Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam" là xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở vùng Tây Bắc, Việt Nam làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lớp Chân môi (Chilopoda) thường gọi là rết, là nhóm động vật Không xương sống thuộc phân ngành nhiều chân (Myriapoda), ngành chân khớp (Arthropoda). Đa số các loài thuộc lớp Chân môi là động vật ăn thịt, chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đất: tham gia phân giải chất hữu cơ; quay vòng vật chất và năng lượng; góp phần cân bằng hệ sinh thái… Ngoài ra, nọc một số loài loài thuộc lớp Chân môi còn có những giá trị thực tiễn như được dùng để chữa một số loại bệnh theo y học dân gian, hoặc sử dụng làm thuốc giảm đau. Hiện nay, trên thế giới đã xác định được khoảng hơn 3.000 loài thuộc lớp Chân môi xếp vào 24 họ, 5 bộ. Theo ước tính, có hơn 8.000 loài hiện đang có trong tự nhiên. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về lớp Chân môi còn rất hạn chế, với các kết quả rời rạc, không hệ thống, dẫn liệu phân bố của các loài chưa đầy đủ, chủ yếu do các tác giả nước ngoài công bố. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về thành phần loài lớp Chân môi ở Việt Nam. Vùng Tây Bắc, Việt Nam là vùng núi cao chạy từ Tây Bắc sang Đông Nam. Đây là nơi có sự đa dạng sinh học cao, đa dạng các loại sinh cảnh, nhiều rừng tự nhiên. Nơi đây được đánh giá là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta. Tuy nhiên, cũng giống như nghiên cứu thành phần loài lớp Chân môi ở Việt Nam nói chung, nghiên cứu thành phần loài lớp Chân môi ở Tây Bắc còn chưa biết đến nhiều. Với những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở vùng Tây Bắc, Việt Nam làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên này. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đa dạng thành phần loài lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Mô tả đặc điểm định loại và xây dựng khóa định loại các loài thuộc lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam theo sinh cảnh, theo dải độ cao, theo mùa và theo địa danh nghiên cứu. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp danh lục các loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam, góp phần vào nghiên cứu điều tra, thống kê động vật thuộc lớp Chân môi ở Việt Nam. Xây dựng khóa định loại chi tiết về lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam, góp phần cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
- 2 Kết quả và kiến nghị của đề tài góp phần làm cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên lớp Chân môi ở khu vực nghiên cứu (KVNC). 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Cung cấp danh sách cập nhật nhất đến thời điểm hiện tại về thành phần loài và phân loài của lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam, bao gồm 45 loài và phân loài. Bổ sung 2 giống mới, 11 loài cho lớp Chân môi ở Việt Nam; bổ sung 3 bộ, 7 họ, 15 giống, 34 loài và phân loài cho lớp Chân môi vùng Tây Bắc, Việt Nam. Xây dựng khóa định loại đến loài và phân loài thuộc lớp Chân môi cho KVNC. Mô tả đặc điểm định loại của các loài thuộc lớp Chân môi ở KVNC, mô tả chi tiết cho các loài mới định danh đến giống và phân giống đang nghi ngờ là loài mới cho khoa học. Cung cấp số liệu mới về đặc điểm phân bố của các loài thuộc lớp Chân môi theo sinh cảnh, theo mùa, theo dải độ cao, theo địa danh nghiên cứu ở KVNC.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỚP CHÂN MÔI (CHILOPODA) 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lớp Chân môi trên thế giới Nghiên cứu về phân loại và đa dạng Lớp Chân môi (Chilopoda) là nhóm động vật Không xương sống thuộc phân ngành Nhiều chân (Myriapoda), ngành Chân khớp (Arthropoda). Cho đến nay, đã phát hiện được 3.000 loài và phân loài thuộc 24 họ, 5 bộ là Geophilomorpha, Scolopendromorpha, Lithobiomorpha, Scutigeromorpha, Craterostigmomorpha. Trong đó bộ Craterostigmomorpha chỉ ghi nhận ở châu Úc (Lewis, 1981; Minelli, 2011). Nghiên cứu về lớp Chân môi bắt đầu từ đầu thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, ban đầu lớp Chân môi chưa được xếp thành một lớp riêng mà xếp cùng với các nhóm chân khớp khác cho đến cuối thế kỉ này mới được tách thành lớp riêng. Nghiên cứu về lớp Chân môi được quan tâm, chú ý nhiều hơn vào thế kỉ XX và phát triển mạnh mạnh mẽ ở thế kỉ XXI. Các công trình công bố về tìm hiểu đa dạng loài, phát hiện loài mới, giống mới, hay tu chỉnh hệ thống học của nhóm động vật này. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ sinh học, các dẫn liệu phân tử bắt đầu được sử dụng nhiều trong nghiên cứu đa dạng loài, quan hệ phát sinh giữa các loài, giống của chúng. Tổ hợp các dẫn liệu phân tử và hình thái được sử dụng cho phân tích xây dựng cây phát sinh chủng loại và mối quan hệ tiến hóa giữa các loài, giống. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào một số khu vực trên thế giới và còn rất nhiều khu vực chưa được nghiên cứu đến. Một trong số các khu vực đó là Việt Nam. Nghiên cứu về sự phân phân bố của lớp Chân môi Các công trình nghiên cứu vê sự phân bố của lớp Chân môi trên thế giới chủ yếu là các công trình nghiên cứu về sự phân bố của mỗi loài theo địa điểm nghiên cứu, địa danh trên thế giới cùng với nghiên cứu về đa dạng loài. Các công trình nghiên cứu về phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh, theo mùa, theo độ cao còn hạn chế, chủ yếu nghiên cứu bộ Scolopendromorpha và được thực hiện ở các nước có điều kiện tự nhiên còn khác nhiều với nước ta. Nghiên cứu về ứng dụng của lớp Chân môi Từ xưa, các thầy thuốc đông y ở một số nước châu Á đã biết sử dụng một số loài lớp Chân môi (thuộc bộ Scolopendromorpha) như một bài thuốc dân gian để chữa trị một số bệnh. Tuy nhiên, công dụng làm thuốc từ các loài lớp Chân môi vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
- 4 Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu độc tính, ứng dụng nọc độc của một số loài thuộc lớp Chân môi làm thuốc giảm đau thay thế một số loại morphin hiện nay, điều trị và ức chế các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các chiết xuất từ chất độc này mới chỉ dừng lại ở các thí nghiệm khoa học, chưa được thử nghiệm lâm sàng. 1.1.2. Tình hình nghiên lớp Chân môi ở Việt Nam Nghiên cứu về phân loại và đa dạng Các nghiên cứu lớp Chân môi ở Việt Nam chủ yếu về phân loại học và phát hiện những taxon mới cho Việt Nam, được thực hiện bởi một số tác giả nước ngoài. Các mẫu vật được thu thập một cách rời rạc, không hệ thống. Chính vì vậy, các loài lớp Chân môi đã biết thường ghi nhận được ở 1 – 2 điểm phân bố, thậm chí còn cách nhau quá xa, ví dụ loài Lithobius fuscus ghi nhận được ở Lào Cai (miền Bắc Việt Nam) và Sóc Trăng (miền Nam Việt Nam). Ngoài ra, toàn bộ các mẫu vật trước đây đều được lưu giữ tại nước ngoài, gây những khó khăn cho công việc nghiên cứu và đào tạo các vấn đề có liên quan đến đối tượng. Trong những năm gần đây, các tác giả Việt Nam đã bắt đầu triển khai những nghiên cứu về phân loại học, đa dạng các loài của lớp Chân môi ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào bộ Scolopendromorpha. Theo tổng hợp số liệu của các công trình, tính đến trước nghiên cứu này, thành phần loài lớp Chân môi ở Việt Nam đã ghi nhận 73 loài và phân loài, thuộc 27 giống, 13 họ, 4 bộ. Nghiên cứu về sự phân bố của lớp Chân môi Các công trình nghiên cứu về sự phân bố của lớp Chân môi ở Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ có vài công trình nghiên cứu về sự phân bố của lớp Chân môi một cách hệ thống và được thực hiện ở những năm gần đây. Trong đó, đa số các công trình được thực hiện ở một vài địa điểm thuộc vùng Tây Nguyên (3 công trình), vùng Đồng Bằng Bắc Bộ (2 công trình). Ngoài ra, các công trinh nghiên cứu này cũng chủ yếu nghiên cứu sự phân bố của các loài thuộc bộ Scolopendromprpha. Chưa có các công trình nghiên cứu về sự phân bố của các loài thuộc lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu lớp Chân môi ở Tây Bắc, Việt Nam Hiện nay, các công trình nghiên cứu lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc còn rất hạn chế. Các công trình công bố về phân loại và đa dạng loài ở đây có thể kể đến là công trình của Schileyko, 1992 nghiên cứu về bộ Scolopendromorpha ở Việt Nam. Trong công trình này, ông đã dựa trên các mẫu vật lưu trữ tại Bảo tàng Động vật, Trường Đại học Mát-xcơ-va, Liên bang Nga trong các đợt nghiên cứu về động vật nhóm nhiều chân ở vùng Đông Dương. Tác giả đã liệt kê được 17 địa điểm thu mẫu ở Việt Nam, trong đó có địa điểm nghiên cứu ở Mai Châu, Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở Mai Châu, Hòa Bình có 5 loài, thuộc giống Otostigmus, họ Scolopendridae, bộ Scolopendromorpha. Trong đó, có 1 loài mới
- 5 cho khoa học là Otostigmus voprosus Schileyko, 1992. Vẫn là Schileyko, trong công trình công bố tiếp về bộ Scolopendromorpha ở Việt Nam năm 1995, ông đã xác định thêm 1 loài thuộc giống khác thuộc họ Scolopendridae là Scolopendra calcarata Porat, 1876 ở Mai Châu, Hòa Bình. Tiếp tục thu mẫu và nghiên cứu về bộ Scolopendromorpha ở Việt Nam (1998, 2007), mặc dù không bổ sung loài cho vùng Tây Bắc, nhưng Schileyko đã bổ sung thêm sự phân bố của loài Otostigmus voprosus ở Mường Chà, Điện Biên và các thông tin về mẫu vật thu được của các loài. Các kết quả nghiên cứu này đã được tổng hợp trong công trình của Trần Thị Thanh Bình, 2013. Như vậy, cho đến trước nghiên cứu này, vùng Tây Bắc Việt Nam đã phát hiện 6 loài, 2 giống, 1 họ và 1 bộ thuộc lớp Chân môi. Nhận xét: Các công trình nghiên cứu về phân loại, đa dạng loài và phân bố của lớp Chân môi ở Tây Bắc còn chưa nhiều. Các nghiên cứu về phân loại, đa dạng loài mới nghiên cứu bộ Scolopendromorpha, còn các bộ khác có ở Việt Nam chưa được nghiên cứu. Các nghiên cứu về phân bố có ở một hai địa điểm thuộc vùng Tây Bắc và mới đưa ra thông tin về mẫu vật của mỗi loài như độ cao, sinh cảnh, nơi thu mẫu mà chưa có nghiên cứu sự phân bố của các loài theo độ cao, theo các sinh cảnh, theo mùa. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam ngăn cách với vùng Bắc Trung Bộ; phía Tây giáp với Lào; phía Đông giáp với vùng Đông Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng. Tây Bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng khác là Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Đặc điểm địa hình Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông. Trong lưu vực sông còn có một dãy cao nguyên đá vôi. Kẹp giữa các dãy núi và cao nguyên là địa hình thung lũng và vùng trũng giữa núi. Đặc điểm về khí hậu Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão Biển Đông trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa.
- 6 Thủy văn Vùng Tây Bắc có các hệ thống sông chính: sông Đà, sông Mã. Mật độ sông dày đặc, trung bình 1,6km/km2. Hầu hết đều là các sông suối ngắn, có diện tích lưu vực nhỏ, các sông chính chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đặc điểm về địa chất và thổ nhưỡng Do sự phân hóa phức tạp về địa hình, nham thạch nên thổ nhưỡng cũng có nhiều loại và phân hóa phức tạp. Các nhóm đất chủ yếu của Tây Bắc gồm đất feralit vàng đỏ, feralit vàng đỏ có mùn, feralit đỏ sẫm, feralit nâu, đất mùn alít và đất phù sa. Đặc điểm về động thực vật Theo thống kê từ các công trình nghiên cứu, vùng Tây Bắc đã xác định được 3.852 loài thực vật có mạch bậc cao (thuộc 254 họ); có 148 loài thú (thuộc 29 họ, 8 bộ); 433 loài chim (thuộc 55 họ, 17 bộ); 157 loài lưỡng cư, bò sát (thuộc 25 họ, 5 bộ); 175 loài cá nước ngọt; 1.145 loài côn trùng (thuộc 74 họ, 12 bộ); 85 loài nhện (thuộc 18 họ); 95 loài giun đất thuộc 6 họ. Trong số đó, có hàng trăm loài động vật, thực vật thuộc diện quý hiếm, đặc hữu. 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Có khoảng hơn 20 dân tộc khác nhau ở vùng Tây Bắc. Trong đó, dân tộc Thái, Mường, Kinh, H’Mông chiếm chủ yếu (chiếm 90,2% dân số toàn vùng). Mật độ dân số rất thấp và không đồng đều, bình quân khoảng 88 người/1km2. Ở những vùng cao, sản xuất còn mang tính chất tự nhiên tự túc, tự cấp, đời sống nhân dân khó khăn, lạc hậu.
- 7 CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Dựa vào đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu, các địa điểm chọn nghiên cứu tập trung ở Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên, đây là nhưng nơi rừng tự nhiên còn nhiều, đa dạng sinh cảnh bao gồm các sinh cảnh tự nhiên và sinh cảnh nhân tác. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại 10 địa điểm và lập 21 tuyến nghiên cứu ở KVNC. 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2017 đến 12/2020 Thời gian thực địa tập thường tiến hành từ tháng 2 đến tháng 12 hàng năm, trong 3 năm 2017 đến 2019. Ngoài ra, ở một số địa điểm các mẫu được thu theo bẫy cốc hàng tháng. 2.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu là 920 mẫu lớp Chân môi được thu ở KVNC. Hơn 150 tài liệu được trích dẫn 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Khảo sát và điều tra thực địa Xác định điểm khảo sát, tuyến khảo sát nghiên cứu: Căn cứ vào bản đồ địa hình, thảm thực vật, độ ẩm và các sinh cảnh đặc trưng để chọn các điểm khảo sát thu mẫu. Trong mỗi điểm khảo sát lập các tuyết khảo sát thu mẫu đi qua nhiều sinh cảnh nghiên cứu như rừng cây gỗ, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, khu dân cư-đất nông nghiệp. Mỗi tuyến khảo sát đi theo đường mòn, chiều dài tuyến khoảng 5 – 6 km, chiều rộng tuyến khoảng 10 – 15 m. Trên các tuyến khảo sát, mẫu vật các loài lớp Chân môi được chúng tôi thu bắt tối đa có thể. Mỗi địa điểm nghiên cứu được khảo sát 2 lần (mùa mưa và mùa khô) trong năm và lặp lại trong hai năm. Phân chia mùa trong năm: Căn cứ vào đặc điểm sinh học, sinh thái học của lớp Chân môi và vào đặc điểm khí hậu ở KVNC theo Vũ Tự Lập, 2012, chúng tôi phân chia thành 2 mùa để khảo sát, nghiên cứu: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10), mùa khô (tính từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Phân chia sinh cảnh và xác định dải độ cao: Phân chia dạng sinh cảnh được thực hiện bằng quan sát trực tiếp ngoài thực địa và tham khảo các tài liệu có được. Có 4 dạng sinh cảnh chính được chúng tôi phân chia trong nghiên cứu này gồm: rừng cây gỗ, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa (rừng hỗn
- 8 giao), rừng tre nứa, khu dân cư-đất nông nghiệp dựa theo sự phân loại sinh cảnh của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2009. Độ cao các điểm thu mẫu được đo bằng máy GPS Garmin 64SC. Phân chia dải độ cao dựa trên sự phân chia đai độ cao của Vũ Tự Lập, 2012. Các dải độ cao chúng tôi phân chia để khảo sát, nghiên cứu gồm: dưới 600 m, 600 – dưới 1000, 1000 – 1600 m và trên 1600 m. Các phương pháp thu mẫu vật: Phương pháp định lượng Phương pháp rây đất Sử dụng phương pháp thu mẫu động vật đất của theo Ghiliarov (1975). Phương pháp này sử dụng rây đất có đường kính 30 cm, mắt lưới 01 cm để loại bỏ các phần vật chất bên trên (lá cây, cành cây…). Trên mỗi điểm chọn lấy mẫu (tương ứng với mỗi sinh cảnh lựa chọn tại một địa điểm nghiên cứu), tiến hành lấy mẫu tại các ô đất có kích thước 50cm x 50cm, thu gom toàn bộ đất và lớp thảm mục cho vào rây đất. Điểm lựa chọn lấy mẫu được lặp lại 3 lần. Phương pháp bẫy đất Barber Bẫy được làm bằng cốc nhựa 500 ml theo phương pháp của Mesibov và Churchill (2003). Trên mỗi điểm đại diện được lựa chọn nghiên cứu đặt 15 bẫy (mỗi điểm đại diện lựa chọn tương ứng với mỗi sinh cảnh tại một địa điểm nghiên cứu). Bẫy được đặt trong vòng 15 ngày. Dung dịch cồn 75% hoặc formalin 4% được dùng làm chất cố định mẫu trong cốc nhựa. Phương pháp thu mẫu định tính Trên các tuyến khảo sát được lựa chọn, tiến hành tìm mẫu vật dưới các lớp thảm mục, gốc cây, thân cây mục, vỏ cây khô, dưới đá... Dùng panh, kẹp để thu bắt mẫu. Xử lý mẫu vật: Mẫu thu được mỗi cá thể cho vào một lọ riêng (không cho chung các cá thể vào một lọ vì chúng cắn nhau có thể mất một số phần phụ gây khó khăn trong quá trình định loại) và được ngâm trong cồn 750. Các mẫu được ghi đầy đủ thông tin cần thiết như ngày, tháng, năm, địa điểm, sinh cảnh, tọa độ, độ cao… 2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Định loại các loài lớp Chân môi Định loại các loài lớp Chân môi theo phương pháp so sánh hình thái với sự hỗ trợ của các thiết bị quan sát, vẽ mô tả và chụp hình. Mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật học; Trung tâm Nghiên cứu động vật đất, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Phòng Sinh thái môi trường đất, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Các đặc điểm hình thái của Chân môi được sử dụng trong định loại dựa theo Lewis (1981), Bonato (2010). Xây dựng khóa định loại lưỡng phân, dựa trên các đặc điểm đặc trưng, tương đối ổn
- 9 định cho mỗi taxon phân loại. Tham khảo khóa định của các tác giá khác. Định loại lớp Chân môi theo các tài liệu của Attem (1938, 1953); Schileyko (1992, 1995, 2007); Chao & Chang (2003, 2008); Bonato et al. ((2012, 2017); Ma et al. (2009, 2014); Lewis (2013, 2014); Qiao et al. (2021)… Danh lục và tên khoa học sắp xếp theo Minelli (2011). Xử lý số liệu: Các số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excell, 2010. Đánh giá mức độ tương đồng của sinh cảnh dựa trên chỉ số tương đồng Sorensen (SI), theo công thức: SI = 100% Trong đó, C là số loài xuất hiện ở cả hai sinh cảnh A và sinh cảnh B, A là số loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh A, B số loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh B.
- 10 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI LỚP CHÂN MÔI (CHILOPODA) Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đa dạng về thành phần loài Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được tổng số 45 loài và phân loài thuộc lớp Chân môi ở KVNC (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài, số lượng mẫu vật lớp Chân môi ở KVNC Số STT Tên loài lượng VN TB cá thể BỘ SCUTIGEROMORPHA POCOCK, 1895 + HỌ SCUTIGERIDAE LEACH, 1814 + Giống Thereuopoda Verhoeff, 1904 + 1 Thereuopoda longicornis (Fabricius, 1793) 21 + Giống Thereuonema Verhoeff, 1904 + + 2 Thereuonema sp. 11 BỘ LITHOBIOMORPHA + HỌ HENICOPIDAE POCOCK, 1901 + Giống Cermatobius Haase, 1885 + + 3 Cermatobius longicornis (Takakuwa, 1939) 61 + + 4 Cermatobius martensii Haase, 1885 13 + + HỌ LITHOBIIDAE POCOCK, 1895 + Giống Australobius Chamberlin, 1920 + 5 Australobius scabrior Chamberlin, 1920 34 + + 6 Australobius semperi (Haase, 1887) 6 + Giống Bothropolys Wood, 1862 + 7 Bothropolys imaharensisVerhoeff, 1937 17 + + 8 Bothropolys rugosus (Meinert, 1872) 21 + + Giống Lithobius Leach, 1814 + 9 Lithobius (Lithobius) modicus Attems, 1938 67 + 10 Lithobius (Monotarsobius) fuscus Attems, 1953 44 + 11 Lithobius (Chinobius) sp. 63 BỘ SCOLOPENDROMORPHA POCOCK, 1895 HỌ CRYPTOPIDAE KOHLRAUSCH, 1881 + Giống Cryptops Leach, 1815 + 12 Cryptops (Cryptops) doriae Pocock, 1891 59 + 13 Cryptops (Trigonocryptops) spinipes Pocock, 1891 22 + Giống Paracryptops Silvestri, 1924 + 14 Paracryptops indicus Silvestri, 1924 15 + HỌ SCOLOPENDRIDAE LEACH, 1814
- 11 Giống Alluropus Silvestri, 1911 + 15 Alluropus demangei Silvestri, 1911 4 + Giống Ethmostigmus Newport, 1845 + 16 Ethmostigmus rubripes spinosus (Newport, 1845) 8 + Giống Otostigmus Porat, 1876 17 Otostigmus aculeatus Haase, 1887 33 18 Otostigmus amballae Chamberlin, 1913 16 19 Otostigmus astenus (Kohlrausch, 1878) 11 + 20 Otostigmus loriae loriae Silvestri, 1894 2 21 Otostigmus multidens multidens Haase, 1887 16 + 22 Otostigmus politus politus Karsch, 1881 6 23 Otostigmus reservatus Schileyko, 1995 2 + 24 Otostigmus scaber Porat, 1876 12 + 25 Otostigmus voprosus Schileyko, 1992 4 Giống Rhysida Wood, 1862 + 26 Rhysida longipes (Newport, 1845) 3 + 27 Rhysida nuda (Newport, 1845) 3 + Giống Scolopendra Linnaeus, 1758 28 Scolopendra calcarata Porat, 1876 15 29 Scolopendra gracillima sternostriata Schileyko, 1995 45 + 30 Scolopendra subspinipes Leach, 1815 20 + 31 Scolopendra dehaani Brandt, 1840 2 + HỌ SCOLOPOCRYPTOPIDAE POCOCK, 1896 + Giống Scolopocryptops Newport, 1844 + 32 Scolopocryptops melanostomus Newport, 1885 2 + 33 Scolopocryptops rubiginosus Koch, 1878 7 + 34 Scolopocryptops spinicaudus Wood, 1862 42 + BỘ GEOPHILOMORPHA POCOCK, 1895 + HỌ MECISTOCEPHALIDAE BOLLMAN, 1893 + Giống Mecistocephalus Newport, 1843 + 35 Mecistocephalus glabridorsalis Attems, 1901 46 + + 36 Mecistocephalus mikado Attems, 1928 23 + 37 Mecistocephalus punctifrons Newport, 1843 9 + + Giống Tygarrup Chamberlin, 1914 + 38 Tygarrup crassignathus Titova, 1983 4 + + 39 Tygarrup javanicus Attems, 1929 79 + 40 Tygarrup singaporiensis Verhoeff, 1937 44 + + 41 Tygarrup sp. 2 HỌ LINOTAENIIDAE POCOCK, 1895 +
- 12 Giống Strigamia Gray, 1843 + 42 Strigamia bicolor Shinohara, 1981 1 + + 43 Strigamia svenhedini (Verhoeff,1933) 2 + + 44 Strigamia sp1. 1 45 Strigamia sp2. 2 Tổng số cá thể: 920 Tổng số loài và phân loài: 45 Ghi chú: TB: Ghi nhận mới cho Tây Bắc, Việt Nam; VN: Ghi nhận mới cho Việt Nam. 3.1.2. Các phát hiện mới - Ghi nhận mới cho Việt Nam: So sánh với kết quả của Trần Thị Thanh Bình và cs, 2013 và các công bố gần đây, kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mới 2 giống, 11 loài cho thành phần lớp Chân môi ở Việt Nam. - Ghi nhận mới cho Tây Bắc: So sánh với kết quả nghiên cứu ở vùng Tây Bắc của các tác giả trước. Kết quả nghiên cứu đã nghi nhận mới cho vùng Tây Bắc, Việt Nam 3 bộ, 7 họ, 15 giống và 34 loài và phân loài (không tính các loài mới xác định được đến giống và phân giống). - Loài chưa xác định được tên khoa học: Có 5 taxon mới xác định được đến giống và phân giống là Thereuonema sp., Lithobius (Chinobius) sp., Tygarrup sp., Strigamia sp1., Strigamia sp2. Chúng có thể là loài mới cho khoa học. Chúng tôi đang kiểm tra tiếp để công bố loài mới cho khoa học. 3.1.3. Cấu trúc các bậc phân loại lớp Chân môi ở khu vực nghiên cứu Đã ghi nhận ở KVNC có 45 loài và phân loài lớp Chân môi thuộc 17 giống, 8 họ, 4 bộ. Bộ Scolopendromorpha đa dạng nhất với 23 loài và phân loài (chiếm 51,11% tổng số loài và phân loài ở KVNC), sau đó là đến Bộ Lithobiomorpha có 9 loài (chiếm 20% tổng số loài), Bộ Geophilomorpha có 11 loài (chiếm 24,44% tổng số loài). Bộ Scutigeromorpha ít đa dạng nhất với 2 loài (chiếm 4,44% tổng số loài). So sánh với các bậc phân loại đã biết của lớp Chân môi ở Việt Nam, ở KVNC có 4 bộ (chiếm 100% tổng số bộ ở Việt Nam), 8 họ (chiếm 61,54% tổng số họ), 17 giống (chiếm 62,96% tổng số giống), 45 loài và phân loài (chiếm 61,64% tổng số loài và phân loài). Cấu trúc các bậc phân loại họ, giống được thể hiện ở hình 3.1, hình 3.2 và bảng 3.2.
- 13 Hình 3.1. Số giống, loài và phân loài của các họ thuộc lớp Chân môi ở KVNC Bảng 3.2. Sự đa dạng các bậc phân loại thuộc lớp Chân môi ở KVNC Giống Loài và phân loài STT Họ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Scutigeridae 2 11,76 2 4,44 2 Henicopidae 1 5,88 2 4,44 3 Lithobiidae 3 17,65 7 15,56 4 Cryptopidae 2 11,76 3 6,67 5 Scolopendridae 5 29,41 17 37,78 6 Scolopocryptopidae 1 5,88 3 6,67 7 Mecistocephalidae 2 11,76 7 15,56 8 Linotaeniidae 1 5,88 4 8,89 Tổng 17 100 45 100
- 14 Hình 3.2. Tỷ lệ % các loài và phân loài trong các giống thuộc lớp Chân môi ở KVNC Nhận xét: Họ Scolopendridae đa dạng nhất, họ Henicopidae kém đa dạng nhất. Giống Otostigmus đa dạng nhất; các giống Paracryptops, Alluropus, Ethmostigmus, Thereuopoda, Thereuonema kém đa dạng nhất . 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI THUỘC LỚP CHÂN MÔI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU Trong phần này, chúng tôi đưa ra khóa định loại đến loài và phân loài, công bố mẫu chuẩn, tên đồng vật, thông tin mẫu, đặc điểm định loại, hình ảnh minh họa, nơi phân bố và nhận xét các đặc điểm của loài hoặc phân loài so với các mô tả trước của toàn bộ loài và phân loài ở KVNC. Ví dụ cho một loài trong KVNC LỚP CHÂN MÔI (CHILOPODA) Lớp Chân môi ở KVNC có 45 loài và phân loài, 17 giống, 8 họ, 4 bộ. Khóa định loại các bộ thuộc lớp Chân môi ở KVNC 1 Cơ thể có 15 đốt mang chân bò………..………………..…..………..........…… 2 – Cơ thể cơ có từ 21 đốt mang chân bò trở lên……………..............….…….…... 3 2 Có 7 tấm lưng trên cơ thể, lỗ thở ở mặt lưng.……............... Bộ Scutigeromorpha – Có 15 tấm lưng trên cơ thể, lỗ thở ở mặt bên ……............… Bộ Lithobiomorpha 3 Cơ thể có 21 hoặc 23 đốt mang chân bò, có hoặc không có mắt……............…… ……………………………………...……….........…...... Bộ Scolopendromorpha – Cơ thể có nhiều hơn 29 đốt mang chân bò, không có mắt….........………………. ………………………………………………….........…..… Bộ Geophilomorpha
- 15 BỘ SCUTIGEROMORPHA POCOCK, 1895 Bộ Scutigeromorpha ở KVNC có 2 loài, 2 giống, 1 họ. HỌ SCUTIGERIDAE LEACH, 1814 Họ Scutigeridae ở KVNC có 2 loài, 2 giống. Khóa định loại đến giống thuộc họ Scutigeridae ở KVNC 1 Lỗ thở dạng vòm rõ; rãnh đầu phía trước hội tụ…..........… Giống Thereuopoda – Lỗ thở dạng vòm không rõ; rãnh đầu phía trước song song….................……… …………………………………………………............…. Giống Thereuonema Giống Thereuopoda Verhoeff, 1904 Giống Thereuopoda ở KVNC có 1 loài. 1. Thereuopoda longicornis (Fabricius, 1793) Scolopendra longicornis Fabricius, 1793: Entomologia Systematica emendata et aucta 2: 390. Synonym: Scutigera feae Pocock, 1891b; Thereuonema feae Attems, 1938. Mẫu vật nghiên cứu: 21 mẫu. LAI CHÂU (1 mẫu): VQG Hoàng Liên (1 mẫu): xã Sơn Bình, huyện Tam Đường: 1C, HNUE-Chi 618, rừng tre nứa, bẫy cốc, 15/7/2018, 22024’57,7’’N, 103046’36,9’’E, 1570 m, Nguyễn Đức Hùng. ĐIỆN BIÊN (11 mẫu): KBTTN Mường Nhé (4 mẫu): xã Trung Chải: 1C, HNUE-Chi 345, khu dân cư-đất nông nghiệp, trên cây mục, 1/11/2017, 22018’02,52’’N, 102023’54,43’’E, 558 m; 1C, HNUE-Chi 913, rừng cây gỗ, trên cây mục, 12/8/2019, 22017’52,8’’N, 102024’0,7’’E, 847 m, Nguyễn Đức Hùng và Lê Xuân Sơn. Xã Luân Giói, Điện Biên Đông (9 mẫu): 9C, HNUE-Chi 468, khu dân cư-đất nông nghiệp, trên cây mục, 5/2018, 21012’46,34’’N, 103023’54,27’’E, 610 m, Lê Xuân Sơn. SƠN LA (5 mẫu): KBTTN Tà Xùa (2 mẫu): 2C, HNUE-Chi 028, rừng tre nứa, trên cây mục, 10/2/2017, 21020’51,1’’N, 104041’9,4’’E, 576 m, Vũ Thị Hà. KBTTN Xuân Nha (3 mẫu): 3C, HNUE-Chi 457, rừng cây gỗ, bẫy cốc, tháng 6 và 8/2018, 20042’29,3’’N, 104041’18,1’’E, 800 m, Nguyễn Đức Hùng. HÒA BÌNH (4 mẫu): KBTTN Thượng Tiến: 1C, HNUE-Chi 170, rừng tre nứa, bẫy cốc, 6/7/2017, 20037’49,6’’N, 105026’04,6’’E, 441 m; 3C, HNUE-Chi 130, rừng hỗn giao, trên cây mục và bẫy cốc, 13/5/2017 và 6/7/2017, 20037’23,3’’N, 105025’47,3’’E, 586 m, Nguyễn Đức Hùng và Vũ Thị Hà. Đặc điểm định loại: Chiều dài cơ thể 20 – 28 mm, trung bình 26,0 mm. Cơ thể có 15 đốt mang chân bò, có 7 tấm lưng, có mắt kép gồm rất nhiều ô mắt. Lỗ thở dạng vòm rõ ở phía sau tấm lưng. Tấm đầu hình bán cầu, có rãnh hai bên, các rãnh hội tụ phía trước, phân tách dần về phía sau. Râu có hai đốt gốc và ba đốt roi râu. Mỗi đốt
- 16 roi râu gồm nhiều đốt nhỏ (phân đốt). Đốt roi râu 1 có gai cứng ở nửa đầu. Chân hàm có 4 tơ cứng giống như gai lớn, dài ở rìa trước đốt háng và có nhiều tơ lược ngắn ở mép trong đốt cổ chân hàm. Tấm lưng có nhiều gai ngắn kết hợp với lông cứng. Lỗ thở dạng vòm rõ ở mép sau của các tấm lưng. Các chân bò 1 – 14 có đốt cổ chân 1 và đốt cổ chân 2 phân biệt rõ ràng, mỗi đốt cổ gồm nhiều phân đốt. Chân bò cuối dài hơn hẳn so với các chân khác, đốt cổ chân 1 và đốt cổ chân 2 không phân biệt rõ ràng, có nhiều phân đốt. Tấm hậu môn ở con cái có cạnh bụng và cạnh lưng khá thẳng. Chân sinh dục của con cái có 2 nhánh kéo dài ra ngoài, xoang giữa 2 nhánh lớn có hình bán nguyệt. Hình ảnh đặc điểm: Hình 3.1 Phụ lục 3 (Các hình ảnh màu thể hiện một số đặc điểm chuẩn loại chính) . Phân bố: Việt Nam: Hà Giang; Quảng Ninh (Hòn Gai); Đà Nẵng (VQG Bà Nà); Lâm Đồng (Di Linh); Đắk Lắk (Buôn Mê Thuột); Khánh Hòa (Nha Trang, Cầu Đá, Cửa Bé); Bà Rịa – Vũng Tàu (VQG Côn Đảo). Thế giới: Mauritius; Đài Loan; My-an-ma; Thái Lan; Lào; Căm-pu-chia; Singapore; Philippines; Papua New Guinea. Nhận xét: mẫu vật loài này ở KVNC phù hợp với các đặc điểm nhận diện theo Edgecombe, 2007. 3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LỚP CHÂN MÔI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phân bố theo sinh cảnh Bảng 3.3. Phân bố các loài của lớp Chân môi ở KVNC ST Sinh cảnh Dải độ cao Mùa Địa danh Tên loài T a b c d e f g h i k l m o p Bộ Scutigeromorpha Họ Scutigeridae Giống Thereuopoda 1. Thereuopoda longicornis + + + + + + + + + + + + + Giống Thereuonema 2. Thereuonema sp. + + + + + + + + + Bộ Lithobiomorpha Họ Henicopidae Giống Cermatobius 3. Cermatobius longicornis + + + + + + + + + + + + + 4. Cermatobius martensii + + + + + + + + Họ Lithobiidae Giống Australobius 5. Australobius scabrior + + + + + + + + + + + 6. Australobius semperi + + + + + + + + + + Giống Bothropolys
- 17 7. Bothropolys imaharensis + + + + + + + + + + + + 8. Bothropolys rugosus + + + + + + + + + + + + Giống Lithobius 9. Lithobius (Lithobius) modicus + + + + + + + + + + + Lithobius (Monotarsobius) 10. + + + + + + + + + + + + + + fuscus 11. Lithobius (Chinobius) sp. + + + + + + + + + + + + Bộ Scolopendromorpha Họ Cryptopidae Giống Cryptops 12. Cryptops (Cryptops) doriae + + + + + + + + + + + + Cryptops (Trigonocryptops) 13. + + + + + + + + + spinipes Giống Paracryptops 14. Paracryptops indicus + + + + + + + + + + Họ Scolopendridae Giống Alluropus 15. Alluropus demangei + + + + + + Giống Ethmostigmus Ethmostigmus rubripes 16. + + + + + + + + + + + spinosus Giống Otostigmus 17. Otostigmus aculeatus + + + + + + + + + + + + + + 18. Otostigmus amballae + + + + + + + + + + + 19. Otostigmus astenus + + + + + + + + + 20. Otostigmus loriae loriae + + + + Otostigmus multidens 21. + + + + + + + + + + + multidens 22. Otostigmus politus politus + + + + + + + + + 23. Otostigmus reservatus + + + + + + 24. Otostigmus scaber + + + + + + + + + + + 25. Otostigmus voprosus + + + + + + + + + Giống Rhysida 26. Rhysida longipes + + + + 27. Rhysida nuda + + + + + + + Giống Scolopendra 28. Scolopendra calcarata + + + + + + + + + + + Scolopendra gracillima 29. + + + + + + + + + + + + sternostriata 30. Scolopendra subspinipes + + + + + + + + + 31. Scolopendra dehaani + + + + + + Họ Scolopocryptopidae Giống Scolopocryptops 32. Scolopocryptops melanostomus + + + + + + 33. Scolopocryptops rubiginosus + + + + + + + + 34. Scolopocryptops spinicaudus + + + + + + + + + + + Bộ Geophilomorpha Họ Mecistocephalidae Giống Mecistocephalus
- 18 35. Mecistocephalus glabridorsalis + + + + + + + + + + + + + + 36. Mecistocephalus mikado + + + + + + + + + + + + + 37. Mecistocephalus punctifrons + + + + + + + + + Giống Tygarrup 38. Tygarrup crassignathus + + + + + + + + + 39. Tygarrup javanicus + + + + + + + + + + + + + 40. Tygarrup singaporiensis + + + + + + + + + + + + + + 41. Tygarrup sp. + + + + + + Họ Linotaeniidae Giống Strigamia 42. Strigamia bicolor + + + + 43. Strigamia svenhedini + + + + + + + + 44. Strigamia sp1. + + + + 45. Strigamia sp2. + + + + + + 2 3 3 3 3 4 1 1 3 4 3 3 1 2 Tổng số loài và phân loài 2 6 8 5 3 2 7 7 7 4 0 7 9 4 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Tổng số giống 4 5 6 5 5 7 1 1 6 7 4 6 1 4 Tổng số họ 7 8 8 8 8 8 7 7 8 8 8 8 5 8 Tổng số bộ 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Ghi chú: a: Khu dân cư và đất nông nghiệp; b: Rừng tre nứa; c: Rừng hỗn giao; d: Rừng cây gỗ; e:
- 19 Hình 3.3. Sự tương đồng về thành phần loài lớp Chân môi giữa các sinh cảnh ở KVNC 3.3.2. Phân bố theo dải độ cao Sự đa dạng loài thuộc lớp Chân môi ở KVNC cao nhất ở dải độ cao 600 – dưới 1000 m (42 loài và phân loài), thấp hơn là ở dải độ cao < 600 m (33 loài và phân loài), hai dải độ cao 1000 – 1600 m và trên 1600 m có độ đa dạng loài giống nhau (17 loài và phân loài). Mức độ tương đồng giữa các dải độ cao được thể hiện trong bảng 3.5 và hình Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng về thành phần loài thuộc lớp Chân môi giữa các dải độ cao
- 20 Hình 3.4. Sự tương đồng về thành phần loài thuộc lớp Chân môi giữa các dải độ cao Kết quả cho thấy sự tương đồng về thành phần loài giữa dải độ cao dưới 600 m và dải độ cao 600 – dưới 1000 m là cao nhất (65,88%), tiếp đến là sự tương đồng về thành phần loài giữa dải độ cao 600 – 1000 m và dải độ cao trên 1600 m (54,39%), thấp nhất là sự tương đồng về thành phần loài giữa dải độ cao 1000 – 1600 m với dải độ cao trên 1600 m (36,80%). 3.3.3. Phân bố theo mùa Chúng tôi phân tích thành phần loài lớp Chân môi theo mùa (mùa mưa và mùa khô) dựa trên số liệu điều tra ở các điểm nghiên cứu được thu mẫu trong cả hai mùa. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và hình Hình 3.5. Cấu trúc các bậc phân loại của lớp Chân môi ở KVNC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn