Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm của hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội
lượt xem 4
download
Luận án này nhằm mục đích chỉ ra các đặc điểm về nội dung và hình thức của hành động hỏi – hồi đáp hỏi dưới sự chi phối của ba nhân tố: tuổi, giới, địa vị, qua đó thấy được sự chi phối của các nhân tố xã hội đối với giao tiếp, vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp…Kết quả dự kiến đạt được sẽ góp phần vào nghiên cứu Ngữ dụng học tiếng Việt, cụ thể là hành động ngôn ngữ và Ngôn ngữ học xã hội tiếng Việt, cụ thể là sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm của hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI ĐOAN TRANG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP HỎI TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ Hà Nội - 2023
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Nguyễn Văn Khang Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Nguyễn Thị Lương Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Phản biện 2: PGS.TS Phạm Văn Hảo - Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam. Phản biện 3: PGS.TS Trần Kim Phượng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chấm luận án tiến sĩ họp tại............................................ vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại:
- - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin và Thư viện trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Bùi Đoan Trang (2016), Câu hỏi thực hiện hành động biểu cảm trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh, Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr.70-80; 2. Bùi Đoan Trang (2020), Các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu hình thức của hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ quyền lực, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (1), tr. 48-53; 3. Bùi Đoan Trang (2021), Một số mô hình biểu thức ngôn ngữ hỏi từ góc độ giới, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (1), tr.99- 105.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Có thể nói, hỏi là một hành động phổ biến trong giao tiếp của con người được sử dụng với tần suất cao, gắn với đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng giao tiếp. 1.2. Hỏi và đáp là hai mặt của một quá trình thống nhất, là tiền đề tồn tại của nhau và cả hai cùng hướng đến một đích chung, đó là làm sáng tỏ một thông tin, một vấn đề chưa biết, chưa được làm rõ. Hỏi – trả lời về thực chất chính là mối quan hệ tương hỗ giữa cái chưa biết và cái đã biết và khi tương tác hỏi – đáp được thực hiện thì nhận thức về đối tượng được nâng lên một bước. Trong các nghiên cứu ngôn ngữ, hành động hỏi và hồi đáp hỏi được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như: cấu trúc học, ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội. 1.3. Giao tiếp là quá trình lựa chọn ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp và quá trình này chịu sự tác động của hàng loạt các nhân ngôn ngữ - xã hội. Các nhân tố như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn...là các biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người. Hành động hỏi và hồi đáp hỏi xuất hiện với tần suất lớn trong giao tiếp sẽ không nằm ngoài sự tác động của các yếu tố thuộc phân tầng xã hội trên. Ở Việt Nam hiện nay chưa có một đề tài, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu về hành động hỏi và hồi đáp hỏi gắn với đặc điểm phân tầng xã hội. Chính bởi vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm của hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án này nhằm mục đích chỉ ra các đặc điểm về nội dung và hình thức của hành động hỏi – hồi đáp hỏi dưới sự chi phối của ba nhân tố: tuổi, giới, địa vị, qua đó thấy được sự chi phối của các nhân tố xã hội đối với giao tiếp, vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp…Kết quả dự kiến đạt được sẽ góp phần vào nghiên cứu Ngữ dụng học tiếng Việt, cụ thể là hành động ngôn ngữ và Ngôn ngữ học xã hội tiếng Việt, cụ thể là sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 1/Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; 2/Xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án; 3/Khảo sát, phân loại hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ phân tầng xã hội; 4/Tìm hiểu sự chi phối của các nhân tố xã hội đối với hành động hỏi và hồi đáp hỏi. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
- 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên của luận án là hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Để có thể tập trung nghiên cứu sâu, luận án này giới hạn:1/ Khảo sát hành động hỏi với các chủ đề hỏi và các biểu thức ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi; khảo sát hồi đáp hỏi với các kiểu hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực. 2/ Từ góc độ phân tầng xã hội, luận án chọn ba nhân tố là giới, tuổi và địa vị để khảo sát biểu hiện của hành động hỏi và hồi đáp hỏi bởi đây là ba nhân tố chi phối mạnh nhất tới nội dung và mục đích giao tiếp của người Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Về hành động hỏi luận án chỉ nghiên cứu hành động hỏi trực tiếp. Về sự chi phối của lí thuyết phân tầng xã hội luận án chỉ nghiên cứu ở ba nhân tố: tuổi, giới, địa vị. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Nguồn ngữ liệu của luận án từ: ngữ liệu thực tế; ngữ liệu trong các tác phẩm văn học; ngữ liệu từ giao tiếp của gameshow Thương vụ bạc tỉ. 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau đây: 1/Phương pháp miêu tả (thủ pháp thống kê và phân loại, thủ pháp phân tích thành tố nghĩa); 2/Phương pháp khảo sát; 3/ Phương pháp phân tích diễn ngôn. 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 5.1. Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần: làm sáng tỏ thêm các luận điểm đại cương về hành động hỏi và hồi đáp hỏi và mối quan hệ giữa hỏi và đáp trong tiếng Việt; làm rõ sự chi phối của các yếu tố phân tầng xã hội tác động tới hành động ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi, hồi đáp hành động hỏi nói riêng; đánh giá, nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác vị trí, vai trò của hành động hỏi, hồi đáp hành động hỏi trong văn bản cũng như trong thực tế giao tiếp xã hội. 5.2. Về mặt thực tiễn: Có thể vận dụng hành động ngôn ngữ này phù hợp với các hoạt động giao tiếp vốn rất đa dạng của con người nhất là dưới góc độ phân tầng xã hội. Kết quả nghiên cứu còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giao tiếp nói chung và việc giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt nói riêng. 6. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, có cấu trúc 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án Chương 2. Đặc điểm của hành động hỏi xét từ góc độ phân tầng xã hội Chương 3. Đặc điểm của hồi đáp hỏi xét từ góc độ phân tầng xã hội
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt 1.1.1. Hành động hỏi và hồi đáp hành động hỏi trong tiếng Việt từ góc độ lí thuyết hành động ngôn ngữ Hành động ngôn ngữ được coi là xương sống của Ngữ dụng học. Hành động hỏi là một trong những hành động ngôn ngữ có tần suất sử dụng cao. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có hành động hỏi. Một số sách về ngữ dụng, một số bài viết, chuyên khảo, chuyên đề, luận án, luận văn… đã đề cập đến đối tượng nghiên cứu này từ nhiều phương diện khác nhau như: Hành động hỏi và hồi đáp hỏi thường được đề cập trong các sách về ngữ dụng. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các tác giả như: Đỗ Hữu Châu - Đại cương ngôn ngữ học, tập 2; Nguyễn Thiện Giáp - Dụng học Việt ngữ, tập 1; Nguyễn Đức Dân - Ngữ dụng học, tập 1. Trong các công trình về ngữ dụng học, các tác giả đã bàn đến hành động hỏi trong lí thuyết hành động ngôn từ trên các bình diện như: hiệu lực ở lời của hành động hỏi, các điều kiện thực hiện hiệu lực ở lời của hành động hỏi, sự phân biệt hành động hỏi trực tiếp – gián tiếp. Các công trình trên đã cung cấp một cái nhìn khái quát, đa diện cho đối tượng được nghiên cứu của luận án. Tiếp đến trong một số chuyên khảo, luận án, luận văn…đã đi sâu nghiên cứu hành động hỏi; mối quan hệ giữa hỏi và trả lời tức là đã quan tâm đi sâu đến những bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng…mà cụ thể là sự tương tác hỏi - đáp trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể; trong mối quan hệ giao văn hóa của các ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ nói chung hay hành động hỏi và hồi đáp hỏi nói riêng sẽ đầy đủ hơn nếu đặt nó vào thực tế xã hội, nơi mà ta không chỉ thấy được mối quan hệ hai chiều là ngôn ngữ và xã hội mà còn thấy được sự tác động, sự ảnh hưởng, sự chi phối giữa chúng. Để làm rõ mối quan hệ và sự ảnh hưởng này, luận án đi sâu xem xét cặp hành động hỏi và hồi đáp hỏi trên bình diện phân tầng xã hội. 1.1.2. Hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ lí thuyết phân tầng xã hội 1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ phân tầng xã hội của các tác giả nước ngoài. Ở phương Tây từ những năm 60, 70 của thế kỉ 20 đã có một số tác giả nghiên cứu câu hỏi và câu trả lời theo hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội. Có thể kể đến một số tác giả như: WP Robinson và Susan J. Rackstraw (1967, 1978); Bernstein (1971); WP Robinson (1973); Linnea
- 4 Rask (2014). Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nghiên cứu câu hỏi và câu trả lời từ cấu trúc hình thức, xét theo địa vị xã hội chứ chưa nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ phân tầng xã hội. 1.1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ phân tầng xã hội của các tác giả Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu hành động ngôn ngữ theo hướng ứng dụng Ngôn ngữ học xã hội đang là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Với hành động hỏi và hồi đáp hỏi, ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề sự phân tầng xã hội trong trong việc sử dụng hành động hỏi và hồi đáp hỏi. Điểm xuyết trong một số luận án, luận văn có bàn đến vấn đề phân tầng xã hội trong việc sử dụng hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong giao tiếp ở một vài góc độ như: giới, quyền lực, văn hóa. 1.2. Cơ sở lí luận của luận án 1.2.1. Hành động ngôn ngữ, hành động hỏi 1.2.1.1. Hành động ngôn ngữ - Khái niệm hành động ngôn ngữ: Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm hành động ngôn ngữ theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu:“Hành động ngôn ngữ là hành động thực hiện khi tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp. Hành động ngôn ngữ đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và quan trọng nhất là đích như mọi hành động khác của con người có ý thức” - Các hành động ngôn ngữ: Trong “Đại cương ngôn ngữ học” tập 2, dựa trên kết quả nghiên cứu của J.Austin, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra ba loại hành động ngôn ngữ là: hành động tạo lời, hành động mượn lời, hành động ở lời. - Điều kiện sử dụng hành động ở lời: Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra các điều kiện sử dụng hành động ở lời theo Searle. Cụ thể, để sử dụng hành động ở lời cần phải đảm bảo các điều kiện sau: Điều kiện nội dung mệnh đề; Điều kiện chuẩn bị; Điều kiện tâm lí; Điều kiện căn bản. - Các phương tiện biểu thị hành động ở lời: Mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn mà Searle goi là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating devices – IFIDs. Như vậy mỗi biểu thức ngữ vi, theo Đỗ Hữu Châu sẽ được nhận diện bằng các phương tiện sau: các kiểu kết cấu; những từ ngữ chuyên dùng; ngữ điệu; quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể; động từ ngữ vi. - Phân loại hành động ở lời: Dựa vào bốn tiêu chí phân loại hành động ở lời của Searle hành động ở lời được phân chia thành 5 phạm trù lớn gồm: Tái hiện; điều khiển; cam kết; biểu cảm; tuyên bố. - Hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp:
- 5 + Hành động ở lời trực tiếp: Hành động ở lời trực tiếp là hành động được dùng đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng chúng. + Hành động ở lời gián tiếp: Hiện tượng người nói sử dụng trên bề mặt hành động ở lời này nhưng lại nhằm đạt hiệu quả của một hành động ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp. 1.2.1.2. Hành động hỏi - Điều kiện sử dụng hành động hỏi: Trong “Đại cương ngôn ngữ học” tập 2, Đỗ Hữu Châu đã trình bày các điều kiện sử dụng hành động hỏi theo Searle như sau: 1/Điều kiện nội dung mệnh đề (NDMĐ): Bao gồm tất cả mệnh đề hay hàm mệnh đề; 2/Điều kiện chuẩn bị (ChB): Người hỏi có một điều gì đó mà anh ta chưa có được những thông tin đầy đủ về nó; 3/Điều kiện chân thành (CT): Người hỏi tin là mình không biết và mong muốn có được thông tin đó; 4/ Điều kiện căn bản (CB): Người hỏi thực hiện hành động hỏi để cố gắng nhận được thông tin, lời đáp cần thiết từ người nghe. - Các phương tiện biểu thị hành động hỏi: Dựa trên lí thuyết hành động ngôn từ, các phương tiện biểu thị hành động hỏi gồm có: 1/Các kiểu kết cấu hỏi (kết cấu hỏi tổng quát, kết cấu hỏi chuyên biệt, kết cấu hỏi lựa chọn); 2/Các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi hỏi (các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi hỏi gồm các đại từ nghi vấn; các phụ từ nghi vấn; quan hệ từ hay; các tiểu từ tình thái); 3/Ngữ điệu (ngữ điệu đặc thù cho hành động hỏi là một ngữ điệu cao và sắc dành cho trọng điểm hỏi); 4/Động từ ngữ vi hỏi (động từ chỉ dẫn hành động được biểu thị trong hành hỏi, đó là động từ “hỏi”- có thể có hoặc không). - Phân loại hành động hỏi: Luận án dựa vào cách phân loại hành động ngôn ngữ trong các sách ngữ dụng của Nguyễn Thiện và Đỗ Hữu Châu: 1/Hành động hỏi trực tiếp là hành động sử dụng các cấu trúc hỏi để thực hiện mục đích hỏi; 2/Hành động hỏi gián tiếp: Hành động hỏi gián tiếp là sử dụng các hành động ngôn ngữ khác để thực hiện mục đích hỏi. 1.2.2. Lí thuyết hội thoại và tương tác hỏi - đáp 1.2.2.1. Lí thuyết hội thoại - Khái niệm hội thoại: Đã có một số tác giả Việt ngữ học đã bàn về khái niệm hội thoại. Luận án theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”. - Các đơn vị hội thoại: Hồi đáp hỏi liên quan đến các đơn vị sau: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại và hành động ngôn ngữ.
- 6 - Nguyên tắc công tác hội thoại: Theo Đỗ Hữu Châu, nguyên tắc này được hiểu là “Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện, phù hợp với đích hay phương châm của cuộc thoại mà anh chấp nhận tham gia vào”. Có bốn phương châm cộng tác hội thoại sau: Phương châm về lượng; Phương châm về chất; Phương châm về quan yếu; Phương châm cách thức. 1.2.2.2. Hội thoại và vấn đề hồi đáp hỏi a. Đặc điểm của hồi đáp hỏi: Qua sự phân tích về cặp thoại, tham thoại, lượt lời, sự tương tác của lí thuyết hội thoại, trong mối liên hệ với hồi đáp hỏi có thể chỉ ra một số đặc điểm của hồi đáp hỏi như :1/Hành động hỏi cũng như tất cả các hành động ngôn ngữ khác đều đòi hỏi sự hồi đáp; 2/Cùng với hành động hỏi, hồi đáp hỏi đã tạo nên cặp thoại trong cấu trúc cơ bản của hội thoại: Hỏi – đáp/ hỏi – trả lời; 3/Tham thoại hồi đáp hỏi là lượt lời phản hồi của người nghe SP2 sau khi tiếp nhận lượt lời hỏi dẫn nhập từ SP1 và tham thoại này có một chức năng trong giao tiếp đó là chức năng ở lời hồi đáp; 4/Giữa phát ngôn hỏi và phát ngôn hồi đáp có mối quan hệ trực tiếp với nhau; 5/Có những lượt lời hồi đáp nằm ngay sau tham thoại hỏi dẫn nhập, nhưng cũng có những lượt lời hồi đáp nằm cách xa tham thoại hỏi dẫn nhập (sau ba hoặc bốn lượt lời). Điều này góp phần làm cho cuộc thoại thêm phong phú, đa dạng, sinh động. - Phân loại hồi đáp hỏi: Trong luận án này chúng tôi sử dụng cách phân chia hồi đáp của Đỗ Hữu Châu để phân loại hồi đáp hỏi. Theo đó, hồi đáp hỏi được chia thành hai loại:1/Hồi đáp hỏi tích cực (là một tham thoại trực tiếp hoặc giáp tiếp, tích cực, được ưu tiên phù hợp, làm thỏa mãn đích của người hỏi); 2/Hồi đáp hỏi tiêu cực (là một tham thoại trực tiếp hoặc giáp tiếp tiêu cực, được đánh dấu, không phù hợp, không làm thỏa mãn đích của người hỏi). 1.2.3. Phương ngữ xã hội và vấn đề phân tầng xã hội 1.2.3.1. Khái niệm phương ngữ xã hội Phương ngữ xã hội là ngôn ngữ của một nhóm người nhất định trong xã hội có sự tương đồng với nhau về các yếu tố xã hội như: tuổi, giới, địa vị, nghề nghiệp, học vấn, vùng miền, tôn giáo, thu nhập. Theo Nguyễn Văn Khang, (…)“Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa (...). Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng”. 1.2.3.2. Phân tầng xã hội và vấn đề phân tầng xã hội ở Việt Nam Ngôn ngữ được coi là một yếu tố có vai trò phân tầng xã hội. Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra ba nhóm các nhân tố từ mạnh đến yếu tác động đến giao tiếp của người Việt. Trong đó có Nhóm 1 là nhóm các nhân tố tác động
- 7 mạnh nhất đến giao tiếp của người Việt gồm: tuổi, địa vị và giới. Luận án chọn các nhân tố thuộc nhóm này làm đối tượng khảo sát cho hành động hỏi và hồi đáp hỏi. (i) Sự phân tầng về tuổi: Tuổi đóng vai trò là nhân tố quan trọng nhất tác động đến giao tiếp của người Việt. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm “tuổi” với nghĩa “khoảng thời gian đã tồn tại từ khi chào đời cho đến một thời điểm xác định nào đó (thường là hiện tại).” Nhân tố tuổi tác động đến giao tiếp tiếng Việt của người Việt chủ yếu ở hai mặt: 1/Ngôn từ tiếng Việt thể hiện sự phân biệt về tuổi và 2/Phong cách ngôn ngữ của mỗi lứa tuổi người Việt. (ii) Sự phân tầng về giới: Giới (giới tính) là đặc điểm có sẵn được phân chia thành nam giới và nữ giới. Trong luận án này, chúng tôi chia sẻ cách hiểu “Giới tính” là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ; “Giới” là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Nhân tố giới tác động đến giao tiếp tiếng Việt của người Việt ở ba nội dung chủ yếu sau: 1/ Ngôn ngữ nói về mỗi giới; 2/ Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới và 3/ Ngôn ngữ kì thị giới (chủ yếu là phản ánh kì thị nữ giới). (iii) Sự phân tầng về địa vị xã hội: Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm “địa vị” mang nghĩa khái quát “Vị trí, chỗ đứng thích hợp với vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi.”. Nhân tố địa vị tác động mạnh thứ hai đến giao tiếp tiếng Việt của người Việt. Nhân tố địa vị tác động đến giao tiếp tiếng việt chủ yếu ở hai mặt: 1/ Ngôn ngữ nói về mức độ quyền lực trong xã hội và 2/ Phong cách ngôn ngữ của người có quyền lực. 1.2.4. Phân tầng xã hội và vấn đề sử dụng ngôn ngữ Theo Nguyễn Văn Khang, các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có kiểu giao tiếp khác nhau tương ứng với giai tầng của mình, theo đó, con người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Với cách phân chia này, có thể thấy giao tiếp của con người chịu tác động của các nhân tố xã hội như tuổi, giới, quyền lực, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, vùng miền, tôn giáo, v.v rõ rệt. Xét trên trục tọa độ không gian và thời gian thì ngôn ngữ biến đổi theo cách tiệm biến, theo chiều hướng thích nghi và tác nhân làm cho nó biến đổi là người sử dụng ngôn ngữ. Có thể thấy rằng, nhân tố xã hội tác động lên giao tiếp ngôn ngữ là rất phong phú, đa dạng. Trên cơ sở của lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội về phương ngữ, vấn đề phân tầng xã hội ở Việt Nam, sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ (mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các yếu tố xã hội tuổi, giới, địa vị) giúp luận án tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống yếu tố tuổi, giới, địa vị trong hành động hỏi và hồi đáp hỏi của tiếng Việt.
- 8 Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, chúng tôi đã tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp hỏi trên 2 nội dung chính: 1/Hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ lí thuyết hành động ngôn từ; 2/Hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ lí thuyết phân tầng xã hội. Bên cạnh đó để thực hiện mục đích đặt ra, luận án đã xây dựng một cơ sở lí thuyết liên quan chặt chẽ đến đề tài như: Lí thuyết về hành động ngôn ngữ, lí thuyết về hành động hỏi và hồi đáp hỏi; lí thuyết hội thoại; lí thuyết về phương ngữ xã hội và vấn đề phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ. Các lí thuyết trên đây chính là cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài trong chương 2 và chương 3 của luận án. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH ĐỘNG HỎI XÉT TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 2.1. Dẫn nhập 2.2. Các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ phân tầng xã hội 2.2.1. Các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi Qua 1106 phát ngôn mà luận án thống kê được, có thể quy chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ phân tầng xã hội thành 7 nhóm với tỉ lệ khác nhau: 1) Chủ đề công việc (23%); 2) Chủ đề gia đình (19%); 3) Chủ đề tình cảm (20%); 4) Chủ đề bạn bè (10%); 5) Chủ đề học tập (11%); 6) Chủ đề sở thích (8); 7) Các chủ đề khác (9%). Sự phân ra thành 7 nhóm chủ đề trên cũng chỉ là tương đối, vì thực tế giữa chúng có sự giao nhau do có mối liên quan trực tiếp đến nhau. 2.2.2. Chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ tuổi - Công việc, gia đình và tình cảm là ba nhóm chủ đề được các độ tuổi quan tâm nhiều nhất: chủ đề công việc: 250/1106 (23%); chủ đề gia đình :221/1106 (20%); chủ đề tình cảm : 197/1106 (19%). - Ba nhóm tuổi quan tâm hơn cả đến các chủ đề trong cuộc sống (thông qua sự xuất hiện của các chủ đề trong hành động hỏi) là độ tuổi thanh niên, trung niên, thiếu niên với số liệu lần lượt là: 340/1106 (30%); 260/1106 (24%); 246/1106 (22%). - Mức độ quan tâm của con người đến các chủ đề trong cuộc sống có xu hướng tăng nhanh dần (tăng 20%) từ khi còn nhỏ đến tuổi trưởng thành và giảm dần (giảm 16%) khi đến độ tuổi trung niên và cao tuổi. 2.2.3. Chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ giới - Cũng giống như nhân tố tuổi, chủ đề xuất hiện nhiều nhất trong hành động hỏi từ góc độ giới là các nhóm chủ đề: công việc (250/1106 PN); gia đình (221/1106 PN) và tình cảm (207/1106 PN) chiếm 61%tổng số chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ giới.
- 9 - Về tổng thể, nữ giới có xu hướng quan tâm đến các chủ đề trong cuộc sống cao hơn nam giới (nữ giới chiếm 55%, nam giới chiếm 45%). Nữ giới đặc biệt quan tâm đến chủ đề gia đình (55%) và tình cảm (58%). Nam giới lại quan tâm nhiều hơn cả đến chủ đề công việc (57%). 2.2.4. Chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ địa vị - Chủ đề xuất hiện nhiều nhất trong hành động hỏi từ góc độ địa vị là các nhóm chủ đề: công việc, gia đình và tình cảm với các số liệu lần lượt như sau: 220/894PN;191/894PN; 163/894 PN. - Tần suất xuất hiện các chủ đề trong hành động hỏi có sự khác biệt giữa các vai giao tiếp. Trong đó, chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi giữa những người ngang vai là lớn nhất chiếm 40% với 351/865 PN. - Mức độ quan tân đến các nhóm chủ đề có sự khác nhau giữa các vai giao tiếp. 2.3. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội 2.3.1. Các biểu thức hỏi thường gặp trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội Có 3 nhóm biểu thức hỏi , mỗi nhóm lại gồm các BTH nhỏ. Đó là: 1/BTH tổng quát, gồm: (1) có V không? (2) đã V chưa?; (3) kết cấu trần thuật + không/có phải không/đúng không? (4) kết cấu trần thuật + tiểu từ tình thái.? 2/BTH chuyên biệt gồm: (1) hỏi về địa điểm, vị trí; (2) hỏi về trạng thái, cách thức; (3) hỏi về lí do, nguyên nhân; (4) hỏi về thời g ian; (5) hỏi về đồi tượng, chủ thể; (6) hỏi về kết quả, mục đích; ( 7) hỏi về số lượng; 3/BTH lựa chọn gồm: (1) A hay/hay là B?; (2) A1 và A2, A nào? Trong tổng số 1106 phát ngôn có chứa biểu thức hỏi thì nhóm biểu thức hỏi chuyên biệt chiểm tỉ lệ cao nhất 59% (654 PN); nhóm biểu thức hỏi tổng quát là 34% (377 PN) thứ hai và thấp nhất là nhóm biểu thức hỏi lựa chọn là 7% (75 PN). 2.3.2. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ tuổi 2.3.2.1. Biểu thức hỏi tổng quát trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Biểu thức hỏi (1) có V không? có số lượng lớn nhất (129 PN); tiếp đến là biểu thức (4) kết cấu trần thuật + tiểu từ tình thái? có số lượng lớn thứ hai (110 PN); biểu thức (2) – đã V chưa? có số lượng lớn thứ ba (68 PN) và (3) kết cấu trần thuật + không/ có phải không? có số lượng thấp hơn cả (68PN). - Về việc sử dụng biểu thức hỏi tổng quát ở các độ tuổi có gắn với chủ đề giao tiếp thì: Độ tuổi trung niên sử dụng nhiểu nhất biểu thức hỏi tổng quát, sau đó đến độ tuổi thanh niên, người cao tuổi, thiếu niên, nhi đông với các số liệu lần lượt là: 123-91-89-46-28/37PN. 2.3.2.2. Biểu thức hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Ba biểu thức được sử dụng nhiều nhất trong HĐH chuyên biệt từ góc độ tuổi đó là: Biểu thức (5) với 198 PN, đối tượng; biểu thức (2) với 136 PN; biểu thức (3) với 96 PN.
- 10 - Khi sử dụng BTH chuyên biệt thì trẻ em ít sử dụng các biểu thức hỏi về thời gian; kết quả mục đích mà hỏi nhiều về chủ thể, đối tượng (trẻ em có 100/198 PN hỏi về chủ thể, đối tượng) cho các chủ đề bạn bè, học tập, sở thích. Trong khi đó người lớn lại sử dụng nhiều BTH chuyên biệt để hỏi về trạng thái, cách thức; lí do; mục đích nhiều hơn cả cho các chủ đề công việc, gia đình, tình cảm (người lớn có 93/136 PN hỏi về trạng thái, cách thức; 63/96 PN hỏi về lí do, nguyên nhân; 28/38 PN hỏi về mục đích, kết quả) 2.3.2.3. Biểu thức hỏi lựa chọn trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - So với hai nhóm biểu thức hỏi tổng quát và biểu thức hỏi chuyên biệt, nhóm biểu thức hỏi lựa chọn có số lượng ít hơn cả (chiếm 7%). Hai biểu thức thường gặp thuộc nhóm này là: (1) A hay/hay là B? và (2) A1 và A2, A nào? Trong hai biểu thức trên thì dạng biểu thức (1) được tất cả các độ tuổi sử dụng cao hơn (52 PN chiếm 69%) còn biểu thức (2) được sử dụng ít hơn (23 PN, chiếm 21%). - Biểu thức hỏi lựa chọn cũng được người lớn sử dụng nhiều hơn trẻ em với 52/75 PN. 2.3.3. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ giới 2.3.3.1. Biểu thức hỏi tổng quát trong tiếng Việt từ góc độ giới - Biểu thức hỏi tổng quát được cả nam giới và nữ giới sử dụng nhiều trong giao tiếp. Dạng biểu thức (1) được sử dụng nhiều nhất với 131 PN, 35%; biểu thức (4) với 114 PN, 30%; biểu thức (2) với 73PN, 19% xuất hiện trong tất cả các chủ đề. - Các biểu thức (1); (4) được nữ giới sử dụng nhiều hơn nam giới lần lượt là: 10 và 25PN. Trong khi đó, nam giới có xu hướng sử dụng biểu thức (2) và (3) nhiều hơn nữ giới lần lượt là: 12 và 5 PN. - Việc sử dụng các biểu thức hỏi tổng quát ở hai giới gắn với chủ đề giao tiếp có một số điểm sau: Nam giới sử dụng nhiều BTH (1) với 18PN và (4) với 16PN; biểu thức (3) cho chủ đề tình cảm (13PN); biểu thức (1),(2),(4) cho các chủ đề bạn bè, học tập, sở thích và các chủ đề khác. Nữ giới có thói quen sử dụng biểu thức (1), (4), (2) cho chủ để công việc, gia đình, tình cảm. 2.3.3.2. Biểu thức hỏi chuyên biệt từ góc độ giới - Mức độ sử dụng biểu thức hỏi chuyên biệt ở nữ giới (54%) cao hơn nam giới 8% (nam giới là (46%)). Có 188/653 PN sử dụng biểu thức (5) (nữ giới có 106 PN, 54%; nam giới có 82PN, 46%). Có 137/653PN sử dụng biểu thức (3) (nữ giới là 81/137 PN, 59%, nam giới là 56/137 PN, 41%). Các biểu thức (1), (4), (6), (7) được sử dụng với mức độ thấp hơn và không có nhiều sự khác biệt giữa hai giới.
- 11 - Cả nam giới và nữ giới đều ưa sử dụng các biểu thức (5), (2), (3) cho chủ đề công việc, gia đình, tình cảm. 2.3.3.3. Biểu thức hỏi lựa chọn trong tiếng Việt từ góc độ giới - Nữ giới có thói quen sử dụng BTH lựa chọn cao hơn nam giới. Trong tổng số 73 PN chứa BTH lựa chọn mà luận án thu thập được có 45 PN là của nữ giới, chiếm tỉ lệ 61%, còn nam giới là 28 PN, chiếm tỉ lệ là 39%. - Các chủ đề giao tiếp gắn với BTH lựa chọn, xét theo giới: BTH lựa chọn được nam giới sử dụng nhiều nhất là trong nhóm chủ đề về sở thích gồm 7 PN. BTH lựa chọn được nữ giới sử dụng nhiều nhất là trong nhóm chủ đề về tình cảm gồm 8 PN. 2.3.4. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ địa vị 2.3.4.1. Biểu thức hỏi tổng quát trong tiếng Việt từ góc độ địa vị Từ góc độ địa vị, vai giao tiếp trên - dưới sử dụng nhiều nhất hai BTH (1) và (4) với số lượng 42 và 27PN trong các chủ đề công việc, gia đình, tình cảm. Vai giao tiếp dưới – trên sử dụng nhiều BTH (1); (4); (2) cho các chủ đề công việc, gia đình, tình cảm, bạn bè, học tập với số lượng lần lượt là 25-25-17PN. Vai giao tiếp ngang vai cũng sử dụng nhiều BTH (1); (4); (2) cho các chủ đề công việc, gia đình, tình cảm, bạn bè, học tập, các chủ đề khác với số lượng lần lượt là 48-39-19PN. 2.3.4.2. Biểu thức hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt từ góc độ địa vị Biểu thức (2); (5); (3) được vai giao tiếp trên - dưới sử dụng nhiều nhất với số lượng là 37-36-28 PN cho các chủ đề gia đình, tình cảm. Các nhân vật giao tiếp ngang vai sử dụng nhiều nhất là biểu thức(5); (2); (3) với số lượng lần lượt là 72-47-37PN. Giữa những người ngang vai, khi trao đổi về các chủ đề công việc, tình cảm có xu hướng sử dụng nhiều biểu thức hỏi chuyên biệt hơn cả. Giữa vai giao tiếp dưới – trên cũng sử dụng nhiều nhất các BTH (5); (2); (3) với số lương là 36-33-24PN. 2.3.4.3. Biểu thức hỏi lựa chọn trong tiếng Việt từ góc độ địa vị - Biểu thức hỏi lựa chọn là dạng biểu thức được sử dụng ít hơn cả trong tổng số các biểu thức hỏi, xét theo địa vị. Có 71/856 PN hỏi , chiếm 8% trên tổng số biểu thức hỏi thuộc biến xã hội này. Cụ thể: Biểu thức hỏi lựa chọn theo chủ đề của vai giao tiếp trên – dưới là 20 PN, ngang vai là 30 PN, dưới – trên là 21 PN. - Trong 2 cấu trúc biểu thức hỏi lựa chọn, thì biểu thức (1) được cả ba nhóm vai giao tiếp sử dụng nhiều hơn biểu thức (2). Tổng số phát ngôn hỏi sử dụng biểu thức hỏi lựa chọn (1) là 48/71 PN, chiếm 68% phát ngôn hỏi lựa chọn; biểu thức (2) là 23/71 PN, chiếm 32%. - Biểu thức hỏi lựa chọn được cả ba vai giao tiếp sử dụng nhiều trong các chủ đề công việc, gia đình, tình cảm.
- 12 2.4. Sự chi phối của phân tầng xã hội đối với hành động hỏi trong tiếng Việt 2.4.1. Sự chi phối của nhân tố tuổi đối với hành động hỏi trong tiếng Việt - Cùng một nội dung hỏi, nhưng với các độ tuổi khác nhau, người nói lựa chọn các cách hỏi khác nhau. - Khi hỏi người già, người Việt thường sử dụng thành phần hô ngữ và thành phần rào đón để tăng tính lịch sự và thể hiện sự kính trọng. - Khi hỏi trẻ em, người lớn cũng hay sử dụng thành phần rào đón tạo cho trẻ em có cảm giác mình đang được đề cao nhằm khích lệ các em. - Một số cảm từ trong tiếng Việt gồm các từ đứng đầu phát ngôn như dạ, vâng, ừ, à...và nhỉ, nhé…ở cuối phát ngôn thường được người ít tuổi sử dụng trong câu hỏi của mình. Hoặc các từ hử, hả, hở…hay được người người lớn tuổi sử dụng khi hỏi. 2.4.2. Sự chi phối của nhân tố giới đối với hành động hỏi trong tiếng Việt - Nam giới ưa dùng các biểu thức tổng quát nhằm xác định thông tin hay các biểu thức hỏi chuyên biệt để hỏi về chủ thể, đối tượng nguyên nhân, cách thức, mục đích ... Đây đều là HĐH trực tiếp vào các vấn đề mà nam giới quan tâm. - Nữ giới ưa lựa chọn những biểu thức hỏi chứa thành phần rào đón hay những câu hỏi mang tính lựa chọn. Ngoài ra nữ giới cũng ưa sử dụng những câu hỏi có tiểu từ tình thái làm mềm hơn nội dung hỏi. - Khi giao tiếp với người cùng giới, nam giới ít khi sử dụng thành phần rào đón trong khi thực hiện hành động hỏi, nhưng khi hỏi phụ nữ, thì nam giới lại có xu hướng sử dụng thành phần rào đón nhằm tăng tính lịch sự. - Một số cảm từ trong tiếng Việt gồm các từ đứng đầu như dạ, vâng, ừ, à...và đứng ở cuối câu như nhỉ, nhé,…thường được nữ giới sử dụng nhiều hơn nam giới. 2.4.3. Sự chi phối của nhân tố địa vị đối với hành động hỏi trong tiếng Việt - Những người có vị thế cao, khi hỏi thường hỏi thẳng vào vấn đề ít sử dụng tiểu từ tình thái đi cùng. Phát ngôn hỏi của những người vai trên là các phát ngôn hỏi với nội dung hỏi trực tiếp, ít khi chứa các thành phần rào đón. - Những người có vị thế thấp, trong phát ngôn hỏi thường có thành phần rào đón vòng quanh với tâm lí lo sợ kèm theo các tiểu từ tình thái, các kính ngữ. - Khi các vai giao tiếp có ý thức mạnh mẽ về quyền lực thì ngôn ngữ mà họ sử dụng trong giao tiếp sẽ là ngôn ngữ quyền lực. Hành động của những ngươi tham gia giao tiếp, trong phạm vi này thường là các kết cấu hỏi thiếu chủ ngữ, ngôn từ chỏng lỏn, bất cần. Khi các vai giao tiếp ý thức rằng, quyền lực chỉ đóng vai trò phục vụ thì ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp sẽ là ngôn ngữ phục vụ. Tiểu kết chương 2 Trong chương này, luận án đã tiến hành khảo sát hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ phân tầng xã hội qua hệ thống ngữ liệu thu thập được. Luận án
- 13 tập trung khảo sát hành động hỏi với các góc độ: Chủ đề hỏi; biểu thức hỏi; sự chi phối của các nhân tố thuộc phân tầng xã hội là tuổi, giới, địa vị đối với hành động hỏi. Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒI ĐÁP HỎI XÉT TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 3.1. Dẫn nhập 3.2. Các kiểu hồi đáp cho hành động hỏi trong tiếng Việt 3.2.1. Hồi đáp tích cực 3.2.1.1. Hồi đáp tích cực bằng CTLTT (câu trả lời trực tiếp) - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT cho HĐH sử dụng BTH tổng quát gồm: (1) BTHĐ (biểu thức hồi đáp) tích cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương đương; (2) BTHĐ tích cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương tự + đáp trực tiếp vào yếu tố tiền giả định. - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT cho HĐH sử dụng BTH chuyên biệt gồm: (1) BTHĐ tích cực bằng CTLTT đúng tiêu điểm hỏi dạng câu tỉnh lược; (2) BTHĐ tích cực bằng CTLTT đúng tiêu điểm hỏi dạng câu đầy đủ. - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT cho HĐH sử dụng BTH lựa chọn gồm: (1) BTHĐ tích cực bằng CTLTT đưa ra sự lựa chọn biến tố; (2) BTHĐ tích cực bằng CTLTT xác định biến tố. 3.2.1.2. Hồi đáp tích cực bằng CTLGT (câu trả lời gián tiếp) Theo kết quả khảo sát, có bốn hành động ngôn ngữ được sử dụng để hồi đáp tích cực bằng CTLGT gồm các hành động: xác tín, điều khiển, biểu cảm, cam kết. 3.2.2. Hồi đáp tiêu cực - Hồi đáp tiêu cực cho HĐH bằng CTLTT: Hồi đáp tiêu cực cho HĐH bằng CTLTT gồm: (1) BTHĐ tiêu cực bằng CTLTT - phủ định; (2) BTHĐtiêu cực bằng CTLTT - từ chối/lảng tránh. - Hồi đáp tiêu cực cho HĐH bằng CTLGT: Theo kết quả khảo sát, có bốn hành động ngôn ngữ được sử dụng để hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT gồm các hành động: xác tín, điều khiển, biểu cảm, cam kết. 3.3. Các kiểu hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ tuổi 3.3.1. Hồi đáp tích cực cho HĐH trong tiếng Việt từ góc độ tuổi
- 14 422 600 214 139 222 400 39 21 200 0 Hồi đáp cho Hồi đáp cho Hồi đáp cho HĐH sử dụng HĐH sử dụng HĐH sử dụng BTH tổng quát BTH chuyên biệt BTH lựa chọn Hồi đáp tích cực Hồi đáp tiêu cực Biểu đồ 3.1. Biểu đồ hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực trong tiếng Việt từ góc độ tuổi Nhìn vào Biểu đồ 3.1 có thể thấy số lượng hồi đáp tích cực (64%), xét theo tuổi lớn hơn số lượng hồi đáp tiêu cực (32%). Trong đó hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng BTH chuyên biệt chiếm tỉ lệ cao nhất với lần lượt là 63% hồi đáp tích cực và 58% hồi đáp tiêu cực. 3.3.1.1. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT: BT (2) có số lượng 129 lượt nhiều hơn BT (1) có số lượng là 85 lượt. Trong đó, BT (1) được trẻ em sử dụng nhiều (41/71 PN hồi đáp tích cực bằng CTLTT của trẻ em). Người lớn sử dụng BT (2) với tần suất lớn hơn BT (1) với 99/143 PN. - Hồi đáp tích cực bằng CLTGT: Hồi đáp gián tiếp bằng hành động xác tín có số lượng nhiều nhất (61 PN); điều kiển(30 PN), biểu cảm (29 PN), cam kết (11 PN). Trong đó, người lớn sử dụng các hành động này để hồi đáp cao hơn trẻ em. 3.3.1.2. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH chuyên biệt trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT: Trẻ em sử dụng kiểu hồi đáp với cấu trúc tỉnh lược với tỉ lệ cao hơn người lớn. - Hồi đáp tích cực bằng CLGT: Hành động xác tín vẫn là hành động được các nhóm tuổi sử dụng nhiều nhất để hồi đáp tích cực (86/180 PN). Các độ tuổi thanh niên, trung niên sử dụng nhiều hành động xác tín; người cao tuổi, thanh niên, trẻ em sử dụng nhiều hành động biểu cảm; thanh niên sử dụng nhiều hành động cam kết để hồi đáp cho BTH tổng quát; 3.3.1.3. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH lựa chon trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Hồi đáp tích cực bằng CLTTT: Trẻ em thường hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH lựa chọn bằng cách xác định biến tố (4//14 PN). Trong khi đó, người lớn lại có khả năng lựa chọn (10/14 PN) và xác định biến tố để hồi đáp (7/9 PN).
- 15 - Hồi đáp tích cực bằng CLGT: Độ tuổi trung niên, thanh niên sử dụng nhiều hành động xác tín để hồi đáp tích cực cho BTH lựa chọn. Các biểu thức còn lại không có nhiều sự khác biệt ở các độ tuổi. 3.3.2. Hồi đáp tiêu cực cho HĐH trong tiếng Việt từ góc độ tuổi 3.3.2.1. Hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT: BT (1) được các độ tuổi sử dụng nhiều hơn (13 PN), biểu thức (2) được sử dụng ít hơn (8 PN). Hồi đáp tiêu cực này xuất hiện nhiều hơn trong giao tiếp ở độ tuổi thanh niên. - Hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT: Hành động ngôn ngữ xác tín được các độ tuổi sử dụng nhiều hơn cả (46 PN, chiếm 39%), tiếp đến là hành động điều khiển (30 PN, chiếm 25%), hành động biểu cảm (29 PN, chiếm 24 %) và cuối cùng là cam kết (13 PN, chiếm 11%). - Người lớn có xu hướng sử dụng biểu thức hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát bằng CTLGT cao hơn hẳn trẻ em. 3.3.2.2. Hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng BTH chuyên biệt trong tiếng Việt từ góc độ tuổi. - Hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT: BT (1) chiếm 72%, được các độ tuổi sử dụng nhiều hơn BT (2) (28%). Trong đó, độ tuổi thanh niên và trung niên có xu hướng sử dụng kiểu hồi đáp này cao hơn các độ tuổi khác, tuy nhiên số lượng khảo sát được là không nhiều. - Hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT: Tần suất sử dụng hai biểu thức (1), (2), (3) để hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT xuất hiện nhiều trong hồi đáp của người lớn cao hơn trẻ em. Tần suất sử dụng biểu thức (4) xuất hiện nhiều hơn trong hồi đáp ở độ tuổi thanh niên và độ tuổi nhi đồng. 3.3.2.3. Hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng BTH lựa chọn trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT: Tất cả các độ tuổi đều sử dụng biểu thức (1) để hồi đáp cho HĐH lựa chọn. Biểu thức (2) theo kết quả khảo sát không có lượt hồi đáp nào của trẻ em sử dụng dạng biểu thức này. - Hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT: Kiểu hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT ít gặp trong hồi đáp của trẻ em. Còn với người lớn việc sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp để hồi đáp tiêu cực có số lượng nhiều hơn. Trong đó, hành động xác tín có số lượng lớn nhất (5 PN), tiếp đến là hành động điều khiển (4 PN), hành động biểu cảm (4 PN), hành động cam kết (1 PN). 3.3.3. Nhận xét về đặc điểm của hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ tuổi - Với kiểu hồi đáp tích cực bằng CTLTT, trẻ em có thói quen sử dụng biểu thức hồi đáp đơn giản. Điều này phù hợp với tư duy và nhận thức còn đang đơn giản ở trẻ em. Người lớn với sự trưởng thành và trải nghiệm, nên trong giao tiếp, người lớn thường sử dụng biểu thức hồi đáp bằng câu trả lời có/rồi; không/chưa hoặc
- 16 tương đương + đáp trực tiếp vào yếu tố tiền giả định trong HĐH (hồi đáp cho HĐH tổng quát); đáp trực tiếp vào tiêu điểm hỏi (hồi đáp cho BTH chuyên biệt); có khả năng lựa chọn và xác định biến tố (hồi đáp cho HĐH lựa chọn). - Với kiểu hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT: Các độ tuổi sử dụng biểu thức hồi đáp bằng CTLTT – phủ định nhiều hơn biểu thức hồi đáp bằng CTLTT – từ chối. - Với kiểu hồi đáp tích cực và tiêu cực bằng CTLGT: Người lớn sử dụng nhiều kiểu hồi đáp tích cực bằng CTLGT với các hành động ngôn ngữ như: xác tín, điều khiển, biểu cảm, cam kết hàm ý khẳng định hơn trẻ em 3.4. Các kiểu hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ giới 3.4.1. Hồi đáp tích cực cho HĐH trong tiếng Việt từ góc độ giới 600 405 400 218 220 115 38 200 21 0 Hồi đáp cho HĐH sử Hồi đáp cho HĐH sử Hồi đáp cho HĐH sử dụng BTH tổng quát dụng BTH chuyên biệt dụng BTH lựa chọn Hồi đáp tích cực Hồi đáp tiêu cực Biểu đồ 3.2. Biểu đồ hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực trong tiếng Việt từ góc độ giới Nhìn vào Biểu đồ 3.2 có thể thấy số lượng hồi đáp tích cực (65%), xét theo giới lớn hơn số lượng hổi đáp tiêu cực (35%). Trong đó hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng BTH chuyên biệt chiếm tỉ lệ cao nhất với lần lượt là 59% hồi đáp tích cực và 63% hồi đáp tiêu cực. 3.4.1.1. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát trong tiếng Việt từ góc độ giới - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT: Biểu thức (2) có 68 PN, được hai giới sử dung nhiều hơn BT (1), biểu thức (1) là 60 PN. Nam giới sử dụng nhiều nhất dạng BT (1) nhiều hơn nữ giới. Nam giới sử dụng 36 PN, nữ giới sử dụng 24 PN. Ngược lại nữ giới sử dụng BT (2) nhiều hơn nam giới với 41PN hồi đáp. Nam giới là 27 PN. - Hồi đáp tích cực bằng CTLGT: Nữ giới có xu hướng hồi đáp tích cực bằng CTLGT hơn nam giới: Tổng số lượt hồi đáp tích cực bằng CTLGT cho BTH tổng quát của nữ giới là 47 PN, nam giới là 43 PN. Nam giới sử dụng nhiều hành động xác tín, điều khiển hơn nữ giới; nữ giới sử dụng nhiều hành động biểu cảm hơn nam giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn