
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 0
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai "Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và xác định các các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN NGỌC HỒNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ, PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỊ Xà ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Trọng Phương 2. TS. Nguyễn Đắc Nhẫn Phản biện 1: GS.TS. Huỳnh Văn Chương Bộ Giáo dục và Đào tạo Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quang Học Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Lê Văn Thơ Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ với nước ta mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước ở Châu Á. Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất luận quốc gia nào (Alan Coulthart, 2006). Đối với các nước nông nghiệp, quá trình này đang diễn ra hết sức mạnh mẽ (Phạm Sỹ Liêm, 2016). Quá trình đô thị hoá (ĐTH) ở các nước cũng như ở Việt Nam đã là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, kinh tế đô thị chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ, đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân… Quá trình ĐTH, mở rộng không gian đã làm một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị sinh sống cũng làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi. Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển bền vững của các đô thị (Đỗ Hậu & Nguyễn Đình Bồng, 2012). Việc tăng dân số đô thị đều đi đôi với tăng diện tích đất đô thị, áp lực dân số, giao thông, môi trường, bất cập giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn…Lê Du Phong (2007). Trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các mục đích khác như đất công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị, các nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức ngày càng gia tăng như: Mất an toàn lương thực, thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, thiếu đất sản xuất… (Trần Trọng Phương & cs. 2019). Vậy một vấn đề đặt ra là: Tại những nơi có quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa thì quá trình này đã và đang tác động như thế nào đến các mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Đặc biệt là việc sử dụng đất nông nghiệp còn lại với quá trình ĐTH như thế nào? Tại nơi đó định hướng sử dụng đất thích hợp cho việc điều chỉnh hạn chế hoặc tăng cường các tác động tích cực mà quá trình đó mang lại như thế nào? Do đó vấn đề nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến việc sử dụng quỹ đất, đặt biệt là quỹ đất còn lại để phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái là hướng đi rất cần thiết (Trần Trọng Phương, 2016). Trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù với quá trình đô thị hóa được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình ĐTH, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững 1
- cho tương lai (Trần Trọng Phương, 2012). Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Ngày 24/04/2015, Nghị Quyết Số 891 NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chính thức ban hành về việc thành lập thị xã Đông Triều với số đơn vị hành chính gồm 06 phường và 15 xã. (UBND thị xã Đông Triều (2021b). Từ đó đến nay, thị xã Đông Triều là một trong những địa phương phát triển nhanh nhất của tỉnh Quảng Ninh, nhờ việc tận dụng lợi thế về tài nguyên than và đất sét dồi dào. Bên cạnh đó, Đông Triều còn là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần, và từng là trung tâm văn hóa Phật giáo của Việt Nam, gắn liền với triều đại Trần. Vị trí chiến lược quan trọng ở cửa ngõ phía Tây của Quảng Ninh và ở vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh là điều kiện vô cùng thuận lợi để Đông Triều phát triển kinh tế (UBND thị xã Đông Triều (2021a). Với quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn lại, trong tương lại nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã, sử dụng đất nông nghiệp cần phải xác định, xây dựng hướng sử dụng đất hiệu quả, bền vững phù hợp với xu hướng CNH và ĐTH đang diễn ra. Làm thế nào để phát huy và tận dụng tối đa những lợi thế và khắc phục đến những khó khăn để phát triển kinh tế hiệu quả cho Thị xã Đông Triều? Để có cơ sở đề xuất các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hoá, xác định giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất của Thị xã và để có cơ sở khoa học đề xuất xây dựng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới cho Thị xã Đông Triều là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và xác định các các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất định hướng, giải pháp, đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp và định hướng phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: trong phạm vi địa giới hành chính thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn (2011-2021); Thu thập số liệu sơ cấp giai đoạn (2017-2021); Đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho quá trình đô thị hóa thị xã Đông Triều đến năm 2030. 2
- 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án đã đánh giá được hiệu quả, tiềm năng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; - Đã xác định được 4 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa của 4 loại cây trồng đặc thù của thị xã (mô hình vải thiều; mô hình cam; mô hình na, mô hình hoa - cây cảnh) hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học: + Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. + Xác định các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý phù hợp quá trình đô thị hóa của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Xây dựng cơ sở dữ liệu về đánh giá thực trạng và định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ, PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 2.1.1. Đất đai, đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm đất đai a. Đất (Soils) Theo Wiliam, đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng. Ông cũng là người đưa ra khái niệm về độ phì đất, khả năng cung cấp cho cây trồng nước, thức ăn, khoáng chất và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ,...) để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009). b. Đất đai (Land) Theo FAO (1976), đất đai phải được nhìn nhận dưới góc độ là vật mang của các hệ sinh thái (Carrier). Theo quan điểm này đất đai được định nghĩa như sau: Một vạt đất xác định về mặt địa lý là diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chu kỳ có thể dự đoán được của lớp đệm bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: khí hậu, đất (Soils), 3
- điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật, những kết quả hoạt động hiện nay và quá khứ. Theo Hiến pháp năm 2013: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014). 2.1.1.2. Đất nông nghiệp a. Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2013). b. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp Đối với sản xuất nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt, đó là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế và là đối tượng lao động mà con người tác động vào trong quá trình sản xuất. Đất còn là công cụ sản xuất, nhờ nó mà con người tác động vào cây trồng do nó sản xuất ra. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt 2.1.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Vương Quang Viễn, 1971). 2.1.2. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp 2.1.2.1. Một số khái niệm đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp Tiềm năng có thể là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012). Đánh giá tiềm năng đất đai là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hóa… để có thể lựa chọn những loại hình sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm & cs., 2005). 2.1.2.2. Đánh giá đất theo FAO a. Khái niệm - Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type - LUT): là một phương thức sử dụng đất trồng một loại cây hay một tổ hợp cây trồng với những hình thức quản lý chăm sóc nhất định trong những điều kiện kinh tế, xã hội và kỹ thuật 4
- nhất định (Đào Châu Thu & Nguyễn Khang, 1998). Tùy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân loại hình sử dụng đất đai theo mức khái quát hoặc chi tiết tương ứng (Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409: 2012). - Kiểu sử dụng đất (Kind of Land Use): là phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như đất sản xuất nông nghiệp (SXNN), đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), đất làm muối, đất nông nghiệp khác (TCVN 8409: 2012) và nó cũng là bức tranh mô tả chi tiết các loại hình sử dụng đất khi đánh giá ở cấp huyện, xã, nông trại, nông hộ. b. Trình tự, thủ tục đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo chỉ dẫn của FAO Theo FAO (1976), “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”. c. Nguyên tắc đánh giá đất theo FAO Phương pháp đánh giá đất theo FAO được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại hình sử dụng đất cụ thể. Việc đánh giá đất đai đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, chi phí máy móc...). - Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp trong đánh giá đất, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học. Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng/ khu vực cần nghiên cứu. - Khả năng thích hợp của các LUT đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân nhắc để quyết định. Đánh giá đất tập trung so sánh giữa các sử dụng đất của các LUT khác nhau. Phương pháp đánh giá đất theo FAO bao gồm 3 nội dung chính: (i) đánh giá hiện trạng sử dụng đất để lựa chọn các loại hình sử dụng đất phục vụ đánh giá đất; (ii) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; (iii) phân hạng thích hợp đất đai. 2.1.3. Đô thị hóa và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp 2.1.3.1. Đô thị, đô thị hóa a. Đô thị Khái niệm đô thị được các nhà khoa học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu dựa trên địa vị chính trị, các thuộc tính về nhân khẩu học, các tham số kinh tế và hành vi văn hóa xã hội. 5
- Dumlao & Felizmenio (1976): Đô thị hay thành phố là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp hay bản. Theo Luật Quy hoạch đô thị Việt Nam (2015), đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương bao gồm nội thành và ngoại thành của thành phố, nội thị và ngoại thị của thị xã hoặc thị trấn (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2015). Như vậy khái niệm đô thị có thể hiểu tổng quát như sau: Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. b. Đô thị hóa Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống (Nguyễn Thế Bá, 2004). ĐTH là quá trình chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp. ĐTH cũng bao gồm quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng nhiều dân cư trong những vùng lãnh thổ hạn chế, gọi là đô thị (Đàm Trung Phường, 2005). 2.1.3.2. Nông nghiệp đô thị a. Khái niệm về nông nghiệp đô thị ''Nông nghiệp đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị hoặc ven đô thị. Nó phải thích ứng với hoàn cảnh sinh thái đô thị và phát huy các lợi thế của điều kiện vật chất - kỹ thuật đô thị để ngày càng hoàn thiện các chức năng sinh thái mà nó tham gia vào các chu trình cân bằng và chức năng cung ứng một cách tương thích, nhằm thỏa mãn các nhu cầu thị trường đô thị không chỉ là những nông sản hàng hóa sạch, chất lượng cao và đa dạng, mà còn là các sản phẩm văn hóa, tinh thần và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân'' (Trần Trọng Phương, 2012). 6
- 2.1.3.3. Đất đô thị và sử dụng đất đô thị a. Đất đô thị Theo Đỗ Hậu & Nguyễn Đình Bồng (2012): Đất đô thị là đất để quy hoạch phát triển đô thị, là nền tảng để phát triển đô thị, ở đó con người sinh sống, làm việc và sử dụng các dịch vụ. Đô thị đã có lịch sử phát triển trên 5000 năm cùng với quá trình nâng cao năng lực sản xuất của cải vật chất và phân công lao động của loài người; trở thành nơi tập trung cao độ về nhân khẩu, kinh tế và mọi hoạt động chính trị, xã hội làm cho hiệu suất sử dụng đất là cao nhất. Cùng với sự hình thành đô thị, đất đai cũng từng bước được chia thành đất đô thị, đất ngoại ô và đất nông thôn. b. Sử dụng đất đô thị Theo Phạm Sỹ Liêm (2009): Đất đô thị bao gồm mặt đất, mặt nước và khoảng không gian nhất định bên trên và bên dưới nó trong khu vực đô thị. Đất đô thị có nguồn gốc từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Thông thường, đất đô thị được xem xét theo 3 khu vực và mức độ khác nhau: i) Đất của trung tâm đô thị đã xây dựng; ii) Đất đai trong phạm vi quy hoạch xây dựng đô thị.; iii) Đất đai trong phạm vi quản lý hành chính của đô thị (bao gồm cả vùng ngoại ô). 2.1.3.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp đô thị a. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp - Đô thị hóa là quá trình mở rộng các thuộc tính đô thị trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường…trong các vùng hoặc các quốc gia. Quá trình này làm xuất hiện những dòng người di chuyển về các khu đô thị để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn trong khi khả năng thu hút lao động của kinh tế đô thị chỉ có hạn. Đô thị hóa phát triển nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn thách thức cho quá trình phát triển nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trần Trọng Phương, 2012). b. Vai trò của nông nghiệp đô thị dưới áp lực quá trình đô thị hóa Theo Trần Trọng Phương (2012), khi nghiên cứu về phát triển nông nghiệp đô thị đã đánh giá vai trò của nông nghiệp đô thị với chiến lược phát triển bền vững của các đô thị hiện nay. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội đáng ghi nhận của quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của khu vực đô thị, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, thì đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường; vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh quan đô thị. 7
- 2.1.4. Mô hình sản xuất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa 2.1.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp (1) Đánh giá việc quy hoạch và xây dựng mô hình sản xuất; (2) Đánh giá các mô hình sản xuất; (3) Đầu tư và sử dụng vốn và lao động; (4) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất; (5) Đặc điểm hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp. 2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp bao gồm: đối tượng sản xuất, chất lượng giống, phương thức sản xuất, cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực của người sản xuất, khả năng tiếp cận công tác khuyến nông, vốn đầu tư của các hộ và thị trường. 2.1.4.3. Tác động của đô thị hóa đến các mô hình sản xuất - Đô thị hoá tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước trên thế giới. Bởi đô thi hoá không chỉ gắn liền với sự phát triển công nghiệp, khoa học kĩ thuật mà còn gắn liền với sự phát triển giao thông, thương mại, dịch vụ. Vì thế, nó là yếu tố quan trọng làm thay đổi quá trình phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo hướng giảm lao động nông nghiệp, được thể hiện ở quá trình người nông dân xa rời đồng ruộng để trở thành người thành thị. Như vậy, ĐTH đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và tính chất lao động theo hướng tích cực (Vũ Hào Quang, 2005). 2.1.4.4. Mối quan hệ giữa đô thị hóa với mô hình sản xuất nông nghiệp - Đô thị hóa và mô hình sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi nền kinh tế chưa đủ mạnh, kinh tế chưa phát triển hay kém phát triển, thì quá trình ĐTH hầu như phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên và các nguồn lực sẵn có. Khi kinh tế phát triển, ĐTH phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý, khả năng tài chính. Đến lượt mình, ĐTH góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội ở bất kỳ giai đoạn nào. Nhìn lại quá trình phát triển các nước trên thế giới, hầu như các nước có nền kinh tế phát triển hoặc tăng trưởng nhanh đều có ĐTH hình thành từ lâu đời như Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… Ở Việt Nam thì điều này cũng khá rõ. Khu đô thị hình thành kéo theo hàng loạt những hoạt động khác ra đời, khu dân cư, khu công nghiệp, hoạt động buôn bán, xây dựng, giao thông… tạo nên sức bật của nền kinh tế. Chịu ảnh hưởng rõ nét nhất của quá trình ĐTH là các hộ nông dân của khu vực nông thôn tiếp giáp với khu vực đô thị phát triển, người nông dân sản xuất nông sản, thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị, từ đó giúp họ tăng thu nhập và kinh tế hộ nông dân sẽ phát triển (Lê Hồng Kế, 2006). 8
- 2.2. SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ, PHÙ HỢP VỚI TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sử dụng nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại một số nước trên trên thế giới 2.2.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của đô thị hóa tại Trung Quốc Tại các đô thị Trung Quốc, xu thế chuyển đất SXNN thành vườn cây lâu năm và ao cá khá phổ biến, ao chiếm khoảng 3,5% và vườn chiếm khoảng 4,5% diện tích đất nông nghiệp đô thị. Tổng cộng vườn, ao chiếm 11% diện tích đất ở các đô thị cấp I; 1,7% diện tích đất ở các đô thị cấp II và 5,4% diện tích trong vùng nông thôn (Đào Thế Tuấn, 2004). Theo Hứa Việt Tiến (2000), Trung Quốc đã đề ra 6 mô hình nông nghiệp đô thị gồm: nông nghiệp xanh (duy trì và phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố); nông nghiệp phục vụ khách sạn (sản xuất hoa, cây cảnh, rau, quả, thịt, trứng, sữa cho khách sạn trong thành phố); nông nghiệp thu ngoại tệ (sản xuất các nông, đặc sản xuất khẩu); nông nghiệp du lịch (phục vụ cho khách trong nước và nước ngoài ở ngoại ô thành phố); nông nghiệp an dưỡng (ở những vùng nông thôn ngoại thành có cảnh quan đẹp; nông nghiệp sinh thái (là ngành nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch không độc hại, không ô nhiễm môi trường). 2.2.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa tại Mỹ Theo số liệu của Ủy ban Nông nghiệp đô thị Bắc Mỹ năm 2003, Dự án “vườn cho người nghèo” ở Santa Cruz, California đã đóng góp 55% sản lượng các sản phẩm nông nghiệp đô thị và quản lý thành công chương trình sản xuất hoa tươi bằng phương pháp hữu cơ. Các vườn cây ăn quả và hệ thống cây xanh tạo thành vành đai xanh điều hòa khí hậu cho thành phố. Các sản phẩm chính được sản xuất ở đô thị và ven đô các thành phố bao gồm rau, hoa quả và bơ sữa, trong đó hoa quả chiếm 79%, rau tươi chiếm 68%, bơ sữa chiếm 52% so với tổng sản lượng trên toàn quốc (Harison & Grant, 1976). Nhìn chung, ĐTH ở Mỹ diễn ra muộn hơn Châu Âu nhưng tốc độ ĐTH lại rất cao, đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp quy mô rất lớn. Tuy vậy, phần đất nông nghiệp sau ĐTH ở Mỹ được sử dụng khá hiệu quả, khoa học, được phân vùng sử dụng rõ ràng, sử dụng đất tiết kiệm. Mặt khác, phát triển nông nghiệp đô thị ở Mỹ cũng gặp phải khó khăn do thiếu vốn và chế độ sở hữu về đất đai. 2.2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa tại Nhật Bản Quá trình phát triển đô thị tại Nhật Bản bắt đầu manh nha từ những cách tân 9
- trong giai đoạn Minh Trị (1867 đến 1912), khi những chính sách đổi mới của Nhật Hoàng đem lại cho Nhật Bản những tiền đề để trở thành cường quốc trong các giai đoạn kế tiếp. Những chính sách này đã thay đổi mạnh mẽ môi trường kinh tế Nhật Bản, làm thay đổi cấu trúc ngành công nghiệp và giúp các ngành sản xuất tăng trưởng đột biến. Đi đôi với tiến trình công nghiệp hóa là quá trình đô thị hóa khi mà mức độ tập trung dân cư tại các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng. Quá trình này diễn ra sôi động trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại 3 vùng đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya. Trong hơn một thế kỷ qua, Nhật Bản đã nỗ lực theo đuổi và phát triển các phương pháp, công cụ để xây dựng và phát triển đô thị tốt hơn trong thời đại mới. Trong suốt quá trình này, một số các biện pháp phát triển đô thị đã được cách tân và thể chế hoá cùng với cơ cấu tổ chức theo quy hoạch đô thị. 2.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh 2.2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại Việt Nam So với mức ĐTH trung bình của thế giới là 52% thì mức độ ĐTH của nước ta là còn thấp. So với các nước khác trong cùng khu vực, tỷ lệ dân số thành thị của nước ta đứng thứ 7 trên 11 nước trong khu vực và trong số các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam. Nghiên cứu của Đào Thị Thanh Lam & cs. (2014) cho thấy: Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh đặc biệt là diện tích đất trồng lúa; các khu đô thị mới hình thành, tỷ lệ cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp dịch vụ tăng... tạo nguồn thu quan trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, tạo ra được môi trường cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như hỗ trợ, kích thích cho sự phát triển của các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch... tạo đà và lực cho quá trình đô thị hóa cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Nhận thức rõ tầm quan trọng của những chuyển đổi đô thị và kinh tế sẽ xảy ra trên diện rộng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đưa ra một Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội mới cho giai đoạn 2011 - 2021 với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa, song song với phát triển nhanh và bền vững (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). 10
- PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2011 - 2021 trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Kết quả theo dõi mô hình sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa ở thị xã Đông Triều - Định hướng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình đô thị hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu * Lựa chọn vùng nghiên cứu Căn cứ vào vị trí địa lý, tỷ lệ diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng trên địa bàn thị xã Đông Triều, đề tài phân các xã, phường theo 2 vùng phát triển theo định hướng quy hoạch không gian của Thị xã Đông Triều đến năm 2030. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin Số liệu phục vụ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của thành phố được sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong quá trình thu thập thông tin, số liệu luôn được bổ sung, cho phù hợp với thực tế. 3.2.3. Phương pháp thống kê, xử lý thông tin số liệu * Đối với thông tin, số liệu thứ cấp: sau khi thu thập, toàn bộ số liệu được thống kê để đánh giá, so sánh và kết luận. * Đối với thông tin số liệu sơ cấp: toàn bộ thông tin số liệu đều được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó sử dụng phần mềm Excel, SPSS để xử lý các số liệu điều tra thu thập được. 3.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Bản đồ đơn vị đất đai thị xã Đông Triều được xây dựng tỷ lệ 1/25.000 trên cơ sở chồng xếp 06 bản đồ đơn tính bằng phần mềm ArcGIS.06 bản đồ đơn tính gồm: Bản đồ đất, địa hình tương đối, độ dày tầng canh tác, thành phần cơ giới, chế độ tưới và chế độ tiêu. 11
- - Bản đồ đất thị xã Đông Triều tỷ lệ 1/25.000 được biên tập từ bản đồ đất tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ 1/50.000. + Thành phần cơ giới: Sau khi phân loại thành phần cơ giới đất theo tam giác cơ, thành phần cơ giới đất được chia thành 3 cấp: thành phần cơ giới nhẹ, thành phần cơ giới trung bình và thành phần cơ giới nặng. + Chế độ tưới: Các nội dung trên được thực hiện và chuyển khoanh vẽ các khu vực có chế độ tưới khác nhau (chủ động, bán chủ động, tưới nhờ nước trời). - Phương pháp phân hạng thích hợp đất đai: Việc đánh giá hay phân hạng thích hợp đất đai cho một loại hình sử dụng đất cụ thể dựa trên các yêu cầu và hạn chế sử dụng đất. Các "tiêu chí đánh giá" này là một tập hợp các yếu tố sau đó sẽ được sử dụng để phù hợp với chất lượng đất hiện có và các yêu cầu của loại hình sử dụng đất cụ thể đó. 3.2.5. Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai Từ kết quả kiểm tra về đặc điểm, tính chất đất đai và các yếu tố tự nhiên của thị xã Đông Triều kết hợp với việc xem xét yêu cầu sử dụng đất, yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng đất tiến hành lựa chọn chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm: loại đất, thành phần cơ giới, địa hình tương đối, độ phì nhiêu, chế độ tưới và chế độ tiêu nước. Tiến hành phân tích kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến môi trường nhằm lựa chọn các loại hình sử dụng đất để phân hạng mức độ thích hợp đất. Dựa vào quy trình đánh giá đất thích hợp theo FAO và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN: 8409/2012 "Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện" để đánh giá phân hạng thích hợp cho các loại hình sử dụng đất. 3.2.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất Để đánh giá hiệu quả của loại/kiểu sử dụng đất, nghiên cứu dựa vào 3 nhóm chỉ tiêu: * Hiệu quả kinh tế: áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cây trồng theo Cẩm nang sử dụng đất Tập 2 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). * Hiệu quả xã hội: Đánh giá tính hiệu quả xã hội của loại/kiểu sử dụng đất, sử dụng 2 chỉ tiêu gồm: (1) Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 loại/kiểu sử dụng đất/ha/năm (CLĐ - công lao động); (2) Khả năng đảm bảo đời sống và sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công. Giá trị ngày công: GTNC = GTGT/CLĐ. 12
- * Hiệu quả môi trường: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, sử dụng 2 chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất: (1) Mức sử dụng phân bón được đánh giá trên cơ sở so sánh mức bón của người nông dân với mức khuyến cáo của trung tâm khuyến nông tỉnh cho từng loại cây trồng cụ thể. (2) Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được đánh giá trên cơ sở so sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) mà các hộ nông dân đã sử dụng so với khuyến cáo của trung tâm khuyến nông tỉnh. 3.2.7. Phương pháp phân tích * Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas 3.2.8. Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ Sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information Systems) để biên tập, xử lý và chồng xếp các lớp thông tin. 3.2.9. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo * Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học lĩnh vực nông nghiệp, quy hoạch, đô thị hoá, các cán bộ địa chính, hội nông dân, cán bộ nghiên cứu giảng dạy ở các trường đại học và đặc biệt là ý kiến của các hộ dân làm ăn khá giỏi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. * Phương pháp chuyên khảo: phương pháp này dùng để thu thập, lựa chọn thông tin tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa và vận dụng có chọn lọc vào thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để phát triển và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị bền vững. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý của Đông Triều đã mang lại những lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông. 4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội Tăng trưởng giá trị sản xuất chung toàn thị xã đạt 14,2%/năm trong giai đoạn 2011 - 2021, trong đó tăng trưởng bình quân các ngành: Nông lâm thủy sản 13
- đạt 2,8%, Công nghiệp xây dựng đạt 15,8% và dịch vụ đạt 16,1%. Các chỉ tiêu trên đều cao hơn khá nhiều so với tăng trưởng GTSX chung toàn tỉnh. 4.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP DƯỚI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Theo số liệu thống kê đất đai năm 2021, tổng diện tích tự nhiên là: 39658,35 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích: 31098.80 ha, chiếm 78,42% so với tổng diện tích tự nhiên của thị xã. Đất phi nông nghiệp có diện tích: 7326,96 ha, chiếm 18,48% so với tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng có diện tích: 1232,59 ha, chiếm 3,11% so với tổng diện tích tự nhiên. 4.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 Theo số liệu thống kê đất đai năm 2021 tổng diện tích đất nông nghiệp là 31.098,80 ha, chiếm 78,29% diện tích tự nhiên. Trong giai đoạn 2011 - 2021 tổng diện tích tự nhiên giảm 63,20 ha, nguyên nhân là do thay đổi phương pháp kiểm kê đất đai (số liệu được thống nhất lại từ nguồn dữ liệu bản đồ). Trong giai đoạn này đất sản xuất nông nghiệp tăng 2.741,01 ha (trong đó đất trồng lúa tăng 271,50 ha; đất trồng cây hàng năm khác tăng 182,87 ha) do kiểm kê lại đất đai; đất trồng cây lâu năm tăng 2.286,64 ha chủ yếu từ đất đồi núi chưa sử dụng; đất lâm nghiệp giảm 44,66 ha (đất rừng sản xuất tăng 1.238,00 ha; đất rừng phòng hộ giảm -1.332,95 ha; đất rừng đặc dụng tăng 139,61 ha); đất nuôi trồng thủy sản tăng 507,06 ha (do tính thêm diện tích các hồ, đập); đất nông nghiệp khác tăng 94,50 ha. 4.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều a. Trồng trọt - Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2021 đạt 11.545 ha, giảm 684,3 ha so với năm 2011. - Cây lâu năm: Tổng diện tích cây ăn quả năm 2021 là 2.580,9 ha, chiếm 99,33% diện tích cây lâu năm toàn thị xã. So với năm 2011, diện tích cây ăn quả của thị xã giảm 241,3 ha. b. Chăn nuôi Sản xuất chăn nuôi của thị xã đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển; Tỷ lệ bò lai (1.640 con), lợn, gia cầm thịt (725.400 con), trứng cho năng suất ngày càng cao. Sản lượng thịt các loại đáp ứng nhu cầu trong và cung cấp một phần ra ngoài thị xã. 14
- c. Nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn thị xã năm 2021 là 1.282,6 ha; trong đó: Diện tích nuôi thâm canh là 529,5 ha; chiếm 41,28% (chủ yếu tại xã, phường: Hoàng Quế, Kim Sơn, Yên Đức …); nuôi bán thâm canh là 400 ha; chiếm 26,7%; còn lại là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. 4.2.4. Thực trạng phát triển một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều Trong những năm qua phát triển sản xuất nông nghiệp thị xã Đông Triều gặp không ít những khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình sâu bệnh, dịch bệnh diễn biến phức tạp…diện tích đất nông nghiệp giảm cho phát triển công nghiệp, đô thị (bình quân 0,22%/năm). Bảng 4.1. Một số sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung tại thị xã Đông Triều Quy mô Địa điểm phân bố Mục đích TT Diện tích Cơ cấu sử dụng (ha) (%) 1 Lúa chất 2.507,30 6,32 Yên Đức, Yên Thọ, Hồng Thái Đông, lượng cao Hồng Thái Tây, Hoàng Quế, Hồng Phong, Nguyễn Huệ 2 Nếp cái hoa 488,60 1,23 Bình Dương, Nguyễn Huệ, Hồng Phong, vàng Hưng Đạo, Yên Đức, Yên Thọ, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây 3 Rau màu 130,00 0,33 An Sinh, Tràng Lương, Bình Khê, Việt Dân và Hưng Đạo 4 Hoa 47,40 0,12 Bình Khê, Bình Dương và Hồng Phong 5 Na dai 956,80 2,41 An Sinh, Việt Dân, Bình Khê, Tân Việt, Bình Dương và Tràng An 6 Vải 1.140,40 2,88 An Sinh, Tràng Lương, Bình Khê, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế 7 Thanh long 55,80 0,14 An Sinh, Bình Khê ruột đỏ 8 Cam 150,00 0,38 Hoàng Quế, Bình Khê, Thủy An,Việt Dân Tổng diện tích 5.476,30 13,81 Nguồn: Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều (2021) 4.2.5. Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 4.2.5.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy trên địa bàn thị xã Đông Triều có 6 loại hình sử dụng đất chính với 19 kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong đó loại hình sử dụng đất chính là chuyên lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản (Chi tiết tại bảng 4.2). 15
- Bảng 4.2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Loại hình sử Tỷ lệ TT Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) dụng đất (LUT) (%) 1 LUT 1 (Chuyên lúa) 1 Lúa xuân - Lúa mùa 4.500,30 44,83 2 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 160,3 1,60 3 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 113,4 1,13 4 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 97,1 0,97 LUT 2 5 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau các loại 370,7 3,69 2 (Lúa - màu) 6 Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây 219,6 2,19 7 Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô đông 277,8 2,77 8 Đỗ các loại - Lúa mùa - Ngô 193,4 1,93 Tổng 1.432,30 14,27 16 9 Lạc xuân - Ngô - Cà chua 45,8 0,46 10 Bắp cải- Su hào - Cải các loại - Bắp cải 141,16 1,41 LUT 3 11 Rau muống - Cải các loại 57,5 0,57 3 (Chuyên màu) 12 Luân canh rau - Hành, tỏi - Rau ăn lá 31,7 0,32 13 Khoai sọ - Rau ăn lá 28,3 0,28 Tổng 304,46 3,04 LUT 4 4 14 Hoa - cây cảnh 47,4 0,47 (Hoa - cây cảnh) 15 Vải 1.140,40 11,36 16 Na 956,8 9,53 LUT 5 5 17 Cam 150 1,49 (Cây ăn quả) 18 Thanh long 55,8 0,56 Tổng 2.303,00 22,94 6 LUT 6 (NTTS) 19 Cá các loại 1.450,67 14,45 Tổng diện tích gieo trồng 10.038,13 100,00
- 4.2.5.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Qua quá trình điều tra, tổng hợp số liệu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều như sau: Kết quả nghiên cứu cho thấy: về giá trị gia tăng/1ha đất canh tác thì LUT 4 (hoa - cây cảnh) cho GTGT/1ha là 2,80 lần gấp 2,3 lần so với LUT 1 (Chuyên lúa); LUT trồng cây ăn quả, có hiệu quả đồng vốn là 3,2. Đánh giá về hiệu quả kinh tế có thể sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: LUT 5 (cây ăn quả) > LUT 4 (hoa - cây cảnh) > LUT 3 (chuyên màu) > LUT 2 (lúa - màu)> LUT 6 (nuôi trồng thủy sản) > LUT 1 (chuyên lúa). GTGT cho cao nhất là LUT 4, đạt 127,05 triệu đồng/ha, cho thấp nhất là LUT 1 (chuyên lúa) chỉ đạt 28,7 triệu đồng/ha. 4.2.5.3. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất Trong phạm vi nghiên cứu hiệu quả xã hội, đề tài chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu so sánh gồm: số công lao động/ha, GTGT/công, kết hợp đưa ra các chỉ tiêu định tính đối với từng LUT, mức thu hút lao động vào các kiểu sử dụng đất và khả năng tiêu thụ sản phẩm. 4.2.5.4 Hiệu quả môi trường Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là một vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi phải có số liệu phân tích về mẫu đất, nước và mẫu nông sản trong một thời gian khá dài. 4.2.5.5. Đánh giá chung Thị xã Đông Triều có hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong phú với 6 loại hình sử dụng đất chính gồm các LUT: 2 vụ lúa, lúa - màu; chuyên màu; hoa - cây canh; cây ăn quả; nuôi trồng thủy sản. Bảng 4.3. Đánh giá chung hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Loại hình sử dụng đất Phân cấp (LUT) Kinh tế Xã hội Môi trường LUT 1 (chuyên lúa) B B C LUT 2 (Lúa - màu) B B B LUT 3 (Chuyên màu) B A B LUT 4 (Hoa - cây cảnh) A A C LUT 5 (Cây ăn quả) A A B LUT 6 (NTTS) A A C Ghi chú: Rất cao (A); Cao (B); Trung bình (C) Đánh giá chung về cả ba mặt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy LUT 4, LUT 5, LUT 6 cho hiệu quả rất cao đồng đều trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, LUT 1, LUT 2 có ưu thế về mặt đảm bảo an ninh lương thực; LUT 6 (nuôi thuỷ sản) cho hiệu quả cao về kinh tế, xã hội nhưng có hạn 17
- chế nhất định về hiệu quả môi trường, LUT 3 có hiệu quả cao và cân bằng trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường với ưu thế cung cấp thực phẩm (rau màu các loại); LUT 1 có hiệu quả thấp hơn cả về hiệu quả kinh tế, xã hội và hiệu quả môi trường. 4.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 4.3.1. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp 4.3.1.1. Xác định các đơn vị đất đai tại thị xã Đông Triều Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu yếu tố đất đai để thành lập bản đồ đơn vị đất đai theo chỉ dẫn của FAO và vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương, như tính đồng nhất của LMU, có ý nghĩa thực tiễn với LUTs sẽ lựa chọn cho đánh giá đất, có thể vẽ được trên bản đồ hoặc quan sát được ngoài thực địa, đặc biệt các đặc tính của các LMU phải có những đặc tính khá ổn định ảnh hưởng đến sự thích hợp của các LUTs. Bản đồ đơn vị đất đai được chồng xếp từ 06 bản đồ đơn tính. Kết quả chồng xếp cho thấy toàn thị xã có 45 đơn vị đất đai. 4.3.1.2. Xác định tiềm năng đất nông nghiệp theo mô tả tổ hợp các đơn vị đất đai Mô tả các đơn vị đất đai nhằm xác định đặc tính, tính chất của đơn vị đất đai, đây là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và phân hạng mức độ thích hợp đất đai. Trong đề tài, mô tả đặc điểm chính của các ĐVĐĐ theo 09 loại đất đã chọn lựa để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. 4.3.1.3. Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất a. Lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững Căn cứ số liệu điều tra đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn tại thị xã Đông Triều: 1. LUT 1 (Chuyên lúa); 2. LUT 2 (Lúa - màu); 3. LUT 3 (Chuyên màu); 4. LUT (hoa – cây cảnh) 5. LUT 5 (Cây ăn quả); 6. LUT 6 (Nuôi trồng thủy sản). b. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất Bản đồ đơn vị đất đai của thị xã Đông Triều có 45 đơn vị đất đai với tổng diện tích đất khảo sát 27.362,62 ha. Đề tài đánh giá mức độ thích hợp đất đai trên diện tích 27.362,62 ha đã phân bổ cho đất nông nghiệp với 5 loại hình sử dụng đất chính (LUT 6 giữ nguyên hiện trạng). Căn cứ vào đặc tính đất đai và yêu cầu sử dụng đất để tiến hành đánh giá thích hợp đất đai cho 5 loại hình sử dụng đất trên địa thị xã Đông Triều. Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp trên diện tích đất phân bổ cho sản xuất nông nghiệp thể hiện tại như sau: 18

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
61 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
58 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
52 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn - Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
27 p |
61 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu
27 p |
33 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức
27 p |
30 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
53 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Tính chất điện tử và các đặc trưng tiếp xúc trong cấu trúc xếp lớp van der Waals dựa trên MA2Z4 (M = kim loại chuyển tiếp; A = Si, Ge; Z = N, P)
54 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
53 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
58 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
