intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

58
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có các mục tiêu nghiên cứu chính đó là: Phân tích thực trạng xây dựng và phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài và do Việt Nam thành lập. Từ đó đánh giá mức độ phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------------------- PHẠM TIẾN MẠNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2019
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------------------------- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG 2. TS. ĐÀO LÊ MINH HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong luận án được trích dẫn đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên Người cam đoan Phạm Tiến Mạnh
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ thời điểm đổi mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận; Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, việc đổi mới nền kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng bền vững, có sức cạnh tranh cao. Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, có trình độ khoa học công nghệ cao như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, v.v… cho thấy, yếu tố đầu tư mạo hiểm đóng vai trò then chốt trong quá trình đổi mới công nghệ, hiện đại hóa đất nước, nâng tầm phát triển của các doanh nghiệp trong nước, hướng tới sức cạnh tranh toàn cầu; trong đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm có vai trò trung gian trong việc luân chuyển vốn từ các cá nhân, tổ chức có vốn, sẵn sàng chấp nhận đầu tư vào các dự án mạo hiểm có triển vọng, với mục đích đạt được mức sinh lời cao trong tương lai. Lịch sử hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới cho thấy; Mỹ là quốc gia có quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên, được hình thành từ năm 1946; tiếp sau đó là các quốc gia ở Châu Âu như Anh Quốc và Ireland (năm 1970), với cách thức hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm và vốn của người Mỹ. Sau đó, đến những năm 1980, các quốc gia khác tại Châu Âu cũng bắt đầu quan tâm và đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, với phương thức đầu tư và mô hình quỹ tương tự tại Mỹ. Kết quả cho thấy, Mỹ và Châu Âu là hai khu vực phát triển nhất trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, chiếm tới 80% giá trị đầu tư mạo hiểm trên thế giới (Vanham, 2015) [97]. Kinh nghiệm tại các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc, chính phủ các quốc gia này sớm nhận thức được vai trò quan trọng của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nói chung và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng, đã sớm quan tâm, đầu tư, thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế bền vững. Cụ thể, trong những giai đoạn đầu hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, hai quốc gia này đã tập trung vào quá trình cải cách cơ chế, chính sách, tập trung phát triển thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển, mở rộng quy mô đầu tư; ngoài ra, các yếu tố như tạo nguồn lực
  5. 2 cho các quỹ đầu tư mạo hiểm huy động vốn, định hướng lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, tạo mạng lưới kết nối cộng đồng đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, đã và đang phát huy tốt vai trò trong quá trình phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại các quốc gia này. Tại Việt Nam, đầu tư mạo hiểm vẫn được coi là lĩnh vực khá mới, mới được chính phủ quan tâm về mặt chính sách khuyến khích phát triển từ năm 2015 trở lại đây, thông qua các thông tư, quyết định, nghị định hoặc các điều luật được ban hành để thúc đẩy quá trình hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho khởi nghiệp sáng tạo, hoặc thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mạo hiểm, v.v… nhằm tận dụng được sức mạnh của nền kinh tế trong phát triển đất nước. Thực tế cho thấy, phần lớn các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam là các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài, với thời gian tham gia thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam từ những năm 1991; còn đến năm 2015, mới xuất hiện các quỹ đầu tư mạo hiểm do Việt Nam chính thức thành lập và đi vào hoạt động. Cho đến nay, các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam còn ít, quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò nổi bật thúc đẩy quá trình khởi nghiệp, sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam. Do vậy, việc hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong tương lai còn nhiều vấn đề, góc độ cần bàn đến; nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nói chung, và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng, được phát triển bền vững, lành mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam nói riêng, và nền kinh tế Việt Nam phát triển. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Luận án có các mục tiêu nghiên cứu chính đó là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, trong đó tìm hiểu sâu về môi trường cần thiết cho hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm; các tiêu chí đánh giá sự phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm trong quá trình hoạt động của mình.
  6. 3 Phân tích thực trạng phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài và do Việt Nam thành lập. Từ đó đánh giá mức độ phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp khuyến khích việc hình thành, hỗ trợ sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam trong tương lai. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, trong đó có các giải pháp về khung pháp lý, xây dựng các cơ chế đặc thù cần thiết, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động, vấn đề quản lý nhà nước, và đề xuất lộ trình cần thiết để hỗ trợ việc hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Thực trạng xây dựng và phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Thứ hai: Nhân tố nào cần thiết cho việc xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay? Thứ ba: Những chính sách nào cần thiết để thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài và các quỹ đầu tư mạo hiểm do Việt Nam thành lập, đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, giai đoạn từ 1990 – 2018. Hạn chế nghiên cứu: Do việc thu thập số liệu về các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam rất khó khăn, các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ, mới thành lập
  7. 4 không công bố số liệu về quá trình đầu tư, kết quả hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy nghiên cứu trong luận án này tập trung vào 4 quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam, đó là các quỹ đầu tư thuộc: VinaCapital, Mekong Capital, IDG Venture, và Dragon Capital. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng dữ liệu sẵn có được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của các quỹ đầu tư mạo hiểm do Việt Nam thành lập (từ 2015 trở lại đây). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu toàn diện, có hệ thống. Ngoài ra, các phương pháp kỹ thuật chủ yếu được sử dụng trong luận án bao gồm các phương pháp thống kê, so sánh, đánh giá, phương pháp phân tích hệ thống và một số phương pháp khác. Cụ thể: Đối với dữ liệu sơ cấp, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp khảo sát thông qua các câu hỏi có liên quan đến luận án. Đối với phỏng vấn sâu, luận án lựa chọn các chuyên gia đang làm việc tại Ủy Ban chứng khoán Nhà nước (chủ yếu các cán bộ đang làm việc tại Vụ Quản lý quỹ), các chuyên gia đang làm việc tại các quỹ đầu tư có văn phòng đại diện/ văn phòng chính tại Hà Nội. Từ việc phỏng vấn sâu các chuyên gia này, kết hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước về quỹ đầu tư mạo hiểm, luận án đã rút ra được một số yếu tố chính có tác động đến việc xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm; từ đó hình thành nên được bộ câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát. Đối với phiếu khảo sát, được thiết kế dưới hai dạng: (1) dạng trực tuyến thông qua sử dụng công cụ Google Docs; (2) Phiếu điều tra bằng giấy được in ra khổ giấy A4; phiếu điều tra này sau đó được gửi đi tới các đối tượng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nói chung, và đầu tư mạo hiểm nói riêng, dưới dạng thư điện tử, gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện; đối với phiếu điều tra trực tuyến, kết quả được cập nhật tự động trên kết quả trực tuyến; đối với các phiếu điều tra gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện, người trả lời sẽ chụp hình kết quả phiếu điều tra, gửi qua các công cụ mạng xã hội (Messenger, Zalo, Viber, email), hoặc gửi trực tiếp tới người hỏi. Nội dung phiếu
  8. 5 khảo sát bao gồm 4 phần chính” (1) Thông tin cá nhân; (2) Đánh giá mức độ hiểu biết và quan điểm về đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam; (3) Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triên quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam; (4) Các nhân tố giải pháp xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Từ việc có số liệu sơ cấp về các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp kiểm dịnh Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra chất lượng thang đo; sử dụng phương pháp nhân tố khám phá EFA nhằm xác định mức độ tác động của từng thang đo và các biến quan sát đến việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Đối với dữ liệu thứ cấp, luận án sử dụng dữ liệu đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đã có thời gian dài hoạt động đầu tư tại Việt Nam, với dữ liệu được thu thập từ các website của các quỹ đầu tư đó, sau đó sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, nhằm tìm ra được chiều hướng phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Với các dữ liệu vĩ mô, luận án sử dụng dữ liệu từ website chính thức của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng Cục thống kê, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư Pháp, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Tài chính, v.v… Đối với nội dung về giải pháp xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, nhằm kết hợp giữa định hướng phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam của chính phủ, với thực trạng tại Việt Nam trong thời gian qua, nhằm đưa ra một số giải pháp xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận - Luận án đã xây dựng bộ chỉ tiêu và hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Về mặt thực tiễn - Luận án đã đánh giá toàn diện nhân tố cần thiết cho việc xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong những năm gần đây. - Luận án đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định những yếu tố môi trường tác động mạnh nhất đến việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
  9. 6 - Luận án đã kết hợp kết quả nghiên cứu từ lý luận và thực tiễn, sau đó đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học và có giá trị ứng dụng cao nhằm khuyến khích hình thành và thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, như xây dựng cơ chế đặc thì cho quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động; đề xuất được mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam; hay dựa vào các cơ chế, chính sách, định hướng của chính phủ về đầu tư mạo hiểm, kết hợp với thực trạng phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay, đề xuất ra lộ trình xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ở góc độ lý luận, luận án đã hệ thống được cơ cở lý luận về quỹ đầu tư mạo hiểm, về điều kiện hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm. Ở góc độ thực tiễn, luận án được thực hiện trong bối cảnh chính phủ Việt Nam, cộng đồng đầu tư chú trọng đến vấn đề đầu tư mạo hiểm, vấn đề khởi nghiệp nhằm tạo ra các bước đột phá, phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng tinh thần doanh nhân cho các thế hệ doanh nhân tại Việt Nam. Mặc dù quỹ đầu tư mạo hiểm bắt đầu tham gia đầu tư ở Việt Nam từ năm 1991, nhưng đến năm 2015, chính phủ Việt Nam mới bắt đầu có các văn bản, chủ trương về mặt chính sách, nhằm thúc đẩy lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nói chung, và các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng phát triển. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. 7. Cơ cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận án bao gồm 05 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm Chương 3. Thực tiễn xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới Chương 4. Thực trạng xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Chương 5. Giải pháp xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
  10. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 1.1. Nguồn cung vốn đối với việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm Các nghiên cứu trước đây đối với nguồn cung vốn đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm cho thấy: Thứ nhất, chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu hình thành, phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Chính phủ là đối tượng đóng góp nguồn vốn mồi để hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, định hướng thị trường trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm; đồng thời hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án đầu tư mạo hiểm có triển vọng, nhưng đang gặp khó khăn trong các vòng huy động vốn tiếp theo. Thứ hai, đối tượng tham gia góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm các nhà đầu tư thiên thần và các nhà đầu tư tổ chức. Đối với các nhà đầu tư thiên thần, họ là các cá nhân, gia đình giàu có, có hiểu biết về kinh doanh, đầu tư; họ sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao trong đầu tư để tìm kiếm các thương vụ đầu tư mạo hiểm với khả năng đạt được lợi nhuận cao. Các nhà đầu tư tổ chức là các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, các ngân hàng đầu tư, v.v… với ưu thế về kinh nghiệm đầu tư, quy mô vốn đầu tư. Chính các nhà đầu tư tổ chức là đối tượng cung cấp nguồn vốn đầu tư chính cho các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động. Thứ ba, trong các giai đoạn đầu của các dự án đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần thường đóng vai trò chính trong việc huy động vốn của các dự án đó; trong khi các nhà đầu tư tổ chức thường ưa thích đầu tư vào các giai đoạn sau của vòng đời doanh nghiệp. Thứ tư, các yếu tố vĩ mô cũng tác động đến vấn đề huy động vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm, như lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn, GDP, v.v… Thứ năm, hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong quá khứ có tác động đến các lần huy động vốn tiếp theo của các quỹ đầu tư mạo hiểm; tuy nhiên không có mối quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả đầu tư trong quá khứ và tiền huy động được; các quỹ đầu tư mới thành lập, hoặc các quỹ đầu tư có kết quả đầu tư thấp vẫn có thể huy động vốn đầu tư tại các đợt huy động vốn sau đó.
  11. 8 1.2. Các yếu tố chính sách tác động đến sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm Các yếu tố chính sách tác động đến sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm các yếu tố chính sách của chính phủ; cũng như xuất phát từ nội tại cộng đồng đầu tư trong xã hội, được chính phủ, hoặc chính quyền địa phương chấp nhận, hỗ trợ nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm. Các yếu tố chính sách bao gồm: Thứ nhất, mạng lưới hỗ trợ doanh nhân. Thứ hai, chính sách đào tạo các nhà đầu tư. Thứ ba, chính sách thuế trong đầu tư mạo hiểm. 1.3. Những yếu tố nội tại tác động đến sự phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm Các yếu tố nội tại tác động đến sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm: Thứ nhất, loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm. Thứ hai, giai đoạn đầu tư. Thứ ba, các thỏa thuận trong đầu tư. 2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế như thời gian nghiên cứu đã từ lâu, số liệu, bối cảnh kinh tế đã có nhiều thay đổi; các nghiên cứu chỉ tập trung vào một số lĩnh vực quỹ đầu tư mạo hiểm riêng lẻ, chưa có nghiên cứu tổng quan về các quỹ đầu tư mạo hiểm nói chung; hoặc các nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm của các tác giả trước đây chỉ nghiên cứu về một địa phương nhất định, chưa có sự bao quát đối với toàn bộ thị trường Việt Nam. 3. Khoảng trống nghiên cứu Tựu chung lại, các nghiên cứu trước đây đã có những đóng góp rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc đánh giá những yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm; nhấn mạnh được vai trò của việc phát triển đầu tư mạo hiểm đến sự phát triển của nền kinh tế các khu vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu nhất định, đó là:
  12. 9 Thứ nhất, trong các nghiên cứu các quốc gia đi trước trong vấn đề xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, bài học kinh nghiệm rút ra tại mỗi quốc gia, nhóm quốc gia còn chung chung, chưa đi sâu phân tích cụ thể, do đó việc liên hệ với Việt Nam còn hạn chế. Thứ hai, có nhiều nghiên cứu về nhân tố tác động đến quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng chưa có nghiên cứu nào về việc xây dựng những tiêu chí tổng quát đánh giá yếu tố cần thiết để xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm, chưa đi sâu phân tích và bám theo bộ tiêu chí này khi đi nghiên cứu tại mỗi thị trường cụ thể. Thứ ba, các nghiên cứu về quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam chưa đề cập đến xu thế đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện từ khá lâu, do đó số liệu đã cũ, chưa cập nhật được tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, nhằm tìm hiểu xu thế đầu tư hiện nay của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam là rất cần thiết.
  13. 10 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 2.1. Khái niệm về vốn đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư mạo hiểm 2.1.1. Vốn đầu tư mạo hiểm Vốn đầu tư mạo hiểm là nguồn vốn mà các cá nhân giàu có, hoặc các tổ chức tài chính cung cấp vốn cho các dự án khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai; hoặc các doanh nghiệp khác đang cần vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh; nguồn vốn này do đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, nên chủ thể đầu tư phải sẵn sàng chấp nhận khả năng mất vốn trong quá trình đầu tư của mình. 2.1.2. Quỹ đầu tư mạo hiểm Quỹ đầu tư mạo hiểm là loại quỹ nhận vốn đầu tư mạo hiểm nhằm thực hiện đầu tư vào các công ty mới thành lập, vào các công ty tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Quỹ đầu tư mạo hiểm có thể đầu tư vào các công ty thuộc nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, tuy nhiên chủ yếu hướng tới các công ty khởi nghiệp, các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Tùy mục đích thành lập khác nhau mà quỹ đầu tư mạo hiểm có thể hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (tối đa hóa lợi ích cho các nhà đầu tư mạo hiểm góp vốn), hoặc phi lợi nhuận (thường do chính phủ thành lập, với mục đích thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ, mục tiêu quân sự, khoa học vũ trụ). 2.2. Lý luận về xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm Theo Avnimelech và các cộng sự (2016) [17], quá trình hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm 5 giai đoạn sau: (1) Điều kiện cần thiết để hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm (2) Giai đoạn tiền xuất hiện quỹ đầu tư mạo hiểm (3) Giai đoạn phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm (4) Giai đoạn khủng hoảng của các quỹ đầu tư mạo hiểm (5) Giai đoạn phục hồi của các quỹ đầu tư mạo hiểm
  14. 11 2.2.1. Xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm Khi xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm, cần thiết quan tâm tới các yếu tố sau: (1) Đối tượng góp vốn; (2) Mô hình tổ chức; (3) Các điều khoản hạn chế trong đầu tư của quỹ; (4) Tiêu chuẩn giải ngân các dự án đầu tư của quỹ; (5) Phương thức thoái vốn của quỹ. 2.2.2. Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm Để đánh giá các tiêu chí xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, luận án sử dụng 4 tiêu chí, đó là (1) số lượng quỹ đầu tư được thành lập; (2) nguồn vốn đầu tư mạo hiểm; (3) lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm; và (4) kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm. 2.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm 2.2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm Theo quan điểm của luận án, muốn xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, cần thiết xem xét năm nhân tố cần thiết, đó là: (1) Chính sách của chính phủ; (2) Giá trị văn hóa, xã hội; (3) Năng lực đào tạo, nghiên cứu; (4) Yếu tố địa điểm; (5) Nguồn lực cho đầu tư mạo hiểm. 2.2.4.2. Phương pháp đánh giá tác động của các nhân tố đến quá trình xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm Nhằm đánh giá việc xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, ngoài các câu hỏi mang tính chất hiểu biết về quỹ đầu tư mạo hiểm, luận án sử dụng các biến nghiên cứu có liên quan đến việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, đó là: (1) CSCP: Các chính sách của chính phủ (2) VHXH: Các nhân tố về văn hóa, xã hội (3) ĐTNC: Nhân tố về năng lực đào tạo, nghiên cứu (4) ĐĐ: Nhân tố về địa điểm đầu tư (5) NL: Nhân tố về nguồn lực
  15. 12 Luận án sử dụng phương pháp nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đển xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu bao gồm các bước tiến hành như sau: Bước 1. Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra chất lượng thang đo Bước 2. Phân tích Principle-Component Factor Bước 3. Tìm ma trận xoay Bước 4. Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO
  16. 13 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI 3.1. Thực tiễn quá trình hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm 3.1.2. Xu hướng phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới 3.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc và Hàn Quốc Sau khi nghiên cứu xu hướng phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới, và kinh nghiệm xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc và Hàn Quốc, luận án rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, chính phủ đóng vai trò thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm Thứ hai, tập trung đầu tư vào lĩnh vực yêu cầu trình độ khoa học, công nghệ cao Thứ ba, tận dụng thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ tất cả các thành phần trong xã hội Thứ tư, cần xây dựng mạng lưới kết nối trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm Thứ năm, cần lựa chọn hình thức quỹ đầu tư mạo hiểm phù hợp trong từng thời kỳ Thứ sáu, tập trung phát triển thị trường chứng khoán
  17. 14 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM 4.1. Giới thiệu về môi trường nhân tố tác động đến hoạt động quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 4.1.1. Chính sách của chính phủ Chính phủ đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra môi trường hoạt động hiệu quả cho lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Thông qua các chính sách mang tính chất định hướng, chính phủ có thể tác động đến tất cả các khía cạnh cần thiết để phát triển thị trường vốn hiệu quả nói chung và hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng. Các chính sách của chính phủ cần thiết cho môi trường hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm có thể kể đến như: chính sách trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo liên quan đến kinh doanh, đầu tư; chính sách của chính phủ liên quan đến phát triển khoa học – công nghệ; và chính sách của chính phủ liên quan đến thị trường tài chính, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo. 4.1.2. Giá trị văn hóa xã hội đối với kinh doanh Trong đầu tư, kinh doanh, giá trị văn hóa xã hội thể hiện ở 2 góc độ chính: Văn hóa kinh doanh của quốc gia, khu vực; Quan điểm về rủi ro, thất bại (Lerner và các cộng sự, 2015) [68]. 4.1.3. Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ Yếu tố tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ bao gồm: Năng lực nghiên cứu khoa học (như số lượng viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng); các quy định về nghiên cứu khoa học của người làm khoa học; các quy định, thực thi về quyền sở hữu trí tuệ, v.v… 4.1.4. Địa điểm Yếu tố địa điểm bao gồm hai vấn đề: (1) Cơ sở hạ tầng tại địa phương và (2) Các hiệp hội doanh nghiệp. 4.1.5. Nguồn lực cho đầu tư mạo hiểm Yếu tố nguồn lực cho đầu tư mạo hiểm bao gồm hai vấn đề chính: (1) nguồn cầu vốn đầu tư mạo hiểm: các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn nhân lực; (2) nguồn
  18. 15 cung vốn đầu tư mạo hiểm: số lượng công ty, tập đoàn kinh tế, và nội lực của quốc gia; (3) bản thân nội tại sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm. 4.2. Thực trạng xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 4.2.1. Thực trạng xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam 4.2.1.1. Đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài Tại thời điểm mới tham gia vào thị trường Việt Nam, tất cả các quỹ đầu tư mạo hiểm này đều được thành lập và huy động vốn ở nước ngoài, trong đó cổ phiếu của các quỹ đầu tư mạo hiểm này đều được niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài. Cơ cấu nhà đầu tư tham gia vào các quỹ đầu tư mạo hiểm này là các nhà đầu tư tổ chức, mà không có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân. Tại thời điểm đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm có lĩnh vực hoạt động đa dạng, từ hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính, v.v… mà không có mục tiêu nhất thiết cần đầu tư vào các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, các công ty khởi nghiệp, v.v… thậm chí, các quỹ đầu tư này ngay từ khi thành lập, còn xác định sẽ đầu tư vào các công ty tiềm năng, trong một thời gian nhất định (thậm chí là ngắn hạn), nhằm kích thích tăng trưởng của công ty mục tiêu, sau đó thoái vốn để thu lợi nhuận. Đối với mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài thành lập ở Việt Nam trong giai đoạn đầu thường chọn mô hình quỹ đầu tư dạng mở, với đặc tính vốn được huy động một lần ngay từ đầu khi thành lập, quỹ không có trách nhiệm chi trả cho các nhà đầu tư trong thời gian hoạt động của quỹ, mà các nhà đầu tư phải bán cho các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán, v.v… động thái này nhằm mục đích tạo sự ổn định về vốn huy động được của các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhằm chuyên tâm thực hiện các dự án đầu tư mạo hiểm đã lựa chọn. 4.2.1.2. Đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam Tại Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm do Việt Nam thành lập chính thức từ năm 2015, với mục tiêu chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo. Các quỹ đầu tư này chủ yếu huy động vốn từ ngân sách nhà nước, từ các bộ, ngành có liên quan, hoặc từ các công ty, tập đoàn mẹ, v.v… trong khi sự góp vốn từ các nhà đầu tư thiên thần còn hạn chế (Phụ lục 4).
  19. 16 Các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động dưới sự giám sát, quản lý của công ty, tập đoàn mẹ, hoặc do các cơ quan chủ quản của chính phủ điều hành, định hướng đường lối phát triển; với mục tiêu chủ yếu hưởng ứng Quyết định 884/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" của chính phủ; do đó mô hình tổ chức chủ yếu do người của chính phủ, của các công ty, tập đoàn mẹ là người đứng đầu, đại diện về mặt pháp lý của quỹ đầu tư mạo hiểm đó; trong đó các chuyên gia tham gia vào quỹ chủ yếu với vai trò tư vấn, giám sát các dự án mà quỹ đầu tư vào, mà không đặt nặng vai trò huy động vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm này. Khi được thành lập, các quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam đã hướng tới đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, các công ty trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học tự nhiên, v.v… với mục tiêu học tập các quốc gia khởi nghiệp như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel, Singapore, v.v.. để thúc đẩy khoa học kỹ thuật của nước nhà, tạo động lực phát triển bền vững của nền kinh tế, nhằm nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ Việt Nam. 4.2.2. Thực trạng phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Để đánh giá các tiêu chí phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, luận án sử dụng 4 tiêu chí, đó là (1) số lượng quỹ đầu tư được thành lập; (2) nguồn vốn đầu tư mạo hiểm; (3) lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm; và (4) kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm. 4.3. Kết quả khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Dựa trên kết quả phân tích giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, có 5 nhân tố được trích, tương ứng với 23 biến quan sát; tất cả các hệ số tải của biến quan sát đều > 0,5; tất cả các biến quan sát đo lường cho các nhân tố CSCP, VHXH, ĐTNC, ĐĐ, NL đều có hệ số tải cao trên cùng một nhân tố, tức là các biến đều đạt giá trị hội tụ tốt; và không có giá trị khác biệt đáng kể của hệ số tải của một biến quan sát trên các khái niệm khác, tức là các biến quan sát có giá trị phân biệt tốt. Kết quả kiểm định KMO cho thấy, hệ số KMO = 0,735 (> 0,7) nên mô hình nghiên cứu đạt được tính đầy đủ; đồng thời, kết quả kiểm định Bartlett cho thấy,
  20. 17 Sig.=0,000 (< 0,005), có nghĩa trong mô hình nghiên cứu này, các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Cuối cùng, với phương sai giải thích đạt giá trị 0,8002 có nghĩa, 5 nhân tố này giải thích được 80,02% việc xây dựng và phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Trong đó, tại mỗi nhân tố nghiên cứu, có những quan sát đóng vai trò quan trọng nhất như: trong nhân tố CSCP, biến CSCP2, tức là các quy định pháp luật rõ ràng, đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư mạo hiểm có tác động mạnh nhất; trong nhân tố VHXH, biến VHXH3, tức là doanh nhân có khả năng đánh giá và thích ứng với rủi ro tốt có tác động mạnh nhất; nhân tố ĐTNC có biến ĐTNC3, tức nâng tầm hiểu biết và thực thi của người dân về quyền sở hữu trí tuệ có tác động mạnh nhất; trong nhân tố ĐĐ, biến ĐĐ1, tức mạng lưới các loại hình giao thông kết nối các địa điểm đóng vai trò quan trọng khi quyết định đầu tư tại một địa phương; trong nhân tố NL, có biến NL8, tức Hiệu quả đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm qua các năm có tác động mạnh nhất. 4.4. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 4.4.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng qua các năm. Thứ hai, giá trị của vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, phù hợp với các giai đoạn tăng trưởng/ tích lũy của nền kinh tế. Thứ ba, lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bất động sản, và trong các lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực thông tin, giải trí. Thứ tư, kết quả đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong nghiên cứu này đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 4.4.2. Tồn tại và nguyên nhân Một số tồn tại đó là: Thứ nhất, số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam chưa nhiều. Thứ hai, số lượng dự án đầu tư mạo hiểm và vốn đầu tư mạo hiểm đầu tư vào nước ta còn khiêm tốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1