intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tái nhằm xác định đặc điểm bệnh lý lâm sàng, phi lâm sàng, đặc điểm dịch tễ và tỷ lệ lưu hành hội chứng MMA trên đàn lợn nái ngoại nuôi tập trung tại các trang trại ở các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng gồm: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp phòng, trị hội chứng MMA có hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất sinh sản và phát triển chăn nuôi lợn bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HỒNG MINH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG,<br /> PHI LÂM SÀNG VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ<br /> HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ, MẤT SỮA (MMA)<br /> Ở LỢN NÁI SINH SẢN<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH : SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC<br /> MÃ SỐ<br /> <br /> : 62 64 01 06<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> Hà Nội, 2014<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH<br /> 2. TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tấn Anh<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Nguyễn Văn Cảm<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học<br /> viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> vào hồi<br /> <br /> , ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Theo các nhà chăn nuôi, một trong những nguyên nhân làm<br /> hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ở nước ta hiện nay là Hội<br /> chứng viêm tử cung (metritis), viêm vú (mastitis), mất sữa<br /> (agalactia) được viết tắt là MMA.<br /> Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về hội chứng<br /> MMA nhưng chủ yếu các nghiên cứu mới đánh giá tỷ lệ mắc, phân<br /> lập vi khuẩn gây bệnh để thử nghiệm phác đồ điều trị (Lê Minh Chí<br /> và Nguyễn Như Pho, 1985; Trịnh Đình Thâu và cs., 2010) còn việc<br /> xác định sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, xác định sự<br /> biến động hàm lượng vi khuẩn và thành phần hóa học trong sữa lợn<br /> mắc hội chứng MMA vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.<br /> Chính vì thế, việc nghiên cứu tổng thể từ nguyên nhân, biểu hiện lâm<br /> sàng, cận lâm sàng, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc, đánh giá<br /> thiệt hại do hội chứng MMA gây ra và hiệu quả của một số giải pháp<br /> phòng trị là yêu cầu cấp thiết trong thực tế hiện nay.<br /> Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, chúng tôi thực hiện đề tài:<br /> “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và<br /> thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú,<br /> mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản”.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> Xác định đặc điểm bệnh lý lâm sàng, phi lâm sàng, đặc điểm dịch<br /> tễ và tỷ lệ lưu hành của hội chứng MMA trên đàn lợn nái ngoại nuôi tập<br /> trung tại trang trại ở một số tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng<br /> gồm: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, thành phố Hà Nội từ đó đưa ra<br /> các giải pháp phòng, trị hiệu quả. Góp phần nâng cao năng suất sinh sản<br /> 1<br /> <br /> của đàn lợn nái và phát triển chăn nuôi lợn bền vững.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Ý nghĩa khoa học<br /> Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về hội<br /> chứng MMA trên đàn lợn nái ngoại sinh sản nuôi tại trang trại của<br /> một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.<br /> Ý nghĩa thực tiễn<br /> Đưa ra các giải pháp phòng, trị hội chứng MMA có hiệu quả,<br /> góp phần nâng cao năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Đàn lợn nái ngoại sinh sản nuôi tập trung tại một số trang trại<br /> của các tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hà Nội;<br /> - Đàn lợn con được sinh ra từ những lợn nái được nghiên cứu.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> Nghiên cứu một cách hệ thống về hội chứng MMA từ triệu<br /> chứng lâm sàng đến các chỉ tiêu phi lâm sàng, chất lượng sữa, thành<br /> phần vi khuẩn trong sữa, trong dịch tử cung của lợn nái, làm kháng<br /> sinh đồ và đề xuất các giải pháp phòng, trị.<br /> Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1 Khái quát hội chứng viêm tử cung (metritis), viêm vú<br /> (mastitis), mất sữa (agalactia) - (MMA)<br /> Hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa được gọi bằng<br /> nhiều tên khác nhau trên thế giới: theo Martin et al. (1967) hội<br /> chứng MMA là tên thường được dùng ở các nước châu Âu; hội<br /> chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ (postpartum dysgalactia syndrome PPDS/PDS) được dùng ở các nước nói tiếng Anh (Klopfenstein et al.,<br /> 2006), ngoài ra còn một số tên gọi khác như: hội chứng mất sữa<br /> 2<br /> <br /> (Peny, 1970); hội chứng mất sữa sau đẻ (Hermannson et al., 1978)…<br /> Tuy nhiên, dù ở tên gọi nào cũng phản ánh căn nguyên gây nên<br /> những bệnh lý của hội chứng và được biểu hiện bằng các triệu chứng<br /> đặc trưng: kém ăn hoặc bỏ ăn, lười uống nước, bồn chồn, sốt > 39,5<br /> 0<br /> <br /> C, sưng vú, viêm tử cung và giảm tiết sữa từ 12 đến 48 giờ sau đẻ,<br /> <br /> lợn con chết đói tỷ lệ cao (Hoy, 2004; Shrestha, 2012).<br /> 1.2 Những nghiên cứu về hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất<br /> sữa (MMA)<br /> 1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài<br /> Theo Maes et al. (2010), tỷ lệ lưu hành MMA là 6,9%; trong<br /> 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang<br /> Missouri có tới 13% nái mắc MMA; tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo<br /> đàn ở Thụy Điển biến động từ 5,5% ở đàn quy mô nhỏ và 10,3% ở<br /> đàn quy mô lớn. Một nghiên cứu mới đây ở 110 đàn lợn tại Bỉ cho<br /> thấy 34% số đàn có liên quan đến hội chứng MMA.<br /> Theo Shrestha (2012), MMA gây chết khoảng 2% lợn nái<br /> nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói và ỉa chảy.<br /> Tại Bhutan, một nghiên cứu về MMA vào năm 2001 thông<br /> qua việc kiểm tra lâm sàng và kiểm tra các chỉ tiêu huyết học đã kết<br /> luận: có 88,24% trường hợp lợn nái mắc bệnh có hiện tượng giảm<br /> tiết sữa hoặc mất sữa sau đẻ, 11,76% trường hợp nái mắc bệnh có<br /> hiện tượng viêm tử cung, không có trường hợp biểu hiện viêm vú và<br /> không có trường hợp kết hợp cả ba triệu chứng: viêm tử cung, viêm<br /> vú, mất sữa; thể tích hồng cầu, huyết sắc tố và tế bào bạch cầu nằm<br /> trong khoảng sinh lý (Thapa, 2006).<br /> Tại Rumani, theo Heber et al. (2010) khi nghiên cứu ảnh<br /> hưởng của hội chứng MMA ở lợn nái đã dùng dimetridazol 1% cho<br /> lợn ăn 03 ngày trước đẻ và 04 ngày sau đẻ và trong thời gian cho bú.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1