
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt nam
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng "Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV, phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu; Đề xuất giải pháp QLTTh dự án cho BQLDACV để góp phần đảm bảo thành công cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý tổng thể dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI Nguyễn Thị Thu Hằng QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH VÀ KHU VỰC TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội – Năm 2024
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Nguyễn Huy Thanh Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Minh Đức Phản biện 1: PGS.TS Bùi Trọng Cầu Phản biện 2: PGS.TS Bùi Mạnh Hùng Phản biện 3: TS. Lê Văn Cư Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Vào hồi giờ phút ngày tháng năm Có thể tìm đọc luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án Tại Việt Nam, vốn đầu tư xây dựng (ĐTXD) cơ bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của xã hội [101]. Việc triển khai các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước (VNN) đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, thúc đẩy đạt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần dẫn dắt và tạo động lực cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển. Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án ĐTXD sử dụng VNN của các Ban quản lý dự án ĐTXD chuyên ngành/khu vực (BQLDACV) cho thấy, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, giai đoạn 2016-2021 vẫn có hàng nghìn dự án ĐTXD sử dụng VNN chậm tiến độ; hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư và điều chỉnh dự án nhiều lần; nhiều dự án kết thúc đầu tư đưa vào hoạt động có vấn đề về kỹ thuật [66]. Lý luận và thực tế đã chỉ ra, dự án ĐTXD là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh, nội dung, giai đoạn, có nhiều bên liên quan, phải đáp ứng nhiều mục tiêu vừa thống nhất vừa mâu thuẫn; một số lớn dự án còn có nhiều hạng mục, đáp ứng nhiều yêu cầu về công năng khác nhau, phục vụ nhiều nhóm đối tượng thụ hưởng khác nhau. Do đó, các hướng dẫn và chuẩn mực quản lý dự án (QLDA) ĐTXD có xu hướng nâng cao tầm quan trọng của việc quản lý dự án theo các mục tiêu, giai đoạn, vấn đề, nội dung riêng lẻ để đảm bảo bao quát được chúng một cách đầy đủ. Tuy nhiên việc quá chú trọng đến các vấn đề riêng lẻ này dẫn đến một thực tế là tính tổng thể trong QLDA đôi khi chưa được xem xét đúng tầm mức quan trọng, nhằm đưa dự án đạt được các mục tiêu trong mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau. Việc quản lý tổng thể (QLTTh) dự án nhằm xem xét, kết nối, phối hợp các nội dung thực hiện dự án, mục tiêu dự án, gói công việc, công việc, bên liên quan dự án trong mối liên hệ liên quan, ràng buộc, tác động qua lại. Mỗi một thành phần trên đều chịu ảnh hưởng tác động khi có sự thay đổi của môi trường trong và ngoài dự án, dẫn tới thay đổi của bản thân thành phần đó, đồng thời sự thay đổi của mỗi thành phần lại tương tác thứ cấp gây biến động tới những thành phần khác của dự án. Do đó bản chất QLTTh dự án còn được xem xét trong mối tương tác với môi trường trong và ngoài dự án. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn này, hai giả thuyết nghiên cứu tổng quát đặt ra là: (i) tính tổng thể trong QLDA ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV còn chưa được chú trọng đúng mức, đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vấn đề nảy sinh trong các dự án hiện nay, (ii) cần có giải pháp QLTTh cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV để đảm bảo sự thành công của các dự án này. Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án “Quản lý tổng thể dự án
- 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực tại Việt Nam” có ý nghĩa thực tiễn cao và mang tính cấp thiết góp phần giúp các BQLDACV quản lý có hiệu quả các dự án mà Ban được giao. 2.Mục đích, mục tiêu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án -Đề xuất giải pháp QLTTh các dự án ĐTXD sử dụng VNN do BQLDACV quản lý với vai trò chủ đầu tư.. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV, phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu; - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án ĐTXD sử dụng VNN và QLDA ĐTXD sử dụng VNN. Làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV tại Việt Nam; - Phân tích thực trạng các dự án ĐTXD sử dụng VNN nói chung và dự án tại một số BQLDACV. Nhận diện các nhân tố QLTTh và khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố này tới thành công dự án. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới thực trạng vướng mắc tại một số BQLDACV theo các nhân tố QLTTh dự án. - Đề xuất giải pháp QLTTh dự án cho BQLDACV để góp phần đảm bảo thành công cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV với vai trò chủ đầu tư. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN do BQLDACV được giao làm chủ đầu tư/đại diện chủ đầu tư, trong giai đoạn thực hiện đến kết thúc xây dựng, bàn giao công trình. - Về không gian: Luận án nghiên cứu công tác QLDA ĐTXD công trình sử dụng VNN tại Việt Nam. - Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2016-2023. Các đề xuất của luận án được dự kiến áp dụng trong khoảng 10 năm tiếp theo. 4. Cơ sở khoa học của đề tài Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên các cơ sở khoa học sau đây: - Lý luận về dự án ĐTXD, dự án ĐTXD sử dụng VNN - Lý luận về QLDA, QLDA ĐTXD sử dụng VNN - Lý luận về QLDA tích hợp - Lý luận về QLDA nguyên lý quản lý chất lượng toàn diện
- 3 - Lý luận về QLDA theo nguyên lý hệ thống 5. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Luận án sử dụng cách tiếp cận đi từ việc hình thành khái niệm lý thuyết về QLTTh dự án ĐTXD sau đó đề xuất các nội dung, giải pháp và công cụ để tăng cường QLTTh cho các dự án sử dụng VNN tại các BQLDACV hiện nay. Cụ thể luận án triển khai theo 4 bước như sau: Bư c 1: Nghiên cứu t ng quan c c tài i u, nghiên cứu c liên quan 1.1 Xác định cơ sở dữ liệu 1.2 Tổng quan các nghiên 1.3 Xác định khoảng nghiên cứu và một số khái cứu theo những chủ đề có trống nghiên cứu và niệm phục vụ nghiên cứu liên quan tới QLTTh những vấn đề luận án dự kiến đi sâu nghiên cứu Bư c 2: Làm cơ sở uận về uản t ng th ự n đ u tư xây ựng 2.1 Làm rõ cơ sở lý luận về 2.2 Làm rõ cơ sở lý luận về 2.3 Làm rõ cơ sở lý luận dự án ĐTXD và dự án ĐTXD QLDA ĐTXD sử dụng về QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN (trong đó trình VNN của BQLDA ĐTXD sử dụng VNN của bày bản chất tổng thể của dự chuyên ngành/khu vực BQLDA ĐTXD chuyên án ĐTXD) ngành/khu vực Bư c 3: Làm thực t ạng uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c của BQLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực 3.1 Thực trạng 3.2 Xác định các nhân tố 3.3 Thực trạng 3.4 Một số tồn tại chung các dự án QLTTh dự án ĐTXD sử QLTTh dự án trong QLTTh dự án ĐTXD sử dụng dụng VNN và khảo sát ĐTXD sử dụng ĐTXD sử dụng VNN VNN giai đoạn đánh giá tác động của VNN tại một số tại các BQLDACV 2016 - 2021 chúng tới kết quả dự án BQLDACV hiện nay Bư c 4: Đề xuất giải h p uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c cho c c Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực Hình 0.1 Cách tiếp cận và các bước tiến hành luận án (Nguồn: tác giả) 6. Phương h uận và hương h nghiên cứu 6.1. Phương h uận nghiên cứu Luận án quán triệt phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong suốt quá trình nghiên cứu các vấn đề đặt ra của luận án. Ngoài ra, luận án vận dụng tư duy hệ thống và phương pháp phân tích hệ thống để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. 6.2. Phương h nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng để đạt được từng mục tiêu nghiên cứu được NCS trình bày cụ thể tại mục 5.2, Phần mở đầu của Luận án. 7. Những đ ng g m i của luận án
- 4 Luận án đã có những đóng góp mới như sau: - Đã bổ sung và làm giàu cơ sở lý luận về QLTTh dự án ĐTXD: làm rõ được khái niệm, bản chất QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và các vấn đề lý luận liên quan (các yêu cầu, chức năng, các công cụ, kỹ thuật sử dụng); - Phân tích rõ thực chất, nội dung và các yêu cầu của QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của các BQLDACV tại Việt Nam; - Làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố QLTTh dự án đến thành công của dự án ĐTXD sử dụng VNN; - Chỉ ra sự thiếu chuyên nghiệp về các mặt chức năng, kỹ thuật, công cụ thực hiện QLTTh dự án là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các tồn tại trong QLDA ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV; - Đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp để thực hiện QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về khoa học: Những kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp cách nhìn mới về mặt lý luận cho QLDA ĐTXD công trình sử dụng VNN của BQLDACV, có ý nghĩa quan trọng trong công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và điều chỉnh cấp chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của các dự án do BQLDACV làm CĐT. Bên cạnh đó, luận án cũng có giá trị bổ sung kiến thức, là nguồn tham khảo trong lĩnh vực QLDA ĐTXD. - Về thực tiễn: Những phân tích đánh giá và giải pháp đề xuất là gợi ý tham khảo hữu ích cho các BQLDACV để QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN nhằm nâng cao hiệu quả QLDA. 9. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (chương 1: 24 trang, chương 2: 44 trang, chương 3: 29 trang, chương 4: 38 trang), kết luận, 18 bảng biểu, 18 hình vẽ. Toàn bộ nội dung được trình bày trên 148 trang khổ giấy A4 không kể phần danh mục các bài báo công bố kết quả nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục (gồm 13 phụ lục). CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. C c chủ đề chính iên uan đến uản t ng th c c ự n của Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực Những chủ đề chính có liên quan tới đề tài bao gồm: - Các vấn đề về nội dung QLDA ĐTXD sử dụng VNN theo quy định của nhà nước (quản lý chi phí, tiến độ, chất lượng, đấu thầu, ...). - Các vấn đề về hoàn thiện công tác QLDA tại các BQLDA (cơ cấu tổ chức BQLDA, quy trình hoạt động, năng lực của BQLDA, …). - Các vấn đề về quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng.
- 5 1.1.1. C c nghiên cứu về nội ung uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c tại Vi t Nam Tổng quan các nghiên cứu về nội dung QLDA ĐTXD sử dụng VNN cho thấy chưa có nghiên cứu nước ngoài về QLDA cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam. Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đi sâu vào quản lý một số nội dung cụ thể trong các nội dung QLDA được pháp luật quy định, một số nghiên cứu đã tích hợp các nội dung chi phí, tiến độ, chất lượng. Có một vài nghiên cứu quản lý tích hợp một số mục tiêu về chi phí, tiến độ, chất lượng nhưng mới chỉ dừng ở phạm vi thi công xây dựng. Chưa có nghiên cứu sâu về quản lý tích hợp các nội dung QLDA; điều phối, phối hợp xuyên suốt giai đoạn thực hiện dự án theo các chức năng của quản lý, các gói công việc của dự án; quản lý sự thay đổi, ra quyết định đánh đổi khi có biến động có xem xét trên quan điểm tổng thể. 1.1.2. Các nghiên cứu hoàn thi n công t c uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c của c c Ban uản ự n Các giải pháp đưa ra có nhiều điểm tương đồng là hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ, nâng cao hiệu quả quản lý một số lĩnh vực hoạt động của BQLDA, được áp dụng cho các BQLDA cụ thể. Chưa có nghiên cứu tiếp cận từ quan điểm hệ thống để xây dựng hệ thống quản lý có thể đảm bảo mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ QLTTh dự án. Các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý một số lĩnh vực hoạt động chưa đề cập đến năng lực điều phối, phối hợp các hoạt động QLDA và ra các quyết định trên quan điểm tổng thể nhằm đảm bảo tất cả các dự án do BQLDA phụ trách đều đạt được mục tiêu. 1.1.3. C c nghiên cứu về uản t ng th ự n đ u tư xây ựng t ong và ngoài nư c Các nghiên cứu trong nước về QLTTh còn rất hạn chế, nhất là đối với dự án ĐTXD sử dụng VNN. Các nghiên cứu nước ngoài về QLTTh rất phong phú về phạm vi, nội dung, phương pháp, công cụ thực hiện, tương thích với kinh tế, xã hội, văn hóa, thể chế, công nghệ, tình hình kỹ thuật, môi trường và quy định pháp lý tại quốc gia đang được xem xét. Về phạm vi, có nghiên cứu áp dụng QLTTh cho một dự án, cho danh mục dự án hoặc cho tổ chức quản lý nhiều dự án. Chủ thể QLTTh thường là tư vấn QLDA hoặc người đứng đầu tổ chức có nhiều dự án ở vai trò chủ đầu tư. Về nội dung, các nghiên cứu về QLTTh đều thống nhất bản chất hệ thống và tích hợp trong QLTTh nhưng mới tích hợp một số nội dung QLDA, hoặc tích hợp một số lĩnh vực hoạt động xây dựng nhằm điều phối, phối hợp xuyên suốt các giai đoạn, các hoạt động xây dựng, hoặc để xem xét quan điểm tổng thể khi đánh giá ra quyết định. Chưa có nghiên cứu nước ngoài nào về QLTTh dự án đối với các dự án ĐTXD tại Việt Nam. 1.2. Khoảng t ống nghiên cứu được t ng uan và những vấn đề uận n tậ
- 6 t ung nghiên cứu 1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu Thông qua tổng quan và đánh giá các nghiên cứu có liên quan, NCS nhận thấy khoảng trống nghiên cứu về QLTTh dự án như sau: (1) Cơ sở lý luận về QLTTh chưa có sự thống nhất, chưa có những nghiên cứu trực tiếp về QLTTh dự án ĐTXD của BQLDACV. (2) Chưa có nghiên cứu đề xuất nội dung QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV tại Việt Nam theo hướng quản lý tích hợp, đồng bộ các nội dung QLDA, điều phối, phối hợp xuyên suốt giai đoạn thực hiện dự án theo các chức năng của quản lý và các gói công việc của dự án trong đó chú trọng quản lý sự thay đổi, ra quyết định đánh đổi khi có sự biến động có xem xét trên quan điểm tổng thể, làm rõ mối quan hệ giữa QLTTh với các nội dung QLDA theo quy định hiện nay. (3) Chưa có nghiên cứu nhận diện các nhân tố QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới kết quả dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV. (4) Chưa có nghiên cứu xác định thực trạng QLTTh dự án và nguyên nhân đã dẫn tới kết quả thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV. (5) Chưa có các giải pháp hữu hiệu để triển khai QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN tại các BQLDACV. 1.2.2. Những vấn đề uận n sẽ đi sâu nghiên cứu Những vấn đề luận án dự định đi sâu nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về dự án ĐTXD sử dụng VNN, làm rõ tính tổng thể là bản chất của dự án ĐTXD sử dụng VNN. Làm rõ cơ sở khoa học về QLDA ĐTXD sử dụng VNN của BQLDACV. Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLTTh theo các cách tiếp cận khác nhau và hình thành khái niệm QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN. Làm rõ các yêu cầu của QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN và các kỹ thuật, công cụ có thể sử dụng để QLTTh dự án. Thứ ba, nghiên cứu đề xuất các nhân tố của QLTTh ảnh hưởng tới thành công của dự án và đánh giá tác động của các nhân tố này tới kết quả thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN. Phân tích thực trạng QLTTh dự án và kết quả các dự án ĐTXD sử dụng VNN tại BQLDACV. Chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả dự án theo các nhóm nhân tố QLTTh dự án. Thứ tư, đề xuất các giải pháp QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN cho BQLDACV tại Việt Nam.
- 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC 2.1.Cơ sở lý luận về ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c 2.1.1. Kh i ni m và hân oại ự n đ u tư xây ựng Luận án sử dụng khái niệm “dự án đầu tư xây dựng” được định nghĩa tại Luật Xây dựng (2014). Tại Việt Nam, để phục vụ quản lý của nhà nước trong ĐTXD, dự án ĐTXD được phân loại theo các tiêu chí sau: theo công năng phục vụ và tính chất chuyên ngành của công trình; theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư; theo quy mô và mức độ quan trọng. 2.1.2. Dự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c Thuật ngữ dự án ĐTXD sử dụng VNN được sử dụng trong phạm vi này là các dự án sau: Dự án có sử dụng vốn đầu tư công (không theo phương thức PPP); Dự án sử dụng VNN ngoài đầu tư công; Dự án sử dụng nguồn vốn hỗn hợp nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác trong đó VNN ngoài đầu tư công chiếm trên 30% hoặc có giá trị lớn hơn 500 tỷ trong tổng mức đầu tư. 2.1.3. Mục tiêu của ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c Mục tiêu của dự án được xem xét trong luận án nhằm thỏa mãn vấn đề tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động và tuân thủ pháp lý trong quá trình ĐTXD. 2.1.4. T ình tự đ u tư xây ựng của ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c tại Vi t Nam và hương thức thực hi n ự n theo c c hình thức hân chia g i th u Trình tự thông thường thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng [11], [14]. Phương thức thực hiện dự án ĐTXD sử dụng VNN được thể hiện trong quyết định đầu tư và kế hoạch đấu thầu tổng thể. Luật Đấu thầu cũng có quy định về các gói thầu riêng lẻ và gói thầu hỗn hợp. Các phương thức thực hiện dự án này thông qua gói thầu hỗn hợp mức độ tích hợp các công việc cao hơn phương thức giao thầu từng gói thầu trực tiếp. 2.1.5. Bản chất t ng th của ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c Bản chất tổng thể của dự án ĐTXD sử dụng VNN thể hiện qua một số khía cạnh chính sau đây:
- 8 Nhiều mục tiêu có Nhiều gói công Nhiều bên liên mối quan hệ tương việc có mối liên quan có lợi ích ảnh hỗ, cần tích hợp quan chặt chẽ hưởng qua lại Bản chất t ng th của ự n đ u tư xây ựng Nhiều công trình Các mục tiêu, gói công việc, bên liên quan, hạng mục công trình, nội dung công việc có liên hệ ràng buộc, tác nhiều chuyên môn động qua lại với nhau và cùng chịu tác động cần phối hợp, kết hợp của môi trường trong, ngoài dự án Hình 2.1. Bản chất tổng thể của dự án ĐTXD sử dụng VNN (Nguồn: tác giả) QLDA ĐTXD sử dụng VNN thường vấp phải một đặc điểm mang tính phổ biến đó là vốn, tài sản đưa vào đầu tư thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước làm đại diện. Đặc điểm này có thể dẫn đến vấn đề chủ thể QLDA có thể không hết sức mình thực hiện quản lý một cách tổng thể để làm lợi nhất cho dự án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc quy định áp dụng QLTTh dự án ĐTXD cũng có chức năng làm giảm thiểu tác hại của lãng phí và thất thoát tài sản, vốn nhà nước ở dự án. 2.2. Cơ sở uận về uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c của Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực 2.2.1. Kh i ni m về uản và uản ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c Luận án tiếp cận khái niệm quản lý chủ yếu theo quá trình. Theo cách tiếp cận này, quản lý là một quá trình liên tục các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát và điều chỉnh các công việc và nguồn lực nhằm đạt tới mục đích của tổ chức một cách hiệu quả. Dựa trên quan điểm về quản lý cũng như các quan điểm QLDA được chấp thuận và ứng dụng rộng rãi, có thể hiểu QLDA là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các công việc, quá trình phát triển của dự án thông qua áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để tạo nên sản phẩm của dự án đáp ứng quy định, yêu cầu đã đặt ra. QLDA được thực hiện thông qua việc áp dụng một cách phù hợp và tổng thể các quy trình QLDA. Khái niệm QLDA nói trên được áp dụng cho các dự án ĐTXD sử dụng VNN. Tuy nhiên, dự án ĐTXD sử dụng VNN cần được xem xét theo các giai đoạn của quá trình ĐTXD và các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được quy định theo pháp luật. 2.2.2. Mục tiêu của quản lý dự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c 2.2.2.1 Mục tiêu chung của quản lý dự án đầu tư xây dựng Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu về mục tiêu dự án và mục tiêu QLDA, NCS nhận thấy mặc dù xu hướng QLDA đã mở rộng sang những mối quan tâm khác thì mục tiêu chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn lao động vẫn là những mục tiêu hàng đầu của QLDA.
- 9 2.2.2.2 Mục tiêu quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước Trên cơ sở khoa học của các nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở thực tiễn và pháp lý đối với các dự án ĐTXD sử dụng VNN, luận án xác định mục tiêu chính của QLDA ĐTXD là hoàn thành ĐTXD công trình đảm bảo yêu cầu về chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn lao động và tuân thủ pháp lý. 2.2.2.3 Quản lý sự thay đổi và vấn đề đánh đổi mục tiêu đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước Quản lý sự thay đổi là việc xem xét tất cả các yêu cầu thay đổi được đề xuất, đánh giá và phê duyệt các thay đổi và cập nhật nội dung thay đổi của công việc, kết quả đầu ra công việc vào các tài liệu, kế hoạch, các bộ phận chức năng có liên quan. Trong QLTTh dự án, việc nhận biết những sự việc, những vấn đề cần phải xử lý, điều chỉnh thường bộc lộ ở các thời điểm đánh giá ban đầu thực hiện dự án, hoặc tại các thời điểm rà soát theo chu kỳ lập kế hoạch tiến độ tác nghiệp QLDA hàng tháng, qua giám sát thi công và điều độ sản xuất hàng tuần, hàng ngày, qua nhận biết điều chỉnh ở các thời điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (thường là hàng quý hoặc kết thúc từng giai đoạn thực hiện dự án). Dự án ĐTXD có tính đa mục tiêu, do đó xuyên suốt các giai đoạn của dự án luôn phải xem xét xác định các mục tiêu ưu tiên và cân đối các mục tiêu trong bài toán tổng thể. Các mục tiêu này không độc lập với nhau mà có mối quan hệ ràng buộc qua lại, khi muốn gia tăng chỉ tiêu này thường phải giảm bớt mức độ chỉ tiêu khác. Thuật ngữ “đánh đổi mục tiêu” (trade off) trong phạm vi luận án được hiểu là do mối quan hệ ràng buộc tổng thể của dự án nên khi có sự biến động lớn dẫn tới ảnh hưởng một mục tiêu quan trọng thì phải điều chỉnh mức độ cần đạt được của các tiêu chí mục tiêu khác để có được sự hài hòa, hiệu quả chung của dự án hoặc đạt được mục tiêu ưu tiên của dự án. 2.2.3. Chức năng, nhi m vụ, uyền hạn, cơ cấu t chức của Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực 2.2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư - Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án Các BQLDACV có thể thực hiện cả chức năng làm CĐT và chức năng QLDA, tuy nhiên phải quy định rõ các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng CĐT và bộ phận thực hiện nghiệp vụ QLDA phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan. 2.2.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực
- 10 Mô hình cơ cấu tổ chức BQLDACV có thể áp dụng bao gồm cơ cấu tổ chức theo chức năng hoặc cơ cấu tổ chức theo ma trận hoặc vận dụng các mô hình khác nếu xét thấy phù hợp để thực hiện QLDA ĐTXD. Để lựa chọn cơ cấu tổ chức dự án phù hợp, BQLDACV phải xem xét mức độ sẵn có của nguồn lực và đặc điểm của dự án. 2.2.3.3 Phân cấp ra quyết định và quản lý trong quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước - Cấp/Người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư - Cấp/Người quyết định đầu tư - Giám đốc Ban quản lý dự án - Giám đốc quản lý dự án - Trưởng các phòng ban chức năng của BQLDACV 2.3. Cơ sở uận về uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c của Ban uản ự n 2.3.1. Sự c n thiết uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c Bản thân dự án ĐTXD đã chứa đựng tính tổng thể cao như đã nêu ra tại mục 2.1.5, do vậy hoạt động QLDA cũng cần đảm bảo tính tổng thể, quản lý đầy đủ, chặt chẽ từ các nhiệm vụ, công việc riêng lẻ theo giai đoạn, theo nội dung và mục tiêu cần đạt được dưới góc độ từng bên tham gia, đồng thời đòi hỏi BQLDA phải quản lý tích hợp chiểu theo các tiêu chí, chỉ tiêu đã đặt ra cho toàn dự án. Các nghiên cứu và thực hành tại nước ngoài rất chú trọng tới QLTTh dự án. Tại Việt Nam, với dự án ĐTXD sử dụng VNN, những người QLDA cũng thấu hiểu và cố gắng triển khai QLDA một cách toàn diện nhất trong khả năng có thể. Tuy nhiên do đặc điểm của dự án ĐTXD sử dụng VNN bị quy định trình tự thực hiện chặt chẽ, nên nếu không có cơ sở khoa học và pháp lý rõ ràng về QLTTh dự án thì người QLDA ít có động lực triển khai thực hiện nhiệm vụ này. 2.3.2. C ch tiế cận cơ sở uận và thực tiễn t ong uản t ng th ự n đ u tư xây ựng - Tiếp cận lý thuyết hệ thống trong QLTTh dự án ĐTXD - Tiếp cận mô hình quản lý chất lượng toàn diện - Tiếp cận trên nền tảng quản lý tích hợp các lĩnh vực kiến thức QLDA - Tiếp cận các quy định pháp lý trong QLDA ĐTXD theo định hướng QLTTh dự án Từ các cách tiếp cận về QLTTh dự án nêu trên, NCS nhận ra một số điểm chung về QLTTh dự án như sau: - QLTTh dự án phải có tính chất hệ thống, quản lý cho tất cả các lĩnh vực của dự án, đảm bảo sự phối hợp, điều phối hợp lý trong toàn bộ dự án. QLTTh
- 11 dự án là một quá trình có chủ ý trong việc phát triển cấu trúc quản trị, làm cho việc quản lý dự án trở nên có hệ thống hơn - QLTTh là lĩnh vực quản lý ở mức độ tổng hợp, kết hợp các kết quả trong các nội dung khác của dự án và có cái nhìn toàn bộ về dự án. - QLTTh dự án tiếp cận theo quá trình, ứng dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện. - QLTTh dự án đòi hỏi xây dựng sự hợp tác chặt chẽ và trao đổi thông tin và liên kết giữa các nhân sự tham gia dự án. Trao đổi thông tin và hợp tác phải được phát triển thành tiêu chuẩn trong tổ chức. Đối với tổ chức QLDA, yếu tố con người, quá trình và công nghệ là những động lực chính trong thực hiện QLTTh dự án. Trong phạm vi luận án, các cách tiếp cận trên đều được xem xét áp dụng phù hợp nhằm triển khai QLTTh dự án ĐTXD sử dụng VNN. 2.3.3. Kh i ni m và một số yêu c u của uản t ng th ự n đối v i c c ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c 2.3.3.1 Khái niệm quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước “Quản lý tổng thể dự án là một nội dung QLDA, một mặt thực hiện song hành với các nội dung QLDA theo quy định của nhà nước, có nội dung thiết lập, quản lý các kết nối và phối hợp một cách đồng bộ các nội dung QLDA còn lại, mặt khác quán triệt quản lý xuyên suốt các giai đoạn, theo các chức năng của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát) nhằm điều phối khăng khít, hài hòa các luồng công việc, cân bằng các lợi ích và nguồn lực dự án, lợi ích các bên liên quan nhằm đạt được các mục tiêu mang tính toàn cục với các yêu cầu ràng buộc về tiến độ, chi phí, chất lượng, đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các quy định pháp luật với dự án.” 2.3.3.2 Một số yêu cầu trong quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực - Đầu tiên, để thực hiện QLTTh dự án yêu cầu người QLDA phải thực sự hiểu rõ, hiểu sâu sắc dự án về mục đích đầu tư, tính chất và đặc điểm dự án, nguồn lực đầu tư, phương thức thực hiện và những yêu cầu liên quan khác một cách toàn diện và tích hợp. - Thứ hai, kế hoạch quản lý tổng thể dự án là một kế hoạch động, được tổng hợp và khớp nối toàn diện từ các kế hoạch thành phần. - Thứ ba, QLTTh dự án ĐTXD theo nhiệm vụ của BQLDACV đòi hỏi thiết lập cơ cấu tổ chức các phòng ban chuyên môn, hệ thống phân công, phân cấp phù hợp đối tượng, quy mô các dự án cần quản lý. Nhân sự được tuyển dụng cần đáp ứng theo yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn của từng lĩnh vực. - Thứ tư, QLTTh dự án ĐTXD đòi hỏi phải ban hành hệ thống quy trình,
- 12 quy chế thực hiện các nhiệm vụ, công việc QLDA một cách đầy đủ, khoa học. - Thứ năm, quản lý sự thay đổi và đánh giá đánh đổi là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong QLTTh dự án ĐTXD. - Thứ sáu, QLTTh dự án đòi hỏi phải thiết lập được hệ thống thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ để kiểm soát dự án, hỗ trợ tác nghiệp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn hàng ngày của BQLDACV từ khởi đầu đến kết thúc đầu tư xây dựng, chuyển sang giai đoạn khai thác vận hành và bảo trì về sau. 2.3.3.3 Các chức năng của quản lý tổng thể dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước - Chức năng hoạch định bao gồm việc xây dựng một kế hoạch QLTTh dự án, vạch ra lộ trình mà tổ chức phải tuân theo nhằm đạt được mục tiêu chung. - Chức năng tổ chức QLTTh là việc xác định nhiệm vụ theo nội dung kế hoạch QLTTh cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung, nhóm các hoạt động này thành từng bộ phận và phân công người phụ trách cho mỗi bộ phận và công việc của các bộ phận đó, trao quyền để thực hiện nhiệm vụ, thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động, quyền hạn và thông tin giữa các bộ phận của cơ cấu QLDA. - Chức năng điều hành của QLTTh nhằm hỗ trợ chỉ huy, phối hợp nhân sự QLTTh các cấp từ thấp lên cao. - Chức năng kiểm soát của QLTTh dự án là quá trình đo lường, đánh giá, phát hiện những sai lệch so với kế hoạch QLTTh hay mục tiêu chung của dự án, điều chỉnh việc thực hiện các nội dung QLTTh dự án nhằm đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch QLTTh dự án. Từ các phân tích về thực hiện chức năng QLTTh dự án, luận án định hướng tích hợp tất cả các chức năng trên để xây dựng hệ thống QLTTh dự án gồm hệ thống kế hoạch QLTTh, hệ thống thông tin dự án, hệ thống nhân sự dự án và xây dựng phương pháp luận ra quyết định đánh đổi mục tiêu trên quan điểm tổng thể cho dự án ĐTXD sử dụng VNN. 2.3.4. C c kỹ thuật, công cụ c th s ụng đ uản t ng th ự n của Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực QLTTh dự án ĐTXD là một nội dung QLDA được tiến hành đồng thời với các nội dung QLDA khác nên một số kỹ thuật và công cụ QLDA chung cũng có thể sử dụng để QLTTh. Các kỹ thuật và công cụ thường dùng cho QLTTh dự án gồm: kỹ thuật sử dụng ý kiến chuyên gia, các kỹ thuật thu thập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu, kỹ thuật ra quyết định, công cụ là các cuộc họp, hệ thống thông tin dự án, công cụ kiểm soát sự thay đổi… Các công cụ này được sử dụng với những nội dung khác nhau ở các chức năng quản lý và giai đoạn khác nhau của dự án.
- 13 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC 3.1. Thực t ạng chung c c ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c giai đoạn 2016-2021 3.1.1. Tình hình đ u tư xây ựng bằng nguồn vốn nhà nư c Trong giai đoạn từ năm 2016-2021, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng từ 1.353.281 tỷ đồng (năm 2016) lên 2.091.316 tỷ đồng (năm 2021) chiếm 69,70% đến 72,41% tổng vốn đầu tư [101]. Điều này cho thấy nhu cầu xây dựng cơ bản tại Việt Nam là rất lớn và có xu hướng gia tăng trong tỷ trọng tổng vốn đầu tư xã hội. Với vai trò dẫn dắt và kích hoạt các nguồn vốn khác, quy mô của nguồn VNN trong giai đoạn 2016 -2021 đã tăng từ 587.110 tỷ đồng lên 713.577 tỷ đồng (năm 2021) chiếm tỷ trọng khoảng 25% quy mô vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư công chiếm 50% -70% vốn đầu tư của khu vực nhà nước và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. 3.1.2.Tình hình thực hi n ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c Tổng hợp kết quả Báo cáo giám sát đầu tư giai đoạn 2018-2022 đã chỉ ra trong tổng số 255.087 dự án ĐTXD sử dụng VNN thực hiện trong các kỳ năm 2018-2022 (không gồm năm 2020 do Covid) có số dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh tiến độ là 13.604 dự án, 4.403 dự án điều chỉnh vốn đầu tư, 406 dự án kết thúc đầu tư đưa vào hoạt động có vấn đề về kỹ thuật, chủ yếu là dự án đầu tư công. Trên cơ sở các kết quả thống kê có thể nhận thấy kết quả thực hiện các dự án ĐTXD sử dụng VNN chưa đạt được thành công về chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, tuân thủ pháp lý như mong đợi. 3.2. Nhận i n c c nhân tố uản t ng th ự n và khảo s t đ nh gi t c động của c c nhân tố này t i thành công ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c 3.2.1. Nhận i n c c nhân tố uản t ng th ảnh hưởng t i thành công ự n Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của dự án theo các nghiên cứu, NCS đã lựa chọn 13 nhân tố ảnh hưởng có liên quan tới QLTTh dự án của BQLDACVvà chia thành các nhóm nhân tố theo chức năng như sau: Nhóm nhân tố kế hoạch QLTTh; Nhóm nhân tố tổ chức và điều hành QLTTh; Nhóm nhân tố kiểm soát QLTTh.
- 14 Bảng 3.4 Các nhân tố của quản lý tổng thể ảnh hưởng tới thành công của dự án (Nguồn: tác giả tổng hợp) Tiếp theo, NCS sử dụng phương pháp Delphi để kiểm định sự phù hợp của các nhân tố QLTTh. Kết quả kiểm định cho thấy các nhân tố QLTTh nêu trên được đánh giá phù hợp. Bên cạnh đó tác giả tổng hợp các nhân tố pháp lý ảnh hưởng tới thành công dự án từ các nghiên cứu tổng quan kết hợp những đánh giá về môi trường pháp lý rút ra từ thực tiễn tại các BQLDACV gồm các nhân tố như sau: Bảng 3.6 Nhân tố pháp lý ảnh hưởng tới thành công dự án (Nguồn: Tác giả) TT NHÂN TỐ TÀI LIỆU PL1 Trình tự thực hiện dự án ĐTXD đơn giản, dễ thực hiện [25], [39], [92] PL2 Sự ổn định của các quy định pháp luật [39], [92] PL3 Sự nhanh chóng và chính xác trong thực hiện quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với dự án [72], [77],[92]
- 15 3.2.2. Khảo s t, đ nh gi t c động của c c nhân tố uản t ng th ự n và nhân tố h t i thành công ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c 3.2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu H1 Nhóm nhân tố kế hoạch QLTTh (KH) Thành H2 công Nhóm nhân tố tổ chức điều hành QLTTh (TC) của dự án H3 ĐTXD Nhóm nhân tố kiểm soát QLTTh (TT) sử dụng H4 Nhóm nhân tố pháp lý (PL) VNN Hình 3.2 Mô hình tác động của các nhóm nhân tố tới thành công của dự án ĐTXD sử dụng VNN (Nguồn: tác giả) Giả thuyết ban đầu: Ho: Trị số R2 = 0 H1: Nhóm nhân tố kế hoạch QLTTh dự án tác động cùng chiều tới thành công của dự án (thực hiện tốt các nhân tố thuộc nhóm KH sẽ tác động tích cực giúp đạt được thành công dự án và ngược lại) H2: Nhóm nhân tố tổ chức điều hành QLTTh dự án tác động cùng chiều tới thành công của dự án (thực hiện tốt các nhân tố thuộc nhóm TC sẽ tác động tích cực giúp đạt được thành công dự án và ngược lại) H3: Nhóm nhân tố kiểm soát QLTTh dự án tác động cùng chiều tới thành công của dự án (thực hiện tốt các nhân tố thuộc nhóm TT sẽ tác động tích cực giúp đạt được thành công dự án và ngược lại) H4: Nhóm nhân tố pháp lý tác động cùng chiều tới thành công của dự án (nhân tố PL thuận lợi sẽ tác động tích cực giúp đạt được thành công dự án và ngược lại) Các yếu tố này được đo lường mức độ ảnh hưởng bằng thang đo Likert 5 bậc từ 1 đến 5 với các trị số đánh giá như sau: 1: Không ảnh hưởng 2: Ít ảnh hưởng 3: Ảnh hưởng trung bình 4: Ảnh hưởng mạnh 5: Ảnh hưởng rất mạnh 3.2.2.2 Xác định mẫu khảo sát dự kiến - Quần thể nghiên cứu: Các Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành/khu vực/một dự án hoặc CĐT tự thực hiện QLDA (cấp Bộ, Ngành và cấp Tỉnh). - Chọn mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất, khảo sát các chuyên gia và các đơn vị mà nhóm nghiên cứu có sẵn khả năng tiếp cận (chọn mẫu thuận tiện) - Xác định cỡ mẫu: Theo 2 phương pháp hồi quy và phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả dự kiến kích thước mẫu tối thiểu là 100.
- 16 3.2.2.3 Thống kê mô tả và đánh giá độ tin cậy của thang đo Số phiếu nghiên cứu sinh phát ra 300 phiếu, thu về 217 phiếu, kiểm tra chất lượng các phiếu trả lời đều đầy đủ thông tin. Sau khi thu được dữ liệu đã được mã hóa và làm sạch, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS (2020) để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm định được thể hiện tại luận án (Phụ lục 10). 3.2.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Kết luận: các giả thuyết H1, H2, H3, H4 đều được chấp nhận. Phương trình hồi quy với hệ số hồi quy chuẩn hóa: KQ = 0.271*KH +0.260*TT + 0.304*TC + 0.126*PL 3.2.2.5 Đánh giá giả định hồi quy qua biểu đồ Đánh giá hồi quy các các biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram; biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot; Biểu đồ Scatter Plot đều đảm bảo. 3.3. Thực t ạng uản t ng th ự n và kết uả thực hi n ự n tại một số Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực 3.3.1. Thực t ạng xây ựng kế hoạch uản t ng th và uản thay đ i của ự n - 100% BQLDACV đều có kế hoạch về: (1) quản lý phạm vi dự án, kế hoạch công việc; (2) quản lý chi phí; (3) quản lý tiến độ; (4) quản lý chất lượng; (5) quản lý đấu thầu và hợp đồng; (6) quản lý khối lượng công việc. Các kế hoạch này chưa được triển khai chi tiết gồm chuẩn đầu vào, đầu ra và chỉ tiêu chi phí/tiến độ/chất lượng cho từng công việc, nhóm công việc, thường không có sự điều phối, tinh chỉnh một cách chính thức để tạo nên một bản kế hoạch tổng thể cho toàn bộ dự án. - Báo cáo hoạt động hàng năm của các Ban nêu ra vấn đề do thiếu tầm nhìn tổng thể trong công tác lập kế hoạch QLDA, không dự báo, lập danh mục các tình huống không mong muốn có thể xảy ra để lên phương án ứng phó. Thiếu nội dung, và phương pháp quản lý sự thay đổi trong kế hoạch QLDA, các vấn đề phát sinh xảy ra, việc đề xuất, đánh giá và phê duyệt các giải pháp ứng phó không có quy trình và biểu mẫu hướng dẫn cụ thể, mỗi đơn vị thực hiện một kiểu không có sự tích hợp chung để đánh giá đa mục tiêu khiến thời gian bị kéo dài, giải pháp đưa ra đôi khi không đảm bảo tối ưu trong cân đối tổng thể toàn bộ dự án. 3.3.2. Thực t ạng cơ cấu t chức và nhân sự từ g c nhìn uản t ng th - Phần lớn mối quan hệ phối hợp tại các Ban là ma trận yếu (BQLDA số 1 đến 8), mối quan hệ điều hành, điều phối các công việc hiện nay chủ yếu thể hiện quan hệ hành chính. Với cơ cấu tổ chức và hoạt động như hiện nay, các BQLDACV sẽ đối diện với các vấn đề về liên kết, phối hợp công việc và thông tin trong hệ thống tổ chức quản trị, dẫn đến tình trạng thiếu sự liên kết chặt chẽ
- 17 của cấu trúc hoạt động giữa chiều ngang và chiều dọc của cơ cấu tổ chức. - Nguồn nhân lực: Công tác điều động, tiếp nhận nhân sự trong BQLDA có nhiều thay đổi, đặc biệt ở cấp lãnh đạo Ban và lãnh đạo phòng ban đã ảnh hưởng đến tâm lý của viên chức, người lao động và ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao. Các BQLDA đều nêu nguyên nhân về năng lực một số lãnh đạo cấp phòng chức năng còn hạn chế, chưa bao quát hết được các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để chủ động tham mưu, đề xuất những nội dung công việc thuộc trách nhiệm được giao. 3.3.3. Thực t ạng h thống uy chế, uy t ình thực hi n uản ự n Trong công tác QLDA, một nội dung QLDA theo quy định được chú trọng và có kế hoạch chi tiết như đã đề cập tại mục 3.3.1. Tuy nhiên, việc thực hiện các kế hoạch này chủ yếu do kinh nghiệm và thói quen của các cán bộ quản lý mà chưa được xây dựng thành các quy trình chuẩn hóa cho dự án và tổ chức. Có 5/9 đơn vị chưa xây dựng quy trình và biểu mẫu cho các nội dung QLDA. Các đơn vị còn lại chỉ mới có quy trình quản lý khối lượng, chất lượng, chi phí, đấu thầu. Chưa đơn vị nào thiết lập quy trình tích hợp các nội dung quản lý và phối hợp với các bên liên quan nên nên một số nhiệm vụ vẫn còn chậm so với kế hoạch. 3.3.4. Thực t ạng ứng ụng công ngh thông tin t ong uản t ng th ự n Các nội dung QLDA hiện đang được quản lý chủ yếu bằng các phần mềm văn phòng thông dụng và có thêm sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên môn về thiết kế, lập dự toán. Việc trao đổi các thông tin của dự án được thực hiện qua các kênh điện thoại, Zalo, email, mạng nội bộ, văn bản cứng, truyền tải thông tin đơn lẻ, rời rạc, khó khăn trong việc thu thập, lưu trữ tập trung và phân phối tới tất cả các bộ phận cần thông tin liên quan của dự án. Có 2/9 ban sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để thu thập, lưu trữ và phân phối tới các bộ phận quản lý dự án nhằm hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định và kiểm soát các hoạt động chưa được đầy đủ, kịp thời do chưa xây dựng được hệ thống thông tin dự án. Thông tin kiểm soát không đầy đủ, công tác kiểm tra đôn đốc, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án do đó đôi lúc còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, còn tình trạng quên việc, sót việc. 3.3.5. Thực t ạng kết uả thực hi n c c ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c Thống kê kết quả thực hiện các dự án tại các BQLDA tại Bảng 3.14 cho thấy bức tranh tổng thể về tình trạng các dự án, trong đó đặc biệt chú ý tới vấn đề tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp tại các BQLDA (Ban số 1,2,3,7,8). Một số Ban có kết quả giải ngân rất cao (Ban số 6, 9) và ổn định qua các năm
- 18 (Ban số 9). Kết quả giải ngân một phần do sự chậm trễ, phức tạp của các thủ tục thanh quyết toán nhưng phần lớn là do tiến độ thực hiện dự án bị chậm, không thực hiện được các công việc theo kế hoạch giải ngân. 3.4. Những tồn tại c n khắc hục t ong uản t ng th ự n tại c c Ban uản ự n đ u tư xây ựng chuyên ngành/khu vực Một là, công tác lập kế hoạch QLTTh và quản lý sự thay đổi tại các Ban chưa thực sự được thực hiện một cách bài bản. Hai là, cơ cấu tổ chức QLDA tại các Ban chưa linh hoạt. Giám đốc BQLDACV chưa có sự hỗ trợ đắc lực từ hệ thống để nắm bắt thông tin và ra các quyết định QLTTh dự án thuộc thẩm quyền cao nhất của mình. Ba là, công tác tổ chức cán bộ và năng lực quản lý điều hành của các nhân sự trong BQLDACV. Bốn là, hệ thống quy trình thực hiện quản lý dự án chưa được triển khai áp dụng đầy đủ. Năm là, chưa đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong QLDA. Từ báo cáo hoạt động của các BQLDACV cũng chỉ ra 3 vấn đề pháp lý ảnh hưởng lớn tới kết quả dự án là: (i) Quy trình, thủ tục thực hiện dự án quá phức tạp; (ii) Sự thiếu ổn định của các quy định pháp luật; (iii) Việc quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với dự án còn chậm. CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH/KHU VỰC 4.1. Bối cảnh đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c tại Vi t Nam hi n nay và giai đoạn tiế theo Gia tăng về quy mô dự án và vốn đầu tư cho từng dự án, số lượng các dự án do BQLDA được xác định cho cả một kỳ kế hoạch đầu tư công là không nhỏ, tại một thời điểm các dự án được triển khai đồng thời ở các giai đoạn khác nhau. Bối cảnh này đòi hỏi các BQLDA phải nâng cao năng lực về tổ chức, hoạt động QLDA nhằm đảm bảo quản lý toàn bộ các nội dung công việc và hoạt động của các dự án. Nhiệm vụ chuyển đổi số là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội thuận lợi cho các BQLDA nhằm xây dựng hệ thống thông tin dự án, triển khai các công cụ và công nghệ số để khai thác sức mạnh của dữ liệu để thực hiện QLTTh dự án. 4.2. Căn cứ đề xuất giải h t i n khai thực hi n uản t ng th ự n đ u tư xây ựng s ụng vốn nhà nư c tại Vi t Nam - Căn cứ khoa học, pháp lý và thực tiễn - Các tiền đề cho đề xuất giải pháp - Định hướng các giải pháp như hình 4.1

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
335 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
387 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
439 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
302 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
308 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
370 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
328 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
254 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
296 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
362 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
323 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
278 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
161 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
151 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
176 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
319 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
