intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

74
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung tìm lời giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây: mức độ tác động của các nguồn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào? tác động của các nguồn đầu tư như thế nào đến quá trình hội tụ thu nhập tại Việt Nam? Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN THẾ KHANG<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ<br /> ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br /> VÀ HỘI TỤ THU NHẬP TẠI VIỆT NAM<br /> Chuyên Ngành: Tài Chính Ngân Hàng<br /> Mã Số: 62.31.12.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM<br /> Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng<br /> Phản biện 1 :…………………………………………………………………………….<br /> Phản biện 2 : ……………………………………………………………………………<br /> Phản biện 3 : ……………………………………………………………………………<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại<br /> …………………………………………………………………………………………..<br /> Vào hồi……..giờ…….ngày …….tháng……..năm………<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM<br /> <br /> [1]<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> GIỚI THIỆU<br /> 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu<br /> Mức độ tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế đã được rất nhiều các tác<br /> giả trên thế giới nghiên cứu với nhiều không gian, thời gian và nhiều phương pháp<br /> nghiên cứu khác nhau. Do vậy, có những sự nhận định trái chiều nhau về tác động của<br /> đầu tư đối với tăng tưởng kinh tế như: Aschauer (1989a, 1989b); Hadjimichael and<br /> Ghura (1995); Jwan and James (2014); Blomstrom and Persson (1983); Aviral Kumar<br /> Tiwari and Mihai Mutascu (2011). Ngoài ra, một trong những dự đoán quan trọng của<br /> các mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) và Cass (1965) đó là các nước<br /> hoặc khu vực nghèo có xu hướng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước hoặc khu<br /> vực giàu có hơn. Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam còn rất ít nghiên cứu để đánh giá<br /> sự đóng góp của từng loại nguồn đầu tư cụ thể đến tăng trưởng kinh tế và quá trình hội<br /> tụ thu nhập bình quân đầu người trong nền kinh tế. Với lý do trên, tác giả lựa chọn và<br /> thực hiện đề tài: Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại<br /> Việt Nam, làm luận án tiến sĩ của mình.<br /> 1.2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá tác động của các nguồn đầu tư đến<br /> tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, luận án<br /> tập trung tìm lời giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Mức độ tác động của<br /> các nguồn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn như<br /> thế nào? (2). Tác động của các nguồn đầu tư như thế nào đến quá trình hội tụ thu nhập<br /> tại Việt Nam?<br /> 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Cơ chế tác động của đầu tư Công (si); đầu tư tư nhân trong nước (di) và đầu tư<br /> trực tiếp nước ngoài (fdi) đến tăng trưởng kinh tế (gdp) và vấn đề hội tụ thu nhập ở<br /> Việt Nam.<br /> 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:<br /> Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố<br /> chính như: Đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác<br /> <br /> [2]<br /> <br /> động đến tăng trưởng kinh tế và quá trình hội tụ thu nhập trên phạm vi tổng thể Việt<br /> Nam gồm 63 tỉnh thành trong khoảng thời gian 2000 đến 2014. Ngoài ra, trong mô<br /> hình sử dụng các biến kiểm soát có liên quan dựa vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế<br /> và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây.<br /> 1.4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở hàm sản xuất<br /> Cobb-Douglas được mở rộng bao gồm các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế theo<br /> như nghiên cứu của Wei (2008), Nguyễn Minh Tiến (2014). Từ đó sẽ đánh giá mức độ<br /> tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và quá trình hội tụ thu nhập.<br /> 1.5. Ý nghĩa khoa học của luận án<br /> 1.5.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Thứ nhất, luận án sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của đầu tư<br /> công, đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh<br /> tế. Thứ hai, luận án đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho trường hợp ở Việt<br /> Nam từ nhận định lý thuyết trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956);<br /> Cass (1965) đó là các nước hoặc khu vực nghèo có xu hướng tăng trưởng kinh tế<br /> nhanh hơn các nước hoặc khu vực giàu có hơn.<br /> 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Là bằng chứng thực tiễn có ý nghĩa mang tính cập nhật cho các nhà hoạch định<br /> chính sách trong việc lựa chọn nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là việc phân<br /> bổ nguồn đầu tư trong cơ cấu tổng đầu tư của nền kinh tế làm cơ sở cho việc cân đối<br /> nguồn lực hướng đến việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm khoản cách<br /> giàu nghèo trong xã hội. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cũng như đề<br /> xuất một số kiến nghị cụ thể cho Nhà Nước trong việc thực thi chính sách thu hút và<br /> sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cho nền kinh tế.<br /> 1.6. Kết cấu của luận án<br /> Luận án gồm 138 trang, được kết cấu thành 05 chương. Chương 1 “Giới thiệu”.<br /> Chương 2 “Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan”. Chương 3 “ Phương<br /> pháp nghiên cứu”, Chương 4 “Kết quả nghiên cứu”, Chương 5 “ Kết luận và Khuyến<br /> nghị”.<br /> <br /> [3]<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> TỔNG QUAN LÝ THUYẾT<br /> VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN<br /> 2.1. Các khái niệm<br /> 2.1.1. Đầu tư<br /> Theo Sachs và Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như sau: "Đầu tư<br /> là phần sản lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền<br /> kinh tế".<br /> 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế<br /> Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế của<br /> một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Thước đo phổ biến là mức tăng<br /> tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu<br /> người trong một năm. Một số nước sử dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng<br /> trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia);<br /> NNP (sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng).<br /> 2.1.3. Hội tụ thu nhập<br /> Hội tụ thu nhập trong kinh tế (cũng đôi khi được gọi là hiệu ứng “đuổi kịp”) là<br /> giả thuyết mà các nhà kinh tế học như Solow (1956) và Cass (1965) cho rằng thu nhập<br /> bình quân đầu người các nước hoặc tỉnh nghèo sẽ có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn<br /> các nước hoặc tỉnh giàu có hơn. Kết quả là, cuối cùng tất cả các nền kinh tế hội tụ về<br /> một mức thu nhập bình quân đầu người. Các nước đang phát triển có tiềm năng tăng<br /> trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các nước phát triển vì đặc tính lợi tức biên giảm<br /> dần của vốn trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Hơn nữa, các nước nghèo có<br /> thể sao chép các phương pháp sản xuất, công nghệ, và các tổ chức hoạt động của các<br /> nước đang phát triển để có cơ hội “đuổi kịp”.<br /> Tuy nhiên, không phải nước nghèo nào cũng có thể đạt mức tăng trưởng cao,<br /> nếu thu nhập quá thấp, người dân sẽ phải tiêu dùng hết những gì mình làm ra và do<br /> vậy không có tiết kiệm để đầu tư nhằm duy trì mức tư bản trên mỗi lao động khi dân<br /> số tăng và rơi vào một cái bẫy nghèo đói. Đồng thời, các nước hoặc khu vực giàu có<br /> hơn, có điều kiện để phát triển khoa học công nghệ, từ đó lợi tức biên của vốn sẽ tăng<br /> mạnh hơn và nhanh hơn các nước hoặc khu vực nghèo. Điều này dẫn đến hiện tượng<br /> phân tán thu nhập giữa các nước hoặc khu vực.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2