intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình nghiên cứu định lượng. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: Nghiên cứu tác động và đo lường mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu tác động của ngưỡng nợ nước ngoài và đo lường mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài để phát triển kinh tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM<br /> <br /> TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> *****<br /> NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA<br /> NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN<br /> TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br /> VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng<br /> Mã số: 9.34.02.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM<br /> <br /> TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> *****<br /> NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA<br /> NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN<br /> TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br /> VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng<br /> Mã số: 9.34.02.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ<br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> PGS.,TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn<br /> lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt<br /> Nam có thâm hụt ngân sách cao, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự<br /> trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lực đầu tư cho phát triển.<br /> Vì vậy, nguồn vốn vay nước ngoài là một trong những nguồn lực quan<br /> trọng để bù đắp thiếu hụt giúp phát triển đất nước, góp phần bắt kịp<br /> với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài<br /> càng nhiều có giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng<br /> năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sách để trả nợ? Dòng vốn<br /> nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thương mại<br /> cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác<br /> động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai<br /> đoạn 2000-2016 nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.<br /> Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng<br /> trưởng kinh tế Việt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử<br /> dụng ước lượng MIDAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích<br /> cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên<br /> cứu. Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giá cũng như lạm<br /> phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế.<br /> Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định<br /> lượngVECM để xem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài<br /> đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước<br /> ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra<br /> các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụng nợ nước<br /> ngoài của Việt Nam trong tương lai.<br /> Tóm lại, nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm để minh<br /> chứng về tác động tích cực của nợ nước ngoài của Việt Nam, là cơ sở<br /> đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các nhà quản lý, hoạch định<br /> chính sách về vấn đề này để sử dụng hiệu quả nguồn vốn nợ nước<br /> ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.<br /> Từ khóa: nợ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam.<br /> <br /> CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU<br /> 1.1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Xét dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn, mối quan hệ giữa nợ<br /> nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là chủ đề được nhiều nhà nghiên<br /> cứu quan tâm. Các lý thuyết về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế<br /> tập trung giải thích mối quan hệ này dựa trên các mô hình kinh tế động<br /> trong các nền kinh tế mở với một bên là vay nợ nước ngoài để phát<br /> triển kinh tế, qua đó sử dụng nguồn lực tiết kiệm bên ngoài để đầu tư<br /> vào nền kinh tế. Điều này càng trở nên đúng với các nước đang phát<br /> triển khi sử dụng nguồn lực bên ngoài dồi dào, công nghệ hiện đại để<br /> rút ngắn thời gian phát triển với hy vọng thoát nghèo, đuổi kịp các<br /> nước phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên còn lại<br /> là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn vay và gia tăng nghĩa vụ nợ trong<br /> tương lai khi gia tăng vay nước ngoài để đầu tư. Điều này mang lại<br /> nhiều rủi ro cho các nước đi vay trong qua trình phát triển kinh tế khi<br /> các quốc gia vay mượn nhiều từ bên ngoài sẽ dẫn đến sự tích tụ các<br /> khoản lãi phải trả ngày càng gia tăng dẫn đến giảm đầu tư, giảm phúc<br /> lợi xã hội. Một câu hỏi đặt ra là việc gia tăng nợ nước ngoài có làm<br /> gia tăng tăng trưởng kinh tế hay ngược lại vì các nghĩa vụ nợ mang lại<br /> ngày càng tăng. Hay nói một cách khác, nợ nước ngoài có thể tác động<br /> tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự tích tụ các nghĩa vụ nợ mang<br /> lại, làm cho các quốc gia mất khả năng trả nợ. Vấn đề này ở Việt Nam<br /> như thế nào trong giai đoạn mở của thực hiện cải cách nền kinh tế là<br /> một vấn đề quan tâm để nghiên cứu.<br /> 1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu<br /> Các nghiên cứu của Cohen (1993), Deshpande (1997), Krugman<br /> (1998), Sachs (1989), Chowdhury (2001), Pattillo (2004)… đã ủng hộ<br /> lý thuyết này thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ<br /> nợ nước ngoài cao mang lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổ<br /> vốn không hiệu quả, tập trung vào các dự án ngắn hạn, rủi ro cao. Tuy<br /> <br /> nhiên, các nghiên cứu của Frimpong và Abayi (2006), Daud và cộng<br /> sự (2013), Korkmaz (2016) cho thấy tác động tích cực của nợ nước<br /> ngoài đến tăng trưởng kinh tế đã củng cố thêm cơ sở cho những lập<br /> luận nêu trên. Các nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng các mô<br /> hình VECM, ARDL, GMM… với các biến số có cùng tần suất<br /> (Winston và Chrystol, 2010). Đối với các nghiên cứu thực nghiệm về<br /> tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nguyễn<br /> Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009), Nguyễn Hữu Tuấn (2012) và<br /> Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) sử dụng các mô<br /> hình VECM, GMM đều cho kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước<br /> đó về nợ nước ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Việt Nam có số<br /> quan sát nhỏ (dưới 30 mẫu quan sát) hoặc giai đoạn nghiên cứu có<br /> nhiều biến động. Dựa trên những phân tích từ thực tiến và lý thuyết<br /> nêu trên, luận án nhận thấy chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác<br /> động của nợ nước ngoài cũng như một số biến vĩ mô khác (độ mở, tỷ<br /> giá, lạm phát) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ sở kết hợp<br /> các dữ liệu có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Các mô<br /> hình nghiên cứu trước đó chủ yếu sử dụng mô hình ARDL, VECM<br /> cho các biến số có cùng tần suất (Moore và Thomas, 2010). Vì vậy,<br /> nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của<br /> Việt Nam trên cơ sở kết hợp các biến nghiên cứu có tần suất khác nhau<br /> bằng phương pháp MIDAS chính là khoảng trống nghiên cứu của luận<br /> án.<br /> 1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của nợ nước<br /> ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình nghiên cứu định<br /> lượng. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án sẽ hướng đến hai mục<br /> tiêu cụ thể sau:<br /> (i) Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ nước ngoài này đến tăng<br /> trưởng kinh tế của Việt Nam bằng các mô hình định lượng với dữ liệu<br /> vĩ mô được các tổ chức quốc tế công bố công khai.<br /> (ii) Phân tích mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế<br /> nhằm xác định ngưỡng nợ nước ngoài cho Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1