intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Hetiheti Hetiheti | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> MAI THỊ HUYỀN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG SẢN XUẤT<br /> VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TỈNH BẮC GIANG<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Phạm Văn Hùng<br /> 2. PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Minh<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Bùi Thị Gia<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện<br /> tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi .... giờ ngày ... tháng 3 năm 2017<br /> <br /> Có thế tìm hiếu luận án tại Thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br /> 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế cho phát triển<br /> chăn nuôi gia cầm (CNGC). Theo thống kê, Bắc Giang có tổ ng đàn gia cầ m cao<br /> nhấ t vùng trung du miề n núi phı́a Bắ c với 15,5 triê ̣u con (năm 2015), đứng thứ tư<br /> toàn quốc, sau thành phố Hà Nội, Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa (Tổ ng cu ̣c Thố ng<br /> kê, 2016b). CNGC của Bắc Giang đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về các sản<br /> phẩm thịt, trứng,… cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, góp phần giải<br /> quyết việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, cũng như các<br /> tỉnh khác, CNGC của Bắc Giang phát triể n chưa bề n vững, còn tiề m ẩ n nhiều<br /> nguy cơ và rủi ro do dịch bê ̣nh, cũng như rủi ro thị trường. Thời gian qua, tỉnh đã<br /> chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển vùng CNGC tập trung, nhưng chăn<br /> nuôi (CN) nhỏ lẻ vẫn là phổ biến. Kết hợp với công tác quản lý, kiểm soát còn hạn<br /> chế, nên tình trạng dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra đối với đàn gia cầ m. Vùng<br /> CNGC tập trung đã hình thành, nhưng chưa có chuỗi giá trị sản phẩm gia cầ m<br /> khép kín nên việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn lệ thuộc vào tư thương, dẫn đến<br /> tình trạng ép cấp, ép giá vẫn diễn ra, gây không ít khó khăn đối với người CN.<br /> Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tı̉nh<br /> Bắ c Giang (2013), nguyên nhân chính đưa đến rủi ro cho người CN, đó là tı̀nh<br /> tra ̣ng CN nhỏ lẻ, tư ̣ phát, thiế u quy hoa ̣ch tổ ng thể , chưa có sư ̣ gắ n kế t chă ̣t chẽ<br /> giữa sản xuấ t (SX), chế biến và tiêu thụ. Người CN vẫn chịu thua thiệt, nên chưa<br /> khuyến khích họ đầu tư phát triển SX một cách ổn định và bền vững. Ngành CN<br /> bản thân nó đã chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là CNGC. Tuy vậy, với vị trí, vai trò<br /> của ngành CNGC trong đời sống kinh tế-xã hội, nó vẫn cần phải được đầu tư phát<br /> triển. Vấn đề là, phải làm gì để nó phát triển một cách vững chắc. Nghiên cứu,<br /> nhận diện rủi ro, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong SX và tiêu thụ sản<br /> phẩm gia cầ m của tỉnh Bắc Giang thời gian qua là cần thiết. Trên cơ sở đó, đề xuất<br /> các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, để ngành CNGC của tỉnh Bắc<br /> Giang phát triển một cách bền vững trong thời gian tới.<br /> 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> 1.2.1. Mục tiêu chung<br /> Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro trong SX và tiêu thụ<br /> gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp giảm<br /> thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn<br /> nghiên cứu thời gian tới.<br /> 1.2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i) Luận giải và phát triển các vấn đề lý luận,<br /> 1<br /> <br /> thực tiễn về rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm; (ii) Đánh giá thực trạng rủi ro, các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm của hộ chăn nuôi trên địa bàn<br /> tı̉nh Bắ c Giang; (iii) Đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp giảm thiểu rủi ro<br /> trong SX và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.<br /> 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU<br /> (i) Các vấn đề cơ bản và các quan điểm về rủi ro nói chung, rủi ro trong SX<br /> và tiêu thụ gia cầ m nói riêng như thế nào? (ii) Thực trạng rủi ro trong SX và tiêu<br /> thụ gia cầ m tại tı̉nh Bắ c Giang trong những năm vừa qua như thế nào? (iii) Các<br /> yếu tố nào ảnh hưởng tới rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm<br /> đối với hộ chăn nuôi trên địa bàn tı̉nh Bắ c Giang? (iv) Các giải pháp nào cần thiết<br /> để giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầ m trên địa bàn tỉnh Bắc Giang<br /> trong thời gian tới?<br /> 1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại rủi ro, ứng xử của người chăn<br /> nuôi trước rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong CNGC và các giải pháp<br /> giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầ m của các hộ nông dân tại địa bàn<br /> nghiên cứu.<br /> Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát chính là các hộ CNGC trên địa bàn<br /> tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành khảo sát các tác nhân khác và cán<br /> bộ quản lý tham gia trong chuỗi giá tri sản phẩ m gia cầ m tại địa phương.<br /> ̣<br /> 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia<br /> cầm của các hộ CNGC trên địa bàn và các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro<br /> đối với hoạt động này. Do đối tượng CNGC trên địa bàn bao gồm nhiều loại, đề tài chỉ<br /> tập trung nghiên cứu đối với hai nhóm gia cầm cơ bản (chiếm cơ cấu nhiều nhất) là gà<br /> thịt và vịt thịt.<br /> Trong đề tài này, rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm được nghiên cứu ở cấp hộ<br /> nông dân. Tỉnh Bắc Giang có định hướng phát triển SX hàng hóa nên đề tài tập trung<br /> khảo sát các hộ có quy mô CNGC từ 100 con trở lên vào thời điểm khảo sát (các hộ<br /> chăn nuôi dưới mức này chủ yếu là SX tự cung, tự cấp).<br /> Không gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,<br /> trong đó tập trung nghiên cứu tại ba huyện đại diện có tình hình CNGC phát triển,<br /> đồng thời cũng diễn biến nhiều rủi ro, đó là Yên Thế, Hiệp Hòa và Việt Yên.<br /> Thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng phục vụ cho nghiên cứu đề tài được<br /> thu thập từ nhiều nguồn, thời gian từ năm 2004 - 2015. Các số liệu điều tra được<br /> thu thập trong các năm từ 2013 - 2015.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI<br /> Về lý luận: Đề tài đã hệ thống, luận giải, phát triển và làm sáng tỏ những<br /> vấn đề lý luận về rủi ro nói chung, rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm nói riêng.<br /> Cụ thể, đề tài đã hệ thống hóa được khái niệm về rủi ro, phân loại rủi ro, các nội<br /> dung trong quản lý rủi ro (QLRR) và chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong<br /> CNGC. Trên cơ sở hệ thống các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về QLRR<br /> trong CNGC, đề tài đã xây dựng khung phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, đánh<br /> giá rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn nghiên cứu.<br /> Thực tiễn: Trên cơ sở thu thập, xử lý các số liệu thứ cấp và sơ cấp liên quan<br /> đến rủi ro, đề tài đã áp dụng chỉ số thời vụ về giá đầu vào, đầu ra, xếp hạng để<br /> phản ánh mức độ rủi ro trong CNGC, sử dụng tiêu chuẩn kiểm định KruskalWallis để đánh giá rủi ro giữa các vùng và nhóm hộ trên cơ sở các thông tin mô tả<br /> định tính, ứng dụng mô hình xác suất, mô hình hồi quy (logit) vào phân tích các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn.<br /> Dựa trên khung lý thuyết, đề tài đã nhận diện các loại rủi ro trong SX và<br /> tiêu thụ gia cầ m trên điạ bàn tı̉nh Bắ c Giang, đã phân tích các yếu tố chính ảnh<br /> hưởng tới rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầ m, xếp hạng và đánh giá đươ ̣c mức đô ̣<br /> rủi ro và tác đô ̣ng của nó đế n thu nhâ ̣p của hô ̣ chăn nuôi gia cầ m trên điạ bàn tı̉nh<br /> Bắ c Giang.<br /> Đề tài cũng đề cập và đánh giá đươ ̣c thưc tra ̣ng quản lý rủi ro trong SX và<br /> ̣<br /> tiêu thụ gia cầm của hô ̣ chăn nuôi tỉnh Bắc Giang theo chiến lược: phòng tránh<br /> rủi ro, chia sẻ rủi ro và đối mặt rủi ro. Từ việc phân tích thực trạng quản lý với<br /> rủi ro, đề tài đã chỉ rõ hạn chế trong các ứng xử và chính sách QLRR trong<br /> CNGC trên địa bàn.<br /> Về giải pháp: Trên cơ sở các hạn chế và tồn tại trong QLRR đối với CNGC<br /> tại địa phương, đề tài đã đề xuấ t một số giải pháp giảm thiể u rủi ro trong SX và<br /> tiêu thụ gia cầ m tại địa bàn nghiên cứu. Trong các giải pháp đề xuất, giải pháp về<br /> quy hoạch, tổ chức la ̣i sản xuấ t và phát triển ngành chăn nuôi gia cầ m theo hướng<br /> an toàn sinh học được coi là giải pháp có tı́nh đô ̣t phá và quan trọng để phát triển<br /> CNGC bền vững.<br /> 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN<br /> Luận án chia làm 6 phần: Phần 1. Mở đầu; Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về<br /> rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm; Phần 3. Phương pháp nghiên cứu; Phần 4. Đánh<br /> giá thực trạng rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang; Phần 5. Giải pháp<br /> giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầ m tỉnh Bắc Giang; Phần 6. Kết luận và<br /> kiến nghị.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0