intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm xác định được thành phần, số lượng, tính mẫn cảm với một số thuốc kháng và chế phẩm có nguồn gốc thảo dược của nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung ở bò. Đánh giá được kết quả của việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong phòng, trị bệnh viêm tử cung bò sữa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC SƠN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÒ SỮA Chuyên ngành: Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc Mã số: 9.64.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh TS. Nguyễn Hữu Cƣờng Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Kim Giao Hiệp hội Gia súc lớn Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Phạm Văn Tiềm Bộ Khoa học và Công nghệ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam (2010), nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010; Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, các địa phương đã quan tâm đầu tư và ban hành nhiều chính sách đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa. Đàn bò sữa ở nước ta không ngừng tăng cả về số lượng, chất lượng và năng suất. Tổng đàn bò sữa tăng từ 41,24 ngàn con năm 2000 lên 253,699 ngàn con năm 2015. Sản lượng sữa cả nước từ 64,7 ngàn tấn năm 2001 lên 355,228 ngàn tấn năm 2015. Năng suất sữa ở bò lai từ 3,25 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 4,6 tấn/chu kỳ năm 2015; ở bò thuần HF từ 4,26 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 5,60 tấn/chu kỳ năm 2015, năng suất sữa bò trung bình cả nước là 5,186 tấn/chu kỳ năm 2015, cao hơn các nước trong khu vực (theo báo cáo của Cục Chăn nuôi 2015). Chăn nuôi bò sữa đang dần trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Mặc dù là một ngành cho hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu và góp phần tăng cường sức khỏe cho con người, tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa cũng còn gặp nhiều trở ngại. Ngoài các yếu tố về thời tiết, dinh dưỡng, quản lí thì các bệnh trên bò sữa cũng có ảnh hưởng rất lớn trong chăn nuôi bò sữa. Bệnh ở đường sinh dục bò là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các thiệt hại về năng suất sinh sản, năng suất sữa. Trong số các bệnh ở đường sinh dục bò cái, bệnh thường gặp và gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất là bệnh viêm tử cung. Bệnh viêm tử cung có tỉ lệ mắc ở bò sau đẻ thường rất cao và mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, sản lượng và chất lượng sữa bò. Thông thường, bò bị viêm tử cung thường sẽ được điều trị với kháng sinh và các loại thuốc bổ trợ. Tuy nhiên, điều này làm nảy sinh ba vấn đề quan trọng đó là thiệt hại kinh tế, mất an toàn vệ sinh thực phẩm và kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Bên cạnh đó, trong thời gian bò điều trị bệnh viêm tử cung, sữa của bò bệnh sẽ kém chất lượng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên số sữa này chỉ có thể dùng làm thức ăn cho bê hoặc loại thải gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Hơn nữa nếu sữa kém chất lượng dùng để chế biến thành thực phẩm thì sẽ là một mối nguy hại lớn cho sức khỏe của người tiêu dùng. 1
  4. Về điều trị bệnh viêm tử cung bò, hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh được sử dụng có hiệu quả, song không phải kháng sinh nào cũng có thể được kiểm nghiệm vì trên thực tế người chăn nuôi còn hạn chế về kiến thức sử dụng kháng sinh, thiếu các dụng cụ chuyên ngành, các loại kiểm tra (test) để nhận dạng sự có mặt của kháng sinh trong sữa. Như vậy sữa có chứa kháng sinh sẽ tự do lưu thông trên thị trường, gây ra mối nguy cơ về an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng nhiều loại kháng sinh không theo những qui định nghiêm ngặt dẫn đến tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Về việc phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở bò, hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng dịch chiết thảo dược trong thú y để điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa. Ở nước ta, những nghiên cứu về cây thuốc trong phòng và trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác, áp dụng các bài thuốc cổ truyền, còn thiếu cơ sở khoa học nên kết quả phòng và điều trị bệnh không như mong đợi. Xuất phát từ thực tế trên, để nghiên cứu sâu hơn về bệnh viêm tử cung ở bò sữa và sử dụng phối hợp các sản phẩm kháng sinh có nguồn gốc thực vật đạt hiệu quả cao trong phòng, điều trị bệnh viêm tử cung trên bò sữa, chúng tôi thực hiện đề tài. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa trong chăn nuôi nông hộ để tìm các giải pháp ngăn chặn bệnh, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đánh giá kết quả khi sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh viêm tử cung cho bò sữa có hiệu quả, nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh, hạn chế tồn dư kháng sinh trong sữa, trong thực phẩm góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và đàn bò sữa huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và đàn bò sữa huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định thành phần, số lượng, tính mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh và chế phẩm có nguồn gốc thảo dược của nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung ở bò. Đánh giá kết quả của việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong phòng, trị bệnh viêm tử cung bò sữa. Đi sâu nghiên cứu kết quả sử dụng thảo dược ở hai dạng huyền phù và dạng viên. 2
  5. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đàn bò cái lai hướng sữa Holstein Friesian nuôi tại các nông hộ thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Với 8 loại dược liệu khảo sát chọn lọc ra 05 loại có tác dụng kháng khuẩn tốt nhất để nghiên cứu sâu và chế biến thành dạng viên và dạng huyền phù ứng dụng phòng, trị bệnh viêm tử cung. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam: + Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; + Phòng thí nghiệm bộ môn Ngoại Sản; + Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực vật, Khoa Công nghệ sinh học. - Các nông hộ chăn nuôi bò sữa: + Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; + Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2018. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã tiếp cận một nghiên cứu mới trong việc sử dụng thảo dược để phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa. Với những kết quả thu được từ nghiên cứu này, dự kiến sẽ giảm được chi phí điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa, nhất là trong chăn nuôi nông hộ, tránh hiện tượng kháng kháng sinh và tồn dư chất kháng sinh trong sữa bò. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung số liệu, tài liệu khoa học về tỷ lệ mắc và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và đàn bò sữa huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; thành phần, số lượng, tính mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh và chế phẩm có nguồn gốc thảo dược của nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung ở bò. Đề tài cung cấp thêm những kiến thức khoa học trong việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh cho bò sữa. Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn tham khảo dùng trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Sự thành công của đề tài sẽ làm cơ sở để sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa góp phần giải quyết được 3 vấn đề đó là: 3
  6. - Làm giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi bò sữa do bệnh viêm tử cung gây ra ở bò sữa; - Hạn chế sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm tử cung từ đó làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn; - Giảm thiểu sự tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm sữa và làm tăng giá trị của sữa bò góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu của luận án còn là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, các quy định về việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò sữa nói riêng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu ngày càng cao của xã hội. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÕ - Khái niệm về viêm tử cung; - Phân loại viêm tử cung; - Chẩn đoán bệnh viêm tử cung. 2.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÕ SỮA - Ảnh hưởng của giống; - Ảnh hưởng của mùa vụ; - Ảnh hưởng của lứa đẻ; - Ảnh hưởng của vệ sinh thú y; - Ảnh hưởng của phương pháp phối giống; - Ảnh hưởng của quá trình đẻ; - Ảnh hưởng của sản lượng sữa; - Ảnh hưởng của một số bệnh sản khoa. 2.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG 2.3.1. Điều trị viêm tử cung bằng hormone Mục đích của việc sử dụng hormone điều trị viêm tử cung sau đẻ là để kích hoạt chu kì động dục do đó sẽ làm tăng hàm lượng oestrogen. 2.3.2. Điều trị viêm tử cung bằng hóa dƣợc Các chất hóa dược được được sử dụng trong điều trị viêm tử cung bao gồm Iodine, Chlorhexidine và Saline. Tuy vậy, ít có các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các chất này trong điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. 2.3.3. Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm tử cung ở bò rất phổ biến và có rất nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng. Có nhiều kháng sinh có thể được hấp thu qua tử cung tới toàn thân như Sulfonamides, Tetracyclines, Penicillins, Nitrofurazone, Aminoglycosides và Chloramphenicol. 2.3.4. Điều trị viêm tử cung bằng thuốc có nguồn gốc thảo dƣợc Ahmed et al. (2014) sử dụng một số chiết suất thảo dược từ các cây Sầu Đông (Aradirachta indica), Bông Cận Đông (Gossypium berbaceum), Bạch Hoa 4
  7. Xà (Plumbago zeylanica) và Keo (Aacacia catechu) để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Các tác giả cho biết với các tính chất kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng virus và kháng viêm của các hoạt tính trong các chiết suất từ các thảo dược trên, chúng đều có khả năng điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Một nghiên cứu khác cho thấy Kim Ngân Hoa (honeysuckle), Hoa Mai (forsythia), Bồ Công Anh (dandelion), hoa Violet Tokyo (Tokyo violet), Ngải Cứu (motherwort), Đương qui (angelica), Xuyên khung (chuanxiong), Địa Hoàng (rehmannia), Hồng Hoa (safflower), Cam Thảo (radix glycyrrhizae) có tác dụng là tăng cường khả năng miễn dịch của các tế bào biểu mô tử cung của bò, do đó có thể dùng để điều trị bệnh viêm tử cung (Du et al., 2010). 2.4. HIỆN TƢỢNG KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN VÀ TỒN DƢ KHÁNG SINH TRONG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI - Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn; - Vấn đề tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi. 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÕ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 2.5.1. Tình tình nghiên cứu viêm tử cung bò trên thế giới Chăn nuôi trâu bò là một nghề chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm khai thác hiệu quả giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống trâu bò và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong đó các vấn đề về bệnh sinh sản của gia súc cũng là chủ đề được các nhà thú y đặc biệt quan tâm. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu viêm tử cung bò tại Việt Nam Hơn 10 năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng ở trang trại cũng như trong nông hộ. Tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, đặc biệt là các bệnh về lĩnh vực sinh sản, bệnh viêm tử cung là một trong những bệnh đang được các nhà khoa học và người chăn nuôi quan tâm. Một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa thông báo: tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa sau đẻ là khá cao tùy thuộc vào từng địa phương: 21,32% tại Hà Nội và Bắc Ninh (Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến, 2007), 22,88% tại khu vực đồng bằng sông Hồng (Phạm Trung Kiên, 2012). 2.6. MỘT SỐ LOẠI CÂY THẢO DƢỢC ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÕ Nghiên cứu đã chọn ra 8 loại dược liệu để khảo sát tác dụng kháng khuẩn gồm cây Mò hoa trắng (Clerodendrum viscosum Vent.), Bồ công anh (Taraxacum dens – leonis Desf.), Huyền diệp (Polyalthia longifolia var. pendula Hort.), Đơn 5
  8. đỏ (E. cochinchinensis Lour. var. cochichinensis và E. cochinchinensis Lour. var. viridis), Tô mộc (Caesalpinia sappan L.), Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur), Sài đất (Wedelia calendalacea (L.) Less), Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk). Với 8 loại dược liệu khảo sát trên chọn lọc ra 05 loại có tác dụng kháng khuẩn tốt nhất để nghiên cứu sâu và chế biến thành dạng viên và dạng huyền phù ứng dụng phòng, trị bệnh viêm tử cung. PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện trên đàn bò cái lai hướng sữa Holstein Friesian nuôi tại các nông hộ thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Với 8 loại dược liệu khảo sát chọn lọc ra 05 loại có tác dụng kháng khuẩn tốt nhất để nghiên cứu sâu và chế biến thành dạng viên và dạng huyền phù ứng dụng phòng, trị bệnh viêm tử cung. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Thực trạng bệnh viêm tử cung ở bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; - Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm tử cung ở bò sữa; - Sự biển đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học trong bệnh viêm tử cung ở bò sữa; - Tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa; - Thử nghiêm sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa. 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc - Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi trực tiếp theo dõi, ghi chép tổng số 233 hộ chăn nuôi với 857 con bò được nuôi tại nông hộ tại huyện Ba Vì (Hà Nội) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Đàn bò nghiên cứu được theo dõi đầy đủ các thông tin: giai đoạn mắc bệnh viêm tử cung, tỷ lệ mắc các thể viên tử cung, lứa đẻ, sản lượng sữa, có tiền sử mắc bệnh đẻ khó, bệnh sát nhau hay không bị mắc các bệnh này. 3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng tới tỷ lệ viêm tử cung ở bò sữa Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở bò sữa, phân 6
  9. chia đối tương bò sữa theo giai đoạn mắc bệnh viêm tử cung, tỷ lệ mắc các thể viên tử cung, lứa đẻ, sản lượng sữa, có tiền sử mắc bệnh đẻ khó, có tiền sử mắc bệnh sát nhau hay không mắc các bệnh này để đánh giá tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa theo giai đoạn và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa. 3.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học trong bệnh viêm tử cung ở bò sữa - Xác định một số biến đổi chỉ tiêu lâm sàng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại địa phương được xác định bằng các phương pháp khám lâm sàng như bắt mạch, đo thân nhiệt, nghe, quan sát, ghi chép các tiêu chí như: thân nhiệt, tần số mạch đập, tần số hô hấp, phản ứng co cơ tử cung, khả năng thu nhận thức ăn, nước uống, tình trạng chảy dịch viêm tử cung. - Sau khi được kiểm tra bằng phương pháp whiteside test, các mẫu dịch được kiểm định thành phần và số lượng vi khuẩn hiếu khí bằng cách nuôi cấy trên môi trường thạch thường. Tổng số 50 mẫu bệnh phẩm dương tính và 50 mẫu bệnh phẩm âm tính với phương pháp whiteside test được tiến hành kiểm tra thành phần, số lượng vi khuẩn hiếu khí. Việc phân lập xác định vi khuẩn hiếu khí được thực hiện theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO-17025 (Phòng thí nghiệm chỉ định Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). 3.3.4. Phƣơng pháp xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí đƣợc phân lập từ dịch tử cung bò sữa Việc thử tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh được thực hiện bằng phương pháp kháng sinh đồ, kết quả đánh giá theo “Các tiêu chuẩn lâm sàng trong phòng thí nghiệm của Hội đồng Quốc gia Mỹ” (The United State National Committee for Clinical Laboratory Standards guidelines - NCCLS, 1997). 3.3.5. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc phòng và trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò sữa 3.3.5.1. Quy trình tách chiết các loại thảo dược Quy trình chung của các loại thảo dược (ở các bước khác nhau, sẽ có điều chỉnh phù hợp với từng loại dược liệu). Bước 1: Bao gồm: Xử lý dược liệu; Bước 2, 3: Nghiền thô và nghiền mịn; Bước 4: Làm ẩm dược liệu; Bước 5: Dung môi sử dụng là ethanol 70%; Bước 6: Ngâm trung gian; Bước 7: Rút dịch chiết; Bước 8: Loại bỏ hoàn toàn tạp chất; Bước 9: Cô đặc; Bước 10: Sấy khô; Bước 11: Thu cao khô toàn phần. 3.3.5.2. Công thức phối trộn 5 loại dược liệu Tỷ lệ phối hợp 05 loại cao khô trên như sau: 17,5% Mò hoa trắng + 17,5% Bồ công anh + 30% Đơn đỏ + 17,5% Sài đất + 17,5% Huyền diệp. Đây là công thức tối ưu nhất cho khả năng ức chế vi khuẩn in vitro tốt nhất đối với vi khuẩn 7
  10. Staphylococcus spp., Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2016). 3.3.5.3. Quy trình bào chế chế phẩm thảo dược dạng huyền phù để phòng và điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò sữa Để bào chế chế phẩm lỏng huyền phù phục vụ cho mục đích bơm vào tử cung, chúng tôi sử dụng dược chất là cao thảo dược nguyên chất sau khi làm đông khô hoàn toàn, còn dung môi để phân tán dược chất này là một hỗn hợp tá dược lỏng và nhớt được tạo thành từ ethanol, glyceryl và nước cất. 3.3.5.4. Quy trình bào chế chế phẩm thảo dược dạng viên đặt để phòng và điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò sữa Trong nghiên cứu của chúng tôi, với dạng thuốc viên chúng tôi lựa chọn viên đặt tử cung vì có ưu điểm là tăng được nồng độ của dược chất tại nơi thuốc cần phát huy tác dụng (là tử cung đang bị viêm). Bên cạnh đó tử cung của bò lớn, có thể đặt được nhiều viên thuốc vào nhiều vị trí khác nhau của tử cung nên dạng thuốc này giúp tăng được tốc độ khuyếch tán ra toàn bộ cơ quan sinh dục của bò. Do kích thước của tử cung bò lớn và chúng tôi muốn dược chất được đưa vào nhiều vị trí khác nhau trong tử cung bò để tăng độ phân rã và khuyếch tán ra toàn bộ bề mặt của cơ quan sinh dục, chúng tôi quyết định lựa chọn loại khuôn thuốc đặt có kích cỡ trung bình, đường kính 15mm, chiều dài 40mm, khối lượng 2 g/viên. Theo đó, chúng tôi sẽ xây dựng công thức để lượng dược chất trong 1 viên tương ứng với 20kg thể trọng, nên một con bò nặng khoảng 200kg sẽ đặt khoảng 10 viên thuốc vào tử cung. Chia nhỏ lượng thuốc ra làm nhiều viên như vậy giúp chúng tôi đặt được thuốc vào nhiều vị trí khác nhau trong tử cung, và do đó tạo được điều kiện tốt nhất cho quá trình phân rã và khuyếch tán của thuốc trong cơ thể, giúp lượng thuốc đưa vào dễ đạt tới sự đồng đều về hàm lượng trên toàn bộ bề mặt cơ quan đích. Trong thí nghiệm của chúng tôi, dược chất được sử dụng là thảo dược và hỗn hợp các thảo dược, trong đó cao thảo dược ban đầu thu được sau khi đông khô sẽ được sơ bộ hòa tan vào ethanol 20% để tạo thành hỗn dịch chứa dược chất với nồng độ ban đầu đạt mức 200 mg/ml. Để xây dựng quy trình bào chế thuốc đặt hợp lý cho loại dược chất là cao thảo dược trong thí nghiệm, chúng tôi sơ bộ khảo sát với cả 3 nhóm tá dược thuốc đặt từ đó chọn ra loại tá dược phù hợp nhất với đặc điểm và bản chất lý hóa của cao thảo dược mà chúng tôi nghiên cứu. 3.3.5.5. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên và được lặp lại 3 lần. Lấy 1g cao cô toàn phần pha với 10ml Dimethyl Sulfoxide (DMSO), dùng đũa thủy tinh khuấy tan hoàn toàn ta được dung dịch có nồng độ 100mg/ml. Chuẩn bị 10 ống nghiệm vô trùng, cho vào mỗi ống 5ml DMSO. Lấy 5 ml mẫu dịch chiết (100mg/ml), cho 8
  11. vào ống nghiệm thứ nhất, làm đồng đều, ta được độ pha loãng 2 lần (2 1). Lấy 5ml dung dịch ở ống nghiệm 21 cho vào ống nghiệm thứ 2, ta được độ pha loãng 4 lần (22). Cứ làm như vậy ta được độ pha loãng tiếp theo: 23, 24… 2n. Nuôi cấy vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. trên môi trường đặc và lỏng. Mật độ vi khuẩn sau khi nuôi cấy trong môi trường LB lỏng được xác định theo phương pháp đo mật độ quang (OD) ở bước sóng λ = 600nm. Kiểm tra tác dụng diệt khuẩn của các dịch chiết bằng phương pháp kháng sinh đồ khuyếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer. 3.3.5.6. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến một số chỉ tiêu lâm sàng của bò Nghiên cứu được tiến hành trên 36 bò chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 12 bò. Những bò của lô thí nghiệm và đối chứng có sự tương đồng về thể trạng và chế độ hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và ở thời điểm ngày 1 sau đẻ. Bò ở lô thí nghiệm thứ nhất được thụt dung dịch thảo dược dạng huyền phù với liều 1ml/10kg vào tử cung mỗi ngày 1 lần vào 4h sáng, trong 5 ngày liên tiếp. Bò ở lô thí nghiệm thứ 2 được đặt viên thuốc thảo dược với liều là 1 viên/20kg thể trọng vào thời điểm 4h sáng, trong 5 ngày liên tiếp. Bò ở lô đối chứng được thụt 50ml nước muối sinh lí cùng thời điểm với các bò thí nghiệm ở trên. Tất cả các bò thí nghiệm và đối chứng được tiến hành kiểm tra các thông số lâm sàng bao gồm: thân nhiệt, nhịp hô hấp, tần số mạch đập, tần số nhu động dạ cỏ, phản ứng co của tử cung vào các thời điểm 6h sáng và 6h chiều của các ngày dùng thuốc. Thân nhiệt của bò được kiểm tra bằng cách đưa nhiệt kế thủy ngân và trực tràng của bò, lưu lại trong trực tràng 30s và xem kết quả. Tần số hô hấp và nhu động dạ cỏ được kiểm tra bằng tai nghe, tần số mạch đập được kiểm tra ở động mạch đùi và mức độ co của tử cung được kiểm tra bằng cách khám tử cung qua trực tràng. Tổng số mỗi bò được kiểm tra 10 lần đối với mỗi chỉ tiêu nói trên. 3.3.5.7. Phương pháp nghiên cứu phòng bệnh viêm tử cung cho bò bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược Nghiên cứu được tiến hành trên 3 nhóm bò, mỗi nhóm 30 con. Nhóm bò thứ nhất được sử dụng làm nhóm đối chứng, không được dùng thuốc. Nhóm thứ 2, bò được sử dụng dung dịch huyền phù có nguồn gốc thảo dược liều 01ml/20kg thể trọng. Nhóm 3, bò được sử dụng viên đặt có nguồn gốc thảo dược với liều lượng 1 viên/20kg. Bò ở 3 nhóm có sự tương đồng về dinh dưỡng, chăm sóc và quản lí. Tất cả các bò trong 2 lô thí nghiệm đều được sử dụng thuốc từ ngày 1 sau khi đẻ. 3.3.5.8. Phương pháp nghiên cứu sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung cho bò Nghiên cứu được tiến hành trên 03 nhóm bò, mỗi nhóm 25 con. Mỗi nhóm bò được điều trị bằng 1 phác đồ. Nhóm dùng kháng sinh, Nhóm sử dụng dung dịch huyền phù có nguồn gốc thảo dược, Nhóm sử dụng viên đặt có nguồn gốc thảo dược. 9
  12. 3.3.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu Số liệu được ghi chép và lưu trong file excel. Các tỉ lệ, số trung bình và độ lệnh chuẩn được tính toán trong phần mềm Excel. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong các loại dịch tử cung được lấy logarite tự nhiên để đưa số liệu về phân bố chuẩn. So sánh tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong hai loại dịch trên được thực hiện bằng phép so sánh t-test với mức ý nghĩa α=0,05. Phương pháp t-test được thực hiện trên phần mềm SPSS, phiên bản 22. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN BÕ SỮA TẠI HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ HUYỆN VĨNH TƢỜNG TỈNH VĨNH PHÖC 4.1.1. Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc Tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa trong chăn nuôi nông hộ tại huyện Ba Vì (Hà Nội) và huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) (bảng 4.1). Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa trong chăn nuôi nông hộ tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc Số hộ Quy mô Số lƣợng Bò bị viêm tử cung Địa điểm khảo chăn nuôi bò theo Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%) sát (con/hộ) dõi (con) Ba Vì (Hà Nội) 124 3,52 436 103 23,62 Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) 109 3,86 421 86 20,43 Tổng số 233 3,68 857 189 22,05 Tỷ lệ bò sữa bị mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi trong nông hộ là khá cao trung bình 22,05% (189/857). Tại huyện Ba Vì (Hà Nội) là 23,62% (103/436), tại huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) là 20,43% (86/421). 4.2. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC TRONG BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÕ SỮA 4.2.1. Kết quả xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò sữa bị viêm tử cung Một số chỉ tiêu lâm sàng của bò khoẻ mạnh bình thường và bò bị viêm tử cung được trình bày tại bảng 4.2. 10
  13. Bảng 4.2. Kết quả theo dõi sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của bò mắc bệnh viêm tử cung Bò khoẻ Bò bị viêm tử Chênh lệch Chỉ tiêu theo dõi (n = 60) cung (n = 60) giữa bò khỏe X ± m x X ± m x và bò bệnh 0 b a Thân nhiệt ( C) 38,85 ± 0,32 40,54 ± 0,50 1,69 Tần số mạch (lần/phút) 70,77b ± 2,66 95,43a± 3,14 24,66 Tần số hô hấp (lần/phút) 32,58b ± 4,12 44,37a± 2,86 11,79 Phản ứng co cơ của tử cung Rõ Giảm hẳn - Phản ứng đau Không đau Đau rõ - Có dịch chảy ra từ Dịch viêm Không có - cơ quan sinh dục Thu nhận thức ăn Bình thường Giảm hoặc bỏ ăn Thu nhận nước uống Bình thường Tăng lên Khi bò bị viêm tử cung, thân nhiệt tăng 1,690C, tần số mạch đập tăng 24,66 lần/phút và tần số hô hấp tăng 11,79 lần/phút so với bò bình thường. 4.2.2. Kết quả xác định sự biến đổi về tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa Kết quả xác định sự biến đổi về tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa (bảng 4.3). Bảng 4.3. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò Địa điểm Số lƣợng Tổng số (CFU/ml) Loại mẫu mẫu mẫu ( X ± SD) Dịch tử cung của bò không bị viêm 12 (6,23 ± 2,97) x 106 Vĩnh Phúc Dịch tử cung của bò bị viêm 4 (7,11 ± 2,71) x 108 Dịch tử cung của bò không bị viêm 16 (7,85 ± 2,77) x 106 Hà Nội Dịch tử cung của bò bị viêm 7 (8,79 ± 2,89) x 108 Tổng số VK hiếu khi trong dịch tử cung của bò không bị viêm (7,04 ±2,95) x 106 Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của bò bị viêm (7,95±2,71) x 108 Qua bảng 4.3 cho thấy: Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 112,93 lần so với trong dịch tử cung của bò sữa không bị viêm (7,95±2,71) x 108 so (7,04±2,95) x 106CFU/ml. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của bò bị viêm tử cung và không bị viêm tử cung là khác nhau rất rõ rệt (P
  14. Bảng 4.4. Tần suất xuất hiện của một số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung Dịch tử cung của bò không Dịch tử cung của bò VK bị viêm tử cung bị viêm tử cung E. coli 0 (0/50) 0 (0/50) Salmonella 0 (0/50) 0 (0/50) Staphylococcus spp 24,00 (12/50) 100 (50/50) Streptococcus spp 16,00(8/50) 100 (50/50) Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu dịch tử cung ở bò không bị viêm tử cung và bò bị viêm tử cung đều không có E.coli và Salmonella. Đối với dịch tử cung của bò không bị viêm, tỷ lệ mẫu phát hiện thấy Staphylococcus và Streptococcus lần lượt là 24,00% và 16,00%. Đối với dịch viêm tử cung, Staphylococcus và Streptococcus được phát hiện ở 100% mẫu bệnh phẩm. 4.3. THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC THẢO DƢỢC ĐỂ PHÕNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÕ SỮA 4.3.1. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ 100 mg/ml với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của các loại cao khô dược liệu đối với các 02 chủng vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.5. Bảng 4.5. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ 100 mg/ml với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Vi khuẩn TT Dƣợc liệu Staphylococcus spp. Streptococcus spp. Đƣờng kính vòng vô khuẩn, mm 1 Huyền diệp 22,67 ± 1,53 22,00 ± 1,00 2 Tô mộc 23,00 ± 1,73 18,33 ± 1,53 3 Đơn đỏ 21,67 ± 1,15 21,67 ± 0,58 4 Mò hoa trắng 23,00 ± 1,00 25,00 ± 1,15 5 Sài đất 25,3 ± 1,52 24,3 ± 1,52 6 Mỏ quạ 10,08 ± 1,52 11,80 ± 1,73 7 Bồ công anh 22,67 ± 1,73 23,67 ± 1,52 8 Xuân hoa 20,67 ± 1,15 21,67 ± 1,15 Từ kết quả xác định được ở bảng 4.5 dịch chiết của 5 loại thảo dược Mò hoa trắng, Sài đất, Bồ công anh, Đơn đỏ và Huyền diệp có đường kính vòng vô khuẩn cao nhất đối với cả vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp., có tiềm năng thay thế kháng sinh trong một số trường hợp để chữa bệnh viêm tử cung ở bò sữa vừa an toàn, vừa tránh khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. 12
  15. 4.3.2. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Bằng phương pháp pha loãng liên tiếp cao dịch chiết một số loại thảo dược trong dung môi ethanol 70% ở nồng độ 100 mg/ml với hệ số pha loãng ½, sau đó, tiến hành kiểm tra khả năng kháng khuẩn in vitro trên môi trường thạch. Thông qua sự có hay không xuất hiện của vòng vô khuẩn, có thể xác định nồng độ tối thiểu thấp nhất của dịch chiết của thảo dược có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kết quả được thể hiện ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Hệ số pha loảng dịch chiết từ nồng độ gốc 100 mg/ml 21 22 23 24 25 26 27 28 29 210 Dƣợc liệu Nồng độ dịch chiết, mg/ml 50,00 25,00 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10 Huyền diệp + + + + + + + + - - Tô mộc + + + + + + - - - - Đơn đỏ + + + + + + + + - - Mò hoa trắng + + + + + + + + + - Sài đất + + + + + + + + + - Mỏ quạ + + + - - - - - - - Bồ công anh + + + + + + + - - - Xuân hoa + + + + - - - - - - Ghi chú: + Quan sát thấy vòng vô khuẩn; - Không quan sát thấy vòng vô khuẩn Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, cao khô dịch chiết cây Mò hoa trắng và Sài đất sử dụng dung môi ethanol 70% pha loãng lớn nhất 512 lần, với nồng độ tương ứng là 0,2 mg/ml vẫn còn khả năng ức chế vi khuẩn thử nghiệm. Điều này chứng tỏ, cao khô dịch chiết cây Mò hoa trắng, Bồ công anh, Đơn đỏ, Sài đất và cây Huyền diệp có tác dụng rất tốt đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. gây bệnh viêm tử cung ở bò sữa. 4.3.3. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Qua kết quả kháng sinh đồ các nồng độ cao pha loãng khác nhau từ dịch chiết cây Huyền diệp, Tô mộc, Đơn đỏ, Mò hoa trắng, Sài đất, Bồ công anh, Xuân hoa khi sử dụng dung môi ethanol 70% trên vi khuẩn Streptococcus spp. được trình bày ở bảng 4.7. Qua kết quả tại bảng 4.7 cho thấy, cao khô dịch chiết cây mò hoa trắng và sài đất sử dụng dung môi ethanol 70% pha loãng lớn nhất 512 lần, với nồng độ tương ứng là 0,2 mg/ml vẫn còn khả năng ức chế vi khuẩn thử nghiệm. Từ các số liệu trên ta thấy rằng, cao khô dịch chiết cây Mò hoa trắng, Bồ công anh, Đơn đỏ, Sài đất và cây Huyền diệp có tác dụng rất tốt đối với vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh viêm tử cung ở bò sữa. 13
  16. Bảng 4.7. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Hệ số pha loảng dịch chiết từ nồng độ gốc 100 mg/ml 1 2 22 23 24 25 26 27 28 29 210 Dƣợc liệu Nồng độ dịch chiết, mg/ml 50,00 25,00 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10 Huyền diệp + + + + + + + + - - Tô mộc + + + + + + - - - - Đơn đỏ + + + + + + + + - - Mò hoa trắng + + + + + + + + + - Sài đất + + + + + + + + + - Mỏ quạ + + + + - - - - - - Bồ công anh + + + + + + + - - - Xuân hoa + + + + - - - - - - Ghi chú: + Quan sát thấy vòng vô khuẩn; - Không quan sát thấy vòng vô khuẩn 4.3.4. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết dƣợc liệu khi phối hợp Kết quả thử nghiệm khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò được thể hiện ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò của các công thức thí nghiệm Công thức Tỷ lệ cao khô, % Đƣờng kính vòng thí nghiệm Mò hoa trắng Bồ công anh Đơn đỏ Sài đất Huyền diệp vô khuẩn (mm) 1 20,00 20,00 20,00 20,00 20,00 23,94 2 25,00 18,75 18,75 18,75 18,75 23,88 3 30,00 17,50 17,50 17,50 17,50 23,82 4 35,00 16,25 16,25 16,25 16,25 23,76 5 18,75 25,00 18,75 18,75 18,75 23,98 6 17,50 30,00 17,50 17,50 17,50 24,03 7 16,25 35,00 16,25 16,25 16,25 24,07 8 18,75 18,75 25,00 18,75 18,75 23,92 9 17,50 17,50 30,00 17,50 17,50 25,90 10 16,25 16,25 35,00 16,25 16,25 23,89 11 18,75 18,75 18,75 25,00 18,75 24,04 12 17,50 17,50 17,50 30,00 17,50 24,15 13 16,25 16,25 16,25 35,00 16,25 24,26 14 18,75 18,75 18,75 18,75 25,00 23,86 15 17,50 17,50 17,50 17,50 30,00 25,28 16 16,25 16,25 16,25 16,25 35,00 23,70 ĐC1 100 0 0 0 0 22,00 ĐC2 0 100 0 0 0 23,67 ĐC3 0 0 100 0 0 22,67 ĐC4 0 0 0 100 0 24,67 ĐC5 0 0 0 0 100 21,67 14
  17. Kết quả thử nghiệm khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò được thể hiện ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò của các công thức thí nghiệm Công Tỷ lệ cao khô, % Đƣờng kính thức thí Mò hoa Bồ công Huyền vòng vô Đơn đỏ Sài đất nghiệm trắng anh diệp khuẩn (mm) 1 20,00 20,00 20,00 20,00 20,00 25,13 2 25,00 18,75 18,75 18,75 18,75 23,94 3 30,00 17,50 17,50 17,50 17,50 22,74 4 35,00 16,25 16,25 16,25 16,25 21,55 5 18,75 25,00 18,75 18,75 18,75 25,50 6 17,50 30,00 17,50 17,50 17,50 25,87 7 16,25 35,00 16,25 16,25 16,25 26,25 8 18,75 18,75 25,00 18,75 18,75 25,42 9 17,50 17,50 30,00 17,50 17,50 27,94 10 16,25 16,25 35,00 16,25 16,25 26,02 11 18,75 18,75 18,75 25,00 18,75 25,33 12 17,50 17,50 17,50 30,00 17,50 25,53 13 16,25 16,25 16,25 35,00 16,25 25,73 14 18,75 18,75 18,75 18,75 25,00 25,45 15 17,50 17,50 17,50 17,50 30,00 26,99 16 16,25 16,25 16,25 16,25 35,00 26,10 ĐC1 100 0 0 0 0 24,67 ĐC2 0 100 0 0 0 23,67 ĐC3 0 0 100 0 0 21,67 ĐC4 0 0 0 100 0 24,30 ĐC5 0 0 0 0 100 22,00 Kết quả thí nghiệm cho thấy, các công thức phối hợp đều cho khả năng ức chế vi khuẩn in vitro đối với cả 02 chủng vi khuẩn nghiên cứu. Đặc biệt ở công thức 9 và 15 đối với cả hai chủng vi khuẩn nghiên cứu đều cho khả năng ức chế vượt hơn so với các công thức khác. Chúng tôi lựa chọn 2 công thức CT9 và CT15 để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Tỷ lệ phối hợp cao khô của được lựa chọn được thể hiện ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Tỷ lệ phối hợp các loại cao khô của công thức lựa chọn Công thức Tỷ lệ cao khô, % thí nghiệm Mò hoa Bồ công Đơn đỏ Sài đất Huyền diệp trắng anh 9 17,50 17,50 30,00 17,50 17,50 15 17,50 17,50 17,50 17,50 30,00 15
  18. 4.3.5. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dƣợc liệu khi pha loãng Thông qua nồng độ pha loãng nhỏ nhất để lựa chọn công thức có ưu thế để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn. Mục đích của thí nghiệm này nhằm lựa chọn 01 công thức phối hợp của cao dược liệu cho kết quả ức chế vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung bò tốt nhất. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11 và 4.12. Bảng 4.11. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Hệ số pha loảng dịch chiết từ nồng độ gốc 100 mg/ml 21 22 23 24 25 26 27 28 29 210 Dƣợc liệu Nồng độ dịch chiết, mg/ml 50,00 25,00 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10 CT9 + + + + + + + + + + CT15 + + + + + + + + + Bảng 4.12. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dƣợc ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò Hệ số pha loảng dịch chiết từ nồng độ gốc 100 mg/ml 21 22 23 24 25 26 27 28 29 210 Dƣợc liệu Nồng độ dịch chiết, mg/ml 50,00 25,00 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10 CT9 + + + + + + + + + + CT15 + + + + + + + + + - Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở các công thức phối hợp các loại cao khô cho kết quả ức chế vi khuẩn rất tốt. Khi sử dụng CT9 nồng độ thấp nhất là 0,10mg/ml vẫn còn khả năng ức chế vi khuẩn in vitro đối với cả 2 chủng vi khuẩn. 4.3.6. Kết quả thử độ an toàn của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc đến một số chỉ tiêu lâm sàng của bò 4.3.6.1. Sự biến đổi thân nhiệt của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược Kết quả theo dõi sự biến đổi thân nhiệt ở bò được thể hiện ở bảng 4.14. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác nhau nào của thân nhiệt bò ở 3 nhóm ở tất cả 10 lần kiểm tra thân nhiệt từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 (tất cả các giá trị P đều >0,05). 16
  19. Bảng 4.13. Kết quả theo dõi sự biến đổi thân nhiệt của bò khi sử dụng thảo dƣợc dạng huyền phù và dạng viên Lần kiểm tra Lô đối chứng Lô dùng dạng huyền phù Lô dùng viên đặt 1 38,77±0,27 38,82±0,34 38,81±0,43 2 39,13±0,38 39,03±0,28 39,18±0,58 3 39,18±0,36 39,18±0,29 39,22±0,50 4 39,33±0,34 39,27±0,39 39,25±0,51 5 39,16±0,32 39,19±0,37 39,16±0,35 6 38,96±0,26 38,93±0,39 38,98±0,39 7 39,03±0,27 39,07±031 39,06±0,35 8 38,71±0,24 38,63±0,28 38,74±0,47 9 38,65±0,29 38,65±0,35 38,58±0,41 10 38,46±018 38,54±0,39 38,55±0,38 Kết quả thân nhiệt (đo ở trực tràng) được trình bày dưới dạng Mean±SD. Các lần kiểm tra được thực hiện vào 6h sáng và 6h chiều ngày 1-5 sau khi dùng thuốc lần đầu. Thuốc được sử dụng vào thời điểm 4h sáng hàng ngày (ngày 1-5). 4.3.6.2. Biến đổi tần số hô hấp của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược Kết quả theo dõi tần số hô hấp của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược được trình bày trong bảng 4.14. Bảng 4.14. Kết quả theo dõi sự biến đổi tần số hô hấp của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc Lần kiểm tra Lô đối chứng Lô dùng dạng huyền phù Lô dùng viên đặt 1 22,17±3,83 21,83±4,00 21,58±,3,87 2 20,58±3,55 20,17±2,29 21,83±4,45 3 20,08±3,60 21,58±4,93 20,00±3,59 4 20,00±3,52 21,17±3,33 21,17±3,33 5 20,67±3,06 22,00±3,98 20,67±3,06 6 22,08±3,75 21,58±3,87 23,00±3,88 7 21,42±3,26 20,75±3,57 21,42±3,26 8 21,50±4,74 21,83±4,45 20,75±4,29 9 20,17±3,38 20,17±3,64 19,50±3,06 10 22,25±3,60 21,75±3,89 22,50±4,54 Kết quả tần số hô hấp (lần/phút) được trình bày dưới dạng Mean±SD. Các lần kiểm tra được thực hiện vào 6h sáng và 6h chiều ngày 1-5 sau khi dùng thuốc lần đầu. Thuốc được sử dụng vào thời điểm 4h sáng hàng ngày (ngày 1-5). Kết quả cho thấy, tất cả các thông số hô hấp của các bò thí nghiệm trong tất cả 10 lần kiểm tra trong thời gian từ 1 – 5 ngày sử dụng chế phẩm thảo dược đều nằm trong giới hạn sinh lí bình thường. Tần số hô hấp của bò trong tất cả 3 nhóm, trong mọi thời điểm kiểm tra đều nằm trong phạm vi 15-16 nhịp/phút. 17
  20. 4.3.6.3. Biến đổi tần số mạch đập của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược Kết quả theo dõi sự biến đối tần số mạch đập của bò được thể hiện trong bảng 4.15. Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả theo dõi sự biến đổi tần số mạch đập của những bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc Lần kiểm tra Lô đối chứng Lô dùng dạng huyền phù Lô dùng viên đặt 1 69,33±4,81 68,33±3,65 68,17±4,76 2 68,25±4,31 66,67±4,58 67,92±4,48 3 65,58±3,92 67,42±6,84 67,33±3,94 4 67,92±5,82 67,17±6,10 67,42±3,26 5 66,42±4,38 65,00±4,99 67,42±4,72 6 66,83±4,57 66,25±3,91 67,08±4,29 7 65,42±3,63 66,33±3,92 67,17±4,90 8 66,33±4,60 66,83±5,04 66,92±3,73 9 67,17±5,13 67,08±4,10 67,92±5,79 10 68,25±4,67 66,00±4,11 66,92±5,07 Kết quả tần số mạch đập (lần/phút) được trình bày dưới dạng Mean±SD. Các lần kiểm tra được thực hiện vào 6h sáng và 6h chiều ngày 1-5 sau khi dùng thuốc lần đầu. Thuốc được sử dụng vào thời điểm 4h sáng hàng ngày (ngày 1-5). Qua kết quả bảng 4.15 cho thấy việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng viên hay dạng huyền phù trên bò đều không làm ảnh hưởng tới hoạt động tim mạch của bò. 4.3.6.4. Kết quả theo dõi sự biến đổi tần số nhu động dạ cỏ của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược Chúng tôi tiến hành dùng thuốc (dạng huyền phù và dạng viên) trong 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 lần trên bò mới đẻ và kiểm tra sự nhu động của dạ cỏ 2 lần/ngày. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.16. Bảng 4.16. Kết quả theo dõi sự biến đổi tần số nhu động dạ cỏ của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc Lần kiểm tra Lô đối chứng Lô dùng dạng huyền phù Lô dùng viên đặt 1 2,83±0,83 3,00±0,74 3,17±0,72 2 2,83±0,72 2,92±0,90 2,92±0,87 3 2,92±0,79 2,83±0,83 2,75±0,79 4 2,67±0,89 2,75±0,75 2,83±0,87 5 2,75±0,75 3,00±0,85 2,83±0,72 6 2,83±0,83 3,08±0,67 3,00±0,58 7 3,00±0,85 2,83±0,83 2,75±0,85 8 2,67±0,78 2,92±0,67 2,92±0,62 9 2,75±0,87 2,83±0,94 2,92±0,90 10 3,17±0,83 3,08±0,79 3,17±0,72 Kết quả tần số nhu động dạ cỏ (lần/2 phút) được trình bày dưới dạng Mean±SD. Các lần kiểm tra được thực hiện vào 6h sáng và 6h chiều ngày 1-5 sau khi dùng thuốc lần đầu. Thuốc được sử dụng vào thời điểm 4h sáng hàng ngày (ngày 1-5). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2