intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, so sánh, đối chiếu và lý giải những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó khẳng định mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa và tư duy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ XUÂN HÀ ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM CÁI CHẾT TRÊN NGỮ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LA TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Hùng Việt 2. TS. Trịnh Thị Hà Phản biện 1: GS.TS. Võ Đại Quang Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Văn Thông Phản biện 3: PGS.TS. Phan Văn Quế LA được bảo vệ tại Hội đồng chấm LA cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202... Có thể tìm hiểu LA tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thông qua nghiên cứu này ta có cơ hội được khám phá cách người Việt và người Anh phản ánh tri nhận của họ về ý niệm “cái chết”, lý giải cơ chế hình thành, giải thích và chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, tư tưởng, tôn giáo, môi trường sống lên cách thức của người Việt và người Anh tư duy ý niệm cái chết. Từ đây, nghiên cứu tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong cách thức biểu hiện cũng như tư duy của 2 nền văn hóa về ý niệm “cái chết” để phục vụ các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu hơn về ngôn ngữ, văn hóa, … 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên lý thuyết về ADYN của ngôn ngữ học tri nhận, LA đặt mục tiêu làm rõ các loại ADYN về cái chết trong TV và TA, đối chiếu để làm rõ sự tương đồng và khác biệt của ADYN về cái chết trong hai ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu (2) Hệ thống hóa các nội dung lý luận của ADYN cùng các lý thuyết có liên quan để làm CSLL cho nghiên cứu; (3) Xác lập các ADYN về “cái chết” trong các diễn ngôn TV và TA, luận giải về cơ chế ánh xạ từ MN vào MĐ “cái chết”. (4) Phân tích, so sánh, đối chiếu và lý giải những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó khẳng định mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa và tư duy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biểu thức ngôn ngữ chứa ADYN về “cái chết” trong TV và TA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Diễn ngôn TV và TA về cái chết đăng trên một số chuyên mục của các trang tin điện tử có tần suất người xem lớn ở Việt Nam và Anh Quốc từ 1/2019 – 7/2022. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả: - Phương pháp so sánh đối chiếu: 1
  4. - Thủ pháp thống kê, phân loại: để thống kê các dụ dẫn và nhóm chúng theo MN, tần suất xuất hiện. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu - TV: 490 bài đăng trên các trang tin điện tử có tần suất người xem lớn ở Việt Nam, như Vnexpress.net, Dantri.com.vn,…với phạm vi nội dung về cái chết trong khoảng thời gian thừ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2022 - TA: 506 bài đăng trong chuyên mục trên một số trang tin tức của người Anh như hopeagain.org.uk, rememberme2020.uk, whatsyourgrief.com và trang cancerresearchuk.org có xuất hiện nhiều diễn ngôn về cái chết trong cùng khoảng thời gian 5. Đóng góp mới của LA Đây là LA đầu tiên đối chiếu ADYN “cái chết” trong TV và TA ở diễn ngôn tưởng nhớ của người còn sống trước một phạm trù có tính cấm kỵ. Thông qua việc so sánh, đối chiếu hai nguồn ngữ liệu, LA đã chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong cách tri nhận về “cái chết” – một ý niệm có tính phổ quát trong mọi nền văn hóa, từ đó chứng minh mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của con người. 6. Ý nghĩa của LA 6.1. Ý nghĩa lý luận - Củng cố lý thuyết và những luận điểm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận cũng như làm rõ thêm về lý thuyết ADYN; khẳng định ưu thế và vai trò của ADYN, từ đó củng cố thêm tính đa dạng văn hóa của ADYN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm nguồn tham khảo cho những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là nghiên cứu về ADYN trong các diễn ngôn về “cái chết” từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận; Gợi mở các hướng nghiên cứu ứng dụng. 7. Cấu trúc của LA Ngoài phần mở đầu và Kết luận, LA chia thành 4 chương gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của LA; Chương 2: Đối chiếu AD cấu trúc có MĐ “cái chết” trong TV và TA; Chương 3: Đối chiếu AD bản thể có MĐ “cái chết” trong TV và TA; Chương 4: Đối chiếu AD định hướng có MĐ “cái chết” trong TV và TA 2
  5. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LA 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngôn ngữ học về “cái chết” 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Lakoff và Mark Turner (1988) [87:tr.3-27] đã gọi tên những ADYN về “cái chết” như CÁI CHẾT LÀ SỰ KHỞI HÀNH, CÁI CHẾT LÀ ĐẾN ĐÍCH, CÁI CHẾT LÀ BÓNG ĐÊM, CÁI CHẾT LÀ MÙA ĐÔNG, CÁI CHẾT LÀ GIAI ĐOẠN TÀI LỤI CỦA CÂY, CÁI CHẾT LÀ GIẤC NGỦ, CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI, CÁI CHẾT LÀ SỰ THẤT THOÁT CHẤT LỎNG TRONG BẦU CHỨA, CÁI CHẾT LÀ SỰ GIẢI THOÁT. Juana Marín-Arrese (1996) [57] lại tiếp cận hướng phân tích ADYN cái chết qua việc giải thích lý do sử dụng các MN là từ các kinh nghiệm nghiệm thân và kinh nghiệm xã hội của con người, cụ thể là các miền không gian như vật chứa, đường đi, định hướng lên – xuống hay chiết đoạn thời gian. Bultinck, B. (1998) [51] phân chia các ADYN về phạm trù “cái chết” như sau: (1) Cái chết là các phản ứng sinh – lý liên quan đến cái chết: (2) Cái chết là sự dịch chuyển; (3) Cái chết là sự dịch chuyển có định hướng; (4) Cái chết là sự nghỉ ngơi – giấc ngủ; (5) Cái chết là sự mất mát – thua cuộc; (6) Cái chết là sự quy phục / đầu hàng; (7) Các cảm xúc liên quan đến cái chết; (8) Cái chết là sự mất ánh sáng; (9) Tôn giáo, thần thoại và “truyện cổ tích”: Các nhân hóa; (10) Tôn giáo, thần thoại và “truyện cổ tích”: “Các câu chuyện / điển tích về cái chết” Nhìn chung, ADYN về cái chết được tìm thấy ở cả 3 loại: cấu trúc, bản thể và định hướng, các MN được kích hoạt trong cơ chế ánh xạ cũng có sự tương đồng như MN “cuộc hành trình”, “giấc ngủ”, “sự nghỉ ngơi”, “thực thể”, “vật chứa”, “chuyển động có hướng”,… tuy nhiên, trong các ngôn ngữ khác nhau, việc sử dụng các dụ dẫn, thuộc tính của MN lại không hoàn toàn giống nhau. Điều này thể hiện lối khác biệt trong tư duy và ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của từng dân tộc. 1.2.2. Những nghiên cứu trong nước Từ góc độ nghiên cứu về đặc điểm danh học và ngữ nghĩa trong cách định danh “sự kết thúc cuộc đời của con người”, Nguyễn Đức Tồn và Huỳnh Thị Thanh Trà (1994) [40:tr,53-60) đã rút ra kết luận cách định danh của người Việt về “cái chết” dựa trên (1) nguồn gốc từ ngữ; (2) Kiểu ngữ nghĩa của từ ngữ; và (3) Cách thức biểu thị của từ ngữ. Nhóm tác giả cũng lý giải sự đa dạng trong cách định danh do: (1) cách nhìn nhận và cách quan niệm của người Việt về cái chết; (2) hiện tượng kiêng kị khi nói về cái chết; và (3) nhu cầu giao tiếp, thông tin “những khía cạnh khác nhau của một khái niệm”. Từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015) [16:Tr.74-79), Đào Thị Kim Duyên (20150 [8:tr.110-115) liệt kê một 3
  6. số uyển ngữ về “cái chết”; lý giải nguyên nhân sử dụng uyển ngữ khi nói về cái chết là do các yếu tố tâm lý, nghiệm thân, các đặc trưng tư duy văn hóa, xã hội, môi trường sống. Từ góc độ nghiên cứu Ngôn ngữ học tri nhận, trong chuyên luận “Tâm thức của người Việt qua một số từ khóa - Chuyên luận Ngôn ngữ học văn hóa – tri nhận” (2017), tác giả Lê Thị Kiều Vân (2017) [46:tr136-176] lý giải lối tri nhận từ khóa “thể xác” hay “hồn” để thấy tính nghiệm thân, cách tư duy, sử dụng ngôn ngữ khi đề cập đến “cái chết”. Trong chuyên khảo “AD tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn”, Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) [15] đã phân tích lối tri nhận của nhạc sĩ về ý niệm cái chết thông qua 2 loại AD là: AD cấu trúc (CON NGƯỜI LÀ CÂY CỎ, ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NGÀY, CHẾT LÀ GIẤC NGỦ, CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI, CÁI CHẾT LÀ BÓNG ĐÊM; CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH). Ở AD định hướng, tác giả đã đề cập đến biểu thức “BỆNH TẬT VÀ CÁI CHẾT ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI” Nhìn chung, chưa có công trình nghiên cứu thật sự chuyên sâu để đối chiếu, so sánh ADYN về “cái chết” trên TV và TA. Các “khoảng trống” lý thuyết và thực tiễn này sẽ là nhiệm vụ của LA nhằm đóng góp thêm tiếng nói vào lĩnh vực nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu 1.2.1. Cơ sở lý luận về ADYN Lakoff và Johnson (1980) [86:129] định nghĩa “ADYN là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần khác, gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền này sang một miền khác nhằm tạo nên một mô hình tri nhận giúp lĩnh hội MĐ một cách hiệu quả hơn”. Cơ sở hình thành ADYN ADYN hình thành dựa trên sự tương liên về kinh nghiệm và sự tương đồng cấu trúc được cảm nhận Đặc điểm của ADYN ADYN có 7 đặc điểm chính, bao gồm: (1) tính đơn hướng, (2) tính che giấu và nhấn mạnh, (3) tính hệ thống, (4) tính tầng bậc, (5) tính phổ quát, (6) tính biến thiên văn hoá và (7) tính tương hòa văn hóa Các khái niệm liên quan đến ADYN Miền (domain): là tập hợp các ý niệm có liên quan đến một nội dung tinh thần như các thực thể tri nhận, thuộc tính, quan hệ.. MN thường cụ thể, có thể phác họa rõ ràng, dễ nhận biết; MĐ thường trừu tượng, khó xác định hoặc còn mới mẻ đối với nhận thức và kinh nghiệm của con người. Ánh xạ (mapping) và lược đồ hình ảnh (image schema) Theo Kövecses (2002), ánh xạ là sự phóng chiếu giữa những yếu tố của MN và những yếu tố tương ứng của MĐ, do vậy, việc tìm hiểu ADYN thường được thực hiện thông qua việc xác định sơ đồ ánh xạ giữa MN và 4
  7. MĐ. Ánh xạ có một số thuộc tính như tính bộ phận, tính đơn tuyến, không mang tính quy ước Lược đồ hình ảnh (Image schema) Lakoff (1987) [88, tr.267] định nghĩa lược đồ hình ảnh “là các cấu trúc tương đối đơn giản xảy ra liên tục trong trải nghiệm cơ thể hàng ngày của chúng ta…”. Lược đồ hình ảnh cung cấp nhiều ý niệm phong phú và được coi là cơ sở cho các ý niệm khác. Phân loại ADYN: ADYN thường được phân thành 3 loại chính: (1) AD cấu trúc, (2) AD bản thể và (3) AD định hướng Sự tương hợp trong AD Lakoff và Johnson khẳng định hiện tượng trùng lặp trong AD, và “sự phân chia AD thành 3 loại là sự phân chia mang tính nhân tạo”. Ngoài ra, cùng một biểu thức ngôn ngữ có thể phân tích theo nhiều góc độ ADYN khác nhau, thể hiện các góc độ tri nhận khác nhau về cùng 1 hiện tượng hoặc sự vật. Quy trình nhận dạng AD Việc nhận diện các ADYN theo quy trình nhận dạng MIP (Metaphor Identification Procedure) của nhóm Pragglejaz (2007) 1.2.2. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ học xã hội LA cũng đề cập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo để phân tích, lý giải việc lựa chọn và sử dụng các thuật ngữ chuyên dùng (uyển ngữ) để chỉ những hiện tượng xã hội đặc thù (mang tính kiêng kị) ngôn ngữ. 1.2.3. Cơ sở lý luận về Ngôn ngữ học đối chiếu Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu nhằm “so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng một loại hình hay không” [21: tr.9]. Có năm nguyên tắc cơ bản khi đối chiếu: (1) các phương tiện trong hai ngôn ngữ phải được miêu tả đầy đủ, chính xác và sâu sắc nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau; (2) đặt các phương tiện ngôn ngữ trong hệ thống; (3) xem xét các phương tiện đối chiếu trong hai phương diện: hệ thống ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp; (4) đảm bảo tính nhất quán trong vận dụng các khái niệm và mô hình lí thuyết nghiên cứu để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu; (5) xét đến độ gần gũi về loại hình của các ngôn ngữ được đối chiếu.. Việc phân tích đối chiếu thường được xác định thành hai giai đoạn: miêu tả và đối chiếu. 1.2.4. Cơ sở lý luận các khoa học liên ngành nghiên cứu “cái chết” Một số tri thức của các khoa học liên ngành như y sinh học (các biểu hiện, chỉ giấu về cái chết từ lý giải về sinh lý, giải phẫu), triết học (các tư tưởng, cách tiếp cận biện chứng về phạm trù “cái chết”), thần học (cách lý giải về “cái chết” liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng), tâm lý học (trạng thái 5
  8. tâm lý liên quan đến cách tri nhận về cái chết), văn hóa học (các phong tục, tập quán, nghi lễ) được sử dụng để lý giải cách tri nhận và sự khác biệt trong lối tư duy của các dân tộc khác nhau về cùng một phạm trù. 1.3. Tiểu kết chương 1 (1) Chúng tôi đã trình bày tóm lược các công trình nghiên cứu ngôn ngữ diễn đạt “cái chết” trên thế giới và ở Việt Nam. (2), chúng tôi cũng trình bày các nội dung cơ sở lí thuyết làm tiền đề, gồm: Cơ sở lý luận về ngôn ngữ và Cơ sở lý luận về các khoa học liên ngành. CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU AD CẤU TRÚC CÓ MĐ “CÁI CHẾT” TRONG TV VÀ TA 2.1. Dẫn nhập Có 4 MN được sử dụng: CUỘC HÀNH TRÌNH, SỰ NGHỈ NGƠI, TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG, SỰ KẾT THÚC. So sánh định lượng các tiểu loại AD có MĐ "CÁI CHẾT" trong TV và tiếng Anh 131 123 140 120 92 104 100 74 72 80 60 40 17 9 20 0 Ẩn dụ có MN Ẩn dụ có MN Ẩn dụ có MN Ẩn dụ có MN CUỘC HÀNH SỰ NGHỈ NGƠI TRẠNG THÁI SỰ KẾT THÚC TRÌNH ÁNH SÁNG Tiếng Việt Tiếng Anh 1 2 3 4 Hình 2.1: Tần suất sử dụng của các tiểu loại AD cấu trúc có MĐ CÁI CHẾT trong TV và TA Dưới đây (Hình 2.2) là sơ đồ miêu tả tầng bậc AD cấu trúc được sử dụng để nói về ý niệm “cái chết” cũng như các AD bậc dưới. 6
  9. CÁI CHẾT LÀ SỰ KHỞI HÀNH MN "CUỘC HÀNH TRÌNH" CÁI CHẾT LÀ ĐI ĐẾN ĐÍCH CUỐI CÙNG AD cấu trúc có MĐ "CÁI CHẾT" CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI THƯ GIÃN MN "SỰ NGHỈ NGƠI" CÁI CHẾT LÀ GIẤC NGỦ CÁI CHẾT LÀ SỰ TẮT ÁNH SÁNG / BÓNG TỐI MN "TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG" CÁI CHẾT LÀ SỰ TỎA SÁNG (ADYN chỉ xuất hiện trong TA) CÁI CHẾT LÀ SỰ CHẤM DỨT SỰ SỐNG SINH HỌC CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC THỜI GIAN SỐNG MN "SỰ KẾT THÚC" CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC CUỘC CHIẾN Hình 2.2. Tầng bậc của AD cấu trúc có MĐ CÁI CHẾT trong TV và TA 2.2. AD cấu trúc “CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH” AD CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH xuất hiện trong 254 diễn ngôn TV và TA, chiếm 25,5% tổng số diễn ngôn nghiên cứu. Bảng 2.1 thống kê các thuộc tính MN CUỘC HÀNH TRÌNH 7
  10. Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ các thuộc tính MN được kích hoạt trong AD CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong TV và TA ST Số dụ T Diễn ngôn có sử dụng ADYN Số BT AD dẫn AD TV TA T Thuộc tính MN SL % SL % TV TA V TA 1 Tạm biệt, chào hỏi 11 2,2 8 1,6 11 8 3 2 2 Chuẩn bị hành lý lên đường 5 1,1 2 0,3 8 3 3 2 3 Đưa tiễn 7 1,4 5 0,9 9 5 3 3 4 Bạn đồng hành 7 1,4 7 1,3 7 7 4 2 5 Nhắn nhủ 14 2,9 13 2,5 16 13 2 2 6 Phương tiện 2 0,4 2 0,3 2 2 1 2 7 Chuyển động xuất phát / đi 34 6,9 50 9,9 35 53 5 6 8 Chuyển động đến 19 3,8 12 2,3 20 12 3 3 9 Đích đến / Nơi đến 15 3,1 11 1,8 17 20 7 6 10 Người đón 15 3,1 11 3,1 22 11 3 3 11 Cảm xúc khi đến đích 2 0,4 2 0,3 4 2 2 2 Tổng số 131 26,7 123 24,3 151 136 36 33 Bảng 2.2: Lược đồ ánh xạ của AD CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH MN: CUỘC HÀNH TRÌNH Ứng MĐ: CÁI CHẾT với Tạm biệt, chào hỏi trước khi lên đường  Gặp mặt người chết lần cuối cùng Chuẩn bị hành trang trước khi lên  Các vật dụng an táng theo người chết đường Đưa tiễn  Nghi thức tiễn biệt đến người chết đến nơi an nghỉ Nhắn nhủ  Lời điếu trước khi tiến hành nghi thức an tang Bạn đồng hành  Sự hiện của người thân đã qua đời trước / thần linh / Đấng siêu nhiên (trong niềm tin của tôn 8
  11. giáo / tín ngưỡng) Phương tiện của cuộc hành trình  Phương tiện chở người chết đến nơi an tang Chuyển động xuất phát / đi Sự di dời người chết ra khỏi nơi tổ chức tang lễ Chuyển động đến  Sự di dời người chết đến nơi an tang Đích đến / nơi đến  Nơi chôn cất người chết hoặc biểu trưng được tin là nơi người chết sẽ đến (trong niềm tin của tôn giáo / tín ngưỡng) Người đón  Người thân đã qua đời trước / thần linh / Đấng siêu nhiên (trong niềm tin của tôn giáo / tín ngưỡng) Cảm xúc khi đến đích  Trạng thái cảm xúc (được quy gán bởi niềm tin của người sống về tâm lý của người chết khi bước vào cuộc sống mới) 2 AD bậc dưới là: CÁI CHẾT LÀ SỰ KHỞI HÀNH và CÁI CHẾT LÀ ĐI ĐẾN ĐÍCH CUỐI CÙNG. Đối chiếu điểm tương đồng và khác biệt Tương đồng: - Về mặt định lượng, các biểu thức ADYN “CÁI CHẾT LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH” xuất hiện phổ biến và tần suất xuất hiện dụ dẫn cao trong hai ngôn ngữ. - Có sự tương đồng về ánh xạ giữa 2 ngôn ngữ. - Ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh khi tri nhận về cái chết. - Là cách tri nhận mang tính chất tích cực về “cái chết” (Trong trường hợp này AD CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH được sử dụng như uyển ngữ về cái chết). Khác biệt - Thống kê định lượng cho thấy TA nghiêng về số lượt dụ dẫn xuất hiện ý niệm “cái chết” như “khởi hành” (86 lượt dụ dẫn TV và 91 lượt dụ dẫn TA) còn TV lại sử dụng nhiều dụ dẫn chỉ “đến đích” hơn (63 lượt TV và 46 lượt TA). Đây là hệ quả sự ảnh hưởng đa tôn giáo trong văn hóa của người Việt. - Quan niệm về “đích đến”: Hệ quả của sự ảnh hưởng nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt coi cái chết là sự đoàn tụ với tổ tiên hoặc “về với Phật” / “Về nơi Tây phương cực lạc” hoặc được “về nơi nước Chúa”. Người Anh chịu ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa nên cách tư duy về đích đến là “lên Thiên Đàng” hay về “vườn Địa đàng”, “Về trong vòng tay của Đức Chúa”. 9
  12. - Khác biệt về phương hướng của chuyển động đến đích: TV chỉ sử dụng các động từ chỉ chuyển động rời khỏi vị trí theo phương ngang hoặc hướng xuống dưới (đi, rời đi, tới, về, xuống). Cách tư duy này xuất phát từ tập quán an táng, chôn cất và tư duy quay về nguồn cội của người Việt. TA dùng động từ “fly” (bay) để nói về chuyển động hướng lên trên. Điều này cũng xuất phát từ niềm tin về Đức Chúa và Thiên đàng. 2.3. AD cấu trúc CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI trong TV và TV AD CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI (DEATH IS THE REST) cũng phổ biến và có cơ sở từ trải nghiệm “nghiệm thân” và ảnh hưởng từ niềm tin tôn giáo. Ở góc nhìn tâm lý học, “cái chết” của những người thân yêu là một trải nghiệm tâm lý khó khăn đối với người sống nên con người tìm cách diễn giải nó theo cách coi “cái chết” là “sự nghỉ ngơi” để bù đắp cho những tổn thương, vất vả hiện hữu khi còn sống. Bảng 2.3. Số lượng và tỷ lệ các thuộc tính MN được kích hoạt trong AD CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI trong TV và TA ST Diễn ngôn có sử dụng Số dụ dẫn T ADYN Số BT AD AD TV TA Thuộc tính MN Số % Số % TV TA TV TA 1 Sự giải phóng thể xác và tinh 27 5,5 37 7,3 53 54 4 7 thần khỏi các vấn đề 2 Cảm giác tận hưởng/ tích cực khi được nghỉ ngơi để hồi 21 4,3 29 5,7 24 44 5 4 phục 3 Các nhân tố chăm sóc khi nghỉ 6 1,2 2 0,4 6 2 3 2 ngơi 4 Giấc ngủ / tư thế, trạng thái 22 4,5 18 3,6 24 21 4 3 của cơ thể khi ngủ 5 Tính chất / cảm nhận về giấc 12 2,4 17 3,4 12 22 2 2 ngủ 6 Nơi ngủ 4 0,8 1 0,2 4 1 3 1 Tổng số 92 18,8 104 20,6 123 144 21 19 Dựa vào 6 thuộc tính điển hình của MN “Sự nghỉ ngơi”, chúng tôi xây dựng lược đồ ánh xạ như bảng 2.4. 10
  13. Bảng 2.4: Lược đồ ánh xạ của AD CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI MN: SỰ NGHỈ NGƠI Ứng MĐ: CÁI CHẾT với Sự giải phóng thể xác và tinh thần khỏi  Trạng thái ngừng tri giác của con người khi chết các vấn đề Cảm nhận tận hưởng / tích cực khi được  Tâm lý tích cực đối với sự kiện “cái chết” nghỉ ngơi để hồi phục Các nhân tố chăm sóc khi nghỉ ngơi  Các điều kiện tốt đẹp mà người chết nhận được sau khi chết (trong niềm tin của tôn giáo / tín ngưỡng) Giấc ngủ / Tư thế, trạng thái của cơ thể  Tư thế bất động và các biểu hiện của cơ thể khi chết khi ngủ Cảm nhận tích cực về giấc ngủ Tâm lý tích cực đối với sự kiện “cái chết” Nơi ngủ  Nơi an nghỉ của người chết 2 AD bậc dưới gồm CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI THƯ GIÃN và CÁI CHẾT LÀ GIẤC NGỦ. 2.3.2. Đối chiếu Tương đồng - AD được sử dụng với mức độ phổ biến và tần suất dụ dẫn cao (TV có 92 diễn ngôn với 123 lượt dụ dẫn; TA có 104 diễn ngôn chứa AD với 144 lượt dụ dẫn). - Tương đồng về cách thức tri nhận và kích hoạt các tri thức ở MN: trải nghiệm sinh lý và sự ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo. - Tính tích cực trong cách tiếp cận với ý niệm “cái chết” bằng cách viện dẫn đến phạm trù cụ thể là “sự nghỉ ngơi”. Khác biệt - Người chăm sóc khi nghỉ ngơi: Trong TV, các dụ dẫn“bên cạnh Chúa”, “về với Phật”, “trong vòng tay ông bà tổ tiên”,… là các đối tượng “chăm sóc”; trong TA, những dụ dẫn như “God cares in heaven” (Chúa che chở trên thiên đàng),… chỉ đối tượng mà người chết nhận được sự chăm sóc khi nghỉ ngơi. - Nơi nghỉ ngơi: Trong quan niệm của người Việt gồm cả nơi an nghỉ hữu hình (mộ phần) và vô hình là các biểu trưng theo quan niệm tôn giáo tín ngưỡng như “miền cực lạc” (theo Phật giáo), “trong vòng tay những người thân yêu” (tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên), “vòng tay Chúa”… . Trong khi đó, người Anh chỉ sử dụng các dụ dẫn chỉ nơi an nghỉ vô hình, mang tính chất biểu trưng như “Thiên đàng”.  Sự khác biệt được giải thích là do ảnh hưởng quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt và người Anh. 11
  14. 2.4. AD cấu trúc CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG trong TV và TA 2.4.1. Phân tích AD CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG xuất hiện trong 26 diễn ngôn của tổng ngữ liệu nghiên cứu TV và TA, chiếm tỷ lệ 2,6% với 26 biểu thức AD. Bảng 2.5. Số lượng và tỷ lệ thuộc tính MN được kích hoạt trong AD CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG trong TV và TA STT Diễn ngôn có sử dụng Số BT AD Số dụ dẫn AD ADYN Thuộc tính MN TV TA TV TA TV TA Số % Số % 1 Trạng thái mất ánh sáng / bóng tối 5 1 2 0,4 5 2 2 1 2 Trạng thái hết năng lượng thắp sáng 3 0,6 4 0,8 3 4 1 1 3 Trạng thái tỏa sáng 0 0 11 2,2 0 11 0 2 Tổng số 8 1,7 17 3,4 8 17 3 4 Sơ đồ ánh xạ của AD CÁI CHẾT LÀ SỰ MẤT NĂNG LƯỢNG thể hiện ở bảng 2.6: MN: TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG Ứng với MĐ: CÁI CHẾT Trạng thái mất ánh sáng / Bóng tối  Trạng thái không có sự sống Trạng thái hết năng lượng thắp sáng  Trạng thái cơ thể hết năng lượng sống Trạng thái tỏa sáng  Trạng thái phục sinh sau cái chết (theo niềm tin tôn giáo) Bảng 2.6: LĐ ánh xạ của AD CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG AD bậc dưới gồm: AD CÁI CHẾT LÀ SỰ TẮT ÁNH SÁNG / BÓNG TỐI và AD chỉ xuất hiện trong TA: CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI TỎA SÁNG. Đối chiếu điểm tương đồng và khác biệt Tương đồng: MN TẮT ÁNH SÁNG / BÓNG TỐI được kích hoạt ở cả 2 ngôn ngữ, cho thấy lối tư duy chung ở việc coi cái chết là sự mất ánh sáng. Khác biệt: AD CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI TỎA SÁNG xuất hiện trong TA để diễn đạt ý niệm “cái chết” nhưng không xuất hiện trong TV. Sự khác biệt này được giải thích từ quan niệm về “nơi đến” của người chết theo cách lý giải của niềm tin tôn giáo, tính ngưỡng của 2 dân tộc. 2.5. AD cấu trúc CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC trong TV và TA 12
  15. MN “Sự kết thúc” được tri nhận qua 3 phạm trù cụ thể: kinh nghiệm thân thể, tri nhận về thời gian và các mối tương tác giữa con người với các điều kiện khách quan hiện hữu trong thế giới của người sống. Bảng 2.7. Số lượng và tỷ lệ thuộc tính MN được kích hoạt trong AD CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC trong TV và TA STT Diễn ngôn có sử dụng Số BT AD Số dụ dẫn AD ADYN Thuộc tính MN TV TA TV TA TV TA Số % Số % 1 Các cơ quan trong cơ thể người 5 1,8 12 3,4 9 17 3 4 ngừng hoạt động 2 Cơ thể người mất nhiệt năng 9 1,8 0 0 9 0 4 0 3 Trạng thái thể xác suy tàn 12 2,4 5 1 12 5 4 2 4 Kết thúc khoảng thời gian 3 0,6 3 0,6 3 3 2 2 5 Khoảnh khắc cuối cùng 6 1,2 4 0,8 6 4 2 2 6 Trạng thái ngừng chiến đấu 21 4,3 17 3,3 29 18 3 4 7 Kết quả thua cuộc trong cuộc 18 3,7 31 6,1 25 45 5 5 chiến Tổng số 74 15,1 72 14,2 93 92 23 19 Bảng 2.8: Lược đồ ánh xạ của AD CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC MN: SỰ KẾT THÚC Ứng với MĐ: CÁI CHẾT Các cơ quan trong cơ thể người  Các chu trình trao đổi chất để duy trì sự sống kết thúc ngừng hoạt động Cơ thể người mất nhiệt năng  Cơ thể lạnh giá khi chết Trạng thái cơ thể suy tàn  Trạng thái suy tàn và phân hủy của thể xác Kết thúc khoảng thời gian  Kết thúc khoảng thời gian sự sống tồn tại Khoảnh khắc cuối cùng  Thời khắc cái chết xảy đến Trạng thái ngừng chiến đấu  Kết thúc cuộc đời 13
  16. 3 AD bậc dưới gồm: (1) CÁI CHẾT LÀ SỰ CHẤM DỨT SỰ SỐNG SINH HỌC, (2) CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC THỜI GIAN SỐNG và (3) CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC CUỘC CHIẾN. Đối chiếu điểm tương đồng và khác biệt Tương đồng - Cả 2 ngôn ngữ đều tri nhận ý niệm “cái chết” thông qua các MN “sự chấm dứt sự sống sinh học”, “sự kết thúc thời gian sống” và “sự kết thúc cuộc chiến”. Cơ sở hình thành của cách tri nhận này là từ trải nghiệm thân thể, nhận thức về thời gian và sự liên tưởng giữa ý niệm “cuộc chiến đấu” với cách con người đương đầu với trở ngại trong cuộc đời. - Có sự tương đồng về nhận thức trong 2 nền văn hóa, thể hiện ở sự tương đồng về các dụ dẫn được sử dụng, chẳng hạn như dụ dẫn “hơi thở cuối cùng”, “kết thúc cuộc đời”, “giây phút cuối cùng” (giây phút lâm chung), “sự thua cuộc”… Khác biệt - Ở AD CÁI CHẾT LÀ CHẤM DỨT SỰ SỐNG SINH HỌC, người Việt diễn tả trạng thái mất nhiệt của cơ thể và sự hư hao của thân thể tương đồng của sự héo mòn của thực vật, cây cỏ. Trạng thái mất nhiệt của cơ thể không được nhắc đến trong TA. Người Anh cũng diễn đạt trạng thái cơ thể khi chết theo hướng “suy yếu và tàn lụi”, gợi liên tưởng với sự phân hủy của xác chết. - Ở AD với MN “kết thúc sự chiến đấu”, có khác biệt định lượng trong cách sử dụng các dụ dẫn để kích hoạt các thuộc tính MN “cái chết”. Ở thuộc tính MN “Kết quả thua cuộc”, số diễn ngôn TA là 31 với 45 lượt dụ trong khi đó số diễn ngôn TV chỉ là 18 với 25 lượt xuất hiện của các dụ dẫn. Ngược lại, với thuộc tính MN “sự ngừng chiến đấu”, số diễn ngôn và dụ dẫn TV lại nhiều hơn TA (29 dụ dẫn TV và 18 dụ dẫn TA) Lý do là khác biệt trong tư duy Đông - Tây. Người phương Tây coi trọng kết quả nên cách họ lựa chọn sử dụng ngôn ngữ chỉ “kết quả”. Ngược lại, người phương Đông chú trọng cách diễn đạt trạng thái, tính chất của sự việc. Bởi vậy, thay vì dùng cách nói trực diện “thua cuộc”, người phương Đông dùng cách nói “từ bỏ”, “đầu hàng”… 2.6. Tiểu kết chương 2 - 4 MN “cụ thể” được sử dụng gồm: CUỘC HÀNH TRÌNH, SỰ NGHỈ NGƠI, TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG, và SỰ KẾT THÚC, tương ứng với 4 AD cơ sở, có 9 AD bậc dưới gồm: CÁI CHẾT LÀ SỰ KHỞI HÀNH, CÁI CHẾT LÀ ĐI ĐẾN ĐÍCH CUỐI CÙNG, CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI THƯ GIÃN, CÁI CHẾT LÀ GIẤC NGỦ, CÁI CHẾT LÀ SỰ TẮT ÁNH SÁNG/ BÓNG TỐI, CÁI CHẾT LÀ SỰ TỎA SÁNG, CÁI CHẾT LÀ SỰ CHẤM DỨT SỰ SỐNG SINH HỌC, CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC THỜI GIAN SỐNG và CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC CUỘC CHIẾN. 14
  17. - Tương đồng trong cách thức tri nhận là đều dựa trên các các trải nghiệm thân thể (các yếu tố sinh lý, tâm lý), sự tri nhận về thế giới khách quan (yếu tố thời gian, không gian) và thông qua niềm tin tôn giáo. - Việc sử dụng đa dạng các ADYN phản ánh cách thức người Việt và người Anh diễn đạt “kiêng kị”: dùng cách nói giảm, nói tránh hay uyển ngữ. - Có sự khác biệt ở AD bậc dưới. Cụ thể, người Việt không sử dụng AD “CÁI CHẾT LÀ SỰ TỎA SÁNG” còn người Anh lại không dùng trải nghiệm “thân thể mất nhiệt” để diễn đạt ý niệm “cái chết”. CHƯƠNG 3 ĐỐI CHIẾU AD BẢN THỂ CÓ MĐ “CÁI CHẾT” TRONG TV VÀ TA 3.1. Dẫn nhập 3 tiểu loại: AD Thực thể, AD Vật chứa và Nhân hóa được sử dụng để diễn đạt ý niệm “cái chết”. So sánh định lượng các tiểu loại AD thực thể diễn đạt ý niệm "CÁI CHẾT" trong TV và tiếng Anh 28 27 30 25 15 19 20 15 15 9 10 5 0 Ẩn dụ THỰC THỂ Ẩn dụ VẬT CHỨA Ẩn dụ NHÂN HÓA 1 2 3 Tiếng Việt Tiếng Anh Hình 3.1. So sánh định lượng các tiểu loại AD thực thể diễn đạt ý niệm “CÁI CHẾT” trong TV và TA 15
  18. Sơ đồ tầng bậc các AD bản thể có MĐ “CÁI CHẾT”: AD THỰC THỂ MẤT SỰ SỐNG LÀ MẤT TÀI SẢN QUÝ (sự sống là tài sản quý) CÁI CHẾT LÀ THỰC THỂ AD BẢN THỂ CHẾT LÀ TRẠNG THÁI KHÔNG Ở TRONG TRƯỜNG THỊ GIÁC AD VẬT CHỨA (trường thị giác là vật chứa) CHẾT LÀ TRẠNG THÁI Ý THỨC/ TINH THẦN THOÁT KHỎI THỂ XÁC (cơ thể người là vật chứa) NHÂN HÓA CÁI CHẾT LÀ KẺ CƯỚP Hình 3.2. Sơ đồ các tiểu loại AD bản thể trong diễn ngôn về ý niệm “CÁI CHẾT” Số liệu định lượng các AD bản thể trong TV và TA thể hiện ở bảng dưới đây: 16
  19. Bảng 3.1: Thống kê tiểu loại và tần suất xuất hiện AD bản thể diễn đạt ý niệm “cái chết” trong TV và TA ST Tiểu loại AD Số diễn ngôn có AD bản thể Số biểu thức AD T AD bản TV TA Tổng T TA Tổng thể V Số % Số % Số % 1 AD thực MẤT SỰ SỐNG 17 3,4 21 4,2 38 3,8 20 23 43 thể LÀ MẤT TÀI SẢN QUÝ CÁI CHẾT LÀ 11 2,2 6 1,2 17 1,7 16 11 27 THỰC THỂ 2 AD vật CHẾT LÀ 9 1,8 11 2,2 20 2,0 12 15 27 chứa TRẠNG THÁI KHÔNG Ở TRONG TRƯỜNG THỊ GIÁC CHẾT LÀ 6 1,2 8 1,6 14 1,4 7 8 15 TRẠNG THÁI Ý THỨC / TINH THẦN THOÁT KHỎI THỂ XÁC 3 Nhân hóa CÁI CHẾT LÀ 15 3,1 9 1,8 24 2,4 15 13 28 KẺ CƯỚP Tỷ lệ AD bản thể trên tổng số 58 11,8 55 11 113 11,3 70 61 131 3.2. AD thực thể có MĐ “cái chết” trong TV và TA AD thực thể xuất hiện trong 55 diễn ngôn, tương đương với 5,5% tổng số ngữ liệu nghiên cứu. 2 AD thực thể là MẤT SỰ SỐNG LÀ MẤT TÀI SẢN QUÝ và CÁI CHẾT LÀ THỰC THỂ. Đối chiếu điểm tương đồng và khác biệt trong TV và TA: Tương đồng: Ý niệm “cái chết” trừu tượng được tri nhận thành thực thể hữu hình theo hai hướng: 17
  20. - Coi sự sống là thực thể (SỰ SỐNG LÀ TÀI SẢN QUÝ) bởi các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra khi có sự sống. Từ cách tri nhận này mà đối với sự kiện “cái chết”, cả người Việt và người Anh đều bày tỏ cảm xúc nuối tiếc như mất đi tài sản quý. - Coi cái chết là thực thể, có thể cảm nhận bằng thị giác với hình hài như các chướng ngại vật và có lực tác động để ngăn cản sự sống tiếp diễn. Lối tri nhận này phù hợp với tư duy tiêu cực về cái chết tồn tại trong tâm trí con người, lý giải cái chết là thế lực xấu, không thể chống lại được và chiếm giữ, ngăn cản sự tiếp nối của sự sống. Khác biệt Người Anh sử dụng AD MẤT SỰ SỐNG LÀ MẤT TÀI SẢN QUÝ nhiều hơn người Việt khi nói về ý niệm “cái chết” (4,2% so với 3,4%) trong khi đó người Việt sử dụng AD CÁI CHẾT LÀ THỰC THỂ nhiều hơn (2,2% so với 1,2%). Sự khác biệt là do: Tư duy phương Tây nghiêng về duy lý trong khi tư duy phương Đông lại ngả về sử dụng trực giác. Người phương Tây quan tâm đến cái chết dưới góc độ thực thể vật chất còn phương Đông lại đặt cái chết và linh hồn dưới hệ quy chiếu của những tư tưởng triết học đậm chất tâm linh huyền bí 3.3. AD vật chứa có MĐ “cái chết” trong TV và TA AD vật chứa biểu đạt ý niệm “cái chết” xuất hiện trong 34 diễn ngôn, tương đương với 3,4% tổng số ngữ liệu nghiên cứu. 2 vật chứa là “Trường thị giác” và “Thể xác”. 2 AD tương ứng được sử dụng trong các diễn ngôn về cái chết: CHẾT LÀ TRẠNG THÁI KHÔNG Ở TRONG TRƯỜNG THỊ GIÁC và CHẾT LÀ TRẠNG THÁI Ý THỨC / TINH THẦN RỜI KHỎI THỂ XÁC. Đối chiếu điểm tương đồng và khác biệt trong TV và TA: Tương đồng: - Về mặt định lượng, AD vật chứa có tần suất sử dụng nhỏ. - Về lối tư duy, cả người Việt và người Anh đều vận dụng kinh nghiệm thân thể để tư duy về “cái chết” => Nguyên lý dĩ nhân vi trung - Cả người Việt và người Anh đều chấp nhận và lý giải về sự tồn tại của yếu tố linh hồn trong mối liên hệ với thể xác là yếu tố hữu hình, sự đồng nhất linh hồn với “hơi thở”. Cơ thể người được coi là vật chứa linh hồn, cái chết trạng thái linh hồn thoát khỏi vật chứa thể xác. Khác biệt - Dụ dẫn “khuất” trong TV để chỉ trạng thái “không còn nhìn thấy nữa”. Chết được hiểu là con người sẽ ở một miền không gian khác chứ không phải là sự kết thúc. Dụ dẫn “khuất bóng” phù hợp với lối tư duy về bóng tối đại diện cho cái chết. Bên cạnh đó, người Việt còn dùng dụ dẫn “khuất núi” ám chỉ cái chết với ảnh hưởng của văn hóa hướng về nguồn cội của người Việt, thể hiện triết lý “uống nước nhớ nguồn”. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0