intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng" có mục tiêu xây dựng cấp phối phù hợp chế tạo bê tông nhẹ với khối lượng thể tích trong khoảng 1400-1800 kg/m3;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI Lê Ngọc Lan NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ỨNG XỬ UỐN CỦA DẦM BÊ TÔNG NHẸ SỬ DỤNG CỐT LIỆU NHẸ TÁI CHẾ TỪ PHẾ THẢI PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Mã số: 9580201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội – Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hùng Phong Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Tiến Chương Phản biện 2: TS. Nguyễn Đại Minh Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Ngọc Phương Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Vào hồi…….giờ…….ngày……tháng……năm 2022 Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài BTN là một vật liệu xây dựng hiện đang được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Sử dụng bê tông nhẹ trong công trình xây dựng mang lại lợi ích kinh tế - kỹ thuật như giảm tải cho công trình, dẫn tới giảm kinh phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu của công trình. Bên cạnh đó, tốc độ công nghiệp hoá nước ta diễn ra nhanh chóng, tương ứng với đó, mỗi năm có một lượng lớn rác thải xây dựng được thải ra mà không được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc nghiên cứu khả năng tái chế và ứng dụng chất thải này đang được nhiều nước và các nhà khoa học quan tâm. Sản phẩm thu được từ quá trình xử lý phế thải xây dựng là các hạt cốt liệu rỗng, nhẹ có thể được dùng để chế tạo bê tông nhẹ. Nó góp phần làm giảm đi việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên - nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt để chế tạo nguyên vật liệu cho ngành xây dựng. Do vậy, NCS lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng”. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là chế tạo và xác định các đặc trưng cơ lý của BTNCLNTC từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng và đánh giá ứng xử uốn của dầm BTN (cốt thép) sử dụng hạt CLNTC bao gồm khả năng chịu uốn, mô men kháng nứt và khoảng cách vết nứt uốn. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu • Xây dựng cấp phối phù hợp chế tạo BTNCLNTC với khối lượng thể tích trong khoảng 1400 – 1800 kg/m3, cường độ chịu nén đạt từ 15 ÷ 35 MPa; • Xác định và xây dựng công thức tính các đặc trưng cơ học của BTNCLNTC và xây dựng quan hệ ứng suất – biến dạng của vật liệu BTN; • Xây dựng quan hệ lực dính – độ trượt của BTNCLNTC và cốt thép; • Đánh giá ứng xử uốn của cấu kiện BTCT sử dụng hạt CLN chế tạo từ PTXD thông qua khảo sát kết quả thực nghiệm về quan hệ tải trọng - độ võng của dầm, quan hệ tải trọng - biến dạng cốt thép và quan hệ tải trọng - biến dạng của bê tông, sự phát triển các vết nứt. • Đề xuất công thức tính toán cấu kiện chịu uốn sử dụng BTNCLNTC từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm đề xuất mô hình xác định khả năng chịu lực, mômen kháng nứt, và tính toán khoảng cách vết nứt của dầm ở trạng thái giới hạn II. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu • Vật liệu bê tông có sử dụng hạt CLN tái chế từ PTXD • Dầm BTNCLNTC có cốt thép, tiết diện chữ nhật, đặt cốt đơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
  4. 2 Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo dầm BTNCLNTC chịu lực có khối lượng thể tích trong khoảng 1400 – 1800 kg/m3 và có cường độ chịu nén trong khoảng 15 - 35MPa. Nghiên cứu đặc trưng cơ học của vật liệu BTNCLNTC và xây dựng quan hệ ứng suất - biến dạng của vật liệu. Nghiên cứu ứng xử của dầm BTNCLNTC khi uốn dưới tác dụng ngắn hạn của tải trọng, bao gồm mômen kháng nứt, khả năng chịu lực của dầm và khoảng cách vết nứt của dầm ở trạng thái giới hạn II. 4. Cơ sở khoa học của luận án Cơ sở lý thuyết về tính toán về cấp phối chế tạo vật liệu bê tông sử dụng hạt cốt liệu nhẹ; Các phương pháp thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý của vật liệu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép; Các nghiên cứu, hướng dẫn và tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu sử dụng bê tông cốt liệu nhẹ; Các lý thuyết tính toán về kết cấu bê tông cốt thép. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp lý thuyết 6. Những đóng góp mới của luận án Đã chế tạo được BTN sử dụng hạt CLNTC có KLTT từ 1400 đến 1800 3 kg/m với cường độ nén từ 15 đến 35 MPa, từ đó xây dựng được bộ dữ liệu thí nghiệm về tính chất cơ lý của vật liệu. Đã đề xuất được quan hệ ứng suất - biến dạng của BTN sử dụng hạt CLNTC, cũng như quan hệ lực dính - độ trượt giữa BTN sử dụng hạt CLNTC và cốt thép. Đây là các cơ sở cần thiết trong việc phân tích sự làm việc của kết cấu BTCT sử dụng BTNCLNTC Đã tiến hành thí nghiệm các mẫu dầm BTCT sử dụng BTNCLNTC, kết hợp với việc phân tích số chứng minh được độ tin cậy của quan hệ ứng suất - biến dạng, và các đặc trưng cơ lý của vật liệu. Đã đề xuất được tiêu chuẩn phù hợp áp dụng cho tính toán khoảng cách vết nứt trong dầm BTCT sử dụng BTNCLNTC ở trạng thái giới hạn II. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, sử dụng các hạt CLNTC từ PTXD đã chế tạo BTN có KLTT trong khoảng 1400 – 1800 kg/m3, cường độ chịu nén từ 15 – 35 MPa; Kết quả thí nghiệm dầm BTNCLNTC (cốt thép) cho thấy việc ứng dụng BTNCLNTC trong kết cấu chịu lực là khả thi Việc tận dụng PTXD làm vật liệu đầu vào cho phép giảm giá thành chế tạo hạt CLN và BTN; góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do PTXD gây ra, đồng thời, hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và các phụ lục, luận án được bố cục thành 3 chương chính.
  5. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về bê tông nhẹ 1.1.1. Khái niệm về bê tông nhẹ Theo tiêu chuẩn châu Âu EN 206-1:2000 BTN có khối lượng thể tích nhỏ hơn 2000 kg/m3 và cường độ chịu nén dao động từ 8 – 80 MPa (mẫu trụ). Bê tông nhẹ chịu lực theo tiêu chuẩn châu Âu EN 206-1:2000, là bê tông có khối lượng thể tích từ 1120-1920kg/m3 và cường độ chịu nén 28 ngày tối thiểu là 17 MPa. Theo TCVN 9029:2017 Bê tông nhẹ là bê tông có khối lượng thể tích khô nhỏ hơn 1800 kg/m3, bao gồm bê tông cốt liệu nhẹ, các loại bê tông tổ ong như bê tông bọt, bê tông khí không chưng áp, bê tông khí chưng áp AAC. Vật liệu chế tạo BTN cũng bao gồm các thành phần cơ bản là cốt liệu, chất kết dính, nước và phụ gia (nếu cần). Trong đó, CLN sử dụng có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. 1.1.2. Các loại cốt liệu nhẹ 1.1.2.1. Cốt liệu tự nhiên - Nguồn gốc núi lửa: dung nham núi lửa nóng chảy có thể chứa không khí, khí ga và khi nguội đi, nó đông cứng lại thành một khối đá túp nhẹ, xốp, rỗng, hoạt tính. Loại vật liệu này được gọi là đá núi lửa, đá bọt hay xỉ núi lửa. - Nguồn gốc hữu cơ: đá vôi,vỏ sò, vỏ cọ,… 1.1.2.2. Cốt liệu nhân tạo Cốt liệu nhân tạo được sản xuất bằng cách xử lý nhiệt các vật liệu có đặc tính nở. Các tính chất của cốt liệu phụ thuộc vật liệu đầu vào và quá trình sản xuất. Các vật liệu này có thể chia thành ba nhóm: - CLN nhân tạo đi từ đất sét hay á sét,… có thể là keramzit, aglôpôrit, peclit, vermiculit,…Phổ biến nhất và có chất lượng cao là keramzit. - Hạt CLN chế tạo từ sản phẩm công nghiệp: thuỷ tinh, polyester nở. - Hạt CLN chế tạo từ thải phẩm công nghiệp như: tro bay, xỉ lò cao, tro đáy lò,… 1.1.2.3. Cốt liệu tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng CLN sử dụng trong đề tài luận án này là CLN tái chế từ PTXD. Đối với hạt CLN sử dụng nguyên liệu từ PTXD, thường sử dụng các vật liệu PTXD như vữa xây – trát tường, gạch xây tường, các nguyên liệu này được phân loại, nghiền mịn và được trộn theo một tỷ lệ phù hợp. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hạt nhẹ từ các chất phế thải được thực hiện thông qua các bước: nghiền mịn hỗn hợp các chất phế thải đến độ mịn xác định; trộn hỗn hợp chất thải đã được nghiền mịn với các phụ gia khác và phụ gia nở; vê viên tạo hạt hỗn hợp phối liệu; nung chảy và gây nở hạt ở nhiệt độ cao; phân loại theo kích thước hạt; đóng gói sản phẩm. 1.1.3. Các đặc trưng cơ học của bê tông nhẹ 1.1.3.1. Khối lượng thể tích KLTT của BTN chịu lực: biến đổi từ 1120 – 1920 kg/m3 so với 2300 – 2400 kg/m3 của BTT. Đa số các tính chất của BTN đều liên quan đến KLTT, đặc biệt là cường độ nén. 1.1.3.2. Cường độ chịu nén
  6. 4 BTN có thể đạt được cường độ chịu nén cao tương đương BTT hoặc thậm chí bê tông cường độ cao thông qua việc sử dụng CLN chất lượng cao; hoặc sử dụng vật liệu hoạt tính puzolan như muội silic với xi măng và sử dụng phụ gia giảm nước cao. 1.1.3.3. Cường độ chịu kéo Cũng giống như bê tông nặng, cường độ chịu kéo của bê tông nhẹ có liên hệ mật thiết với cường độ chịu nén. 1.1.3.4. Mô đun đàn hồi BTN có mô đun đàn hồi nhỏ hơn so với bê tông truyền thống do mô đun đàn hồi của CLN thấp hơn của cốt liệu nặng thông thường. Các tiêu chuẩn đề xuất công thức thực nghiệm tính mô đun đàn hồi của BTN theo khối lượng thể tích và cường độ chịu nén của bê tông khác nhau và có nhiều chênh lệch giữa các công thức. 1.2. Sự làm việc dầm bê tông nhẹ khi chịu uốn 1.2.1. Mô hình vật liệu 1.2.1.1. Quan hệ ứng suất – biến dạng vật liệu Theo J.L. Clarke độ cứng thấp hơn của các hạt CLN và hàm lượng xi măng cao hơn dẫn đến biến dạng lớn hơn. Mối quan hệ ứng suất – biến dạng đối với BTN tuyến tính hơn và giòn hơn so với bê tông nặng thông thường. Theo nghiên cứu các tiêu chuẩn chủ yếu chọn một cách tiếp cận đơn giản, sử dụng biểu đồ dạng chữ nhật - parabol tiêu chuẩn, có thể sử dụng biểu đồ đơn giản dạng hai đoạn thẳng (ngoại trừ tiêu chuẩn BBK94 và NS 3273). Tuy nhiên, đối với tất các các cấp cường độ của BTN, các thông số trong sơ đồ phải được xác định bằng phương pháp thực nghiệm. Đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ ứng suất – biến dạng của BTN, tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới BTN sử dụng hạt CLN từ PTXD. Do đó, trong nội dung đề tài sẽ nghiên cứu về vấn đề vấn đề này thông qua những nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm. 1.2.1.2. Mô hình ứng suất lực dính – độ trượt giữa bê tông và cốt thép Lực dính của BTN phụ thuộc vào cấp cường độ của bê tông, cường độ chịu kéo càng cao thì cường độ lực dính càng cao. Trong các nghiên cứu chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới trường hợp BTN sử dụng hạt CLNTC. Do đó, khi nghiên cứu mô hình lực dính - độ trượt đối với BTN sử dụng hạt CLNTC đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết tính toán cấu kiện chịu uốn bê tông nhẹ 1.2.2.1. Mômen kháng nứt của dầm bê tông nhẹ Cách xây dựng tính toán mômen kháng nứt của dầm BTN được xây dựng như đối với BTT. Tuy nhiên, đối với tất các các cấp cường độ của BTN, các thông số trong sơ đồ tính toán phải được xác định bằng phương pháp thực nghiệm. Đồng thời cũng chưa có chỉ dẫn kỹ thuật khi nghiên cứu BTNCLNTC. Do đó, khi nghiên cứu xây dựng tính toán mômen kháng nứt của dầm BTNCLNTC đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
  7. 5 1.2.2.2. Khả năng chịu lực của dầm bê tông nhẹ Cách xây dựng tính toán khả năng chịu lực của dầm BTN được xây dựng như đối với BTT. Tuy nhiên, đối với tất các các cấp cường độ của BTN, các thông số trong sơ đồ tính toán phải được xác định bằng phương pháp thực nghiệm. Đồng thời cũng chưa có chỉ dẫn kỹ thuật khi nghiên cứu BTNCLNTC. Do đó, khi nghiên cứu xây dựng tính toán khả năng chịu lực của dầm BTNCLNTC đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm. 1.2.2.3. Tính toán dầm bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế cốt thép ở trạng thái giới hạn II Theo nghiên cứu các công thức áp dụng cho BTT về cơ bản cũng được áp dụng cho BTN. Theo MC 1990, MC 2010, EN1992-1-1 có xem xét đóng góp của bê tông vùng kéo chưa nứt bằng cách xem xét ứng suất kéo trong cốt thép phân bố tuyến tính giữa hai vết nứt cạnh nhau với khoảng cách 𝑆# và phần bê tông chịu kéo chưa nứt được thay thế bằng diện tích chịu kéo hiệu quả 𝐴%&,() . Trong đó 𝑙+ là chiều dài đoạn truyền lực, khoảng cách cần thiết từ vết nứt đến vị trí cốt thép có biến dạng bằng biến dạng của bê tông. Theo EN1992-1-1 chiều dài truyền lực được xác định theo công thức: % ) 8 𝑙+,,-. = 𝛼1 + 𝛼2 45 . (1. 1) 2 267 9 Theo MC 2010 chiều dài truyền lực giữa bê tông và cốt thép: 𝑙+,,-. = 1 )45> @? 𝑘. 𝑐 + (1. 2) = 67>? 9?,AB Trong đó giá trị lực dính trung bình theo MC 2010 và EN1992-1-1 có giá trị với 𝜏D = 1.8𝑓%& Có thể thấy chiều dài truyền lực của dầm BTCT đều phụ thuộc vào giá trị lực dính trung bình 𝜏D và theo các chỉ dẫn kỹ thuật trong tiêu chuẩn giá trị lực dính trung bình: 𝜏D = 1.8𝑓%& . Tuy nhiên chưa có chỉ dẫn kỹ thuật khi nghiên cứu BTNCLNTC. Do đó, khi nghiên cứu dầm BTNCLNTC (cốt thép) ở trạng thái giới hạn II đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm. 1.3. Định hướng nghiên cứu của luận án Tập trung nghiên cứu về cách chế tạo BTN từ hạt CLNTC này, bao gồm xây dựng thành phần cấp phối chế tạo, xác định các đặc trưng cơ lý của bê tông sử dụng CLNTC như cường độ chịu kéo, cường độ chịu nén, mô đun đàn hồi, xây dựng, quan hệ giữa ứng suất – biến dạng của BTNCLNTC, quan hệ lực dính – biến dạng trượt giữa cốt thép và BTNCLNTC, nghiên cứu thực nghiệm về ứng xử uốn của dầm BTNCLNTC cốt thép bao gồm khả năng chịu lực, mô men kháng nứt và sự phân bố vết nứt trên tiết diện thẳng góc trong dầm BTN trong mối liên hệ với khối lượng thể tích và đặc trưng bám dính của BTNCLNTC.
  8. 6 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA BÊ TÔNG NHẸ CHẾ TẠO TỪ CỐT LIỆU NHẸ TÁI CHẾ TỪ PHẾ THẢI XÂY DỰNG 2.1. Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo bê tông nhẹ từ phế thải xây dựng 2.1.1. Xây dựng thành phần cấp phối theo phương pháp thực nghiệm Mục tiêu đề tài nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ như sau: Khối lượng thể tích khô từ 1400-1800 kg/m3; cường độ nén từ 15-35 MPa. 2.1.1.1. Thành phần vật liệu sử dụng để chế tạo bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế Hạt cốt liệu nhẹ: Nghiên cứu, sử dụng hạt CLN là sỏi nhân tạo tái chế từ phế thải phá dỡ công trình, được cung cấp bởi viện nghiên cứu ứng dụng Weimar – Cộng hoà liên bang Đức Gồm có 2 loại sỏi với các kích cỡ tương ứng: Hình 2. 1. Mẫu hạt CLN tái chế từ PTXD Sỏi lớn nhất là các hạt có dạng khối tròn tương đối đồng đều màu nâu nhạt, kích cỡ từ 8 -16 mm ( gọi tắt là hạt S3); loại sỏi thứ 2 có kích cỡ nhỏ hơn, là các hạt có dạng khối tròn cũng tương đối đồng đều màu nâu nhạt, kích cỡ từ 4 – 8 mm (gọi tắt là hạt S2). Xi măng pooc lăng Vicem Bút Sơn PC40: các chỉ tiêu kỹ thuật thoả mãn tiêu chuẩn TCVN 2682 – 2009. Cát (cốt liệu mịn): Cốt liệu mịn sử dụng trong nghiên cứu là cát vàng Sông Lô Tro bay: Trong nghiên cứu đề tài sử dụng nguồn tro bay nguyên liệu được khai tác từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại Phụ gia hoá học: Phạm vi đề tài nghiên cứu, sử dụng phụ gia hoá dẻo kết hợp cuốn khí Placc-air. 2.1.1.2. Xác định sơ bộ thành phần cấp phối Để thực hiện thiết kế cấp phối bê tông, nghiên cứu sử dụng phương pháp thiết kế thành phần cấp phối bê tông nhẹ theo tiêu chuẩn ACI 211.2-98. Từ các tính toán trên, đưa ra cấp phối sơ bộ như sau: Bảng 2. 1. Cấp phối sơ bộ Tên cấp phối Hạt Cát Xi măng Nước Tỷ lệ CLN(kg) (kg) (kg) (l) N/X M 390 518 364 208 0,57 2.1.1.3. Quy trình chế tạo và đúc mẫu bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế 2.1.1.4. Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế
  9. 7 Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 3118:1993 2.1.2. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thành phần cấp phối Bảng 2. 2. Bảng Cấp phối BTCLNTC không sử dụng phụ gia siêu dẻo và kết quả nén mẫu thí nghiệm KLTT KLTT Tên FA N/ VCLN Độ sụt (hỗn fcm(7) fcm(28) Vc/VCL (khô) mẫu (%) CKD /Vb (cm) hợp) (Mpa) (Mpa) (kg/m3) (kg/m3) A1 44.44 0.50 0.33 0.42 17 1674.27 1650.00 14.92 19.56 A2 44.44 0.39 0.33 0.42 5 1757.56 1600.00 19.83 22.98 A3 62.67 0.41 0.39 0.42 4 1723.85 1600.00 13.13 20.69 A4 24.95 0.43 0.33 0.43 4 1725.49 1700.00 16.41 17.83 A5 24.95 0.43 0.34 0.43 6 1705.88 1800.00 14.56 16.83 A6 27.69 0.41 0.33 0.42 4.5 1768.42 1800.00 19.00 22.58 A7 27.69 0.41 0.34 0.42 5 1768.42 1800.00 17.93 21.57 A8 22.67 0.56 0.33 0.42 3.5 1718.48 1669.25 17.83 18,85 A9 20.80 0.41 0.34 0.42 3 1581.44 1649.17 18.11 21.56 A10 25.11 0.70 0.39 0.43 2 1704.23 1662.67 10.37 15.37 A11 25.00 0.43 0.32 0.43 6 1744.47 1794.33 17.56 21.72 A12 24.89 0.51 0.39 0.43 7 1600.00 1554.33 14.74 18.02 A13 25.00 0.43 0.35 0.43 4 1680.00 1679.33 13.10 15.22 A14 24.86 0.54 0.39 0.43 4 1764.59 1750.67 13.20 17.9 A15 25.00 0.62 0.39 0.43 7 1663.98 1670.00 10.78 16.86 Bảng 2. 3. Bảng cấp phối BTNCLNTC có sử dụng phụ gia siêu dẻo và kết quả nén mẫu thí nghiệm ĐỘ KLTT KLTT TÊN FA SD N/ VCLN/ Vc/ SỤT (hỗn hợp) (khô) fcm(3) fcm(7) fcm(28) fcm(90) MẪU (%) (%) CKD Vb VCL (MPa) (MPa) (MPa) (MPa) (cm ) (kg/m3) (kg/m3) PG1 24.84 1.72 0.36 0.33 0.42 Chảy 1719.61 1670.33 9.45 10.47 15.92 16.97 PG2 27.71 0.60 0.42 0.28 0.47 4 1772.28 1686.67 14.29 15.2 20.75 21.2 PG3 27.61 0.58 0.37 0.32 0.44 10.5 1754.90 1689.83 10.87 13.47 17.83 18.38 PG4 28.77 1.01 0.38 0.27 0.51 8 1843.14 1786.67 12.98 16.68 21.78 22.97 PG5 27.61 1.00 0.36 0.35 0.42 6 1774.51 1742.50 18.38 28.76 31.78 32.95 PG6 27.61 0.36 0.36 0.31 0.45 19 1794.12 1770.00 14.89 18.65 23.21 26.7
  10. 8 2.1.3. Nhận xét kết quả Cấp phối bê tông thoả mãn yêu cầu BTNCLNTC (có khối lượng thể tích trong khoảng 1400 – 1800 kg/m3 và có cường độ đạt từ 15 – 35 MPa). Theo dõi các mẫu khi bị phá hủy đều hình thành các vết cắt ngang hạt cốt liệu, đây là điểm khác biệt so với sự phá hoại của bê tông thường; Các hạt trong các mẫu bê tông phân bố đều, không bị phân tầng. Khi có cùng tỷ lệ N/CKD, Vc/Vcl thì tỷ lệ VCLN/Vb tăng kéo theo cường độ nén của bê tông giảm; Khi có cùng tỷ lệ VCLN/Vb, Vc/VCL thì tỷ lệ N/CKD tăng kéo theo cường độ nén của bê tông giảm. Cường độ chịu nén của bê tông nhẹ phát triển khá nhanh trong thời gian 07 ngày tuổi. Cường độ chịu nén bê tông từ ngày 07 ngày đến 28 ngày tuổi, tăng chậm hơn so với 07 ngày đầu tiên và sau thời điểm 28 ngày cường độ tăng rất chậm. 2.2. Xác định ảnh hưởng của thành phần hạt nhẹ đến cường độ của bê tông nhẹ Bảng 2. 4. Thành phần cấp phối và kết quả thí nghiệm tương ứng KLTT Hạt Hạt Độ TÊN FA SD (hỗn fcm(28) S2 S3 N/CKD VCLN/Vb VC/VCL sụt MẪU (%) (%) hợp ) (MPa) (%) (%) (cm) (kg/m3) B1-S2 100 0 27.61 1.00 0.391 0.208 0.542 15.5 1798 35.76 B2-S2 100 0 27.61 1.00 0.391 0.242 0.504 11 1772 32.48 B3-S2 100 0 27.61 1.00 0.391 0.277 0.470 8 1753 26.57 B4-S2 100 0 27.61 1.00 0.391 0.312 0.441 6 1708 18.06 B1-S23 45 55 27.61 1.00 0.391 0.208 0.542 13 1783 35.61 B2-S23 45 55 27.61 1.00 0.391 0.242 0.504 10 1763 32.37 B3-S23 45 55 27.61 1.00 0.391 0.277 0.470 7 1744 26.47 B4-S23 45 55 27.61 1.00 0.391 0.312 0.441 5 1672 18.02 B1-S3 0 100 27.61 1.00 0.391 0.208 0.542 10.5 1773 35.51 B2-S3 0 100 27.61 1.00 0.391 0.242 0.504 8.5 1759 32.08 B3-S3 0 100 27.61 1.00 0.391 0.277 0.470 6 1736 26.21 B4-S3 0 100 27.61 1.00 0.391 0.312 0.441 4 1662 17.97 2.2.1. Ảnh hưởng của thành phần hạt đến tính công tác của hỗn hợp bê tông 20 15 Độ sụt, cm 10 5 0 0.208 0.228 0.248 0.268 0.288 0.308 Tỷ lệ VCLN/Vb S2-100% S2-45% & S3-55% S3-100% Hình 2. 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ VCLN/Vb đến độ sụt của hỗn hợp bê tông 2.2.2. Ảnh hưởng của thành phần hạt đến khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông
  11. 9 1850 Khối lượng thể tích hỗn 1800 hợp BT, kg/m^3 1750 1700 1650 0.208 0.258 0.308 Tỷ lệ VCLN/Vb S2-100% S2-45% & S3-55% S3-100% Hình 2. 3. Ảnh hưởng của tỷ lệ cốt liệu nhẹ đến khối lượng thể tích của bê tông cốt liệu nhẹ 2.2.3. Ảnh hưởng của thành phần hạt đến cường độ chịu nén của bê tông nhẹ a) b) c) Hình 2. 4. Ảnh hưởng khối lượng thể tích của bê tông nhẹ đến cường độ chịu nén của bê tông nhẹ (a. 100% hạt S2; b. 45% hạt S2 và 55% hạt S3; c. 100% hạt S3) a) b) c) Hình 2. 5. Ảnh hưởng tỷ lệ CLN có trong hỗn hợp BTN đến cường độ chịu nén của BTN (a, 100% hạt S2; b, 45% hạt S2 và 55% hạt S3; c, 100% hạt S3) 2.3. Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá các tính chất cơ lý của bê tông nhẹ chế tạo từ cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
  12. 10 Bảng 2. 5 Cấp phối hỗn hợp bê tông nhẹ sử dụng đúc mẫu Tên CP N/CKD VCLN/Vb Vc/VCL Loại cốt liệu nhẹ FA (%) SD (%) M3-1 0.36 0.35 0.45 100% S2 27.61% 1% M2-1 0.36 0.31 0.45 100% S2 27.61% 1% M1-1 0.36 0.28 0.45 100% S2 27.61% 1% M3-2 0.36 0.35 0.45 100% S3 27.61% 1% M2-2 0.36 0.31 0.45 100% S3 27.61% 1% M1-2 0.36 0.28 0.45 100% S3 27.61% 1% M3-3 0.36 0.35 0.45 45% S2+55%S3 27.61% 1% M2-3 0.36 0.31 0.45 45% S2+55%S3 27.61% 1% M1-3 0.36 0.28 0.45 45% S2+55%S3 27.61% 1% Dựa trên kết quả khảo sát, lựa chọn khảo sát các cấp phối có các cấp độ cường độ nén trung bình ở các mức độ khác nhau có cường độ nén trung bình lần lượt là: 15 MPa; 25 MPa và 35 MPa. Sau đây gọi tắt các nhóm mẫu cấp phối tương ứng với nhóm có cường độ nén trung bình 15 MPa; 25 MPa; 35 MPa lần lượt là M1; M2 và M3. 2.3.1. Khối lượng thể tích của bê tông Khối lượng thể tích của bê tông được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3115-1993. 2.3.2. Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo và mô đun đàn hồi của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế 2.3.2.1. Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế Thí nghiệm nhằm xác định cường độ chịu nén của bê tông trên các mẫu thử, tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3118:1993. 2.3.2.2. Thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế Xác định cường độ chịu kéo khi uốn Thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông trên các mẫu thử, tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3119:1993. Xác định cường độ chịu kéo khi ép chẻ Mục đích thí nghiệm: thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo khi ép chẻ trên các mẫu thử, tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8862:2011
  13. 11 Hình 2. 6. Quan hệ cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi ép chẻ theo giá trị thực nghiệm và theo lý thuyết tính toán Khi có cùng giá trị cường độ chịu nén, giá trị cường độ chịu kéo khi ép chẻ theo thực nghiệm nhỏ hơn so với tiêu chuẩn ACI 318 và EN 1992-1-1 và lớn hơn so với nghiên cứu của Zhang và Gjorv. Đề xuất quan hệ giữa cường độ chịu kéo khi ép chẻ và cường độ chịu nén của BTNCLNTC xác định theo công thức: LM 𝑓%&,+H = 0.50. K OfQ [MPa] 22NN Quan hệ cường độ chịu kéo khi uốn và cường độ chịu kéo khi ép chẻ: fr = 1,67 fct,sp [MPa] So sánh với tiêu chuẩn ACI 318 hệ số 𝛾 = 1.13; tiêu chuẩn JSCE hệ số 𝛾 = 1.83, có thể thấy khi có cùng giá trị cường độ chịu kéo khi ép chẻ, thì giá trị cường độ chịu kéo khi uốn của BTNCLNTC lớn hơn so với cường độ kéo uốn của BTN thông thường tính theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318 và nhỏ hơn so với tiêu chuẩn của Nhật JSCE. 2.3.2.3. Thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế Mục đích thí nghiệm: Xác định mô đun đàn hồi của bê tông bằng thực nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM C469. Khi có cùng giá trị cường độ chịu nén, giá trị cường độ chịu kéo khi ép chẻ theo thực nghiệm nhỏ hơn so với nghiên cứu của Carrasquillo và tiêu chuẩn EN 1992-1-1 lớn hơn tiêu chuẩn ACI 318 và NS 3473-1992. Đề xuất quan hệ giữa cường độ nén và mô đun đàn hồi của BTNCLNTC xác định theo công thức: 𝐸% = 19520(𝑓% /10)N,Z(𝜌/ 2200)2 [MPa] Hình 2. 7. Quan hệ cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi theo giá trị thực nghiệm và theo lý thuyết tính toán
  14. 12 2.3.3. Quan hệ ứng suất – biến dạng bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế 2.3.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm quan hệ ứng suất - biến dạng bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế Mục đích thí nghiệm: Khảo sát quan hệ ứng suất – biến dạng bê tông theo tiêu chuẩn ASTM C469. Hình 2. 8. Biểu đồ quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông tướng ứng với 3 nhóm mẫu M1, M2, M3 Giai đoạn đầu gần như là đường thẳng cho đến cấp ứng suất khoảng 85% cường độ, khi ứng suất càng lớn gần đạt đỉnh thì biểu đồ chuyển dần sang dạng đường cong khi biến dạng tăng nhanh hơn do sự phát triển biến dạng dẻo của bê tông. Sau khi đạt đỉnh thì ứng suất trong mẫu bê tông đột ngột bị phá hoại. Biến dạng ec1 khi mẫu bê tông đạt đỉnh ứng suất trước khi bị ép vỡ thì không có sự chênh lệch đáng kể (ec1≈ 0,0028). Có thể thấy, giá trị biến dạng ec1≈ 0,0028 của BTNCLNTC nhỏ hơn so với giá trị đề nghị biến dạng cực hạn của BTN theo tiêu chuẩn ACI 213R-87 ( 9 2 ec1= 0,003) và tiêu chuẩn EN 1992-1-1 (ec1= 𝑘𝑓]%, /𝐸]%^ _ ` ). 22NN 2.3.3.2. Đề xuất mô hình quan hệ ứng suất - biến dạng của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế Từ các kết quả nghiên cứu theo lý thuyết và theo thực nghiệm vật liệu BTNCLNTC giòn và tuyến tính, đề xuất quan hệ ứng suất – biến dạng BTNCLNTC có dạng 2 đoạn thẳng như Hình 2. 10
  15. 13 sc sc fc fc O ec1 ecu1 O ec2 ecu2 ec ec Hình 2. 9. Biểu đồ quan hệ ứng Hình 2. 10. Biểu đồ quan hệ ứng suất – biến suất – biến dạng của BTNCLNTC dạng của BTNCLNTC dạng 2 đoạn thẳng Giá trị biến dạng ứng với ứng suất đỉnh 𝜀%2 : theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đề xuất giá trị biến dạng ứng với ứng suất đỉnh 𝜀%2 = 0.0028. Giá trị biến dạng cực hạn 𝜀%b2 rất gần với s c giá trị 𝜀%2 , tuy nhiên trong điều kiện thí nghiệm, khi mẫu phá hoại hoàn toàn, không đo cf được chính xác giá trị của biến dạng cực hạn 𝜀%b2 . Do đó, giá trị biến dạng cực hạn này được lấy theo giá trị quy định trong tiêu chuẩn Châu Âu EN 1992-1-1 cho bê tông nhẹ, trong phạm vi nghiên cứu BTNCLNTC của đề tài thì 𝜀%b2 = 0.0031. Giá trị này gần với 𝜀%2 = O e e 0.0028 là phù hợp với quan sát trong thí cu2 c nghiệm – mẫu phá hoại hoàn toàn ngay sau khi Hình 2. 11. Biểu đồ quan hệ ứng suất đạt đỉnh. ứng suất – biến dạng của BTNCLNTC đề xuất Nhận thấy giá trị 𝜀%2 và 𝜀%b2 tương đối gần nhau (chênh lệch dưới 10%), do đó, để đơn giản trong tính toán và thiên về an toàn, đề xuất mô hình tính toán quan hệ ứng suất – biến dạng BTNCLNTC có dạng 1 đoạn thẳng như Hình 2. 11, với giá trị cực hạn là 𝜀%b2 ≈ 0.0031. 2.4. Nghiên cứu thực nghiệm quan hệ lực dính – độ trượt bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế Mục đích thí nghiệm: Xác định quan hệ giữa độ lớn của lực bám dính với chuyển vị trượt cốt thép (quan hệ bám dính – độ trượt) trong trường hợp kéo đúng tâm.
  16. 14 150x 150x 150 d t P Hình 2. 12. Mô hình thí nghiệm kéo xác định độ bám dính giữa bê tông và cốt thép 6 Lực dính (MPa) 4 2 M1-1 M1-2 M1-3 0 0 50 100 150 200 250 300 Độ trượt (𝛍m) Hình 2. 13. Biểu đồ quan hệ lực dính – độ trượt của bê tông tương ứng đến khi mẫu bị kéo tuột thép hoàn toàn tương ứng với 3 nhóm mẫu cấp phối BTNCLNTC M1; M2; M3 Trong đó, giá trị 𝜏,-. , 𝜏) tương ứng lần lượt lực t dính đạt giá trị lớn nhất, lực dính tại thời điểm thép bị kéo t1 tuột ra khỏi bê tông. Giá trị S1, là độ trượt tương ứng tại tmax t2 thời điểm đạt giá trị ứng suất dính 𝜏,-. và S2 là độ trượt tương ứng tại thời điểm đạt giá trị ứng suất dính 𝜏) . tf Thông qua kết quả thực nghiệm, xác định giá trị lực dính được tính toán dựa trên độ lớn của đoạt trượt như sau: Khi 0 ≤ 𝑠 ≤ 𝑠1 thì 𝜏 = 𝜏1 = 𝜏,-. (𝑠/𝑠1)N.2 Khi 𝑠1 < +i+ 𝑠 ≤ 𝑠2 thì 𝜏 = 𝜏2 = 𝜏,-. − g𝜏,-. − 𝜏) h _ j ` O s s +k i+j s1 2 Khi 𝑠2 < 𝑠 thì 𝜏 = 𝜏) Hình 2. 14. Quan hệ lực 22NN dính – độ trượt BTNCLNTC Giá trị lực dính dính trung bình: 𝜏̅ = 1.60K 𝑓%& LM Bảng 2. 6. Các giá trị lực dính 𝜏̅ theo khối lượng thể tích Tên mẫu cấp phối Khối lượng thể tích Giá trị ứng suất dính bê tông 𝜌% (kg/m ) 3 trung bình𝜏̅ (MPa) Nhóm mẫu M1 1684 1.82𝑓%& Nhóm mẫu M2 1746 1.79𝑓%& Nhóm mẫu M3 1772 1.78𝑓%& Trung bình 1.80𝒇𝒄𝒕
  17. 15 Trong phạm vi nghiên cứu BTNCLNTC, có thể thấy, tỷ lệ 𝜏̅/𝑓%& của các nhóm mẫu bê tông nhẹ gần như tương đương nhau và có thể coi là một hằng số. 2.5. Nhận xét chương 2 Bằng nghiên cứu thực nghiệm đã xây dựng được cấp phối chế tạo BTNCLNTC có khối lượng thể tích nằm trong khoảng 1400 - 1800 kg/ m3, có cường độ trong khoảng 15 - 35 MPa. Xác định và xây dựng công thức tính các đặc trưng cơ học của BTNCLNTC và xây dựng quan hệ ứng suất - biến dạng của vật liệu BTN. Xây dựng quan hệ lực dính - độ trượt của BTNCLNTC. CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ỨNG XỬ UỐN CỦA DẦM BÊ TÔNG NHẸ SỬ DỤNG HẠT CỐT LIỆU NHẸ TÁI CHẾ 3.1. Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của dầm bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế cốt thép 3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.2. Thiết kế mô hình thí nghiệm 3.1.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình 3.1.2.2. Mô hình thí nghiệm Hình 3. 1. Mô hình thí nghiệm 3.1.2.3. Vật liệu bê tông Cấp phối lựa chọn để tạo ra cường độ chịu nén (mẫu trụ) của bê tông khoảng 15 MPa, 20 MPa, 30 MPa tại 28 ngày tuổi lần lượt ký hiệu là M1, M2, M3.
  18. 16 Bảng 3. 1. Cấp phối hỗn hợp bê tông nhẹ sử dụng đúc mẫu STT Tên CP N/CKD VCLN/Vb Vc/VCL FA (%) SD (%) 1 M3 0.36 0.35 0.45 27.61% 1% 2 M2 0.36 0.31 0.45 27.61% 1% 3 M1 0.36 0.28 0.45 27.61% 1% Lựa chọn cấp phối bê tông nặng có cường độ mẫu trụ chịu nén ở 28 ngày khoảng 30 MPa làm mẫu đối chứng thí nghiệm. Bảng 3. 2. Cấp phối bê tông nặng thông thường đối chứng Mẫu cấp phối BTT Cốt liệu 1m3 Ximăng PCB40 (kg) 380 Cát (kg) 760 Đá 1x2 (kg) 1080 Nước (lít) 178 3.1.2.4. Cốt thép dầm Hình 3. 2. Cấu tạo cốt thép dầm thí nghiệm 3.1.2.5. Chế tạo mẫu thí nghiệm và bảo dưỡng Mẫu dầm thí nghiệm gồm 07 mẫu dầm thí nghiệm (mỗi nhóm chấp phối BTNCLNTC tương ứng 02 mẫu dầm, bao gồm 03 nhóm có cùng cấp cường độ chịu nén trung bình 15 MPa, 20 MPa, 30 MPa, sau đây gọi tắt là nhóm M1, M2 và M3); và 01 mẫu dầm cấp phối BTT làm đối chứng). 3.1.2.6. Bố trí dụng cụ đo 3.1.2.7. Trình tự tiến hành thí nghiệm 3.1.3. Khảo sát kết quả thực nghiệm 3.1.3.1. Quan hệ tải trọng – độ võng của dầm
  19. 17 a) Mẫu M1 b) Mẫu M2 c) Mẫu M3 Hình 3. 3. Biểu đồ quan hệ tải trọng – độ võng dầm bê tông cốt thép tương ứng với nhóm dầm M1; M2; M3 Đường cong quan hệ tải trọng - độ võng c B D được mô phỏng như Hình 3. 4. Đường cong được đặc trưng bởi 4 phân đoạn rõ ràng khác nhau được phân tách bằng 4 điểm đặc trưng diễn ra từ khi bắt đầu chịu tải cho đến khi dầm bị phá hoại. 4 điểm đặc trưng này là các điểm A, B, C và D lần lượt là các thời điểm: bắt đầu A hình thành khe nứt, thép bắt đầu chảy, tiết diện O đạt giá trị tải trọng lớn nhất về khả năng chịu lực và thời điểm dầm bị phá hoại do bê tông vùng nén Hình 3. 4. Các giai đoạn làm việc bị ép vỡ. của dầm BTN CLNTC khi chịu uốn Tất cả các dầm đều xảy ra trường hợp phá hoại dẻo vì cốt thép đã chảy dẻo trước với hình thức phá hoại.Tuy nhiên, đối với trường hợp BTNCLNTC, sau khi cốt thép chảy dẻo, dầm đạt giá trị tải trọng tương ứng tại điểm B, giá trị tải trọng tại điểm C không tăng đáng kể sau khi cốt thép chảy dẻo. Dầm BTNCLNTC nhanh chóng bị phá hoại tại bê tông vùng nén tại điểm D do sau khi cốt thép chảy dẻo không duy trì được ứng suất bê tông vùng nén nên bị phá hoại ngay sau đó. Trên Hình 3. 5 có thể thấy, khi dầm BTN sử dụng CLNTC và dầm BTT cùng chịu một giá trị tải trọng khi uốn thì độ võng dầm BTN sử dụng CLNTC cao hơn so với BTT khi có cùng tải trọng, điều này là do mô đun đàn hồi của BTNCLNTC thấp thì độ cứng của dầm BTNCLNTC thấp hơn, dẫn tới độ võng của dầm BTNCLNTC lớn hơn dầm BTT khi cùng chịu một tải trọng khi uốn. Hình 3. 5. Biểu đồ quan hệ tải Từ kết quả thực nghiệm có thể thấy trọng – độ võng dầm bê tông BTNCLNTC xuất hiện các vết nứt sớm hơn so cốt thép giữa các nhóm dầm với BTT. M3; BTT
  20. 18 Tuy nhiên, cốt thép trong dầm BTNCLNTC ở 3 nhóm mẫu đều chảy dẻo khi tải trọng đạt xấp xỉ bằng nhau và nhỏ hơn so với mẫu dầm đối chứng BTT 3.1.3.2. Quan hệ tải trọng – biến dạng cốt thép và tải trọng – biến dạng của bê tông a) Nhóm mẫu M1 b) Nhóm mẫu M2 c) Nhóm mẫu M3 Hình 3. 6. Biểu đồ quan hệ tải trọng – biến dạng của cốt thép vùng chịu kéo các mẫu dầm M1; M2; M3 a) Mẫu M1 b) Mẫu M2 c) Mẫu M3 Hình 3. 7. Biểu đồ quan hệ tải trọng – biến dạng của bê tông vùng chịu nén các mẫu dầm M1; M2; M3 Hình 3. 8. Biểu đồ quan hệ tải trọng – Hình 3. 9. Biểu đồ quan hệ tải trọng – biến dạng của cốt thép vùng chịu kéo biến dạng của bê tông vùng chịu nén giữa giữa các mẫu M3 và BTT các mẫu M3 và BTT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2