intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nhận diện không tuân thủ thuế thông qua những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của doanh nghiệp trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN và những hạn chế trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp dưới môi trường pháp lý tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LOAN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. i DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. ‘Ảnh hưởng của thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam’, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng. ISSN 1859-011X, 168, 34-42, 2016. 2. ‘Ảnh hưởng của thay đổi môi trường pháp lý về kế toán-thuế và các lưu ý đối với doanh nghiệp tại Việt Nam’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập. ISSN 1859- 428X, 29(39), 53-61, 2016. 3. ‘The effects of tax on corporate capital structure related Vietnam’s participation in TPP’, Advanced Technology & sustainable development (ICATSD2016). ISBN: 978-604-920-040-3, (Tháng 08/2016), 1486-1493, 2016. 4. ‘Nghiên cứu hành vi gian lận thuế của các doanh nghiệp tại Việt Nam’, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng. ISSN 1859-3682, 134, 84-92, 2017. 5. ‘Detecting Corporate Income Tax Non-compliance from Financial Statements: A case study of Vietnam’, Studies in Computational Intelligence, Econometrics for Financial Applications, Springer Verlag, Cham, Switzerland. (Scopus). DOI: 10.1007/978-3-319-73150-6_52, 760, 656-672, 2018. 6. ‘Application of Statistical Methods for Tax Inspection of Enterprises: A case study in Vietnam’, Studies in Computational Intelligence, Econometrics for Financial Applications, Springer Verlag, Cham, Switzerland. (Scopus). DOI: 10.1007/978-3-319-73150-6_51, 760, 648-655, 2018 7. ‘Phát hiện sai sót và gian lận thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng. ISSN – 0866 – 7462, 14, 34-41, 2018. 8. ‘Các yếu tố về nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam’, Hội thảo khoa học quốc gia “Cơ chế và chính sách tạo lập nguồn vốn phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. NXB Lao động, 61-70, 2018. 9. ‘Giải pháp đối với chính sách tài chính góp phần phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam’, Hội thảo khoa học quốc gia “Cơ chế và chính sách tạo lập nguồn vốn phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. NXB Lao động, 217- 223, 2018. 10. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Phân tích gian lận thuế tại doanh nghiệp Việt Nam” – Mã số: CT – 1709-66 – Năm 2017 – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Thành viên.
  4. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu trong nước và quốc tế Từ thời xưa, thuế xuất hiện dưới hình thức các khoản thu bằng hiện vật và cùng với sự phát triển của xã hội, thuế cũng dần dần chuyển sang hình thức tiền tệ. Đó là những khoản đóng góp bắt buộc, có giới hạn cho Chính phủ (Phan Hiển Minh và cộng sự 2001). Kể từ khi thuế ra đời thì nghĩa vụ của người nộp thuế cũng được hình thành. Theo Noor và cộng sự (2013), Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề không tuân thủ thuế, trốn thuế vì các hoạt động này làm giảm nỗ lực tăng thu ngân sách của quốc gia. Việc không tuân thủ thuế xảy ra khi người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định làm giảm số thuế phải nộp gây thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN) (Franzoni 1998; Lewis và cộng sự 2009). Theo Halon và cộng sự (2005), nghiên cứu về không tuân thủ thuế là vấn đề rất quan trọng và có ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống thuế ở mỗi nước. Cũng như các nước khác, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc quản lý thuế của quốc gia, nhất là nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Theo Bộ Tài chính (2016), trong các giai đoạn 2001-2005; 2006-2010 và 2011-2015, cơ cấu thu ngân sách theo sắc thuế cho thấy thuế TNDN là một trong những nguồn thu chủ chốt mà Chính phủ nước ta rất quan tâm. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo và nộp số thuế TNDN hằng năm cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính thì kết quả thanh tra kiểm tra thuế cho thấy thực trạng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề rất đáng quan tâm của Chính phủ (Kien and Nga, 2017). Mặc dù doanh nghiệp có nghĩa vụ tự khai báo tự nộp thuế theo quy định nhưng nếu không có công tác thanh tra kiểm tra thuế thì số tiền thất thu ngân sách ngày càng nhiều. Số thuế truy thu và số lượng doanh nghiệp vi phạm ngày càng tăng lên qua các năm chứng tỏ hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Trong lĩnh vực quản lý thuế tại Việt Nam hiện nay, Nhà nước cần phải tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế vấn đề này.
  5. 2 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học Trong những thập kỷ qua, có nhiều công trình khoa học về không tuân thủ thuế đã được công bố với nhiều xu hướng tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu của Yalama và Gumus (2013); Abdixhiku (2013); Awan và Hanna (2014); Yahyapour và cộng sự (2015) đều sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi để khai thác dữ liệu nghiên cứu từ người nộp thuế. Không tuân thủ thuế được đo lường qua tỷ lệ số thuế phải nộp hằng năm trên tổng thu nhập hoặc việc tự đánh giá mức độ tuân thủ thuế của chính người được khảo sát nhận định. Các nghiên cứu của Mills (1996); Joulfaian và Rider (1998); Hanlon và cộng sự (2005); Zainal Abidin và cộng sự (2010); Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2012); Noor và cộng sự (2013); Yusof và cộng sự (2014) đã đưa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu thứ cấp. Trong đó, không tuân thủ thuế được định hướng nghiên cứu là việc khai báo sai thu nhập chịu thuế hoặc các căn cứ tính thuế thu nhập như doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Bằng phương pháp phân tích mô phỏng dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC và số liệu kê khai thuế TNDN, Vũ Hữu Đức và cộng sự (2009) đã chứng minh được một số yếu tố có tác động đến việc gây ra các sai lệch thuế trong quá trình kê khai thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam. Phan Mỹ Hạnh (2003); GIZ Sector Programme Public Finance (2010); Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013) đã tổng hợp và phân tích các yếu tố gắn liền với những nguyên nhân gây ra gian lận thuế, đề cập đến những hành vi gian lận thuế dẫn đến thất thu ngân sách và đưa ra những giải pháp hạn chế sự gian lận thuế, không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Về quan điểm nghiên cứu, các công trình khoa học trước đây về không tuân thủ thuế cho thấy tuy có nhiều xu hướng tiếp cận nhưng đa số các nghiên cứu trên thế giới đều khai thác sự không tuân thủ thuế liên quan đến việc che giấu thu nhập dẫn đến che giấu số thuế phải nộp. Tuy nhiên, luận án nhận thấy vẫn tồn tại một số khe hở nhất định trong lịch sử nghiên cứu về không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Thứ nhất, một số nghiên cứu trước đây kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến không
  6. 3 tuân thủ thuế trên cơ sở dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp khảo sát khiến cho kết quả nghiên cứu và cách đo lường các yếu tố vẫn mang tính chủ quan, chưa đầy đủ thuyết phục. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng không đề cập đến những thông tin phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp đã kê khai trên BCTC mà đây là cơ sở pháp lý xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Thứ hai, nội dung nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài chưa phản ánh thực trạng về những hành vi vi phạm pháp luật thuế cũng như đề xuất giải pháp hạn chế không tuân thủ thuế từ kết quả định lượng mà chỉ nêu những hàm ý rút ra từ mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố trong kết quả định lượng hồi quy. Thứ ba, các nghiên cứu tại Việt Nam về không tuân thủ thuế của doanh nghiệp đa số được tiếp cận từ việc tổng hợp thực trạng về những vi phạm pháp luật thuế trong thực tế đã xảy ra kết hợp với phân tích lý thuyết, một số nghiên cứu xây dựng mô hình định lượng với nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các cuộc khảo sát người nộp thuế mà chưa thực hiện kiểm định ở bộ dữ liệu thứ cấp như thông tin kê khai thuế hoặc dữ liệu từ BCTC của doanh nghiệp. Về mặt lý luận, cơ sở lý thuyết nghiên cứu về không tuân thủ thuế, gian lận thuế vẫn còn nhiều tranh cãi khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến gian lận thuế hoặc không tuân thủ thuế dựa vào lý thuyết ngăn chặn kinh tế, lý thuyết tâm lý xã hội và tài chính (Devos 2014). Do đó, các tác giả trước đây trên thế giới cũng đã khẳng định cần phải kết hợp những yếu tố tác động đến mức độ tuân thủ và hành vi của người nộp thuế để nghiên cứu các nội dung liên quan đến tuân thủ thuế một cách hiệu quả nhất và dữ liệu trên BCTC nhất thiết phải được phân tích khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Từ bối cảnh nghiên cứu cũng như những khe hở trong các công trình khoa học trước đây, tác giả đã chọn đề tài luận án với tên gọi: “Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp”. Luận án sẽ tiếp cận nghiên cứu không tuân thủ thuế trên nghĩa vụ thuế thu nhập, phù hợp với đa số các quan điểm nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Bằng sự kết hợp nhiều phương pháp khoa học, trong đó có sự khai thác thông tin, kinh nghiệm thực tiễn từ phía người nộp thuế lẫn cơ quan
  7. 4 thuế và mô hình nghiên cứu định lượng, luận án sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp thể hiện qua những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam. Đề tài nghiên cứu không chỉ kết luận các yếu tố ảnh hưởng mà còn phân tích thực trạng không tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp, để từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:  Nhận diện không tuân thủ thuế thông qua những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của doanh nghiệp trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN.  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN và những hạn chế trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp dưới môi trường pháp lý tại Việt Nam.  Đề xuất giải pháp góp phần hạn chế thực trạng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN dưới môi trường pháp luật thuế Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu  Có bao nhiêu hình thức vi phạm trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam? Những vi phạm đó thể hiện như thế nào?  Tồn tại các yếu tố nào có mối quan hệ với không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam? Những yếu tố này có chiều hướng tác động như thế nào đến không tuân thủ thuế TNDN? Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp dưới môi trường pháp luật thuế Việt Nam có những hạn chế nào?  Từ những hạn chế trong quản lý thuế và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp có thể gợi ý những giải pháp nào góp phần hạn chế sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong việc khai báo nghĩa vụ thuế TNDN dưới môi trường pháp luật thuế Việt Nam?
  8. 5 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Trong đó, không tuân thủ thuế thể hiện qua việc khai báo thông tin xác định nghĩa vụ thuế TNDN không đúng quy định, phản ánh những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam. Những vi phạm này đã được cơ quan thuế kết luận qua quá trình thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp hằng năm. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu:  Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu ở nghĩa vụ thuế TNDN được quy định tại Luật thuế TNDN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.  Doanh nghiệp được nghiên cứu trong luận án là các doanh nghiệp trong nước, phi tài chính, ngoài quốc doanh được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. Luận án không đề cập đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh bất động sản và chuyển nhượng chứng khoán vì nghĩa vụ thuế TNDN liên quan đến các hoạt động này được quy định riêng biệt trong Luật thuế TNDN Việt Nam, có những văn bản pháp luật về thuế riêng để chi phối. Đồng thời để tránh sự dàn trải trong nghiên cứu, luận án không đề cập đến các nội dung liên quan đến vấn đề miễn giảm thuế TNDN. - Không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do các cơ quan thuế trực thuộc Cục thuế TP. Hồ Chí Minh quản lý. - Thời gian nghiên cứu: Để đảm bảo tính cập nhật về dữ liệu nghiên cứu cũng như những thay đổi pháp lý trong chính sách thuế tại Việt Nam, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. 1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận hệ thống với các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng xuyên suốt toàn bộ nội dung luận án.
  9. 6 Để nhận diện các hình thức vi phạm pháp luật thuế Việt Nam về khai báo thuế TNDN phải nộp của các doanh nghiệp, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp cơ sở lý thuyết kết hợp với kết quả thảo luận nhóm giữa các chuyên gia quản lý thuế từ các cơ quan thuế và phỏng vấn, thảo luận tay đôi với đại diện doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra thuế. Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện kết hợp nhằm khai thác thông tin chuyên sâu từ thực tế vi phạm, kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành thuế tại Việt Nam, phù hợp với một số công trình nghiên cứu trước đây đã sử dụng như: Yalama và Gumus (2013); Yahyapour và cộng sự (2015). Sự kết hợp giữa phương pháp phân tích dữ liệu thực tế bằng công cụ thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi nói trên với phương pháp định lượng hồi quy Probit trên bộ dữ liệu bảng bao gồm 935 quan sát (5 năm x 187 doanh nghiệp đã được thanh tra kiểm tra thuế ở các năm từ 2013 đến 2017) sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Phương pháp định lượng hồi quy đã được thực hiện trong nhiều nghiên cứu trước đây như: Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2012); Noor và cộng sự (2013); Yusof và cộng sự (2014). Bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh giữa kết quả nghiên cứu về thực trạng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế sẽ đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm hạn chế sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu Các số liệu thống kê phản ánh thực trạng trình bày trong luận án được lấy từ báo cáo quyết toán ngân sách của Bộ Tài chính và các báo cáo của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. Quá trình khai thác dữ liệu từ các đối tượng nghiên cứu được thực hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ dữ liệu được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là dữ liệu bảng cân bằng của 187 doanh nghiệp, được chọn ngẫu nhiên trong số các doanh nghiệp đã có kết quả kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế từ các cơ
  10. 7 quan thuế thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian nghiên cứu là 5 năm (2013-2017). Nguồn dữ liệu được luận án thu thập từ Hệ thống thông tin kê khai thuế của ngành về hồ sơ khai thuế, BCTC của doanh nghiệp và báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế hằng năm của các cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. 1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 1.5.1. Về mặt khoa học Luận án đã tiếp cận một phương pháp nghiên cứu chưa được thực hiện trước đây tại Việt Nam khi sử dụng kết hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để khẳng định giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp (cụ thể là nghĩa vụ kê khai nộp thuế TNDN). (1) Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua các cuộc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với những chuyên gia trong ngành thuế và đại diện các doanh nghiệp đã được cơ quan thuế kiểm tra quyết toán số liệu kê khai thuế TNDN hằng năm. Với những thông tin thu thập từ 2 đối tượng: 1 bên là những người trực tiếp làm công tác quản lý và kiểm tra số liệu kê khai thuế của doanh nghiệp, 1 bên là những người thực hiện nghĩa vụ thuế trên cơ sở các văn bản pháp luật và sự điều tiết của Nhà nước thì thông tin thu thập được với phương pháp chọn mẫu lý thuyết nhằm khai thác sâu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc kê khai thuế TNDN không đúng quy định, phản ánh những vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp một cách có cập nhật, là cơ sở để đối chiếu với những kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới. (2) Với dữ liệu thứ cấp là các chỉ tiêu kê khai thuế trên BCTC và kết quả kiểm tra thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, kết quả định lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ có cơ sở pháp lý và mang tính khách quan cao vì hiện nay để đánh giá sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp thì cơ quan thuế phải căn cứ vào thông tin kê khai thuế TNDN trên BCTC và tờ khai mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế. Kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết Tam giác gian lận của
  11. 8 Cressey (1953) khi nghiên cứu về lĩnh vực không tuân thủ thuế. Cụ thể là, những yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế bắt nguồn từ các nguyên nhân về áp lực, cơ hội và thái độ dẫn đến những vi phạm pháp luật thuế. 1.5.2. Về mặt thực tiễn (1) Thứ nhất, luận án có tính mới khi nghiên cứu trong phạm vi về không tuân thủ thuế của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ thuế TNDN trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam, với thời gian nghiên cứu có thông tin cập nhật, có kiểm chứng thông qua thảo luận trực tiếp với các lãnh đạo và nhân viên của cơ quan thuế cũng như đại diện các doanh nghiệp; từ đó phản ánh những nội dung nghiên cứu sát với thực tế. (2) Thứ hai, bằng phương pháp hồi quy Probit, luận án đã cung cấp một phương pháp đánh giá khả năng không tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp theo các quy định pháp luật hiện hành, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình thực nghiệm có chỉ số phân loại chính xác trên 70%. Kết quả cuối cùng của mô hình đề xuất có thể được ứng dụng phân loại, đánh giá sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp qua số liệu kê khai thuế TNDN hằng năm. Từ đó, cơ quan thuế có những đánh giá ban đầu về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp qua số liệu kê khai một cách có cơ sở khoa học. (3) Thứ ba, ngày nay với sự phát triển đa dạng nhiều ngành nghề khác nhau thì kết quả nghiên cứu của luận án đã cung cấp bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp ở những lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì mức độ tuân thủ thuế cũng khác nhau. Đây là một đóng góp của luận án giúp cơ quan thuế thấy được tầm quan trọng của yếu tố ngành nghề trong việc quản lý thuế các doanh nghiệp nên cần phải tích cực cập nhật thông tin của doanh nghiệp về lĩnh vực kinh doanh khi có thay đổi để có những phân định về khả năng không tuân thủ thuế một cách chính xác. (4)Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các yếu tố ảnh hưởng được đo lường bằng những chỉ tiêu trên BCTC làm cơ sở kê khai thuế đã phản ánh khá rõ nét việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án không những đề xuất các giải pháp trong việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp mà
  12. 9 còn đưa ra một số khuyến nghị về những quy định của pháp luật thuế TNDN Việt Nam hiện hành nhằm hạn chế sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án được cấu trúc thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về không tuân thủ thuế của doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp góp phần hạn chế sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
  13. 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm thuế và bản chất của thuế 2.1.1.1. Khái niệm về thuế Theo OECD (1996), thuật ngữ “thuế” là những khoản đóng góp bắt buộc, có giới hạn cho Chính phủ. Các khoản thuế đã nộp sẽ được hoàn trả tương ứng bằng những lợi ích do Chính phủ mang lại với hình thức đặc biệt. Thuế không bao gồm các khoản tiền phạt liên quan đến vi phạm về thuế và các khoản vay bắt buộc phải trả cho Nhà nước. 2.1.1.2. Bản chất của thuế Phan Hiển Minh và cộng sự (2001) đã viết rằng thuế do giai cấp thống trị nắm giữ và đã tồn tại rất lâu từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ, tạo ra những mâu thuẫn xã hội; vì vậy bản chất đầu tiên của thuế chính là sự cưỡng chế nguồn tài chính từ nhân dân được nhà nước thực hiện. Đặc tính thứ hai của thuế là không có sự tương thích giữa việc nộp thuế và lợi ích nhận được từ việc nộp thuế (Phan Hiển Minh và cộng sự 2001). Do đó, thuế là một phạm trù liên quan đến Nhà nước và pháp luật, mang tính cưỡng chế; không có sự tương thích giữa số thuế phải nộp và lợi ích mang lại nên việc thực hiện nghĩa vụ thuế thường ít khi mang tính tự nguyện cao. 2.1.2. Chức năng của thuế Thuế có hai chức năng, thứ nhất là chức năng phân phối và phân phối lại, thứ hai là chức năng điều tiết nền kinh tế (Phan Hiển Minh và cộng sự 2001; Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến 2015). Việc khái quát hai chức năng của thuế cho thấy thuế đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi mỗi sự thay đổi của thuế đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các chủ thể trong quá trình SXKD. Do đó, Chính phủ tất cả các nước rất chú trọng đến nguồn thu thuế và xem hệ thống thuế như là một công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. 2.1.3. Phân loại thuế
  14. 11 Theo Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010), để phân biệt các loại thuế cần phải xem xét tác động của thuế trong luồng luân chuyển thu nhập và chi tiêu trong xã hội. Về khía cạnh kinh tế, thu nhập có thể được hiểu dựa trên cơ sở lý thuyết về tài sản và tăng trưởng tài sản. “Theo lý thuyết gia tăng tài sản thuần túy, thu nhập là tổng các giá trị các lợi ích được hưởng dưới dạng tiêu dùng và giá trị tăng thêm trong tổng các quyền sở hữu của một chủ thể trong một khoảng thời gian nhất định” (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài 2010, trang 294). Về khía cạnh thu thuế, thu nhập được quy định rõ trong các luật thuế ở mỗi quốc gia do lao động, do hoạt động SXKD hoặc do một mối quan hệ nào đó trong xã hội mang lại. Vì vậy, mỗi chủ thể trong nền kinh tế khi phát sinh thu nhập thì phải nộp thuế trên phần thu nhập của mình vào NSNN. Từ đó, nghĩa vụ thuế của từng chủ thể cũng được hình thành với nhiều sắc thuế khác nhau tùy theo mỗi quốc gia. Theo Sử Đình Thành và Phan Thị Mai Hoài (2010), việc phân tích quá trình luân chuyển thu nhập và chi tiêu của xã hội cho thấy thuế thu nhập là loại thuế cơ bản đầu tiên mà Nhà nước nhắm đến khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế của quốc gia, sau đó khi các chủ thể sử dụng thu nhập để tiêu dùng hàng hóa trên thị trường thì phải nộp các loại thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Cuối cùng, thuế tài sản đánh trên phần thu nhập được chuyển hóa và hình thành tài sản như: thuế trước bạ, thuế nhà đất… 2.1.3.1. Phân loại theo đối tượng nộp thuế - Thuế gián thu: Là loại thuế gián tiếp thu từ người tiêu dùng, được ấn định dưới hình thức một khoản phụ thu thêm trong giá cả của hàng hóa, dịch vụ luân chuyển trên thị trường. - Thuế trực thu: Là loại thuế nhà nước thu trực tiếp từ các thể nhân và pháp nhân có thu nhập hay tài sản chịu thuế theo luật định. 2.1.3.2. Phân loại theo đối tượng chịu thuế - Thuế thu nhập đánh vào thu nhập hình thành từ các nguồn như lao động dưới dạng tiền công, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức.
  15. 12 - Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào hàng hóa tiêu thụ và dịch vụ cung ứng. - Thuế tài sản là loại thuế đánh vào việc sở hữu, sử dụng hay chuyển nhượng tài sản. 2.1.4. Tổng quan thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.4.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp Theo từ điển Cambridge định nghĩa, thuế TNDN (corporate income tax) là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp trên lợi nhuận của họ tạo ra. Theo từ điển Tiếng Việt, thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân. Trong trường hợp đánh vào thu nhập của pháp nhân, nó được gọi là thuế doanh nghiệp hoặc thuế TNDN Theo tài liệu tổng hợp của Lê Thị Thanh Hà và cộng sự (2007), thuế TNDN còn được gọi là thuế thu nhập công ty. Đây là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các doanh nghiệp trong kinh doanh. Thuế TNDN được quy định chi tiết thực hiện ở các văn bản pháp luật thuế của mỗi quốc gia trên thế giới. 2.1.4.2. Những yếu tố cơ bản của thuế TNDN - Đối tượng nộp thuế: là các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế tại một quốc gia. - Đối tượng chịu thuế: là thu nhập ròng hay còn gọi là thu nhập chịu thuế. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: thể hiện tỷ lệ đóng góp vào NSNN trên thu nhập chịu thuế. 2.1.4.3. Thuế TNDN tại một số quốc gia trên thế giới 2.2. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG LIÊN QUAN ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 2.2.1. Khái niệm về tuân thủ và không tuân thủ thuế 2.2.1.1. Tuân thủ thuế Từ khá lâu, nghiên cứu của Alm (1991) đã đưa ra khái niệm về tuân thủ thuế là việc khai báo một cách chính xác thu nhập và chi phí được quy định bởi Luật thuế. Andreoni và cộng sự (1998) cho rằng việc tuân thủ thuế được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật thuế để có được trạng thái cân
  16. 13 bằng nền kinh tế của một quốc gia. McBarnett (2003) xác định có 3 dạng tuân thủ, bao gồm: tuân thủ có cam kết, tuân thủ một cách đầu hàng (không tự nguyện), tuân thủ có sáng tạo. Nhìn chung, khái niệm tuân thủ thuế được các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên cứu là: người nộp thuế có tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế (Nguyễn Minh Hà và cộng sự 2012). Ý nghĩa chính xác của tuân thủ thuế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo quan điểm và cách tiếp cận của nhà nghiên cứu. 2.2.1.2. Không tuân thủ thuế Theo Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2012), quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thuyết rằng hầu hết các doanh nghiệp về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Vì vậy, khái niệm không tuân thủ thuế được hình thành gắn liền với quan điểm tuân thủ thuế. - Khái niệm tuân thủ và không tuân thủ thuế của Alabede và cộng sự (2011) - Tam giác tuân thủ thuế của BISEP (OECD 2004) - Một số khái niệm về sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước Kế thừa các quan điểm trước đây sao cho phù hợp với mục tiêu cũng như phạm vi nghiên cứu, luận án đúc kết khái niệm không tuân thủ thuế là việc các doanh nghiệp không khai báo đúng nghĩa vụ thuế của mình liên quan đến thu nhập có được, phản ánh số thuế TNDN phải nộp đối với Nhà nước. Đó là những vi phạm của doanh nghiệp về pháp luật thuế Việt Nam trong việc khai thuế TNDN, làm thất thu cho NSNN; trong đó có hành vi gian lận thuế, trốn thuế. Đối với doanh nghiệp, sự không tuân thủ thuế được biểu hiện qua các số liệu trên BCTC đã kê khai cho cơ quan quản lý thuế. 2.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu về không tuân thủ thuế 2.2.2.1. Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế (Economic Deterrence Model)
  17. 14 Những nguyên lý của các mô hình ngăn chặn kinh tế lần đầu tiên được khám phá vào những năm 1960 từ tác phẩm của Becker (1968), nhà nghiên cứu đã phân tích các hành vi trái pháp luật sử dụng cùng một khung lý thuyết kinh tế. Becker (1968) đề xuất một luận cứ hẹp rằng các biện pháp ngăn chặn như xác suất phát hiện xử phạt và những hình phạt có ảnh hưởng đến sự tuân thủ. Đến những năm 1970, dựa trên “Thuyết hữu dụng”, Allingham và Sandmo (1972) cho rằng người nộp thuế sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi ích của họ để thực hiện các quyết định tuân thủ trong các báo cáo thuế; nơi mà việc trốn thuế xuất hiện nếu như các lợi ích về mặt tài chính thấp hơn các chi phí tài chính. Từ đó, mô hình ngăn chặn kinh tế được phát triển với quan điểm nghiên cứu rằng, sự ngăn chặn có tác động đến hành vi tuân thủ. Theo quan điểm nghiên cứu của mô hình ngăn chặn kinh tế, các nhà khoa học đã tóm tắt hiệu quả của những yếu tố quyết định chi phí tài chính có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế như: sự phức tạp của hệ thống thuế; thuế suất, xác suất phát hiện vi phạm, mức thu nhập và cấu trúc hình phạt. Tuy nhiên ít bằng chứng thực nghiệm chứng minh được những dự đoán của mô hình ngăn chặn kinh tế là hoàn toàn đúng đắn. Jackson và Milliron (1986) trong Devos (2014) chỉ ra rằng, mặc dù các yếu tố trên đã được kiểm nghiệm nhưng chưa có kết luận chắc chắn về mối quan hệ giữa những yếu tố trên và sự không tuân thủ. Vì vậy, khi xem xét mô hình ngăn chặn kinh tế cùng những thiếu sót của nó, rõ ràng là các nghiên cứu sau cần phải tìm hiểu thêm để giải quyết vấn đề trốn thuế và không tuân thủ (Devos 2014). 2.2.2.2. Lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài chính (Fiscal and Social Psychology Models) Mô hình tâm lý xã hội và tài chính pha trộn các khía cạnh của mô hình rào cản kinh tế và lý thuyết tâm lý xã hội. Trọng tâm thiết yếu của cách tiếp cận này là các cá nhân không chỉ đơn thuần là những người tối ưu hóa lợi ích độc lập mà những cá nhân đó được thừa nhận có các thái độ và niềm tin đáp ứng với các tiêu chí xã hội. Hướng tiếp cận của mô hình tâm lý xã hội và tài chính là kiểm tra các yếu tố của con người ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tuân thủ thuế. Các yếu tố
  18. 15 ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được nhận định theo quan điểm của mô hình này biến đổi từ những chuẩn mực xã hội và đặc điểm cá nhân đến sự nhận thức về công bằng và thái độ của người nộp thuế (Devos 2014). Bởi thuế được quy định thực hiện bằng hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, mang tính cưỡng chế và không tuân thủ thuế được nghiên cứu là những vi phạm pháp luật thuế dẫn đến thất thu thuế TNDN cho NSNN; hơn nữa, theo mô hình của Alabede và cộng sự (2011), không tuân thủ thuế bao gồm khái niệm gian lận thuế nên lý thuyết hành vi gian lận được đề cập để phân tích nhằm tìm ra khung nghiên cứu cho luận án. 2.2.2.3. Lý thuyết về hành vi gian lận Lịch sử nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi tìm hiểu về gian lận thì mô hình tam giác gian lận của Cressey (1953) cũng như lý thuyết bàn cân gian lận của Albrecht và cộng sự (1984) không thể không đề cập đến. Hình 2.5: Mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) của Cressey (1953) Áp lực Cơ hội Thái độ/Khả năng hợp lý hóa (Nguồn: Wells 2011) Kết quả của Cressey (1953) đã đưa ra mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) với nội dung: hành vi gian lận hay tổng quát hơn là tội phạm hoặc những vi phạm pháp luật chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố. Đó là: cơ hội, áp lực (động cơ) và thái độ, cá tính hay sự hợp lý hóa hành vi gian lận của con người (Hình 2.5)
  19. 16 Mô hình lý thuyết bàn cân gian lận của Albrecht và cộng sự (1984) đã rút ra được là nguy cơ xảy ra gian lận rất cao khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp. Ngược lại, nguy cơ xảy ra gian lận rất thấp khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính của cá nhân cao. Theo nghiên cứu, hoàn cảnh tạo ra áp lực có thể liên quan đến những khó khăn tài chính, cơ hội thực hiện gian lận có thể do cá nhân tự tạo ra hay do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cũng giống như mô hình tam giác gian lận của Cressey (1953), lý thuyết bàn cân gian lận được ứng dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật, gian lận trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 2.2.2.4. Thảo luận Một mặt, nội dung nghiên cứu là không tuân thủ thuế, được định hướng là những vi phạm pháp luật về thuế dẫn đến thất thu thuế, gian lận thuế mà lý thuyết Tam giác gian lận của Cressey (1953) đã được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu những yếu tố tác động đến các vi phạm pháp luật trước đây trong nước và trên thế giới ở lĩnh vực kinh tế tài chính. Mặt khác, theo Devos (2014), thái độ và cơ hội là những yếu tố đã được phát hiện có tác động đến sự tuân thủ thuế trong quá trình phát triển nghiên cứu dựa trên mô hình tâm lý xã hội và tài chính; áp lực là yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hành vi từ tuân thủ thuế đến không tuân thủ thuế mà tam giác tuân thủ của BISEP đưa ra (Hình 2.4). Vì vậy, lý thuyết Tam giác gian lận Cressey (1953) sẽ được luận án sử dụng làm cơ sở phân tích và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam với ý nghĩa rằng: nguy cơ xảy ra hành vi vi phạm pháp luật cao khi áp lực và cơ hội thực hiện cao cũng như thái độ tuân thủ pháp luật thấp. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế 2.2.3.1. Chất lượng dịch vụ công 2.2.3.2. Mức độ tham nhũng 2.2.3.3. Mức hình phạt cho các hành vi vi phạm thuế
  20. 17 2.2.3.4. Việc kiểm soát và quản lý thu thuế 2.2.3.5. Hệ thống pháp luật thuế và quan điểm về công bằng 2.2.3.6. Chi phí tuân thủ 2.2.4. Kết luận khung lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế theo mô hình tam giác gian lận Cressey (1953) Với định hướng nghiên cứu đã đề cập ở mục 2.2.2, mô hình Tam giác gian lận Cressey (1953) được sử dụng làm khung lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế với ý nghĩa được phân tích như sau: - Áp lực (Động cơ) sẽ được phân tích ở khía cạnh áp lực về thuế hoặc động cơ dẫn đến không tuân thủ thuế: Vì áp lực càng nhiều thì người nộp thuế càng có động cơ thực hiện hành vi không tuân thủ theo mô hình tam giác gian lận; nên các yếu tố mang ý nghĩa tạo ra áp lực về thuế sẽ có mối quan hệ thuận chiều với không tuân thủ thuế. - Cơ hội sẽ được phân tích ở khía cạnh các khe hở liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế tạo cơ hội cho người nộp thuế thực hiện hành vi không tuân thủ: Theo mô hình tam giác gian lận thì cơ hội hoặc kẽ hở càng nhiều sẽ dẫn đến hành vi không tuân thủ thuế được thực hiện dễ dàng; do đó các yếu tố mang ý nghĩa tạo cơ hội dẫn đến những vi phạm về thuế sẽ có mối quan hệ thuận chiều với không tuân thủ thuế. - Thái độ (Sự hợp lý hoá hành vi gian lận) được nghiên cứu ở khía cạnh liên quan đến tinh thần nộp thuế, cảm nhận về nghĩa vụ nộp thuế cũng như sự sẵn lòng để tuân thủ thuế: Theo mô hình tam giác gian lận, yếu tố mang ý nghĩa thể hiện thái độ của người nộp thuế có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến hành vi không tuân thủ thuế TNDN. Mối quan hệ ngược chiều xảy ra khi biểu hiện thái độ của người nộp thuế là tích cực sẽ hạn chế sự không tuân thủ thuế và ngược lại. Dựa vào những lý giải trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế ở mục 2.2.3 và ý nghĩa của lý thuyết Tam giác gian lận Cressey (1953), luận án nhận thấy rằng: (1) Chất lượng dịch vụ công; (2) Mức độ tham nhũng; (3) Mức hình phạt cho các hành vi vi phạm thuế là những yếu tố thể hiện thái độ cũng như nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2