intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán Trung học phổ thông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đề xuất được một số biện pháp tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán tại các cơ sở đào tạo giáo viên nước CHDCND Lào, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực của đất nước Lào trong giai đoạn mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán Trung học phổ thông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T ƢỜ G ĐẠI C Ƣ Ạ À ỘI HER CHONGMOUAYANG TỔ C ỨC T ỰC À DẠY C T O G ĐÀO TẠO GIÁO VIÊ TOÁ T U G C Ổ T Ô G Ở ƢỚC CỘ G ÒA DÂ C Ủ Â DÂN LÀO TÓM TẮT U Á TI OA C GIÁO DỤC Hà Nội-2021
  2. CÁC CÔ G T Ì ĐÃ CÔ G BỐ CỦA TÁC GIẢ IÊ QUA Đ U Á 1. Her Chongmouayang (2019), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành dạy học cho sinh viên Toán trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khẩy, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tạp chí Giáo dục, số đạc biệt, tr 331 – 335. 2. Her Chongmouayang (2020), Một số nghiên cứu về hoạt động thực hành dạy học trong chương trình đào tạo giáo viên toán ở các trường sư phạm. Tạp chí Giáo dục, số đạc biệt, tr 48 - 51. 3. er Chongmouayang; Bùi Văn ghị (2020), International experience in organization of teaching practice in teacher training and some recommendations. Vietnam Journal of Education, 2020, 4(3), 80 - 84.
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Phương pháp đào tạo giáo viên Toán THPT ở các cơ sở đào tạo giáo viên tại nước CHDCND Lào hiện nay cần có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 1.3. Thực hành dạy học là một trong những hoạt động quan trọng trong đào tạo giáo viên, nhưng còn ít được quan tâm ở nước CHDCND Lào. 1.4. Đã có một số công trình nghiên cứu về những đề tài gần gữi với đề tài mà chúng tôi dự kiến lựa chọn, nhưng không có sự trùng lặp. Từ những lý do trên, đề tài được chọn là: Tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán trung học phổ thông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được một số biện pháp tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán tại các cơ sở đào tạo giáo viên nước CHDCND Lào, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực của đất nước Lào trong giai đoạn mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhằm đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu có giá trị thực tiễn đối với nước CHDCND Lào. (2) Khảo sát thực trạng đào tạo giáo viên môn Toán ở các cơ sở đào tạo giáo viên Toán THPT ở nước CHDCND Lào để có căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất những biện pháp tổ chức THDH trong đào tạo giáo viên Toán ở các cơ sở đào tạo giáo viên Lào. (3) Đề xuất những biện pháp tổ chức THDH trong đào tạo giáo viên Toán ở 1
  4. các cơ sở đào tạo giáo viên Lào. (4) Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất. 4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp tổ chức thực hành dạy học nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Toán THPT tại các cơ sở đào tạo giáo viên ở nước CHDCND Lào. Phạm vi nghiên cứu là những biện pháp tổ chức THDH cho sinh viên trong khuôn khổ chương trình, nội dung đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên ở nước CHDCND Lào. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thực hiện những biện pháp tổ chức THDH trong đào tạo giáo viên Toán tại các cơ sở đào tạo giáo viên nước CHDCND Lào như đã đề xuất trong luận án thì sinh viên sẽ được thực hành dạy học nhiều hơn so với cách thức đào tạo hiện nay, mang lại nhiều kinh nghiệm cho sinh viên trong quá trình chuẩn bị trở thành giáo viên, tạo cơ hội để sinh viên phát triển các kỹ năng cơ bản của nghề dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của đất nước Lào trong giai đoạn mới. 6. hƣơng pháp nghiên cứu (i) Phương pháp nghiên cứu lý luận (LL) (ii) Phương pháp điều tra - khảo sát (iii) Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP) 7. Những đóng góp của luận án + Về lí luận: - Tổng quan những công trình nghiên cứu về THDH trong các cơ sở đào tạo giáo viên Toán trên thế giới; làm rõ một số vấn đề lí luận liên quan đến THDH 2
  5. (quan niệm về THDH, ý nghĩa của THDH, thời lượng THDH, nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, dạy học vi mô, nghiên cứu bài học). - Đề xuất được một số biện pháp có tính khả thi và hiệu quả về tổ chức THDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên nước CHDCND Lào, bổ sung cho lí luận chuyên ngành và có giá trị thực tiễn đối với nước CHDCND Lào. + Về thực tiễn: - Phản ảnh được một số thực tiễn hiện nay về đào tạo giáo viên môn Toán THPT tại các cơ sở đào tạo giáo viên ở Lào. - Những biện pháp tổ chức THDH đã đề xuất có thể áp dụng trong đào tạo giáo viên Toán THPT tại các cơ sở đào tạo giáo viên ở nước CHDCND Lào. 8. Những luận điểm đƣa ra bảo vệ (1) Nhu cầu tổ chức THDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên ở nước CHDCND Lào có cơ sở khoa học và thực tiễn. (2) Những biện pháp tổ chức THDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên ở nước CHDCND Lào đề xuất trong luận án có tính khả thi và hiệu quả đối với thực tiễn giáo dục của nước CHDCND Lào. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán trung học phổ thông ở nước CHDCND Lào Chương 2: Biện pháp tổ chức thực hành dạy học tại các cơ sở đào tạo giáo viên Toán trung học phổ thông ở nước CHDCND Lào Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3
  6. Chƣơng 1 - CƠ Ở Ý U VÀ T ỰC TIỄ CỦA VẤ ĐỀ TỔ C ỨC T ỰC À DẠY C T O G ĐÀO TẠO GIÁO VIÊ TOÁ T U G C Ổ T Ô G Ở ƢỚC CHDCND LÀO 1.1. Tổng quan về những công trình nghiên cứu liên quan đến thực hành dạy học cho sinh viên 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo nghề dạy học Theo Shulman, L. S. (1986): Dạy học là một hoạt động phức tạp, là một trong những thách thức mà phải nỗ lực mới có thể đạt được vị thế nghề nghiệp của người giáo viên. Bởi lẽ người giáo viên phải dành nhiều thời gian trong lớp học; họ bị áp lực vì các phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách có nhiều cơ hội để quan sát việc giảng dạy trên lớp của họ. [131] Kiến thức nghề dạy học bao gồm cả kiến thức môn học và PPDH môn học đó, bao gồm cả tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, triết học, lịch sử giáo dục, luật pháp quốc gia, sức khỏe và an toàn, quản lý lớp học và các hoạt động ngoài chương trình giảng dạy Lewin B, Fine J and Young L. (2005). [112] 1.1.1.2. Nghiên cứu về thực hành dạy học Theo Opdenakker, M. C., & Van Damme, J. (2000): Thực hành dạy học là một trong những thành phần của chương trình giáo dục [126]. Đây là một công việc có tính chu kỳ, bao gồm cả nội dung và kỹ năng sư phạm như một phần chuẩn bị cho giáo sinh (Student Teacher) đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học. Trong đó, giáo viên của trường phổ thông được coi là người cố vấn luôn có mặt để hỗ trợ giáo sinh trong quá trình THDH đầy khó khăn và phức tạp này; chẳng hạn như việc chuẩn bị giáo án, tài liệu giảng dạy và học tập (Niss, M. 2003). [124] 4
  7. 1.1.1.3. Nghiên cứu về vai trò của thực hành dạy học Marais, P. & Meier, C. (2004, 221) [119]: khẳng định rằng THDH là hoạt động trải nghiệm cần thiết cho mỗi giáo sinh; họ được làm việc trong lớp học và trong trường học. Marais, P. & Meier, C. (2004, 221) cũng cho rằng THDH còn có những khó khăn, nhưng rất quan trọng trong đào tạo giáo viên; khó khăn bởi nhiều thách thức, chẳng hạn như khoảng cách địa lý, trình độ chuyên môn của giáo sinh, khó khăn trong quản lý, kỷ luật, mối quan hệ với các giáo viên hướng dẫn THDH v.v…. Những thách thức này, nếu không được giải quyết, có thể ảnh hưởng đến thành tích của giáo sinh trong quá trình THDH và có thể về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của họ về nghề dạy học. [127] 1.1.1.4. Những nghiên cứu về đánh giá về kết quả thực hành dạy học trong các cơ sở đào tạo giáo viên Theo Marais, P. & Meier, C. (2004, 232) [119]: Sau khi kết thúc THDH, chúng tôi đã khảo sát các giáo sinh về kinh nghiệm của họ có được trong quá trình giảng dạy và những kinh nghiệm này có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ về nghề dạy học hay không. Kết quả là họ đã có được những kinh nghiệm phong phú trong THDH, mặc dù phải trải qua những thử thách. Những hiểu biết về nghề sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nhận thức được những thách thức mà người giáo viên sẽ phải đối mặt. Các chương trình đào tạo giáo viên cũng cần được xem xét lại để giáo sinh đạt được kết quả mong muốn từ THDH. 1.1.1.5. Những nghiên cứu về phương thức tổ chức và thời lượng thực hành dạy học Một số nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định một tập hợp các hoạt động THDH đóng vai trò đòn bẩy trong đào tạo giáo viên (chẳng hạn: Franke, Grossman, Hatch, Richert, & Schultz, 2006; Kazemi & Hintz, 2008; Kazemi, Lampert, & Ghousseini, 2007; Sleep, Boerst, & Ball, 2007). 5
  8. Một hoạt động THDH cần rèn luyện cho giáo sinh là thực hành hiểu biết về người học Ball (1993) đã nghiên cứu việc thực hành hiểu biết về tư duy của học sinh trong quá trình dạy học môn Toán. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về phát triển năng lực ngôn ngữ Toán học cho giáo sinh trong THDH bao gồm cả ngôn ngữ hội thoại, biểu diễn toán, phân tích và đánh giá. 1.1.1.6. Những công trình nghiên cứu về tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Chuẩn bị giáo viên chất lượng cao là mục tiêu cuối cùng của các chương trình đào tạo giáo viên (Bransford, Darling-Hammond & LePage, 2005; Darling- Hammond, 2010; Feiman-Nemser & Buchman, 1997) [91], Những chương trình này có trách nhiệm đào tạo những giáo viên tương lai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của một quốc gia. Các chương trình đó sẽ có thể giúp học viên chuẩn bị các kế hoạch bài học được tổ chức tốt, có thái độ thích ứng linh hoạt trong khi áp dụng các kế hoạch đó, suy ngẫm về bài học của họ và suy nghĩ về điểm mạnh và điểm yếu của bài học của họ. 1.1.2. Tại Lào Tại Lào, theo khảo sát của chúng tôi, chưa có cơ sở đào tạo nào về chuyên ngành Giáo dục Toán học (Mathematics Education) và chưa có công trình nghiên cứu nào về tổ chức THDH trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Chỉ có một số Tiến sĩ người Lào thực hiện các luận án chuyên ngành LL và PPDH bộ môn Toán tại Việt Nam theo hướng góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, đào tạo giáo viên ở nước CHDCND Lào 1.1.3. Tại Việt Nam Trong những công trình nghiên cứu tại Việt Nam chúng tôi cũng chưa thấy công trình nghiên cứu cụ thể nào về tổ chức THDH trong đào tạo giáo viên Toán 6
  9. THPT; có một số ít giáo trình về rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên. Chẳng hạn các tài liệu [39],[51], [45], [56], [80]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo giáo viên Toán các cấp học (Tiểu học, THCS, THPT) trong các trường Đại học sư phạm. Có thể kể đến một số luận án tiến sĩ chuyên ngành LL và PPDH bộ môn Toán. 1.2. ột số vấn đề lí luận liên quan đến thực hành dạy học 1.2.1. Nguyên lí giáo dục “Gắn lí luận với thực tiễn”. Nguyên tắc “Học đi đôi với hành” 1.2.1.1. Nguyên lí giáo dục “Gắn lí luận với thực tiễn” Theo Nguyễn Bá Kim (2015) [27] nguyên lí “Gắn lí luận với thực tiễn” được hiểu là lí luận và thực tiễn luôn phải đi đôi với nhau, phù hợp với nhau. Lí luận mà không gắn với thực tiễn thì đó chỉ là lí luận suông; ngược lại chỉ dựa vào thực tiễn mà không có lí luận thì chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm; nếu đem những kinh nghiệm có được từ thực tiễn để vận dụng trong những trường hợp tương tự thì chưa chắc đã có hiệu quả, có thể kém hiệu quả, thậm chí có kết quả ngược lại. 1.2.1.2. Nguyên tắc giáo dục “Học đi đôi với hành” Nguyên tắc “Học đi đôi với hành” nghĩa là giữa học tập và thực hành luôn phải đi đôi với nhau. Học mà không thực hành thì chỉ là học vẹt, có học mà không biết vận dụng; Ngược lại chỉ làm (chỉ thực hành) mà không có học, thì khó có thể làm được những việc tương tự trong những trường hợp khác, khó có thể có tính sáng tạo trong công việc. 1.2.2. Dạy học vi mô (Micro- teaching) Dạy học vi mô là một kỹ thuật nhằm chuẩn bị cho các ứng viên giáo viên đến với môi trường lớp học thực sự. Nó cũng có thể xem là một kỹ thuật dạy học đặc biệt được sử dụng trong đào tạo trước khi vào nghề của sinh viên. [84] 7
  10. Chu trình dạy học theo PPDHVM có thể mô tả theo sơ đồ 1.1 như sau: Sơ đồ 1.1. Chu trình dạy học theo PPDHVM 1.2.3. Nghiên cứu bài học (Lesson study) 1.2.3.1. Mô hình nghiên cứu bài học NCBH là một mô hình dạy học ra đời ở Nhật vào cuối thế kỷ 19. Các giáo viên ở Nhật đều được yêu cầu đổi mới THDH và tiếp tục tham gia vào các nghiên cứu về việc dạy và học nhằm phát triển tay nghề dạy học, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nghề nghiệp của bản thân. [101] 1.2.3.2. Quy trình nghiên cứu bài học Có nhiều biến thể khác nhau của quy trình NCBH. (1): Nhận ra vấn đề Lên kế hoạch bài học (1),(2) (5) (2): Thiết kế kế hoạch bài học (3): Thực hiện và quan sát bài học Bài học nghiên cứu (4): Đánh giá, xem xét lại bài học (3) (6) (5): Chỉnh sửa kế hoạch bài học Họp nhận xét (6): Thực hiện bài học đã được chỉnh (4) (7) sửa (7): Đánh giá và xem xét Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiên cứu bài học (Baba, 2007) 8
  11. 1.3. Thực hành dạy học 1.3.1. Quan niệm về thực hành dạy học Thực hành là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế (nói khái quát) (Hoàng Phê, 1996). [44] Thực hành có 3 nghĩa: (1) Thực hành là thực hiện hoặc luyện tập một hoạt động nào đó thường xuyên nhằm cải thiện một kỹ năng; (2) Thực hiện làm một công việc cụ thể của một giáo viên, bác sĩ, luật sư,…; (3) Thực hiện một cái gì đó thường xuyên như một phần của hành vi ( tự kìm chê…)1 Dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. [10] Thực hành dạy học (Teaching Practice) là hoạt động vận dụng lí luận và phương pháp dạy học đã và đang được trang bị trong các cơ sở đào tạo giáo viên vào việc dạy học một nội dung kiến thức nào đó. [99], [108]. Từ đó, chúng tôi quan niệm: THDH là hoạt độngchuẩn bị cho nghề dạy học, trong đó chủ yếu là hoạt động tập giảng của giáo sinh trước một nhóm, một lớp HS (có thể do SV đóng thế) trên cơ sở kế hoạch dạy học vận dụng LL & PPDH được trang bị ở trường sư phạm, phù hợp với điều kiện giáo dục hiện có. 1.3.2. Thời lượng thực hành dạy học thể hiện qua chương trình đào tạo Tổng số Tín chỉ Nước/trương Nội dung cụ thể TT tín chỉ THSP - Phương pháp giảng dạy toán 1 Laos 160 16 - Kiến tập,Thực tập sư phạm - Tự hiện thực hóa cho giáo viên, mô hình dạy học, ĐH Kanchanaburi 2 170 37 quản lý tri thức cho giảng viên, Rajabhat , Thailand - Kiến tập, thực hành giảng dạy 1 (1) To do an activity or train regularly so that you can improve your skill. (2) To work as a teacher, doctor, lawyer, etc. (3) Practice something to do something regularly as part of your normal behavior 9
  12. - Phương pháp dạy học môn toán 3 ĐHSP Hà Nội 130 9 - Thực tập sư phạm - Nghiệp vụ sư phạm - Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 4 ĐHSP TPHCM 135 10 - Thực tập sư phạm - Phương pháp dạy học dại số, giải tích, hình học - Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phương pháp kiểm 5 ĐH An Giang 135 23 tra đánh giá trong giản dạy toán THPT - Thực tập sư phạm - Phương pháp dạy học môn toán 6 ĐHSP Thái Nguyên 135 21 - Thực hành dạy học toán - Thực tập sư phạm - Phương pháp dạy học môn toán - Kiến tập sư phạm 7 ĐHSP Tây Bắc 150 25 - Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên - Thực tập sư phạm ĐH Chiang Mai Không ghi rõ về phương pháp dạy học môn toán và 8 131 Thailand cách thực hành sư phạm như thế nào 1.4. hảo sát thực tiễn tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán phổ thông ở ào 1.4.1. Những cơ sở đào tạo giáo viên trung học phổ thông ở Lào Hiện nay tại nước CHDCND Lào có 4 trường Đại học và 8 trường Cao đẳng sư phạm Chất lượng đầu vào của sinh viên sư phạm ở nước CHDCND Lào thuộc loại thấp, bởi vì sau khi học sinh thi tốt nghiệp THPT, những HS nào có kết quả học tập tốt sẽ được Nhà nước Lào cấp học bổng để đi du học nước ngoài, có quyền lựa chọn vào học ngành mình yêu thích tại những trường Đại học. Đặc biệt vài năm gần đây, thấy rằng các học sinh tốt nghiệp cấp THPT phần lớn muốn đi học tại nước ngoài đặc biệt là nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, .… số học sinh chọn vào học ngành sư phạm thường những lựa chọn cuối cùng. 10
  13. 1.4.2. Chương trình đào tạo giáo viên Toán ở Lào Chương trình đào tạo giáo viên Toán THPT ở các trường CĐSP và ngành sư phạm Toán của các trường Đại học tại nước CHDCND Lào là chương trình mới được thực hiện từ năm học 2013-2014 đến nay. Chương trình đào tạo giáo viên Toán THPT ở trường CĐSP tổng số tín chỉ cho toàn bộ khóa học là 160 tín chỉ, trong đó được chia ra thành bốn khối kiến thức: Khối kiến thức chung có 20 tín chỉ (12.5%), Khối kiến thức cơ sở chuyên ngành có 45 tín chỉ (28.125%), Khối kiến thức chuyên ngành có 91 tín chỉ (56.875%) và Khối kiến thức tự chọn có 4 tín chỉ (2.5%). Nội dung học phần kiến thức chuyên ngành chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng trong đó có nội dung thì liên quan đến chuyên ngành khác hơi nhiều, chủ yếu là các môn chuyên ngành Vật lý chiếm tỷ lệ tới 28 tín chỉ, bằng 17,5%. Số tín chỉ dành cho kiến tập, thực tập sư phạm là 12 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 7,5%. 1.4.3. Khảo sát giáo viên và sinh viên Lào về thực hành dạy học trong quá trình đào tạo 1.4.3.1. Mục đích khảo sát Khảo sát được tiến hành nhằm đánh giá một phần thực trạng về việc thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên Toán THPT ở một số trường CĐSP nước CHDCND Lào, làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp tổ chức thực hành dạy học trong giai đoạn mới. 1.4.3.2. Đối tượng, thời gian và nội dung khảo sát Khảo sát được tiến hành 2 lần: * Lần 1 + Gồm 15 giảng viên và 29 sinh viên tại trường CĐSP Khăng Khẩy + Thời gian khảo sát là tháng 10 năm 2018. + Nội dung khảo sát là số lần được tham gia các hoạt động liên quan đến 11
  14. THSP trong thời gian họ là sinh viên sư phạm. * Lần 2 + Gồm 21 giảng viên và 29 sinh viên tại trường CĐSP Khăng Khẩy + Thời gian khảo sát là tháng 02 năm 2019. + Nội dung khảo sát là xin ý kiến về một số vấn đề liên quan đến THSP trong một số cơ sở đào tạo giáo viên ở thời điểm hiện tại và trong tương lai (về thời điểm THSP, thời lượng THSP, tổ chức THSP …) 1.4.3.3. Công cụ khảo sát Công cụ khảo sát gồm 5 loại phiếu 1.4.3.4. Kết quả khảo sát việc tổ chức thực hành dạy học trong đào tạo giáo viên ở Lào hiện tại Kết quả khảo sát cho thấy: Trong quá trình đào tạo tại trường CĐSP hiện nay không có sinh viên nào được THDH từ 3 lần trở lên, hầu hết số sinh viên được thực hành từ 1 đến 2 lần. Việc tổ chức thực hành trong qúa trình đào tạo giáo viên Toán THPT chưa tốt. Nhiều cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường cho rằng cần phải tổ chức thực hành trong quá trình đào tạo giáo viên Toán THPT nhiều hơn nữa. 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 Những công trình nghiên cứu đã công bố ở Lào, Việt Nam và các nước khác cho thấy rằng: số lượng công trình nghiên cứu về Giáo dục Toán học có ít. Chương 1 đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về THDH: Các công trình nghiên cứu liên quan; quan niệm về THDH, vai trò của THDH, phương thức tổ chức và thời lượng THDH thể hiện qua các chương trình đào tạo ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả khảo sát và điều tra thực trạng cho thấy: Nội dung trong chương trình đào tạo giáo viên nói chung, việc tổ chức THDH nói riêng trong các cơ sở 12
  15. đào tạo giáo viên Toán THPT ở Lào còn nhiều bất cập. Từ đó có thể xem xét lại chương trình đào tạo giáo viên, biện pháp tổ chức THDH nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo giáo viên Toán THPT ở nước CHDCND Lào. Chƣơng 2 - BIỆ Á TỔ C ỨC T ỰC À DẠY C TẠI CÁC CƠ Ở ĐÀO TẠO GIÁO VIÊ TOÁ T U G C ỔT Ô GỞ ƢỚC CỘ G ÒA DÂ C Ủ Â DÂ LÀO 2.1. Định hƣớng các biện pháp Những biện pháp tổ chức thực hành dạy học tại các cơ sở đào tạo giáo viên Toán THPT được đề xuất dựa trên các định hướng sau đây: Định hướng 1: Các biện pháp phù hợp với chiến lược đổi mới giáo dục của nước CHDCND Lào. Định hướng 2: Các biện pháp cần phải phù hợp với chương trình, giáo trình đào tạo giáo viện hiện hành tại các cơ sở đào tạo giáo viên THPT ở nước CHDND Lào. Định hướng 3: Các biện pháp phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đang làm việc liên quan đến tổ chức THDH và sinh viên tại cơ sở đào tạo giáo viên THPT ở nước CHDND Lào. Định hướng 4: Các biện pháp phù hợp với lí luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương 1 của luận án. Với những định hướng trên, luận án tập trung vào trình bày một số biện pháp sư phạm để bồi dưỡng cho giảng và sinh viên sư phạm về phương thức tổ chức THDH nhằm đáp ứng những yêu cầu theo phương hướng phát triển nguồn nhân lực hiện nay và nâng cao chất lượng công việc đào tạo giáo viên Toán THPT ở nước CHDCND Lào. 2.2. hững biện pháp tổ chức thực hành trong đào tạo giáo viên Toán tại 13
  16. các cơ sở ở ào 2.2.1. Biện pháp 1: Cấu trúc lại nội dung các học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo giáo viên ở Lào theo hướng tinh giản, thiết thực, hiện đại, sáng tạo. a) Mục đích của biện pháp - Tăng cường THDH cho sinh viên ngay trong các học phần kiến thức chuyên ngành. - Trang bị và giúp sinh viên có thêm hiểu biết về LL và PPDH bộ môn Toán. Từ đó sinh viên có thể dễ dàng vận dụng hơn vào THDH những nội dung cụ thể môn Toán ở trường THPT. b) Cơ sở của biện pháp + Như đã trình bày trong mục 1.4.2 ở trên, Chương trình đào tạo giáo viên Toán THPT ở các trường CĐSP và ngành sư phạm Toán của các trường Đại học tại nước CHDCND Lào thực hiện từ năm học 2013-2014 đến nay, chỉ bao gồm ba nội dung là: Những lý thuyết cơ bản về phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”, Lý thuyết nhận thức của Bloom’s Taxonomy và Những yếu tố cơ bản của giáo án; Hầu như không có lí luận về PPDH các tình huống điển hình (dạy học khái niệm, định lý, quy tắc... ) và nhiều nội dung khác như trong các giáo trình [27], [36], [37] và [39] ở Việt Nam. Chúng tôi thấy cần thiết phải bổ sung những nội dung lí luận và PPDH này vào nội dung dạy học các học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo giáo viên ở Lào. + Đồng thời cũng cần bổ sung hai nội dung trong các tài liệu quốc tế [98] và [62] về “Định nghĩa lại việc giảng dạy, hình dung lại về đào tạo giáo viên” và “Giáo dục và đào tạo dựa trên kết quả”. + Dựa vào phân phối chương trình đào tạo giáo viên THPT của các trường CĐSP ở nước CHDCND Lào [72]: Phần kiến thức ngành và chuyên ngành có 14
  17. 23 tín chỉ, nên có đủ lượng thời gian để vừa trang bị lí luận vừa tổ chức THDH cho sinh viên. c) Cách thực hiện Có thể thực hiện biện pháp này thông qua những cách sau: Cách 1. Cấu trúc lại nội dung, thời lượng, kế hoạch dạy học các học phần về LLDH và PPDH trong chương trình đào tạo hiện hành của các trường cao đẳng sư phạm ở Lào. Cách 2. Tổ chức cho sinh viên vận dụng LLDH và PPDH vừa được trang bị để phân tích những giờ dạy cụ thể đã được ghi lại bằng các video clips Cách 3. Tổ chức cho sinh viên THDH ngay sau những giờ lý thuyết Cách 4. Tổ chức sinh viên tự học LLDH và PPDH theo tài liệu của giảng viên nhằm giảm bớt thời lượng dạy lí thuyết để dành thời lượng cho sinh viên THDH Ví dụ 1.1. THDH trong môn học phương pháp dạy Toán 1 (mục 2.17 trong chương trình đào tạo giáo viên THPT Lào) về dạy học lấy học sinh làm trung tâm, 6 mức độ nhận thức của Bloom’s Taxonomy, các bước lên lớp. + Pha 1: (20 phút ) Công thức giải phương trình bậc 2 ( lớp 10 ) [73]. Theo cách dạy “ thuyết trình giảng giải” giảng viên chỉ đưa ra cách giải tổng quát như sau: Theo PPDH lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động tự tìm ra cách giải phương trình này. Các bước lên lớp có thể như sau: Bước 1: Em có thể giải được những phương trình sau hay không? a) x 2  c b) ax 2  c Bước 2: Em có thể biến đổi phương trình sau về dạng ở trên hay không? 15
  18. c) x 2  bx  c Giáo viên: Theo cách đó hãy biến đổi phương trình bậc hai ax2  bx  c  0 , a  0 về dạng như trên. Đến đây có thể có một số em (học sinh khá) nghĩ ra được cách biến đổi như đã trình bày ở đoạn trên. PPDH này đã phát huy tính tích cực của học sinh, đã tập trung vào các hoạt động của người học, tức là đã “lấy học sinh làm trung tâm”. 2.2.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên thực hành sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình học tập. a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này nhằm tạo cơ hội cho sinh viên: - Được THDH một số kỹ thuật quan trọng trong môn Toán THPT: Kỹ thuật đặt câu hỏi; kỹ thuật tạo ra các hoạt động; kỹ thuật vận dụng quy trình giải bài toán của Polya, kỹ thuật xây dựng hệ thống bài tập phân hóa…. - Được THDH những tình huống dạy học điển hình trong môn Toán: Dạy học khá niệm. Định lí, quy tăc thuật toán, dạy học giải bài tập toán học. b) Cơ sở của biện pháp + Theo Nguyễn Bá Kim (2015) [27], [28]. Để dạy học mang lại hiệu quả cao, cần phải “dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động”. Để “dạy học theo cách này, giáo viên không chỉ đơn giản là cung cấp kiến thức cho học sinh mà thiết kế, tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh” (Bùi Văn Nghị, 2011, 2014, [36], [37]). + Quy trình giải bài toán của G. Polya2 gồm bốn bước: Hiểu đúng bài toán; Lập kế hoạch; Thực hiện kế hoạch và Nhìn lại. 2 Polya (1945), How to solve it: Under the problem; Devise a plan; Carry out the plan; look back 16
  19. c) Cách thực hiện Cách 1. THDH với kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại phát hiện. Cách 2. THDH với kỹ thuật tự học thông qua tự đọc Cách 3. THDH với kỹ thuật giải toán theo bảng gợi ý của POLYA. 2.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hành dạy học cho sinh viên dưới hình thức dạy học vi mô (Micro teaching) a) Mục đích của biện pháp Giúp sinh viên được rèn luyện kĩ năng tổ chức dạy học theo một số bài học cụ thể nhằm tìm hiểu (tìm tòi) những vấn đề xảy ra trong quá trình dạy học. Sau đó nghiên cứu tới phương thức tổ chức dạy học mới; phương pháp giải quyết vấn đề mới và thực hiện lại cho đến quy trình dạy học đó đạt kết quả cao. b) Cơ sở của biện pháp Như đã trình bày trong mục 1.2.2, dạy học vi mô là một kỹ thuật nhằm chuẩn bị cho các ứng viên giáo viên đến với môi trường lớp học thực sự. Nó cũng có thể xem là một kỹ thuật dạy học đặc biệt được sử dụng trong đào tạo trước khi vào nghề của sinh viên (Brent, R; Elizabeth, W. & Thomson, W.S. 1996). [84] Phương pháp này cũng được sử dụng để đào tạo lại hoặc điều chỉnh kỹ năng của giáo viên thực hành, được phát triển vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 bởi Dwight Allen tại Đại học Stanford. (Kris, 2020). c) Cách thực hiện Như đã trình bày trong biện pháp 1, với đề xuất điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng bổ sung THDH trong bảng 2.1, thay vì chỉ cho sinh viên ôn lại những kiến thức trong sách giáo khoa, ta dành ra một số tiết cho sinh viên vận dụng PPDHVM. Giảng viên chia lớp sinh viên thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 - 10 người. Các sinh viên trong nhóm cùng nhau thiết kế một nội dung dạy học trong 17
  20. khoảng 15 - 20 phút. Sau đó một người trong nhóm đóng vai trò giáo viên, những người khác đóng vai trò học sinh, có quay video ghi lại những hoạt động của giáo viên và học sinh, chiếu lại để phân tích pha dạy học đó chỗ nào được làm tốt còn chỗ nào chưa làm được. Qua đó nhóm tiếp tục chỉnh sửa, cử người dạy lại. Rồi lại phân tích, chỉnh sửa.… cho đến khi nào cả nhóm hài lòng. 2.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức thực hành dạy học cho sinh viên thông qua hoạt động nghiên cứu bài học (Lesson Study) a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này giúp sinh viên có được nhiều kinh nghiệm thông qua trải nghiệm những pha dạy học cụ thể, sinh viên được THDH nhiều hơn trong quá trình đào tạo ở trường Cao đẳng, Đai học đào tạo giáo viên. b) Cơ sở của biện pháp Dựa vào quy trình NCBH gồm bốn bước của Lewis (2006) lặp đi lặp lại cho đến khi hoàn thiện, như đã trình bày trong mục 1.2.3: Nghiên cứu chương trình và thiết lập các mục tiêu; Lên kế hoạch bài học; Thực hiện (dạy học); Trao đổi, Phản ánh, rút kinh nghiệm. c) Cách thực hiện Vận dụng các bước NCBH như sau: 1) Thành lập một nhóm NCBH, thường bao gồm 3-6 người. 2) Xây dựng mục tiêu bài học 3) Thiết kế bài dạy 4) Lập kế hoạch tiến hành 5) Dạy và quan sát 6) Phân tích và sửa đổi 7) Tài liệu và phổ biến 2.2. Tiểu kết chƣơng 2 Như đã xác định trong chương 2, chúng tôi đã đề xuất được 4 biện pháp sư 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2