intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

108
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng tới mục tiêu: Nhận diện, lý giải hình tượng nhân vật trẻ em và các phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật qua các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi qua đó dựng lên bức tranh toàn cảnh văn học thiếu nhi với những góc nhìn khác nhau về trẻ em, qua đó, góp phần khẳng định những giá trị thẩm mĩ đặc thù của Văn học thiếu nhi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG<br /> <br /> NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI<br /> THIẾU NHI VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số<br /> <br /> : 62.22.01.21<br /> <br /> Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ ng÷ v¨n<br /> <br /> hµ néi – 2016<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br /> Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi<br /> <br /> Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý<br /> 2. PGS. Nguyễn Văn Long<br /> Phaûn bieän 1: PGS.TS. Biện Minh Điền<br /> Trường Đại học Vinh<br /> Phaûn bieän 2: PGS.TS. Lƣu Khánh Thơ<br /> Viện Văn học<br /> Phaûn bieän 3: PGS.TS. Hỏa Diệu Thúy<br /> Trường Đại học Hồng Đức<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng<br /> họp tại: Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi<br /> Vào hồi.............giờ...........phút, ngày........tháng........năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm đọc luận án tại:<br /> - Thƣ viện Quốc gia<br /> - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội<br /> <br /> CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ<br /> 1. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), “Personnality education for children<br /> <br /> through the character Pippi in Astrid Lindgren’s Pippi Longstocking”,<br /> Proceedings 17, Ochanomizu University, tr.125-128.<br /> 2. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012-2013), Kiểu nhân vật trong truyện đồng thoại<br /> <br /> viết cho trẻ mầm non , Đề tài cấp trường, Mã số: SPHN-12-193.<br /> 3. Nguyễn Thị Thanh Hương(2013), “Câu đố dân gian với giáo dục trẻ lứa tuổi<br /> <br /> mầm non”, Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 58, tr.8288.<br /> 4. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), “Nhân vật người kể chuyện trong “Cho<br /> <br /> tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh”, Tạp chí Lý luận phê bình<br /> văn học, nghệ thuật (10), tr.64-68.<br /> 5. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Nhân vật trẻ em trong truyện Việt Nam<br /> <br /> trước 1945”, Tạp chí Khoa học (60), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,<br /> tr.63-67.<br /> 6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Sức hấp dẫn từ nhân vật Pippi trong<br /> <br /> truyện “Pippi tất dài” của Astrid Lindgren”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật<br /> (370), tr.104-107.<br /> 7. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Một số đặc trưng của tự truyện viết cho<br /> <br /> thiếu nhi ở Việt Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ<br /> thuật (33), tr. 64-69<br /> 8. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi<br /> <br /> Việt Nam giai đoạn 1945-1975”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật<br /> (40), tr.38-48.<br /> 9. Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), “Về định nghĩa Văn học thiếu nhi”, Tạp<br /> <br /> chí Văn hóa nghệ thuật (385), tr.91-93.<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> 1.1. Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng, góp phần làm nên diện mạo<br /> của một nền văn học.<br /> 1.2. Văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, từ khi ra đời, đã tái hiện được những nét cơ<br /> bản trong đời sống của trẻ em qua các giai đoạn lịch sử. Không những thế, gắn<br /> liền với những đổi mới của nền văn xuôi dân tộc, văn xuôi thiếu nhi cũng mang<br /> lại một số cách tân đáng kể trên mỗi chặng đường phát triển. Một trong những<br /> cách tân đó thể hiện ở thế giới nhân vật.<br /> 1.3. Cuộc sống hiện đại với vô vàn rào cản ngăn cách mối tương giao giữa con<br /> người với con người, đặc biệt là giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Trẻ em thời<br /> hiện đại đã không còn giống với cha anh. Cuộc sống của chúng ngày một khác<br /> trước, tâm sinh lí cũng có nhiều thay đổi. Hơn thế, bản thân mỗi đứa trẻ đã là<br /> một thế giới luôn luôn biến động, khó nắm bắt.Trẻ em không phải là một người<br /> lớn thu nhỏ. Tìm hiểu nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam cũng<br /> là một con đường dẫn vào thế giới trẻ thơ để hiểu và có ứng xử thích hợp với<br /> những công dân tương lai của đất nước.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu<br /> nhi Việt Nam qua hai giai đoạn lớn của văn học: từ năm 1945 đến năm 1975 và<br /> sau năm 1975.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Diện khảo sát của luận án là Văn xuôi viết cho thiếu nhi. Tuy nhiên, tiểu<br /> loại kí thiếu nhi không được coi trọng và cũng chưa có nhiều thành tựu. Cho<br /> nên, chúng tôi tập trung khảo sát nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt<br /> Nam.<br /> Do khối lượng tác phẩm nhiều, cho nên chúng tôi lựa chọn tư liệu phục<br /> vụ mục đích nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết, truyện ngắn và tự truyện<br /> viết cho thiếu nhi từ năm 1945 đến nay, đặc biệt, tập trung vào một số sáng tác<br /> tiêu biểu, có giá trị và chứa đựng nhiều yếu tố mang tính cách tân.<br /> 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 3.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Thực hiện đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam,<br /> chúng tôi hướng tới mục tiêu: Nhận diện, lý giải hình tượng nhân vật trẻ em và<br /> các phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật qua các giai đoạn phát triển của<br /> văn học thiếu nhi qua đó dựng lên bức tranh toàn cảnh văn học thiếu nhi với<br /> những góc nhìn khác nhau về trẻ em, qua đó, góp phần khẳng định những giá trị<br /> thẩm mĩ đặc thù của Văn học thiếu nhi.<br /> <br /> 2<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 3.2.1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định khái niệm: văn<br /> học thiếu nhi, trẻ em, nhân vật trẻ em, sự phân loại nhân vật trẻ em trong văn học.<br /> 3.2.2. Tìm hiểu về sự hình thành nền văn học thiếu nhi Việt Nam và những<br /> chặng đường phát triển của nhân vật trẻ em trong tiến trình văn học thiếu nhi.<br /> 3.2.3. Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi giai<br /> đoạn 1945-1975<br /> 3.2.4. Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam<br /> giai đoạn sau 1975<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:<br /> - Phương pháp loại hình<br /> - Phương pháp so sánh<br /> - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại<br /> - Phương pháp văn học sử<br /> - Phương pháp liên ngành<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> Về mặt lí luận, hướng tiếp cận của đề tài góp phần cung cấp một bức<br /> tranh khái quát và toàn diện về nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt<br /> Nam, từ đó làm rõ thêm những vấn đề lý luận chi phối văn học mỗi giai đoạn.<br /> Ý nghĩa văn học sử của luận án là góp phần nghiên cứu, tổng kết diện<br /> mạo nhân vật trẻ em trong tiến trình văn học thiếu nhi nước nhà. Qua đó, đưa<br /> đến một cách tham chiếu về sự vận động, những quy luật cơ bản trong nền văn<br /> học Việt Nam.<br /> Về mặt thực tiễn, từ việc xác lập hệ thống cấu trúc nhân vật trẻ em trong<br /> suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam đưa ra<br /> những mẫu hình nhân vật thiếu nhi tiêu biểu tạo thành những hình tượng nhân<br /> vật gắn với thực tế đời sống qua đó góp phần định hướng sự phát triển nhân<br /> cách của trẻ em trong thời kì đổi mới.<br /> Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và<br /> giảng dạy văn học thiếu nhi Việt Nam trong các trường Cao đẳng, Đại học.<br /> 6. Bố cục của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được triển<br /> khai trong 3 chương:<br /> Chương 1. Tổng quan về đề tài<br /> Chương 2. Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ năm 1945<br /> đến năm 1975<br /> Chương 3. Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ năm 1975<br /> đến nay<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2