Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam" là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh CMCN 4.0, đề xuất các giải pháp cung ứng dịch vụ hành chính công phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, kiến tạo phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---------------- --------- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƯƠNG QUỐC CHÍNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM Ngành: Quản lý công Mã số: 9 34.04.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2022
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh 2. TS. Đặng Xuân Phương Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân Phản biện 2: TS. Hoàng Thị Ngân Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện của Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: số 77, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian: vào hồi …giờ ….. ngày … tháng …. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia.
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công (DVHCC) là một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính và vận hành bộ máy nhà nước theo mô hình quản lý công mới, góp phần xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. Chính vì thế các cơ quan nhà nước luôn đề ra mục tiêu tạo ra những DVHCC với chất lượng tốt nhất, với chi phí rẻ nhất, thời gian ngắn nhất để cung ứng cho người dân và tổ chức. Từ những năm 2000 cho đến nay, Chính phủ luôn nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng DVHCC và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Với những ưu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mang lại, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của CMCN 4.0 đến các mặt đời sống, kinh tế - xã hội, trong đó cũng đã có những nghiên cứu về xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số hoặc những tác động của CMCN 4.0 đến hành chính nhà nước, nhưng hiện nay vẫn chưa có cơ sở khoa học đầy đủ hoặc các nghiên cứu sâu về cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0. Từ những lý do trên, việc lựa chọn chủ đề "Cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ là rất thiết thực và góp phần giải quyết các yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0, Luận án đề xuất các giải pháp cung ứng DVHCC phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt 1
- Nam, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, kiến tạo phát triển. Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu. (2) Nghiên cứu cơ sở lý luận về DVHCC và cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0. (3) Nghiên cứu về kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0. (4) Nghiên cứu thực trạng cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam hiện nay. (5) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cung ứng DVHCC đảm bảo phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Phương thức cung ứng và các điều kiện đảm bảo cho cung ứng DVHCC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở khoa học, thực trạng và giải pháp cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam. Về không gian và thời gian nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung các DVHCC có thể số hóa, và có thể cung ứng trên môi trường số. Tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2022. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Đề tài vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: (1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; (2) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp; (3) Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp; 2
- (4) Phương pháp quan sát. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học Các câu hỏi nghiên cứu: (1) CMCN 4.0 tác động như thế nào đến hoạt động cung ứng DVHCC? (2) Cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 phụ thuộc vào những yếu tố nào? (3) Cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng nào và những điểm còn tồn tại hạn chế là gì? (4) Để cung ứng DVHCC phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0 cần những giải pháp cơ bản nào? Giả thuyết nghiên cứu: (1) Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có nhiều tác động mạnh mẽ đến hoạt động cung ứng DVHCC, đó là: làm thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ từ trực tiếp sang trực tuyến dựa trên nền tảng số; làm thay đổi các điều kiện đảm bảo cho cung ứng DVHCC. (2) Cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố cơ bản là: Thể chế, chính sách; Hạ tầng, nền tảng số; Năng lực của chủ thể cung ứng; Khả năng sử dụng DVHCC trên môi trường số của người dùng. (3) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình thay đổi phương thức cung ứng DVHCC từ trực tiếp sang trực tuyến. Nhưng dưới sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 và so với một số quốc gia trên thế giới thì việc cung ứng DVHCC còn chậm thay đổi và còn nhiều điểm hạn chế. (4) Cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản là: Tăng cường chuyển đổi phương thức cung ứng DVHCC; Xây dựng chính sách và hoàn thiện thể chế phù hợp với phương thức cung ứng DVHCC mới; Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng, nền tảng số; Nâng cao năng lực hoạt động trên môi trường số của chủ thể cung ứng; Nâng cao khả năng sử dụng DVHCC trên môi trường 3
- số của người dùng. 6. Những đóng góp mới của luận án (1) Xây dựng được khung lý thuyết về cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 và xác định được các điều kiện đảm bảo cho cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0; (2) Khắc họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng cung ứng DVHCC trong sự tác động của CMCN 4.0 ở Việt Nam hiện nay; (3) Cung cấp những định hướng và giải pháp để cung ứng DVHCC phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0, có đóng góp cho khoa học quản lý công. Đánh giá được thực trạng cung ứng DVHCC ở Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất được các quan điểm và giải pháp cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam trong thời gian tới. 8. Cấu trúc của luận án Luận án bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Chương 2. Cơ sở khoa học về cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0; Chương 3. Thực trạng cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam; Chương 4: Định hướng và giải pháp cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam. 4
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đề tài Luận án tập trung nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến nội dung cung ứng DVHCC và cung ứng DVHCC trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điển hình như các công trình của Lê Chi Mai (2003), Chu Văn Thành (2007), Vũ Quỳnh (2017), Cồ Như Dũng (2019), Javier Barnes (2015), Dacian C. Dragos (2018), Klaus Schwab (2016 và 2018), Rabeh Morrar và cộng sự (2017), Murdiansyah Herman & M. Sayuti Enggok (2019), E. Shava & C.Hofisi, (2017), Ian Roberge (2016); Seunghwan Myeong & Yuseok Jung (2019) ... cùng với đó là các công trình nghiên cứu thường niên như: Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số cải cách hành chính (Par Index); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam (PAPI), Chỉ số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI), E-Government Survey ... 1.2. Đánh giá các kết quả nghiên cứu liên quan đề tài luận án 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã được làm rõ mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển - Đã có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của dịch vụ công và DVHCC. Trong đó, các công trình nghiên cứu đều có sự thống nhất quan điểm về vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong cung ứng DVHCC; - Một số công trình nghiên cứu đã có những đánh giá về những mô hình cung ứng DVHCC bước đầu mang lại hiệu quả như: mô hình Một cửa, mô hình Một cửa liên thông, mô hình Một cửa điện tử. - Các công trình nghiên cứu thường niên như PAPI, SIPAS, Par 5
- Index, APCI đã phác họa bức tranh về mong muốn và đánh giá của người dân, doanh nghiệp về chất lượng cung ứng DVHCC hiện nay. - Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tổng quan, các đặc trưng, và những tác động của CMCN 4.0 đến các mặt đời sống, xã hội của nhân loại; đã có những nghiên cứu về cơ hội và những thách thức của CMCN 4.0 đến quản trị, quản lý nhà nước (QLNN); đồng thời đã có những công trình nghiên cứu về những ưu việt của một số công nghệ mới nổi trong CMCN 4.0 và dự báo mang lại những thay đổi tích cực cho hành chính công và việc cung ứng DVHCC. 1.2.2. Những vấn đề còn chưa được đề cập đến hoặc chưa làm sáng tỏ mà luận án cần tiếp tục giải quyết Một là, hầu như các công trình nghiên cứu đã công bố thường tập trung về DVHCC nói chung hoặc những vấn đề tổng quan về CMCN 4.0 nhưng chưa đề cập cụ thể đến sự tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động cung ứng DVHCC ở Việt Nam. Hai là, các công trình nghiên cứu đều chỉ ra những điểm tồn tại hạn chế thường xuyên xảy ra trong cung ứng DVHCC. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào để trả lời câu hỏi: Nếu tận dụng hiệu quả những ưu việt của các công nghệ trong CMCN 4.0 thì có thể tạo nên sự đột phá để khắc phục được những tồn tại hạn chế thường xuyên xảy ra không?. Ba là, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhận định rằng: CMCN 4.0 sẽ có nhiều tác động đến các ngành, lĩnh vực và mọi mặt của đời sống xã hội, và để tận dụng được những tác động tích cực đó thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào trả lời được câu hỏi "Cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 phụ thuộc vào những yếu tố nào?" và "Phương thức cung ứng DVHCC sẽ thay đổi như thế nào trong bối cảnh của CMCN 4.0?". Bốn là, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện đến nội dung cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0. 6
- Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 2.1. Dịch vụ hành chính công và vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ hành chính công 2.1.1. Dịch vụ hành chính công và cung ứng dịch vụ hành chính công 2.1.1.1. Khái niệm dịch vụ hành chính công Dịch vụ hành chính công là dịch vụ có liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không vì mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Sản phẩm của DVHCC là các giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi DVHCC gắn liền với một hoặc một số thủ tục hành chính (TTHC) để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. 2.1.1.2. Khái niệm cung ứng dịch vụ hành chính công Cung ứng DVHCC có thể được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực công để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong quá trình sử dụng các DVHCC. Các cơ quan nhà nước cung ứng DVHCC không vì mục tiêu lợi nhuận, và cũng không theo thỏa thuận mà theo quy định trong các TTHC tương ứng. 2.1.2. Vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVHCC - Nhà nước cung ứng DVHCC để phục vụ cho hoạt động QLNN và góp phần đảm bảo cho xã hội được ổn định, công bằng và văn minh. - Nhà nước phải đóng vai trò là chủ thể trực tiếp cung ứng DVHCC. - Nhà nước cung ứng DVHCC không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động QLNN mà còn góp phần phục vụ các lợi ích chung của cộng đồng. 7
- 2.2. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của CMCN 4.0 đến cung ứng DVHCC 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của CMCN 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với bản chất là xu hướng số hóa các phương thức sản xuất, chế tạo truyền thống. Dựa trên những phát triển vượt trội của công nghệ thông tin và khoa học máy tính để tạo ra sản phẩm, dữ liệu, dịch vụ cho phép mọi người, mọi vật đều có thể kết nối với nhau. Số hóa đã làm thay đổi căn bản hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ trên toàn cầu. Quá trình chuyển đổi số tổng thể diễn ra nhờ mọi vật được kết nối với internet, nhờ sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất với công nghệ thông tin, tạo ra một thế giới ảo là bản sao của thế giới thực và một mô hình sản xuất - tiêu dùng hoàn toàn mới. 2.2.2. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công - Làm thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ từ trực tiếp sang trực tuyến trên môi trường số - Làm thay đổi việc chuẩn bị các công cụ, phương tiện, cơ sở vật chất để cung ứng dịch vụ của các cơ quan nhà nước. - Có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả và chất lượng cung ứng DVHCC, tuy nhiên Nhà nước cần có thể chế đồng bộ, phù hợp với thay đổi của CMCN 4.0 và cần có đủ các điều kiện về hạ tầng số và công nghệ số; Cán bộ, công chức (CBCC) phải có đủ năng lực làm việc trên môi trường số. - Người dân, doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi và giảm nhiều chi phí tuân thủ TTHC khi sử dụng DVHCC, tuy nhiên người dùng cần có các trang thiết bị công nghệ và hình thành khả năng sử dụng DVHCC trên môi trường số. 2.3. Cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 2.3.1. Khái niệm Cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 là cung ứng DVHCC bằng phương thức trực tuyến dựa trên môi trường số của CMCN 4.0. 8
- 2.3.2. Đặc điểm Những thay đổi về đặc điểm cung ứng DVHCC: Nội Cung ứng DVHCC theo Cung ứng DVHCC dung cách truyền thống trong CMCN 4.0 - Chủ yếu là trực tiếp dựa - Chủ yếu là trực tuyến toàn trình dựa trên nền tảng truyền thống; trên nền tảng số (không tiếp xúc, không - Tuân theo quy trình chặt tiền mặt); Phương chẽ, có tính tuần tự được - Các quy trình được tự động hóa, việc thức quy định bởi pháp luật tuân theo quy trình được tự động thực cung (chứa đựng trong TTHC); hiện, có thể các bước trong quy trình ứng - Hầu như chỉ cung ứng tại được thực hiện đồng thời; dịch vụ địa điểm và thời gian theo - Hầu như các dịch vụ đều được cung quy định (địa điểm tại công ứng mọi lúc, mọi nơi dựa trên nền tảng sở và theo giờ hành chính) số. Chủ yếu là phòng ốc, bàn Phương Chủ yếu là dữ liệu số; hạ tầng, nền tảng ghế, nơi ngồi chờ, các tiện số; môi trường số ... trang thiết bị phụ trợ Hoạt Tập trung vào sắp xếp bộ Tập trung vào hình thành các nền tảng động tổ máy, bố trí CBCC, các số, môi trường số và sắp xếp tổ chức chức công cụ, phương tiện theo phù hợp với CMCN 4.0. Tuy nhiên bên cung quy trình phù hợp với cung ứng và bên sử dụng cần có nhu cầu ứng phương thức cung ứng thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ dịch vụ trực tiếp phù hợp với CMCN 4.0 Chất Hoạt động cung ứng dịch Hoạt động cung ứng dịch vụ hướng đến lượng vụ hướng đến sự chính trải nghiệm người dùng (hữu dụng, hấp dịch vụ xác, chặt chẽ. dẫn, tin cậy, dễ sử dụng...) - Nhà nước luôn mong đạt - Hiệu quả cung ứng đạt mức cao và có hiệu quả cao nhất, nhưng thể tiệm cận đến mức tối ưu. Do giảm luôn gặp rào cản mâu được chi phí tuân thủ TTHC. Hiệu thuẫn giữa nhu cầu phục - Dịch vụ được cung ứng mọi lúc, mọi quả vụ QLNN (tăng số lượng nơi, dựa trên nhiều phương tiện, nền cung TTHC) với việc giảm chi tảng khác nhau. ứng phí tuân thủ TTHC và các dịch vụ điều kiện đáp ứng luôn bị - Sản phẩm dịch vụ là các tài liệu kỹ hạn chế. thuật số có đầy đủ giá trị pháp lý, có độ - Sản phẩm dịch vụ là các chính xác cao. Hạn chế tối đa tình trạng giấy tờ có giá trị pháp lý giả mạo. 9
- 2.3.3. Lợi ích của cung ứng DVHCC trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Với những tác động tích cực của CMCN 4.0, nên phần nhiều DVHCC được xử lý và cung ứng hoàn toàn tự động trên môi trường số, vì thế sẽ mang lại những lợi ích trong cung ứng DVHCC, đó là: (1) Giảm số lượng CBCC tham gia cung ứng DVHCC; (2) Giảm số lượng TTHC so với trước đây; (3) Nhà nước sẽ tiết giảm được nhiều chi phí cung ứng DVHCC; (4) Giảm tối đa tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho người dân, tổ chức trong quá trình cung ứng DVHCC; (5) Người dùng sẽ có rất nhiều thuận lợi trong quá trình sử dụng DVHCC; (6) Sản phẩm của DVHCC sẽ là tài liệu kỹ thuật số, có đầy đủ giá trị pháp lý, chống tình trạng làm giả, dễ dàng kiểm tra và thuận lợi trong quá trình sử dụng; (7) Tăng hiệu quả QLNN. 2.3.4. Các điều kiện đảm bảo cho cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Để có thể thay đổi được phương thức cung ứng DVHCC thì cần thiết phải có đủ các điều kiện cơ bản để đảm bảo cho hoạt động cung ứng DVHCC phù hợp với những tác động tích cực của CMCN 4.0, đồng thời hạn chế được những tác động ngược chiều do CMCN 4.0 gây ra. Các điều kiện đảm bảo là: (1) Các chính sách và các quy định pháp luật liên quan đến cung ứng DVHCC phải phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0; (2) Có hạ tầng và nền tảng số đảm bảo cho cung ứng DCHCC phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0; (3) Chủ thể cung ứng DVHCC có đủ năng lực để cung ứng dịch vụ phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0; (4) Người dùng có đủ các điều kiện để sử dụng DVHCC trên môi trường số 2.3.5. Tiêu chí đánh giá cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Dựa trên những đặc điểm của cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0; những tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động cung ứng DVHCC, đồng thời tham chiếu nội dung các Quyết định số 766/QĐ- TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 922/QĐ- 10
- BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Luận án đề xuất bảng tiêu chí đánh giá cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 phục vụ cho nghiên cứu và đánh giá thực trạng và xác định những giải pháp phù hợp Nội dung Tiêu chí Mức độ tái cấu trúc quy trình cung ứng DVHCC Phương thức Mức độ liền mạch, hoàn toàn trực tuyến cung ứng Mức độ chuyển đổi phương thức cung ứng DVHCC phù hợp với tại các cơ quan nhà nước CMCN 4.0 Cung ứng DVHCC thông qua các Cổng DVC Nền tảng thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho Các điều chuyển đổi phương thức cung ứng DVHCC kiện đảm bảo Đảm bảo hạ tầng và nền tảng số phục vụ cung ứng cho cung ứng DVHC DVHCC phù Mức độ sẵn sàng của chủ thể cung ứng trong bối hợp với bối cảnh CMCN 4.0 cảnh CMCN 4.0 Các điều kiện đáp ứng của người sử dụng DVHCC trên môi trường số Hiệu quả Chi phí tuân thủ TTHC cung ứng DVHCC Chỉ số hài lòng của người dân Các tiêu chí trên sẽ là cơ sở để lựa chọn các nội dung và các vấn đề để đánh giá thực trạng cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam. 2.4. Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ hành chính công trong bối cảnh CMCN 4.0 của một số quốc gia trên thế giới 2.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia Malaysia luôn thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, với trên 90% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trong đó có trên 40% dịch vụ được cung cấp trực tuyến liền mạch. 2.4.2. Kinh nghiệm của Singapore Singapore đang hình thành một quốc gia thông minh dựa trên nền tảng công nghệ, với trên 95% số giao dịch giữa người dân với Chính phủ Singapore được thực hiện hoàn toàn bằng kỹ thuật số, có 86% người 11
- dân và 77% số doanh nghiệp cảm thấy “rất” hoặc “cực kỳ” hài lòng với các dịch vụ kỹ thuật số của Chính phủ. 2.4.3. Kinh nghiệm của Estonia Estonia có trên 99% các dịch vụ của chính phủ (phần lớn là các DVHCC) đã được cung ứng cho người dân trên nền tảng số, giúp cho người dân Estonia có thể hoàn thành mọi DVHCC chỉ với thời gian vài phút và chi phí vô cùng rẻ. 2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (1) Hình thành các trung tâm dữ liệu quốc gia tạo nền tảng cho kết nối và liên thông. (2) Thiết kế và xây dựng các DVHCC kỹ thuật số đảm bảo trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với nhu cầu của người dùng. (3) Tiếp tục đẩy mạnh quyết tâm chính trị của hệ thống chính trị. (4) Xây dựng các hệ thống thông tin dựa trên các công nghệ tiêu biểu của CMCN 4.0. (5) Điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho giao dịch trên môi trường số. (6) Luôn đặt người dân ở trung tâm trong tiến trình số hóa DVHCC, có chiến lược quốc gia để hình thành cho người dân những năng lực cần thiết để giao dịch trên môi trường số . (7) Giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả cung ứng DVHCC thông qua việc xây dựng môi trường làm việc kỹ thuật số không biên giới, liền mạch và hợp tác. 12
- Chương 3 THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng về phương thức cung ứng DVHCC 3.1.1. Tái cấu trúc quy trình cung ứng DVHCC từ trực tiếp sang trực tuyến Tính đến tháng 12/2016 đã cơ bản hoàn thành việc đơn giản hóa 4.527/4.723 TTHC, đạt tỉ lệ 95,8%. Tổng số DVCTT năm 2018 là 159.796 dịch vụ, tăng 28,17% so với năm 2017, trong đó DVCTT mức độ 3 là 26.734 dịch vụ, tăng 28,47% so với năm 2017, DVCTT mức độ 4 là 5.792 dịch vụ, tăng 74,93% so với năm 2017. Việc số hóa DVHCC để hướng đến đơn giản hóa TTHC ở mức tối đa còn nhiều hạn chế. 3.1.2. Mức độ liền mạch, hoàn toàn trực tuyến trong cung ứng DVHCC Mức độ không tiếp xúc khi người dùng sử dụng DVHCC còn thấp, phần nhiều người dùng đều phải đi lại để thực hiện TTHC. Tỉ lệ trả kết quả trực tuyến cũng còn rất thấp, năm 2021 chỉ có khoảng 5,92% kết quả giải quyết TTHC được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng. 3.1.3. Mức độ chuyển đổi phương thức cung ứng DVHCC tại các cơ quan nhà nước thông qua mô hình một cửa Năm 2020, có 98,9% đơn vị cấp tỉnh, 98,4% đơn vị cấp huyện và 97,2% sở ngành tại các địa phương triển khai hệ thống một cửa điện tử; Tỉ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết qua bộ phận Một cửa đạt 84% ở cấp tỉnh và 44,3% ở cấp huyện; chất lượng giải quyết TTHC có nhiều cải thiện. Tuy số lượng TTHC được giải quyết qua hệ thống một cửa điện tử ngày càng tăng, nhưng mức độ trực tuyến phần lớn đều ở mức đơn giản. 13
- Các cơ chế Một cửa, Một cửa điện tử và mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công vẫn được thiết kế và vận hành tập trung vào phương thức cung ứng trực tiếp. 3.1.4. Cung ứng DVHCC thông qua cổng dịch vụ công Thời điểm tháng 3/2021 đã có hơn 2.800 TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, với hơn 468 nghìn tài khoản đăng ký và có trên 940 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến. Về mức độ cung ứng DVCTT, tại thời điểm tháng 10/2022, có 19,25% DVCTT toàn trình ở cấp bộ và 57,16% ở cấp tỉnh, trong đó tỉ lệ hồ sơ được nộp trực tuyến đạt 52,75% ở cấp bộ và 28,2% ở cấp tỉnh, tỉ lệ hồ sơ được thanh toán trực tuyến còn rất thấp, chỉ đạt 6,35% ở cấp bộ và 4,92% ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng DVCTT còn thấp, mức độ thay đổi phương thức cung ứng DVHCC còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. 3.2. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho cung ứng DVHCC trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 3.2.1. Các quy định pháp luật và chính sách của Việt Nam có liên quan đến cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 3.2.1.1. Các quy định pháp luật và chính sách của Việt Nam có liên quan đến việc thay đổi phương thức cung ứng DVHCC từ trực tiếp sang trực tuyến 3.2.1.2. Các quy định pháp luật và chính sách của Việt Nam có liên quan đến hạ tầng, nền tảng công nghệ để thay đổi phương thức cung ứng DVHCC 3.2.2. Thực trạng về hạ tầng và nền tảng số phục vụ cung ứng dịch vụ hành chính công 3.2.2.1. Thực trạng về hạ tầng dữ liệu Luận án tập trung đánh giá về các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia có vai trò quan trọng trong cung ứng DVHCC như: CSDL quốc gia về Dân cư; CSDL Đất đai quốc gia; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; CSDL quốc gia về Bảo hiểm. Đồng thời Luận án có đề cập đến 14
- thực trạng về các CSDL của ngành, lĩnh vực phục vụ cho cung ứng DVHCC. 3.2.2.2. Thực trạng về nền tảng kết nối - Hạ tầng kết nối mạng internet: Tại thời điểm năm 2019 đã có 97% người dân được phủ sóng 4G và gần 60% hộ gia đình có kết nối cáp quang băng thông rộng. Về cơ bản người dân Việt Nam có đủ kết nối internet để sử dụng DVHCC trực tuyến. - Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ và các cơ quan nhà nước cung ứng DVHCC đã được triển khai xây dựng từ những năm 2004, đến nay đã kết nối 100% bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương; trên 96% quận, huyện, thị xã. - Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu: Đến tháng 7/2020 đã có 82,61% các tỉnh/thành đã kết nối thông qua Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia. Có 22/22 bộ và cơ quan ngang bộ và 56/63 tỉnh thành hoàn thành Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh. 3.2.2.3. Thực trạng về hạ tầng điện toán đám mây Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ, sẽ khó khăn trong việc cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ để cho phép người dùng sử dụng trực tiếp các ứng dụng cung ứng DVHCC trên nền tảng đám mây qua môi trường mạng. 3.2.2.4. Nền tảng Định danh và xác thực điện tử Thực hiện Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 về định danh và xác thực điện tử, các cơ quan nhà nước đang đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiên Khung danh tính quốc gia để làm nền tảng cho việc thiết lập môi trường phát triển định danh và xác thực điện tử tin cậy cho các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường số. 3.2.2.5. Đảm bảo phương tiện, thiết bị công nghệ cho CBCC Tỉ lệ CBCC ở cấp bộ và cấp tỉnh được trang cấp máy vi tính đạt 100% kể từ năm 2019, và hiện tại hầu hết CBCC ở cấp xã, cấp huyện cũng đã có phương tiện công nghệ thông tin (CNTT) để làm việc. 15
- 3.2.2.6. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cung ứng DVHCC Tuy đã có một số cơ quan nhà nước đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cung ứng DVHCC, nhưng nhìn chung vẫn là tự phát, chưa hình thành được một nền tảng dùng chung cho người dùng khi sử dụng DVHCC và cho cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết các TTHC. Vì vậy mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cung ứng DVHCC ở Việt Nam hiện nay còn rất thấp và chưa hiệu quả. 3.2.3. Thực trạng về mức độ sẵn sàng của chủ thể cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 3.2.3.1. Thực trạng về tổ chức các cơ quan cung ứng DVHCC Tại thời điểm năm 2020, số DVHCC được cung cấp tại cấp xã chỉ chiếm 2,11% nhưng tại cấp tỉnh và cấp bộ là 89,6%. Điều này cho thấy người dùng muốn sử dụng DVHCC thì phần lớn đều phải đi lại với khoảng cách xa để đến các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh. 3.2.3.2. Về trình độ CNTT của cán bộ, công chức Tuy tỉ lệ CBCC có chứng chỉ CNTT hoặc trình độ CNTT từ trung cấp trở lên đạt 47,2% ở cấp xã và 74,3% ở các cấp còn lại, nhưng thực tế thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa đáp ứng hiệu quả việc cung ứng DVHCC trên môi trường số. 3.2.4. Thực trạng về các điều kiện đáp ứng của người sử dụng dịch vụ hành chính công trên môi trường số. 3.2.4.1. Về nhận thức, nhu cầu của người dân đối với DVCTT Dù Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung ứng DVHCC từ năm 2019, nhưng tại thời điểm năm 2021, mới chỉ có khoảng 4% người dân từng sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong đó chủ yếu là tìm hiểu thông tin. Phần nhiều người dân còn xa lạ hoặc thờ ơ với DVCTT, chưa đánh giá cao về ưu việt của các DVHCC đã được số hóa và cung cấp trên môi trường số. 3.2.4.2. Về trình độ, khả năng của người dân đối với việc sử dụng DVHCC trên môi trường số Tỉ lệ người dân sử dụng internet ngày càng tăng và đạt mức 70% 16
- vào năm 2020, trong đó có đến 72,4% số người dùng internet đã từng thực hiện các giao dịch trên môi trường mạng. Tuy nhiên bộ phận lớn người dân vẫn còn hạn chế về khả năng sử dụng DVHCC trên môi trường số. 3.2.4.3. Công cụ, phương tiện cần thiết để sử dụng dịch vụ hành chính công trên môi trường số Thời điểm tháng 01/2021 có 96,9% người dân ở độ tuổi từ trên 15 đến dưới 65 sử dụng điện thoại thông minh và 66,1% sử dụng máy tính để bàn hoặc laptop. Với sự phát triển của các nhà mạng, cùng với cuộc cạnh tranh về tốc độ đường truyền và giá dịch vụ đã giúp cho phần lớn người dân Việt Nam có đủ kết nối internet tốc độ cao để sử dụng DVCTT và với chi phí vô cùng rẻ. 3.3. Đánh giá thực trạng 3.3.1. Những ưu điểm 3.3.1.1. Về phương thức cung ứng dịch vụ Hoạt động cung ứng DVHCC đã dần được tiếp cận và dịch chuyển sang phương thức trực tuyến. 3.3.1.2. Về các điều kiện đảm bảo cho cung ứng DVHCC - Các chính sách và quy định pháp luật có liên quan đến cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0 đã dần được hoàn thiện, bước đầu tạo nền móng quan trọng cho thay đổi phương thức cung ứng DVHCC. - Đã xây dựng và bước đầu hình thành được những hạ tầng, nền tảng số quan trọng phục vụ cung ứng DVHCC. - Các cơ quan nhà nước và đội ngũ CBCC tham gia cung ứng DVHCC đã ngày càng quan tâm và đẩy mạnh cung ứng DVHCC theo phương thức trực tuyến, mức độ sẵn sàng để cung ứng DVHCC kỹ thuật số ngày càng được nâng lên. - Mức độ đáp ứng của người dùng đối với DVHCC kỹ thuật số đã bước đầu có chuyển biến tích cực. 3.3.2. Tồn tại, hạn chế 3.3.2.1. Về phương thức cung ứng dịch vụ 17
- - Hoạt động của các cơ quan nhà nước vẫn chủ yếu dựa trên giấy tờ, phương thức cung ứng DVHCC vẫn phần lớn là trực tiếp. - Mức độ liền mạch, trực tuyến hoàn toàn trong cung ứng DVHCC còn rất hạn chế. - Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung ứng DVHCC vẫn chủ yếu trong giờ hành chính và tại trụ sở làm việc, mức độ chuyển đổi phương thức cung ứng từ trực tiếp sang trực tuyến còn nhiều hạn chế so với những tiến bộ công nghệ mang lại và mong muốn của Đảng và Nhà nước. - Dịch vụ công trực tuyến vẫn còn riêng lẻ, rời rạc, chưa thân thiện, còn nặng tính thành tích, mức độ coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong quá trình cung ứng DVHCC còn chưa được thể hiện rõ nét. 3.3.2.2. Về các điều kiện đảm bảo cho cung ứng DVHCC - Một số văn bản pháp luật có liên quan đến cung ứng DVHCC còn có những điểm chưa phù hợp và còn thiếu một số quy định pháp luật quan trọng để tạo nền tảng pháp lý đầy đủ cho cung ứng DVHCC trong bối cảnh CMCN 4.0. - Tiến độ triển khai các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành còn chậm. Nền tảng định danh và xác thực điện tử để phục vụ các giao dịch trong DVHCC còn thiếu và yếu. - Chưa xây dựng được môi trường làm việc kỹ thuật số đảm bảo liền mạch, mọi lúc, mọi nơi và hợp tác cho CBCC; chưa hình thành được nền tảng điện toán đám mây chính phủ. - Khả năng làm việc trên môi trường số của CBCC vẫn còn hạn chế. Phần nhiều người dân còn chưa quan tâm đến DVCTT, còn hạn chế về khả năng tiếp cận đến DVHCC kỹ thuật số. 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế - Các cơ quan nhà nước chưa dự báo và lường trước được những thay đổi, những tác động của CMCN 4.0 tới cung ứng DVHCC. - Công tác xây dựng các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành còn chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hình thành được hạ tầng và nền 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 188 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn