intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi tổ chức xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 1975 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học "Biến đổi tổ chức xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 1975 đến nay" được nghiên cứu với mục tiêu: Làm sáng tỏ thực trạng của sự biến đổi về tổ chức xã hội người Chil huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng dưới tác động của chuyển đổi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1975 đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi tổ chức xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 1975 đến nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH THÔI BIẾN ĐỔI TỔ CHỨC XÃ HỘI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI CHIL Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY Ngành: Nhân học Mã số: 9.31.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội – 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGND. NGÔ VĂN LỆ Phản biện 1: PGS.TS Bùi Văn Đạo Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trường Giang Phản biện 3: GS.TS Trần Trung Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2025 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Người Chil - một nhóm địa phương của dân tộc Cơ-ho, có tổ chức xã hội truyền thống với các hình thái, thiết chế của bon, dòng họ và gia đình thể hiện rõ đặc điểm văn hoá của chế độ mẫu hệ và gắn liền với sở hữu đất rừng cộng đồng truyền thống. Từ năm 1975 đến nay, dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập, đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với các cư dân ở vùng Tây Nguyên. Cách thức quản lý, sử dụng đất đã có ảnh hưởng lớn đến các phương diện kinh tể, văn hóa, xã hội, môi trường của các cộng đồng tộc người. Quản lý và sử dụng đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng đến phương thức sản xuất, tính chất sản xuất, quy mô sản xuất và qua đó tác động đến cách người dân sử dụng các nguồn lực để quản lý, sử dụng đất đai, qua đó dẫn đến việc duy trì các tổ chức xã hội cho phù hợp. Sự biến đổi của tổ chức xã hội do nhiều yếu tố tác động khác nhau, và cũng chịu nhiều tác động từ cách quản lý và sử dụng đất trong những bối cảnh xã hội nhất định. Giống như nhiều tộc người thiểu số tại chỗ khác ở vùng Tây Nguyên, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất mang tính sống còn của người Chil. Trong ngành nhân học, đã có một số nghiên cứu tổng quát về người Cơ-ho và nhiều nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội chung của tộc người này. Hiện có ít nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi tổ chức xã hội của người Cơ-ho dưới tác động của các yếu tố trong đó có các chính sách về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về đặc điểm và biến đổi của các tổ chức xã hội bon, dòng họ và gia đình người Chil. Trên cơ sở nghiên cứu, chỉ ra xu hướng, những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội của người Chil hiện nay, luận án đề xuất giải pháp hỗ trợ đồng bào ổn định, phát triển đời sống kinh tế gia đình, tăng cường khả năng thích ứng của đồng bào và các thiết chế xã hội truyền thống trong bối cảnh mới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng của sự biến đổi về tổ chức xã hội người Chil huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng dưới tác động của chuyển đổi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1975 đến nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích tổng quan các chính sách quản lý đất đai của nhà nước để làm nổi bật những sự chuyển đổi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của cộng đồng người Chil; Phân tích làm sáng tỏ thực trạng, nguyên nhân và xu hướng biến đối về tổ chức xã hội người Chil dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Đánh giá xu hướng biến đổi tổ chức xã hội và những tác động của những biến đổi ấy đến nhóm tộc người Chil huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng hiện nay; Đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả các 1
  4. chính sách dân tộc ở địa phương và vùng Tây Nguyên trong bối cảnh phát triển mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sự biến đổi tổ chức xã hội của người Chil. Nghiên cứu sự biến đổi hình thái và thiết chế của bon, dòng họ và gia đình người Chil qua sự chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp từ sau năm 1975. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nơi có các cộng đồng người Cơho-Chil tập trung và mở rộng không gian sinh sống kể từ năm 1964 đến nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án từ sau năm 1975 đến nay. Kể từ năm 1975, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách quản lý trên các phương diện kinh tế, xã hội và dân cư. Theo đó, những sự thay đổi ở cấp địa phương về hình thức sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai đã rất rõ ràng, đặc biệt là đất nông nghiệp để sản xuất. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Luận án vận dụng các luận điểm về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tộc người thiểu số trong bối cảnh ở vùng Tây Nguyên. Luận án vận dụng những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thông qua điền dã dân tộc học tại những bon người Chil. Luận án sử dụng phương pháp luận liên kết (linkages methodology) để phân tích và so sánh mối quan hệ tác động bên trong và với các yếu tố bên ngoài đến tổ chức xã hội người Chil tại tỉnh Lâm Đồng kể từ sau năm 1975 đến nay. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án phân tích tài liệu thứ cấp: nghiên cứu và phân tích, tổng hợp các tài liệu thống kê, báo cáo kết quả dự án, chương trình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, đặc biệt các luật đất đai (sửa đổi) qua các thời kỳ kể từ sau năm 1975 đến nay. Phân tích, thảo luận các luận điểm trong các luận án, các văn bản luật, nghị quyết của các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thông qua Phương pháp điền dã dân tộc học tại cộng đồng người Chil tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng: Trước và trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, NCS đã có thời gian sống và làm việc dài ngày tại nhiều bon của cộng đồng người Chil tại tác các xã, thuộc các huyện/thị có người Chil định cư sinh sống tập trung tại tỉnh Lâm Đồng. Mỗi năm, NCS đã đều đặn thực hiện 2-3 lần điền dã dân tộc học, để quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, vẽ sơ đồ gia phả, thảo luận nhóm, tham dự các lễ nghi và gặp trực tiếp những cá nhân, hộ gia đình người Chil tại các bon. Ngoài 2
  5. ra, luận án cũng áp dụng phương pháp phân tích chính sách nhằm thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách tại địa điểm nghiên cứu và các tác động chính sách có liên quan đến sự biến đổi tổ chức xã hội người Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án có đóng góp các điểm mới về mặt học thuật, lý luận như sau: Luận án đã tiếp cận từ các quan điểm nhân học Marxist và sinh thái chính trị để nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi tổ chức xã hội của người Chil dưới tác động của yếu tố thay đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; cung cấp những tư liệu mới về tiến trình biến đổi tổ chức xã hội của tộc người thiểu số theo chế độ xã hội mẫu hệ ở vùng Tây Nguyên cho ngành nhân học, dân tộc học; cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để hiểu mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và văn hoá trong quá trình phát triển xã hội của cộng đồng tộc người thiểu số ở vùng Tây Nguyên; giúp cho các nhà nghiên cứu và quản lý tiếp cận một cách tổng thể về biến đổi xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu; đề xuất những giải pháp có ý nghĩa trong phát triển xã hội tộc người thiểu số tại vùng Tây Nguyên, Việt Nam. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1 Về lí luận Luận án là công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu và lý thuyết nhân học để hiểu biết và đánh giá xu hướng biến đổi tổ chức xã hội người Chil ở vùng Tây Nguyên từ sau năm 1975 đến nay. Kết quả nghiên cứu đề tài này đã đánh giá đúng thực trạng biến đổi, những vấn đề đặt ra và xu hướng biến đổi tổ chức xã hội truyền thống tộc người, để trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp, nhằm đảm bảo nguyên lý: vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa giữ gìn, phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống tộc người cốt lõi, phát triển bền vững vùng người Chil thuộc dân tộc Cơ-ho huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 6.2 Về thực tiễn Với tiếp cận nhân học, những kết quả nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và văn hóa, tạo cơ sở khoa học trong việc xây dựng, hoạch định các chính sách nhằm phát triển xã hội tộc người bền vững ở vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Luận án nguồn tư liệu bổ ích cho việc mở rộng các nghiên cứu, giảng dạy và học tập về sự biến đổi xã hội của người Chil, cũng như các tộc người ở vùng cao Đông Nam Á ngày nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tộc người và địa bàn nghiên cứu; Chương 2: Chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil từ năm 3
  6. 1975 đến nay; Chương 3: Biến đổi về hình thái tổ chức xã hội của người Chil từ năm 1975 đến nay; Chương 4: Biến đổi về thiết chế tổ chức xã hội của người Chil từ năm 1975 đến nay; Chương 5: Vấn đề đặt ra trong biến đổi tổ chức xã hội của người Chil và các giải pháp. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Nghiên cứu về tổ chức xã hội ở ngoài nước Luận án đã tổng quan và đánh giá toàn diện các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến tiến trình, động lực và các nhân tố tác động đến biến đổi tổ chức xã hội trong nhân học kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Theo đó, các nhà nhân học đã có sự quan tâm đến các tổ chức xã hội và các chức năng của nó. Dựa trên dữ liệu từ thực địa, các nhà nhân học đã sớm định hình và phát triển cách tiếp cận chức năng luận, chức năng luận - cấu trúc, cấu trúc luận và mở ra nhiều “biến thể” lý thuyết khác. Nhiều công trình đã miêu tả tính đặc thù của các xã hội theo dòng lịch sử, mối quan hệ giữa các thiết chế xã hội, mối quan hệ và vai trò của cá nhân với cấu trúc xã hội và biến đổi tổ chức xã hội. Các công trình “Những hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo” (1915) của Emile Durkheim [121]; công trình của Marcel Mauss với “Luận về biếu tặng: hình thức và lý do của sự trao đổi trong các xã hội cổ sơ” [67] đã tiếp tục xem xét các sự kiện xã hội trong mối quan hệ của chúng với toàn bộ tổ chức xã hội mà chúng thuộc về. Công trình của Malinowski “Argonauts of the Western Pacific” [142] đã miêu tả về tổ chức xã hội của cư dân quần đảo Trobriand. Ông coi Kula có chức năng liên kết xã hội, mạng lưới quan hệ liên-bộ lạc. Ở công trình “Cấu trúc và chức năng trong các xã hội nguyên thủy” (Structure and Function in Primitive Societies) Radcliffe-Brown[149] coi xã hội là một tổng thể hữu cơ và các đơn vị hay tập tục đều có liên quan đến nhau trong một tổng thể và có chức năng trong tổng thể này. Tiếp cận cấu trúc luận, Claude Lévi-Strauss với công trình“Các cấu trúc cơ bản của thân tộc” [140] coi bản chất của văn hóa ở cái cấu trúc tư tưởng của nó. Với thuyết hôn nhân (alliance theory), ông chứng minh các nhóm họ hàng không phải là cơ sở của xã hội, mà là những thành tố của quan hệ trao đổi hôn nhân tồn tại giữa các nhóm xã hội [140]. Cấu trúc luận của Strauss vốn nhấn mạnh tính phổ quát của văn hóa, có nguồn gốc từ sự thống nhất của tâm thức chung của nhân loại. Nhà nhân học Edmund Leach (1954) với công trình “Hệ thống chính trị ở vùng cao nguyên Miến Điện” đã đề cao quan điểm về sự kết hợp giữa các tiến trình và cấu trúc xã hội [138]. Leach đã vận dụng cấu trúc 4
  7. luận và thuyết hành động, so sánh văn hóa khác nhau ở từng vùng riêng biệt với các tiến trình lịch sử cụ thể để thấy những biến đổi tổ chức xã hội. Sau những năm 1960, các nhà nhân học tiếp cận theo trường phái Marxist, tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong các nghiên cứu về các động lực của biến đổi xã hội. Hindess và Hirst đã định nghĩa phương thức sản xuất như là tổ hợp tương hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được quyết định bởi lực lượng sản xuất [133, tr. 9 - 10]. Godelier đã nhấn mạnh vai trò của các quan hệ sản xuất, tức các mối quan hệ xã hội, hơn là các công nghệ hoặc các hoạt động riêng lẻ.[125]. Với quan điểm đề cao hành động xã hội là trọng tâm trong nghiên cứu tổ chức xã hội và nhân học, Fredrik Barth với các công trình “Các hệ hình tổ chức xã hội”, “Các nhóm tộc người và những ranh giới”[116], [117] đã phân tích sâu về sự lựa chọn hợp lí của cá nhân và coi các quan hệ xã hội là những giao dịch (transaction), trong đó những đối tác có những lựa chọn chiến lược để có lợi tối đa cho mình, chứ không chỉ thể hiện vai trò hay vị thế theo quy ước đạo đức. Trong vài thập kỷ gần đây, sinh thái chính trị đã nổi lên như một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong nhân học. Các công trình đã nghiên cứu tập trung xem các cách thức và lý do tại sao các cấu trúc kinh tế và mối quan hệ quyền lực thúc đẩy sự thay đổi các xã hội trong bối cảnh thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ [156]. Những nghiên cứu cũng chưa thảo luận thoả đáng về những biến đổi tổ chức xã hội thông qua bối cảnh nhà nước, thị trường tác động đến sự kiểm soát, quyền sở hữu và sử dụng đất đai, nhất là như trường hợp ở Tây Nguyên Việt Nam hiện nay. 1.1.2 Nghiên cứu về tổ chức xã hội ở trong nước 1.1.2.1 Tổ chức xã hội và sự biến đổi của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên Từ giữa thế kỷ XX, đáng chú ý, các công trình như “Rừng người Thượng: vùng rừng núi cao nguyên miền trung Việt Nam” của Henri Maitre; Những tác phẩm nổi tiếng của Condominas về xã hội của người M’nong-Gar [11], [22], của Jacques Dournes về xã hội của người Cơho và Gia-rai [24],[43], của Anne de Hautecloque-Howe về xã hội người Ê-Đê [6],v.v. Đó là những nghiên cứu miêu tả và phân tích sâu về mối quan hệ giữa văn hoá, tổ chức xã hội với môi trường sinh thái. Từ sau năm 1975, công trình tiêu biểu như của Viện Dân tộc học chủ trì “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (cá tỉnh phía Nam) với các bài viết là kết quả khảo sát dân tộc học về mỗi tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận phương pháp luận nghiên cứu dân tộc học, miêu tả những tổng quan về kinh tế, văn hoá, xã hội truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên [113]. Các công trình nghiên cứu này phần lớn trình bày những nội dung mang tính khái quát, ít miêu tả và ít chú ý đến sự biến đổi (xem thêm Lưu Hùng [52], Vũ Đình Lợi [65]). 5
  8. Sau Đổi mới, các công trình “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi” của Bế Viết Đẳng; các công trình của nhà nghiên cứu Bùi Minh Đạo “Tổ chức và hoạt động buôn làng Tây Nguyên trong phát triển bền vững (2010)” [34]; “Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững (2011)”[35]. Đáng chú ý, công trình “Một số vần đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững (2012)”, v.v. Các nghiên cứu trình bày thực trạng các hoạt động kinh tế dưới tác động của chính sách kinh tế ở vùng Tây Nguyên. Về phương diện chính sách quản lý và sử dụng đất đai, công trình nghiên cứu “Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển bền vững Tây Nguyên” do Bùi Quang Dũng đã nhận định quan hệ kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên [44]. Các công trình như “Một số vấn đề về kinh tế-xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đắc Lắc” của Nguyễn Văn Tiệp; Phân tích xã hội Quốc gia dân tộc và phát triển ở Việt Nam [70]. do Ngân hàng thế giới tổ chức nghiên cứu và xuất bản; công trình “Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên, thuộc Chương trình Tây Nguyên 3” [5]. do Vũ Tuấn Anh chủ nhiệm; v.v đã chỉ ra rằng, đối với phần lớn các DTTS, đất đai là tài sản quan trọng nhất của hộ gia đình. Công trình nghiên cứu “Hưởng dụng đất đai vùng các tộc người thiểu số sau giao đất, giao rừng” của nhóm tác giả Hoàng Cầm và cộng sự đã chỉ ra những sự biến đổi, với các thách thức trong tiếp cận và sử dụng đất đai của các hộ gia đình dân tộc thiểu số người M’nông khi thực hiện chương trình giao đất, giao rừng kể từ những năm 1990 đến nay [15]. Gần đây, luận án Tiến sỹ của Phan Văn Bông “Những chuyển biến kinh tế, xã hội của người Cơho Srê ở tỉnh Lâm Đồng từ năm 1975 đến năm 2015” cho rằng, từ 1986- 2015, quá trình thay đổi tổ chức xã hội đã diễn ra nhanh chóng. Nguyên nhân quan trọng của sự thay đổi liên quan đến việc xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Lâm Đồng [12]. 1.1.2.2 Nghiên cứu về tổ chức xã hội của người Chil Những nghiên cứu về lịch sử tộc người, có các công trình “Vấn đề dân cư và dân tộc ở Lâm Đồng” của nhà nghiên cứu Mạc Đường [47].; công trình của ông Phan Ngọc Chiến, “Người Kơho và người Chil ở Lâm Đồng: phân tích tài liệu thư tịch và điền dã về bản sắc và thành phần dân tộc [20]. Công trình của ông Đặng Nghiêm Vạn [112]; của nhà nghiên cứu Bùi Minh Đạo với “Dân tộc Cơ ho ở Việt Nam”;.v.v Về tổng quan, các nghiên cứu chưa làm nổi bật được sự biến đổi về tổ chức xã hội của từng nhóm hoặc sự khác nhau giữa các nhóm địa phương trong dân tộc Cơho. Công trình cũng chưa trình bày các nhân tố tác động đến sự biến đổi của tổ chức xã hội của người Chil. Gần đây, công trình “Chuyển đổi xã hội và nghi lễ của người Chil, một nhóm địa phương của dân tộc Cơho ở Việt Nam” (Social and ritual changes in the Chil-a local group 6
  9. of the Cơho in Vietnam) là luận án của Honda Mamoru [134] đã tập trung vào miêu tả các nghi lễ để hiểu xã hội của người Chil mà không phân tích các nhân tố tác động. Các công trình nghiên cứu về biến đổi xã hội của người Chil ở Lâm Đồng do Phạm Thanh Thôi [91], [93], [94] công bố đã trình bày một số nội dung mới về biến đổi tổ chức xã hội của người Chil ở Lâm Đồng. Nhìn chung, đến nay, các công trình nghiên cứu về người Chil đã cung cấp những dữ liệu khá đa dạng về tộc người này. Nhưng còn nhiều khoảng trống, các công trình chưa những nghiên cứu về mối quan hệ, sự biến đổi cấu trúc quan hệ, các hình dạng của tổ chức trong bối cảnh tác động của quản lý, sử dụng đất. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Khái niệm liên quan đến luận án Luận án đã đưa ra các định nghĩa về các khái niệm có liên quan như Tổ chức xã hội (social organization). Theo đó, tổ chức xã hội được xem xét trên hai chiều kích hình thái và thiết chế. Luận án tập trung nghiên cứu biến đổi tổ chức xã hội hội trên hai phương diện: một là hình thái tổ chức xã hội, hai là thiết chế tổ chức xã hội. Luận án tập trung nghiên cứu tố chức xã hội người Chil trên ba tầng nấc: bon, dòng họ, gia đình và qua hai giai đoạn biến đổi: truyến thống và biến đổi từ sau năm 1975 đến nay. Ngoài ra, luận án cũng định nghĩa nội hàm của các khái niệm liên như Biến đổi tổ chức xã hội (social organization change); Sở hữu cộng đồng; Sở hữu riêng; Sở hữu đất đai; Chiếm hữu đất đai; Đất nông nghiệp. 1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu Tổ chức xã hội và sự biến đổi của nó là lĩnh vực nghiên cứu truyền thống của ngành nhân học. Tổ chức xã hội là phạm trù nghiên cứu rất phong phú và đa dạng trong các cách tiếp cận. Dựa trên những tài liệu mô tả dân tộc học ở thực địa, luận án áp dụng những luận điểm chính của trường phái lý thuyết Cấu trúc - chức năng để làm rõ chức năng, vai trò của các thành tố trong những tổ chức xã hội chuyên biệt như bon (làng), dòng họ (mpol) và gia đình của người Chil. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1975 đến nay, sẽ không còn hợp lý, nếu như nghiên cứu tiến trình biến đổi tổ chức xã hội người Chil vẫn là một hệ thống xã hội có trật tự ổn định và khép kín. Sẽ rất khó để có sự giải thích thoả đáng các thực tiễn của tiến trình biến đổi tổ chúc xã hội người Chil nếu như chỉ áp dụng lý thuyết Cấu trúc - chức năng. Do đó, luận án đã áp dụng những quan điểm lý thuyết trong nhân học Marxist và Sinh thái chính trị để nghiên cứu sự biến đổi tổ chức xã hội qua quá trính thay đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil từ sau năm 1975 đến nay. 1.3 Khái quát về người Chil ở huyện Đức trọng, Tỉnh Lâm Đồng 7
  10. Dựa trên các nguồn tại liệu thứ cấp và tài liệu thu thập được trong nhiều năm nghiên cứu thực địa tại tỉnh Lâm Đồng, NCS đã trình bày tổng quan các đặc điểm về địa lý, môi trường tự nhiên, dân cư dân tộc. 1.1.1 Khái quát về huyện Đức Trọng Trong nội dung này, NCS đã trình bày khái quát về lịch sử địa giới và hành chính của huyện Đức Trọng; về tài nguyên đất đai; về hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất. Theo đó, đến năm 2022, phân bố diện tích các loại đất của huyện Đức Trọng thể hiện đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu. Bảng 1.1: Phân bố diện tích các loại đất tại huyện Đức Trọng năm 2022 Huyện Xã Liên Đơn vị tính: ha Xã Phú Hội Đức Trọng Hiệp Tổng diện tích tự 90.313,64 3.630,16 11.101,69 nhiên (ha) Đất nông nghiệp 78.644,15 3.005,84 9.165,62 Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số: 606/QĐ-UBND, năm 2022 Đến năm 2022, huyện Đức Trọng có tổng dân số là 192.180 người, mật độ dân số đạt khoảng 213 người/km². Tổng số đơn vị gia đình có hơn 50.000 hộ gia đình. Tính đến tháng 4 năm 2019, tổng dân số thuộc thành phần dân tộc thiểu số phân bố tại hầu hết các xã, thị trần ở huyện Đức Trọng. Năm 2019, tổng dân số là dân tộc thiểu số là 62.193 người, trong đó 31.683 có giới tính nam và 30.510 là giới tính nữ [101]. 1.3.2 Giới thiệu về người Chil và địa điểm nghiên cứu Về địa điểm nghiên cứu Cộng đồng người Chil đến nay đã mở rộng khu vực tái định cư, sinh sống đến nhiều thôn, xã. Dữ liệu phân tích trong luận án chủ yếu tập trung tại hai xã Phú Hội và Liên Hiệp. Hình 1.1: Khu vực định cư của người Chil tại huyện Đức Trọng 2023 Nguồn: NCS tổng hợp tư liệu điền dã và ghi chú, năm 2023 Nhìn chung, những nội dung chương này đã được trình bày khách quan, khoa học, làm cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho những chương nghiên cứu tiếp theo về biến đổi tổ chức xã hội của người Chil tại tỉnh Lâm Đồng kể từ năm 1975 đến nay. 8
  11. Chương 2 CHUYỂN ĐỔI TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI CHIL TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY Luận án phân tích chính sách và thực tiễn biến đổi trong quan lý sử dụng đất nông nghiệp trong và với tổ chức xã hội người Chil tại huyện được trọng kể từ sau năm 1975 đến nay. Nội dung chương phân tích làm rõ quá trình và thực trạng chuyển đối trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil. Phân tích và đánh giá những tác động, ảnh hưởng như là động lực cơ bản, quyết định dẫn đến những biến đổi về tổ chức xã hội người Chil từ sau năm 1975. Cụ thể hơn được tóm tắt dưới đây: 2.1 Tác động của chính sách đến quá trình chuyển đổi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1 Chính sách về đất đai từ sau năm 1975 Từ sau năm 1975 đến nay, theo Hiến pháp năm 1980, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản về hình thức và quyền sở hữu. Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý. Sự chuyển đổi các cơ sở pháp lý khi Luật Đất đai (1993) đã xác định hộ gia đình nông dân là đơn vị kinh tế cơ bản của sản xuất nông nghiệp và được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp. Quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ được pháp luật xác nhận và bảo vệ thông qua việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân khi có đất đai có thể chuyển nhượng hoặc thế chấp quyền sử dụng đất. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, người sử dụng đất nông nghiệp có thể thay đổi các loại cây trồng trên đất sản xuất nông nghiệp. Việc luật pháp hoá các quyền sử dụng đất của người dân đã tạo cơ sở cho thị trường mua bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai trở nên phổ biến và công khai, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp của đa dạng thành phần. Theo đó, quyền tiếp cận đất nông nghiệp với các cộng đồng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đã có sự thay đổi. 2.1.2 Chính sách tác động đến chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil Tại huyện Đức Trọng, việc quốc hữu hóa đất rừng đã được hiện thực hoá nhanh chóng vào cuối những năm 1970. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người Chil theo cách quản lý sử dụng cổ truyền do nhà nước kiểm soát và phân bổ. Với mô hình định canh -định cư, thành lập các hợp tác xã, tập đoàn xả xuất, các cấp chính quyền và các nông, lâm trường quốc doanh đã xoá bỏ dần phương thức quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo truyền thống của người Chil. Giai đoạn năm 1986 đến 1995, các mô hình kinh tế gắn với sự chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình dân tộc thiểu số đã rất lớn. Đáng chú ý, quá trình mở rộng diện tích trồng cà phê đã diễn ra ở các bon của người Chil tại huyện Đức Trọng. Các cộng đồng dân cư thuộc các 9
  12. thành phần dân tộc, đặc biệt các hộ gia đình người Kinh di cư từ nơi khác đến cũng mở rộng diện tích trồng cây cà phê. Các hoạt động chuyển nhượng, mua bán, trao đổi quyền sử dụng đất dưới các hình thức “ngầm” (mua bán giấy tay, hoặc qua lời nói miệng) để tích tụ diện tích đất nông nghiệp diễn ra phổ biến ở các cộng đồng dân cư tại huyện Đức Trọng. 2.2 Tác động của chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đến tổ chức xã hội của người Chil tại huyện Đức Trọng 2.2.1 Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trong tổ chức xã hội người Chil trước năm 1975 Các công trình nghiên cứu xuất bản trong và ngoài nước về xã hội các tộc người thiểu số ở vùng Tây Nguyên đều nhấn mạnh đến các truyền thống sở hữu tập thể về đất đai. Bon là tổ chức xã hội truyền thống được thiết lập và tồn tại qua nhiều thế hệ của người Chil ở tỉnh Lâm Đồng. Trước năm 1975, những sự phân định về ranh giới giữa các bon nhằm để xác lập và củng cố các quan hệ quyền sở hữu tập thể về đất đai ở cấp độ tổ chức xã hội bon. Trong mỗi bon, các thành viên của mỗi mpol, luôn thể hiện sự hiểu biết về lịch sử định cư và các tập quán của dòng họ mình. Khi có những tranh chấp về ranh giới đất đai của các dòng họ trong bon, hoặc với người của các bon khác gần kề, những người hiểu biết nguồn gốc đất đai của bon sẽ đóng vai trò quan trọng để hoà giải. Lịch sử phát triển về đất đai của mỗi bon luôn được thừa kế. Những sự truyền miệng được chia sẻ trong cộng đồng, qua các dòng họ, hộ gia đình luôn có giá trị làm chứng về quyền quản lý và sử dụng đất. 2.2.2 Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của trong tổ chức xã hội người Chil từ năm 1975 đến nay Từ sau năm 1975, với mô hình định canh - định cư, phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, người Chil đã quản lý đất đai thông qua sự phân định của chính quyền các cấp. Quy mô diện tích chuyển đổi các loại đất được nhà nước quản lý, kiểm soát và phân định. Tổng diện tích đất nông nghiệp từ năm 1976 đến năm 1985 có sự gia tăng không đáng kể, đất đai vẫn chủ yếu thuộc quyền quản lý của các lâm trường quốc doanh. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội ở Đức Trọng kể từ sau Đổi mới, nhất là trong việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, đất nông nghiệp trở thành “hàng hoá”. Quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tiếp tục có những thay đổi lớn trong cơ chế thị trường. Những giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đã diễn ra ngày càng phổ biến trong các vùng, các bon người Chil. Thống kê sự chuyển đổi gia tăng diện tích 10
  13. đất đưa vào sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp-cây cà phê nông nghiệp qua các năm kể từ năm 1995 để thấy rõ bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil tại huyện Đức Trọng. Bảng 2.2: Đất sản xuất nông nghiệp 1996-2019 tại huyện Đức Trọng Tổng diện tích đất tự nhiên: 90.362,1 ha (2019) Loại đất 1996 2004 2014 2019 Đất sản xuất nông nghiệp (ha) 19.998 30.815 37.250 48.569,8 Đất trồng cây cà phê (ha) 4.500 8.289 17.700 17.876 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Huyện Đức Trọng (1994 -2020) Những sự quản lý và sử dụng đất dựa trên các quan hệ xã hội dòng họ, bon mang tính cộng đồng đã chuyển sang một hiện trạng mới với sự tác động kết hợp từ các quyền năng loại trừ (“Powers of Exclusion”, thuật ngữ của Hall và cộng sự (2011) [126]: luật lệ, sự hợp thức hoá, áp lực và thị trường [15]. Với chính sách về đất đai và kinh tế, Nhà nước giữ vai trò phân định, chuyển đổi, chuyển giao các quyền quản lý và quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế, tổ chức, gia đình và cá nhân. Chương 3 SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHIL TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY Nội dung chương này nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm hình thái của bon, mpol và gia đình trong xã hội cổ truyền (truyền thống). Đặc biệt, tập trung phân tích làm sáng tỏ sự biến đổi của các hình thái tổ chức xã hội người Chil trong bối cảnh tác động quản lý và sử dụng đất nông nghiệp từ sau năm 1975, một số nội dụng tóm tắt cụ thể như sau: 3.1 Biến đổi hình thái tổ chức bon 3.1.1 Hình thái Bon truyền thống Người Chil sinh sống trong những không gian diện tích đất đai, rừng núi, sông suối, đó là những nguồn tài nguyên đó là cơ sở kinh tế cho các quá trình thiết lập bon tại những vị trí nhất định. Cấu trúc không gian lãnh thổ bon được xác lập trên những ranh giới và đặc điểm sinh trưởng khác nhau của hệ sinh thái rừng tự nhiên. Hình thái của mỗi bon khi được thiết lập đều có những khu vực rừng liền kề nhau. Các khu rừng thuộc phạm vi và quyền sở hữu tập thể của mỗi bon nằm liền kề nhau, có tiềm năng để cộng đồng khai thác và sử dụng đất ổn định, lâu dài. 11
  14. Ghi chú: Hình thái bon cổ truyền gắn liền với môi trường sinh thái tự nhiên của rừng; Xã hội người Chil có nhiều bon, mỗi bon là một không gian xã hội; nơi có những khu vực sản xuất, nhà ở, khu chôn cất người chết, khu vực cấm kị bởi sự linh thiêng (siêu nhiên).v.v. Ranh giới của bon và giữa các bon được xác lập và duy trì thông qua những sự làm chứng và truyền miệng của nhiều thế hệ người Chil trong vùng. Hình 3.1. Sơ đồ mô phỏng về hình thái bon cổ truyền của người Chil (Nguồn: Hình ảnh vẽ bởi NCS năm 2024) Hình thái bon của người Chil là không gian của sự phân bổ các đặc điểm địa lý tự nhiên gắn với các truyền thống văn hoá xã hội. Tại mỗi bon người Chil trước 1975, tính chất tự cấp tự túc được đảm bảo thông qua sự cấu thành từ các nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng của rừng. 3.1.2 Biến đổi hình thái bon Sau năm 1975, với chính sách về đất đai, vùng núi cao thuộc cao nguyên Lang Biang được nhà nước đo đạc, cắm mốc, phân loại, quản lý và khai thác theo những tiến trình và mô hình khác nhau. Vị trí bon của các nhóm người Chil Bon Ja, nhóm người Chil Kon Klang đều không được tái lập lại những vị trí cổ xưa. Trong bối cảnh tác động của các chính sách về đất đai, hình thái tổ chức bon đã biến dạng rõ nhất. Bon của người Chil được xây dựng tại những khu đất được chỉ định, phân định, phân loại đất của các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước. Theo đó, ngoài khu vực định cư được chỉ định để thiết lập bon của người Chil thông qua các dự án Định canh Định cư, các khu vực đất đai liền kề, giáp ranh là những cộng đồng dân cư các dân tộc khác như người Kinh, Churu, Xre, Tày, Nùng. Mỗi bon mới của người Chil, bên cạnh những nhà ở liền kề, có nhiều công trình, cơ sở như nhà văn hoá, trường mầm non, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tôn giáo. 12
  15. Ghi chú: NCS sinh thu thập dữ liệu bằng videos, hình ảnh và sử dụng tài liệu thứ cấp, tài liệu quan sát, phỏng vấn từ các đợt điền dã dân tộc học năm 2022, 2023 để vẽ lại sơ đồ phân bố nhà ở (không gian cư trú) của người Chil tại thôn Gần Reo, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng. Hình thái Bon này được thiết lập từ năm 1987 thông qua chương trình định canh -định cư của địa phương quản lý và tổ chức. Hình 3.2: Sơ đồ: Hình thái bon của người Chil được thiết lập từ năm 1987 tại thôn Gần Reo, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng Nguồn: Vẽ bởi NCS năm 2023 Từ khi mở rộng diện tích trồng cây cà phê, người Chil đã phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tình trạng khan hiếm đất đai. Việc tiếp cận những vị trí đất mới được thực hiện thông qua nhiều cách và các giai đoạn rất khác nhau [94]. Theo đó, quá trình chia tách các thành viên trong hộ gia đình đã rất phổ biến để tìm kiếm đất đai. Tổng hợp những tài liệu khảo sát, NCS đã thống kê một số bon mới được thiết lập ở huyện Đức Trọng hiện nay. Những bon mới này có nguồn gốc dân cư và vị trí cư trú tại các bon gốc ở xã Phú Hội và Liên Hiệp. Bảng 3.2: Những bon mới được mở rộng của người Chil tại huyện Đức Trọng từ sau năm 2000 Khu vực Lý do thiết lập bon tại vị trí Bon (gốc) Bon (mới) (xã) thôn, xã khác Đạ Luh; Dạ Mưr; Theo Dự án nhà nước và Tự Đà Loan Pasormach 3 (thôn 16) tìm đất trồng cà phê Xã Phú Theo Dự án nhà nước và Tự Tà Hine Bottiêng Hội tìm đất trồng cà phê 13
  16. (thôn Theo Dự án nhà nước và Tự Tà Năng Làng Mit, Blah Rchair 1, tìm đất trồng cà phê 2, 3) Parsomach 4; Da Luh Theo Dự án nhà nước và Tự Đạ Quyn C; Kơsi 2; Chơreh C tìm đất trồng cà phê Thôn K’Nai Đơn Trang, Bon Yong, Theo Dự án nhà nước và Tự (xã Phú Hội) B’Sut tìm đất trồng cà phê Xã Nthol Bon Rơm, K.63; K.2; Theo Dự án nhà nước và Tự Đạ Quyn Hạ K.62; K.61 tìm đất trồng cà phê Xã Liên Theo Dự án nhà nước và Tự Liên Hiệp Làng 36 Hiệp tìm đất trồng cà phê Nguồn: NCS Tổng hợp từ tư liệu điền dã tại huyện Đức Trọng - 12.2022 Hình thái các bon đã biến đổi và xu hướng tái thiết lập, mở rộng không gian định cư đến nhiều vị trí mới. Thông qua sự phân định của các cơ quan nhà nước tại địa phương, các bon được thiết lập ổn định ở vị trí thôn, xã mới. 3.2 Biến đổi hình thái tổ chức dòng họ 3.2.1 Hình thái dòng họ truyền thống Hình thái tổ chức dòng họ của người Chil được thể hiện chủ yếu qua thuật ngữ mpol. Mpol không có nghĩa đồng nhất với từ dòng họ trong tiếng Việt, nhưng Mpol đây là thuật ngữ chỉ những người có quan hệ cùng nguồn gốc, cùng dòng máu với nhau. Có thể định nghĩa rằng, Mpol là tổ chức xã hội bao gồm những thành viên có quan hệ huyết thống tính theo dòng họ mẹ. Xét về nguồn gốc sinh thành, những thành viên thuộc cùng một mpol có cùng nguồn gốc “từ một mẹ sinh ra”. Trong phạm vi luận án, chúng tôi trình bày dưới đây tên dòng họ tại một số bon ở khu vực nghiên cứu tại huyện Đức Trọng. Bảng 3.3: Tên dòng họ thuộc các bon tại một số địa điểm ở huyện Đức Trọng Địa điểm Địa điểm (xã) Tên dòng họ (bon) Lơmu; Liêng Jrăn, Kơsă, Cil Mup, Tia Soh Đam Jong. Dong Gur. Kon Sa, Bon Dơng, Dong Gur, Kon Sơ, Sơ Đơng Trang Ao, Đạ Krieng, Klong, Lieng Jrăn, Cil. Xã Phú Hội Dạ Mur Dong Gur, Kon Sơ, Sơ Ao, Đạ Krieng, Rhang Groi- Lơmu; Liêng Jrăn, Kơsă, Cil Mup, Parsomach Đam Jong. Dong Gur. 14
  17. Kơ Si K’Long, Lieng Jrăn, Kon Sơ, Kơ să, Lơmu, Liêng Jrăn, Kơsă, Lơmu; Cil Mup, Đơn Blang Đam Jong. Dong Gur. Chot Jun Dong Gur, Bon Dơng, Kon Sơ, Lơ mu, Chil Bon Dơng Klong, Cil, Cil Mup, Lieng Hot, Rơ Ong, Bon Ma-Hang Lơ mu, Klong, Cil, Cil Mup, Lieng Hot, Rơ Hot Ong, Kră Jăn Liên Hiệp Bon mới Cil, Cil Mup, Lieng Hot, Rơ Ong, Lơ mu, (36ha) Klong, Kră Jăn Nguồn: NCS tổng hợp tài liệu điền dã tại huyện Đức Trọng (2023) Tổ chức mpol trong xã hội mẫu hệ của người Chil trước năm 1975 được thể hiện rõ về quy mô và hình thái trong khung cảnh của không gian lãnh thổ bon. 3.2.2 Biến đổi hình thái dòng họ Đáng kể từ sau Đổi mới, sự thay đổi không gia cư trú đã tạo nên những quan hệ dòng họ rộng mở. Bằng chứng từ các quan hệ kết hôn qua gia phả của các mpol được ghi chép tại các gia đình cho thấy sự biến đổi về hình thái trong quan hệ mpol đã biến đổi. Hơn nữa, do những quá trình kinh tế, định cư theo các chương trình kinh tế, phân bổ đất đai, tái định cư của nhà nước, các mpol của người Chil ở huyện Đức Trọng đển này đã phân tán tại nhiều khu vực. Những thay đổi hình thái của bon, gia đình do để thích ứng, thích nghi với hoạt động sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp, cũng tác động đến sự biến đổi về hình thái tổ chức mpol. Đó là kết quả của mối quan hệ tác động biện chứng trong tiến trình biến bổi của các tổ chức xã hội với các mô hình phát triển kinh tế, cách quản lý và sử dụng nông nghiệp trong xã hội mẫu hệ của người Chil tại huyện Đức Trọng kể từ sau năm 1975. 3.3 Biến đổi hình thái tổ chức gia đình 3.3.1 Hình thái gia đình mẫu hệ truyền thống Hình thái gia đình mẫu hệ mở rộng truyền thống có “đa hạt nhân”. Đa hạt nhân được hiểu có nhiều cặp vợ/chồng và con cái của họ do một mẹ (ông bà) sinh thành. Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất lương thực trên những diện tích đất đai không giới hạn và việc khai thác nguồn tài nguyên đa dạng từ rừng là cơ sở cho việc duy trì cuộc sống của các hình thái gia đình mẫu hệ mở rộng. Trước năm 1975, với phương thức canh tác, hình thức cư trú và cách thức phân phối, đất đai là sở hữu chung của mỗi mpol, theo đó, gia đình người Chil trong các bon là tập hợp những thành viên có chung huyến thống theo dòng mẹ và những người đàn ông có quan hệ hôn nhân. Các thành viên trong gia đình sống tập trung sống trong nhà sàn nhiều ngăn. Mỗi gia đình có nhiều cặp vợ chồng cùng con cái của họ sống chung nhà dài (nhiều ngăn). Họ cùng canh tác đất rừng (đất đồi) để 15
  18. trồng trọt và khai thác các nguồn tài nguyên đa dạng khác từ “lãnh thổ” của bon mình. 3.3.2 Biến đổi hình thái gia đình Từ các gia đình mẫu hệ mở rộng, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, diện tích đất đai, mạng lưới quan hệ thân tộc và bạn bè đã thiết lập nên các gia đình mới. Sự thiết lập, duy trì và chia tách các thành viên của hình thái gia đình mẫu hệ gia đình rất đa dạng. Từ sau Đổi mới, hình thái gia đình hạt nhân có nhà ở riêng lẻ đã được thiết lập phổ biến. Quá trình thiết lập hình thái gia đình này vẫn thông qua các quy tắc kết hôn và cư trú sau hôn nhân theo cấu trúc xã hội mẫu hệ. Tại các bon, các gia đình hạt nhân khi được thiết lập vẫn chủ yếu cư trú tại những căn nhà ở riêng lẻ nhưng cùng thửa đất ở của cha mẹ. Các quan hệ thừa kế, tương hỗ, giúp đất giữa các gia đình hạt nhân, theo đó vẫn chủ yếu được tính theo dòng họ mẹ. Chú thích: - Tên thật của các thành viên trong gia đình đã được đổi - Cùng màu có quan hệ huyết thống, cùng dòng họ. - Đường khoanh các thành viên của hình thái gia đình mẫu hệ (mới). - + Gia đình hạt nhân 2 thế hệ gồm có gia đình K’Sri, K’Sring và K’Xuyên - + Gia đình mở rộng (3 thế hệ) gồm có gia đình K’Dinh. Hình 3.7: Hình thái gia đình mẫu hệ mở rộng và hạt nhân mới của người Chil Nguồn: NCS vẽ sơ đồ dựa trên thông tin từ Hộ gia đình K’Đinh tại thôn Rchair, 2020. Nhìn chung, trong chương này, nội dung nghiên cứu đã dựa trên nguồn tài liệu điền dã dân tộc học. Kết quả của những phân tích, đánh giá sâu sắc về biến đổi hình thái các tổ chức bon, mpol, gia đình đều bắt nguồn từ kinh nghiệm nghiên cứu thực địa nhiều năm của NCS tại cộng đồng. 16
  19. Chương 4 BIẾN ĐỔI THIẾT CHẾ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHIL TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY Nội dung chương này, luận án tập trung phân tích đánh giá về cấu trúc các quan hệ, sự tương tác, ràng buộc lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức xã hội bon, mpol và gia đình. Nội dụng phân tích sự biến đổi của thiết chế trong các mối quan hệ tác động bên trong và bên ngoài của các tổ chức xã hội. Cụ thể được tóm tắt ở một số nội dung dưới đây. 4.1. Biến đổi thiết chế bon của người Chil 4.1.1 Thiết chế bon truyền thống Về khái quát, một số đặc điểm thiết chế xã hội của bon truyền thống trong xã hội người Chil có những nội dung chủ yếu như sau: mỗi bon là một đơn vị cộng cư thống nhất. Quan hệ cộng đồng cư trú được thiết lập trên cơ sở: huyết thống, hôn nhân, cùng thành phần dân tộc, có chung quyền lợi và chia sẻ trách nhiệm; mỗi bon là một đơn vị tổ chức xã hội gồm hơn 2 dòng họ với các gia đình cư trú trong các căn nhà có nhiều thế hệ theo dòng mẹ. Phần nhiều các nhà dài có nhiều thế hệ ông bà và con, cháu cùng sinh sống. Nó vận hành tự nhiên, tự quản thông qua luật tục và trưởng họ, già làng; trong bon vị trí của các dòng họ lớn thường là có nhiều thành viên. Người phụ nữ có vị trí đặc biệt trong các công việc của gia đình, dòng họ và các lễ hiến tế. Bon được “truyền” từ đồi núi này đến đồi núi khác theo những người phụ nữ, “dòng mẹ”. Bon có tính độc lập, về kinh tế có tính tự cung, tự cấp cao. Quan hệ hôn nhân trong và ngoài làng được thiết lập qua các liên minh dòng họ. Trong bon trước đây, loại hình hôn nhân anh em họ chéo là phổ biến. 4.1.2 Biến đổi thiết chế bon Trong thiết chế bon, những người uy tín không còn đảm nhiệm các chức năng trong hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên, sử dụng đất của các gia đình. Họ cũng không còn không phải là người tự hoà giải được các vấn đề xung đột trong đời sống cho người trong bon. Quá trình quản lý và sử dụng đất được người dân trong bon chủ yếu dựa vào các cơ sở pháp lý do nhà nước quy định. Những giá trị của thiết chế bon về các quyền, các nghĩa vụ và lợi ích, trách nhiệm đã thu hẹp. Nhiều giá trị chỉ còn vai trò trong phạm vi tổ chức mpol và gia đình. Ở nhiều bon, có khi già làng, trưởng dòng họ cũng là mục sư, cũng là người truyền đạo, nên tổ chức xã hội trong bon không dễ phân biệt một ranh giới rõ ràng giữa thiết chế xã hội truyền thống và thiết chế tôn giáo. Luật tục và giáo lý, cái nào tác động và chi phối mạnh hơn đến đời sống của cư dân trở thành câu hỏi khó có câu trả lời thỏa đáng. Mỗi bon đều có sự hiện diện của các thiết chế hành chính, thiết chế tôn giáo, thiết chế cấu trúc xã hội mẫu hệ theo dòng họ mẹ. Ở mỗi bon, theo đó đã và đang có sự hiện diện và tác động của các 17
  20. giá trị mới và cũ; của luật pháp và luật tục, của giá trị đạo đức cổ truyền và luật tục trong tôn giáo, của các giá trị kinh tế đến từ các ngành nghề. 4.2 Biến đổi thiết chế dòng họ 4.2.1 Thiết chế dòng họ truyền thống Nhóm những người cùng mpol có thể truy nguyên nguồn gốc rõ ràng về tổ tiên của mình. Theo đó, khái niệm dòng họ của người Kinh (Việt) không thể thực hiện, nguyên tắc truy về một gốc (cùng dòng dõi). Với người Chil, những người có cùng mpol, dù cư trú ở khác bon, khác nhà và không qua lại với nhau cũng không được kết hôn với nhau. Quy tắc bất di bất dịch trong quan hệ mpol đến nay là những người cùng mpol tuyệt đối cấm quan hệ hôn nhân. Trong dòng họ người Chil, quan hệ hôn nhân được xác định theo trực hệ bên dòng mẹ. Những người bên dòng cha, chỉ đối với nguời có cha là anh em mới không được kết hôn với nhau. Quan hệ hôn nhân ưa thích trong truyền thống khuyến khích anh chị em họ chéo, tức con trai Cô kết hôn với con gái Cậu. Mpol là thiết chế xác định những cá nhân có mối quan hệ huyết thống, cùng một tổ tiên chung tính theo dòng mẹ. Do đó, người đàn ông khi kết hôn là người di chuyển, họ đến cư trú bên ở nhà vợ. Quan hệ huyết thống cùng dòng dõi bên vợ này tạo nên nguyên tắc thống nhất, khi các cá nhân là nam, con trai nhà Cô sẽ di chuyển đến ở nhà vợ, bên nhà dòng họ vợ (con gái Cậu). Truyền thống dạy người Chil rằng, con người sống phải biết dòng dõi của mình ở chỗ nào để mà đi lại với nhau. Khi mình có con, có biết nhau mình sẽ cho con cái cưới hỏi với con cái họ (con Cô - con Cậu); không để họ mất gốc, hay “đi lạc”. Trong bon, các thành viên dựa trên những tập quán và quy tắc truyền thống để có sự bình đẳng trong việc sử dụng đất đai. 4.2.2. Biến đổi thiết chế dòng họ Với những thay đổi lớn về quá trình tiếp cận, sử dụng đất sản xuất, sự phân tán của các bon, các mpol, các gia đình tại nhiều vị trí, xã thôn khác nhau. Chính những thay đổi về địa bàn cư trú, các gia đình có quan hệ mpol không sống tập trung tại bon, mà đã di chuyển, phân tán. Do đó, các tập quán, các thiết chế của dòng họ không hiển thị rõ qua các hành động, hành vi của các cá nhân trong đời sống hàng ngày. Chức năng của thiết chế mpol không được thiết lập, bổ sung hay không có những tác động mang tính kiểm soát đến những hành vi của cá nhân trong các hoạt động kinh tế hàng ngày. Chính những tác động mạnh mẽ từ các mô hình kinh tế và chính sách đất đai, thiết chế dòng họ đã thay đổi biện chứng trong mối quan hệ với các thiết chế gia đình, và tổ chức bon. Ngày nay, các thiết chế chính thức và phi chính thức đang tác động và được thiết lập trong các tổ chức xã hội của người Chil. Theo đó, thiết chế xã hội mpol cũng không còn độc lập, nó cũng được biến đổi và tác động biện chứng đến sự biến đổi của các thiết chế tổ chức xã hội khác. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2