, CLB bóng bàn Anh Kiệt, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tây Ninh, Ban giám hiệu và Hội phụ huynh các trường THCS thành phố Tây Ninh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và giáo viên thể dục các trường THCS thành phố Tây Ninh luận án tiến hành lựa chọn các nội dung và hình thức hoạt động TTNK cho HS THCS tỉnh Tây Ninh như sau: Về nội dung: - Nhà trường tiếp tục phát huy tập luyện những nội dung đã có, tăng cường bổ sung các nội dung chưa tổ chức tập luyện trong chương trình thi đấu Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố và cấp tỉnh theo điều kiện thực tiễn của các trường (bảng 3.31) - Số liệu tại bảng 3.31 cho thấy Kết quả đổi mới đã bổ sung thêm 23 Đội, nhóm, CLB cấp trường. - Thành phố liên kết tiếp tục duy trì các nội dung trong chương trình thi đấu Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tây Ninh như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, bơi lội, điền kinh, Võ thuật, đá cầu. Trong đó tiếp tục phát huy các nội dung được học sinh yêu thích tập luyện như bóng đá, bóng chuyền và cầu lông; tập trung quan tâm phát triển các nội dung cờ vua, bơi lội, điền kinh, Võ thuật, đá cầu, bóng bàn, kéo co.
  20. Bảng 3.31. Tổng hợp đổi mới nội dung hoạt động TTNK của HS THCS TP. Tây Ninh Đội, nhóm, CLB cấp trường TT Trường Thực trạng Đổi mới 3 (Võ thuật, bóng đá, bóng 1 Bà Đen 1 (võ thuật) chuyền) 6 (Cầu lông, bóng bàn, bóng 3 (Cầu lông, bóng 2 Chu Văn An chuyền, võ thuật, kéo co, đá bàn, bóng chuyền) cầu) 5 (Bóng đá, kéo co, cầu 3 Nguyễn Thái Học 2 (Bóng đá, kéo co) lông, bóng bàn, đá cầu) 5 (Bóng đá, bóng chuyền, 3 (Bóng đá, bóng 4 Nguyễn Trãi võ thuật, võ thuật, điền chuyền, võ thuật) kinh) 4 (Bóng đá, cầu 6 (Bóng đá, cầu lông, võ 5 Nguyễn Tri Phương lông, võ thuật, điền thuật, điền kinh, đá cầu, võ kinh) thuật) 5 (Bóng đá, bóng chuyền, 3 (bóng đá, bóng 6 Nguyễn Văn Linh võ thuật, cầu lông, bóng chuyền, võ thuật) bàn) 2 (bóng đá, bóng 4 (Bóng đá, bóng chuyền, 7 Nguyễn Văn Trổi chuyền) cầu lông, điền kinh) 2 (Bóng đá, điền 4 (Bóng đá, điền kinh, bóng 8 Nguyễn Viết Xuân kinh) chuyền, cầu lông) 2 (cờ vua, bóng 3 (Cờ vua, bóng chuyền, võ 9 Phan Bội Châu chuyền) thuật) 4 (cờ vua, bơi lội, 5 (Cờ vua, bơi lội, cầu lông, 10 Trần Hưng Đạo cầu lông, bóng bàn) bóng bàn, bóng chuyền) 6 (Bóng đá, kéo co, bơi lội, 3 (bóng đá, kéo co, 11 Võ Văn Kiệt bóng chuyền, cầu lông, đá bơi lội) cầu) Tổng số 29 52
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2