intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tìm được các nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng lực này; Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO VŨ THẮNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Xuân Trung 2. PGS, TS. Phước Minh Hiệp Phản biện 1: GS.TS. Lê Quốc Hội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Trọng Thản Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Vào hồi ...... giờ ...... phút, ngày ...... tháng ...... năm ....... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Ngành thẩm định giá tại Việt Nam được hình thành từ năm 1993-1994 đến nay. Gần 30 năm qua, được sự quan tâm lớn của Nhà nước cũng như các nhà khoa học cùng đội ngũ các cán bộ, nhân viên tâm huyết đóng góp vào sự phát triển của ngành, bước đầu ngành thẩm định giá cũng đã đạt được những thành tựu to lớn, đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Tuy nhiên, để ngành thẩm định giá đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới của thời kỳ phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay, ngoài hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành thẩm định giá là rất quan trọng, đó là nhân tố quyết định năng lực cung cấp dịch vụ của ngành trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Hiện tại năng lực cạnh tranh của ngành thẩm định giá mới chỉ bước đầu đáp ứng nhu cầu dịch vụ thẩm định tài sản của các thành phần trong nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay ở Việt Nam, cạnh tranh đã và đang diễn ra vô cùng khốc liệt, không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường trong nước, đặc biệt là đối với những tài sản là dự án, nhà máy lớn với công nghệ cao, hiện đại hay thương hiệu nổi tiếng. Đây là những hạn chế hiện hữu đối với doanh nghiệp thẩm định giá trong nước. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thẩm định giá trong nước phải không ngừng đổi mới, tìm hiểu và phân tích nguyên nhân thường xuyên, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Mặt khác, thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực trong công tác xác định giá trị của thẩm định giá. Một số doanh nghiệp thẩm định giá, Thẩm định viên về giá đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp đã bị đình chỉ hoạt động, nhiều cá nhân đang bị điều tra vì các vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá. Tác giả nhận thấy, các doanh nghiệp thẩm định giá đang loay hoay với chiến lược kinh doanh của mình, đang cạnh tranh một cách tiêu cực là chỉ chú trọng cạnh tranh về giá đầu ra, cạnh tranh về giá dịch vụ bất hợp lý, cạnh tranh về thời gian phát hành chứng thư trong khi không quan tâm đúng mức đến chất lượng của chứng thư thẩm định giá, độ tin cậy của mức giá, nếu không khắc phục được hạn chế trên thì thị phần của các doanh nghiệp thẩm định giá nội địa có thể bị thu hẹp hoặc tệ hơn nữa là dẫn đến tạm dừng hoạt động trong thời gian tới. 1
  4. Nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã có nhiều bước phát triển đáng kể, kéo theo nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá cũng không ngừng gia tăng về quy mô và tính chất phức tạp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, nghiên cứu để phát triển ngành thẩm định giá của cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa có nhiều, chưa có luận án nào nghiên cứu chuyên sâu về những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi các doanh nghiệp thẩm định giá cũng như các Thẩm định viên về giá đang gặp muôn vàn khó khăn trong việc phát triển thị trường. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này nhằm để tìm hướng đi đúng, phát triển ngành thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới đây. Là người trực tiếp quản lý một doanh nghiệp đầu ngành trong hoạt động thẩm định giá, Nghiên cứu sinh chọn nội dung “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu, góp phần rõ vấn đề trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để phát triển các nhân tố mạnh, làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận án cần phải đạt được: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá nói chung và doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tìm được các nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng lực này. - Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. - Phân tích tổng quan về cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá. - Xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 2
  5. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Doanh nghiệp thẩm định giá nói chung và doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi về thời gian: Luận án chọn thời điểm nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2022 định hướng cho giai đoạn 2023–2028, tầm nhìn đến năm 2035. Phạm vi về nội dung: Môi trường pháp luật và môi trường kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, các doanh nghiệp thẩm định giá và xu hướng thị trường trong tương lai. 4. Khái quát phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia. Đây là những phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy cao và phù hợp với luận án. Về số liệu, tác giả tổng hợp số liệu thu thập được qua nhiều nguồn khác nhau như: khảo sát, thu thập, phỏng vấn, dữ liệu nội bộ,….. để phân tích định tính và phân tích định lượng. Nghiên cứu sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: - Nghiên cứu định tính sử dụng bảng hỏi để điều tra về các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá. Cuối cùng, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để tổng hợp dữ liệu, phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu, nhận diện kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị về vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu định lượng sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết của các doanh nghiệp thẩm định giá, số liệu thu thập qua sách, báo tạp chí kinh tế - tài chính,…. Ngoài ra, phương pháp định lượng được thực hiện qua phương pháp định lượng sơ bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính bội. 3
  6. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về lý luận: Qua nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá, có tập trung vào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất những hàm ý quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Luận án đã làm phong phú hơn cơ sở lý luận về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá nói chung, doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Về thực tiễn: Có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá được thực trạng tình hình cạnh tranh, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 6. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án này được trình bày trong 5 phần, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Chương 3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 4. Kết quả nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Chương 5. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến luận án Hiện nay, có một số nghiên cứu về thẩm định giá và pháp luật về thẩm định giá trên thế giới, có xuất xứ từ nhiều khu vực, nhiều quốc gia; Trong đó, nhiều nghiên cứu mang tính học thuật và cũng có nghiên cứu được thể hiện dưới dạng bài báo, tài liệu điều trần, như là: Bài viết “Brand Valuation: A versatile strategic tool for business” của Mike Rocha (2017), Tài liệu điều trần “Appraisal Oversight: The Regulatory Impact on Consumers and Businesses” của Sara W. Stephens và Karen Mann (2012). Báo cáo “Sunrise analysis: Real estate appraisal management companies” của Rachel N. Hibbard (2010) thuộc Văn phòng kiểm toán Hawai, Mỹ 4
  7. Bài viết “A Competitive Analysis of Business Valuation Services” của Michael A. Crain (2010). Luận án Tiến sĩ “Advances in mortgage valuation: an option – theoretic approach” của Nicholas Sharp (2006) Bài viết: “The development of a GIS-based property information system for real estate valuation của tác giả Peter J. Wyatt (2010) 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án Ngành thẩm định giá xuất hiện tại Việt Nam đến nay đã gần 30 năm, việc nghiên cứu về thẩm định giá cũng như nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá, phát triển dịch vụ thẩm định giá trong nước đã được nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân thực hiện. Tuy nhiên, về cấp luận án tiến sĩ liên quan đến ngành thẩm định giá thì chỉ có hai đề tài, do đó tài liệu về nghiên cứu trước đây cũng tương đối hạn chế. Cụ thể các nghiên cứu sau: Luận án tiến sĩ “Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển thẩm định giá ở Việt Nam trong những năm tới” của Phạm Thị Ngọc Mỹ (2003) Theo “Nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Thọ (2012) Luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ Thẩm định giá ở Việt Nam”, của Tô Công Thành (2012) Bài viết “Thẩm định giá – Những bất cập cần khắc phục” của Nguyễn Tiến Thỏa (2013) Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020” theo Quyết định 623/QĐ-BTC của Bộ Tài chính (2014) Nghiên cứu “Rủi ro và Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thẩm định giá ở Việt Nam” của Lê Minh Toán (2022) 1.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành thẩm định giá Phải hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành thẩm định giá Việt Nam nhằm nâng cao vị thế và giá trị pháp lý của ngành thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá (Đề án 623, 2014; Nguyễn Tiến Thỏa, 2013; Nguyễn Văn Thọ, 2012; Phạm Thị Ngọc Mỹ, 2003). Khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá chưa đồng bộ, thậm chí có sự mâu thuẫn, chồng chéo (Tô Công Thành, 2012). 1.2.2 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý về công tác giá và thẩm định giá Phải nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý về công tác giá và thẩm định giá (Đề án 623, 2014) 1.2.3 Đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá Đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá (Đề án 623, 2014); Đào tạo nhân lực thẩm định giá (Nguyễn Văn Thọ, 2012); 5
  8. Số lượng Thẩm định viên về giá quá ít so với nhu cầu của thị trường (Tô Công Thành, 2012). 1.2.4 Phát triển số lượng doanh nghiệp thẩm định giá Phát triển số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (Tô Công Thành, 2012). 1.2.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá (Đề án 623, 2014; Nguyễn Văn Thọ, 2012; Phạm Thị Ngọc Mỹ, 2003), 1.2.6 Quản lý về chất lượng của công tác thẩm định giá Quản lý về chất lượng của công tác thẩm định giá (Nguyễn Văn Thọ, 2012; Phạm Thị Ngọc Mỹ, 2003); phải có chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá (Nguyễn Tiến Thỏa, 2013); tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá tại các doanh nghiệp (Đề án 623, 2014). 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu Có thể thấy rằng cho đến nay, đa số các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành thẩm định giá có đối tượng là phạm vi quốc gia, tác giả chưa tìm thấy đề tài, nghiên cứu nào nghiên cứu sâu đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi quy tụ 26,72% số lượng doanh nghiệp thẩm định giá của ngành (85/318), mà tác giả chọn nghiên cứu. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá, nhất là trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận án Từ thực tế trên, cần phải tìm một mô hình để nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những nhân tố phù hợp với doanh nghiệp tại thị phần nghiên cứu, tác động đến đối tượng nghiên cứu và đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại đây. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một việc tất yếu luôn diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau, kể cả trong ngành và ngoài ngành. Cạnh tranh tồn tại một cách khách quan bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế, là 6
  9. động lực để nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phát triển. Cơ chế thị trường bắt buộc mọi doanh nghiệp phải tham gia cạnh tranh để tìm kiếm lợi nhuận, thị trường. 2.1.2. Năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, khái niệm năng lực cạnh tranh được sử dụng phổ biến. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ,... Ở luận án này, tác giả chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành. 2.1.3. Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, cho phép doanh nghiệp hoặc quốc gia có thể “nắm bắt cơ hội” kinh doanh để mang lại lợi nhuận. Vì vậy, khi nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có so với các đối thủ cạnh tranh. Nghĩa là, lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành của một quốc gia), vừa có tính vĩ mô (giữa các ngành trong cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau). 2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá 2.2.1. Định giá Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ (Luật Giá, 2012). Định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ (Luật Giá, 2023). Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định (Khoản 9 Điều 4 Luật Kinh doanh Bất động sản, 2014). 2.2.2. Thẩm định giá Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá (Luật Giá, 2012). Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam (Luật Giá, 2023). Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm 7
  10. định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá (Luật Giá, 2023). Tiêu chuẩn thẩm định giá là một hệ thống văn bản pháp luật đòi hỏi người thẩm định giá phải tuân thủ. Tiêu chuẩn thẩm định giá góp phần đảm bảo tính khách quan, trung thực của thẩm định giá. Về phía Nhà nước, tiêu chuẩn thẩm định giá giúp Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn và kiểm soát hoạt động thẩm định giá. Về phía doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá, đây là một hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng để nâng cao tính chuyên nghiệp và hạn chế rủi ro trong nghề nghiệp của mình. Trên thế giới tất cả các nước có dịch vụ thẩm định giá đều có hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia riêng, đồng thời các tiêu chuẩn này cũng tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS). Ví dụ: Việt Nam (TĐGVN). Cơ sở giá trị thẩm định giá là một nội dung quan trọng mà người Thẩm định viên về giá phải xác định rõ khi tiến hành thẩm định giá và là các tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá của mỗi nước. Thẩm định giá ở các nước trên thế giới đều dựa trên hai cơ sở: cơ sở giá trị thị trường và cơ sở giá trị phi thị trường. Thẩm định viên phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa cơ sở giá thị trường và cơ sở giá phi thị trường để đảm bảo đưa đến kết quả thẩm định giá phù hợp nhất đối với mỗi lĩnh vực, loại tài sản. Quy trình thẩm định giá theo TĐGVN 03 gồm 6 bước triển khai công việc mang tính hệ thống mà Thẩm định viên về giá hành nghề, doanh nghiệp thẩm định giá, các tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật Giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan phải tuân theo nhằm đánh giá đúng đắn giá trị thị trường của tài sản. Quy trình thẩm định giá bắt đầu khi thẩm định viên nhận nhiệm vụ thẩm định giá tài sản, kết thúc khi hoàn thành báo cáo thẩm định giá và phát hành chứng thư cho khách hàng theo đúng hợp đồng. Quy trình thẩm định giá bao gồm nhiều bước triển khai công việc nhằm mục tiêu cuối cùng là để giải thích, chứng minh tính đúng đắn của mức giá của tài sản mà Thẩm định viên trả lời cho khách hàng. Phương pháp thẩm định giá và việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá Trên thế giới có 5 phương pháp chủ yếu được sử dụng trong thẩm định giá. Tại Việt Nam cũng sử dụng các phương pháp tương tự, căn cứ vào cách tiếp cận: Cách tiếp cận từ thị trường (TĐGVN 08): Phương pháp so sánh (so sánh trực tiếp); Cách tiếp cận từ chi phí (TĐGVN 09): Phương pháp chi phí tái tạo; Phương pháp chi phí thay thế; Cách tiếp cận từ thu nhập (TĐGVN 09): Phương pháp vốn hóa trực tiếp, Phương pháp dòng tiền chiết khấu. 2.2.3. Doanh nghiệp thẩm định giá 8
  11. Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp phải thỏa hai điều kiện (Luật Giá, 2012, trang 19):  Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.  Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật. 2.2.4. Thẩm định viên về giá Thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn sau (Điều 43 Luật Giá, 2012): 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá 2.3.1. Năng lực Quản trị doanh nghiệp 2.3.2. Năng lực tài chính 2.3.3. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ 2.3.4. Nguồn nhân lực 2.3.5. Năng lực tạo dựng quan hệ 2.3.6. Chiến lược về giá dịch vụ 2.3.7. Dịch vụ thẩm định giá 2.3.8. Tuân thủ quy định pháp luật 2.3.9. Thương hiệu 2.4. Kinh nghiệm thẩm định giá của một số quốc gia trên thế giới, bài học vận dụng cho Việt Nam 2.4.1. Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2.4.2. Hướng dẫn hành nghề thẩm định giá ASEAN 2016 2.4.3. Viện Thẩm định giá Hoàng gia Anh (RICS) 2.4.4. Tiêu chuẩn thẩm định giá Úc 2018 2.4.5. Bài học, vận dụng cho Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 9
  12. Chương 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Căn cứ vào mục đích của luận án, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu như sau: Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá 3.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp tập trung vào phân tích cạnh tranh dựa vào các nhân tố bên trong. Nguồn lực của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như Grant R. M. (1991) chia chúng ra thành hai nhóm: (1) Nguồn lực hữu hình: bao gồm nguồn lực về tài chính và vật chất hữu hình. (2) Nguồn lực vô hình: bao gồm công nghệ, danh tiếng và nhân lực của doanh nghiệp. 10
  13. 3.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài các nhân tố trong mô hình lý thuyết, các chuyên gia còn đề cập đến một số nhân tố khác có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá, trong đó quan trọng nhất là nhân tố Tuân thủ quy định pháp lý. Như vậy mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau: Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất Năng lực tạo Chiến lược về dựng mối giá dịch vụ - quan hệ - H5 H6 Nguồn nhân Dịch vụ Thẩm lực - H4 định giá - H7 Năng lực tiếp Tuân thủ quy cận và đổi Năng lực định pháp lý - mới công nghệ - H3 cạnh tranh H8 Năng lực tài chính - H2 Thương hiệu - Năng lực H9 Quản trị doanh nghiệp - H1 Hàm tổng quát của mô hình có dạng Y = f(X1,X2,X3,X4,X5,X6,X7,X8,X9) Trong đó: X1: Năng lực quản trị doanh nghiệp. X2: Năng lực tài chính. X3: Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ. X4: Nguồn nhân lực. X5: Năng lực tạo dựng quan hệ. X6: Chiến lược về giá dịch vụ. X7: Dịch vụ thẩm định giá. X8: Tuân thủ quy định pháp luật. X9: Thương hiệu. Y: NLCT của doanh nghiệp thẩm định giá. 11
  14. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu định tính Phương pháp định tính được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng năng lực canh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3.1.1. Phương pháp xây dựng thang đo Trên cơ sở các nghiên cứu những nội dung chủ yếu (từ các nghiên cứu trước) được kế thừa trong nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1: Những nội dung kế thừa Nội dung lược STT Nguồn tài liệu Nội dung kế thừa khảo Sử dụng hai mô hình nghiên Nền tảng lý luận cứu chính là mô hình “kim 1 M.Porter (1990) về NLCT cương” và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter. - Thompson et Tìm ra các nhân tố ảnh Các nhân tố tác al. (2007) hưởng đến NLCT của các 2 động đến NLCT - Nguyễn Thành doanh nghiệp. của doanh nghiệp Long (2016) Tuân thủ quy định pháp lý là Các nhân tố ảnh một trong những nhân tố ảnh hưởng đến NLCT 3 hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của các doanh nghiệp thẩm thẩm định giá định giá. 3.3.1.2. Tổng hợp thang đo mức độ tác động các nhân tố trên đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thang đo Năng lực Quản trị doanh nghiệp - Thang đo Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ - Thang đo Nguồn nhân lực - Thang đo Chiến lược về giá dịch vụ - Thang đo Dịch vụ thẩm định giá - Thang đo Thương hiệu - Thang đo Năng lực cạnh tranh 3.3.2. Nghiên cứu định lượng 3.3.2.1. Thu thập số liệu 3.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp phân tích, tổng hợp 12
  15. Phương pháp chuyên gia Phương pháp phân tích hồi quy Tác giả sử dụng công cụ phần mềm SPSS để phân tích hồi quy, kết hợp mô tả bằng đồ thị, tác giả có thể tìm ra những luận điểm có tính thực tiễn cao nhằm giải quyết yêu cầu đặt ra của luận án. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Tổng quan về ngành thẩm định giá Năm 2002, Pháp lệnh giá được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã chính thức cho phép thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để thẩm định giá các tài sản của Nhà nước, tài sản của tổ chức, cá nhân trong xã hội có nhu cầu, làm cơ sở để chủ tài sản có căn cứ phê duyệt chi từ ngân sách Nhà nước, tính thuế, xác định giá trị bảo đảm vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác đã được ghi trong hợp đồng dịch vụ thẩm định giá. Nghị định số 101/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thẩm định giá ra đời ngày 03 tháng 8 năm 2005 và sau đó là việc ban hành các Thông tư và Quyết định của Bộ Tài chính liên quan đến hoạt động thẩm định giá có thể coi là một bước đánh dấu sự phát triển của nghề thẩm định giá tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, hoạt động thẩm định giá có nhiều thay đổi, phát triển cả về số lượng thẩm định viên về giá và số lượng các tổ chức tham gia thị trường thẩm định giá. 4.1.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh 4.1.2.1. Chứng thư thẩm định giá Số lượng hợp đồng thẩm định giá tại hầu hết các doanh nghiệp thẩm định giá liên tục tăng qua các năm, doanh thu từ hoạt động thẩm định giá cũng tăng theo. Đối tượng tài sản thẩm định giá tập trung chủ yếu vào bất động sản và máy móc thiết bị (chiếm từ 80% đến 90%), còn lại là giá trị doanh nghiệp, thẩm định các loại tài sản khác. Tổng số chứng thư thẩm định giá đã phát hành của các doanh nghiệp là 41.360 chứng thư thẩm định 13
  16. giá (tăng 10.360 chứng thư so với 31.000 chứng thư cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng khoảng 33.42%). Phân loại theo tài sản thẩm định giá: - Bất động sản: 20.473 hồ sơ (chiếm 49,5%). - Động sản: 18.653 hồ sơ (chiếm 45,1%). - Giá trị doanh nghiệp: 662 hồ sơ (chiếm 1,6%). - Khác: 1.572 hồ sơ (chiếm 3,8%). 4.1.2.2. Giá trị tài sản thẩm định giá Tổng giá trị tài sản thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2022 là: 10.485.087 tỷ đồng. Bảng 4.1: Bảng giá trị tài sản thẩm định giá của doanh nghiệp thực hiện năm 2022 theo loại tài sản thẩm định giá ĐVT: Tỷ đồng Stt Nhóm tài sản thẩm định Giá trị Tỷ lệ 1 Bất động sản 721.440 6.88% 2 Động sản 80.026 0.76% 3 Doanh nghiệp 9.585.889 91.42% 4 Tài sản thẩm định giá khác 97.733 0.93% Nguồn: Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính Theo Bảng 4.1, thì giá trị tài sản thẩm định giá doanh nghiệp chiểm tỷ lệ cao nhất 91.42% (tương ứng 9.585.889 tỷ đồng). Bảng 4.2: Bảng giá trị tài sản thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện năm 2022 theo nguồn vốn ĐVT: Tỷ đồng Stt Nhóm nguồn vốn Giá trị Tỷ lệ 1 Nguồn vốn NSNN 291.302 2.77% 2 Nguồn vốn khác 10.214.833 97.23% Nguồn: Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính Giá trị thẩm định giá các tài sản được được mua sắm từ nguồn Ngân sách Nhà nước như các tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp,… . Tỷ lệ giá trị tài sản thẩm định giá xuất phát từ Nguồn vốn NSNN chiếm tỷ lệ rất thấp 2,77% và từ nguồn vốn khác chiếm 97,23%. 4.1.2.3. Doanh thu từ hoạt động thẩm định giá Hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp trong những năm gần đây hầu hết có lợi nhuận dương, mặc dù qua hai năm bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh Covid-19. Có thể thấy, thị trường thẩm định giá đã có những 14
  17. chuyển biến theo hướng tích cực, nhu cầu thẩm định giá liên tục gia tăng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, như: mua bán, cầm cố, thế chấp, đầu tư, bảo hiểm, tính thuế, cổ phần, tố tụng,… đặc biệt là sau khi khái niệm giá trị hợp lý được Quốc hội đưa vào Luật Kế toán 2015. 4.1.2.4. Quản trị rủi ro trong hoạt động thẩm định giá hiện nay Từ thực tiễn hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam những năm qua cho thấy luôn tiềm ẩn và hiện hữu nhiều rủi ro cho các bên có liên quan đến hoạt động thẩm định giá. Đó là những vụ việc mà doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc điều tra, khởi tố ngày càng nhiều, diễn biến càng ngày càng phức tạp. Vì thế, nhận diện được các rủi ro, có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẩm định giá là nội dung cấp thiết cần được nghiên cứu, bàn luận và hoàn thiện. 4.2. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 275 phiếu, 275 bảng câu hỏi được gửi cho khách hàng. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 257. Sau khi kiểm tra, có 7 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra (chủ yếu do thông tin trả lời không đầy đủ). Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 250 phiếu câu hỏi có phương án trả lời hoàn chỉnh. 4.2.1.1. Kết quả khảo sát về thời gian công tác trong ngành thẩm định giá của các ứng viên được khảo sát Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu thời gian công tác trong ngành thẩm định giá Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Theo kết quả khảo sát, đa số các ứng viên trả lời phỏng vấn đều có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thẩm định giá trên 5 năm, có 206 người chiếm 82,4%. Kết quả khảo sát thời gian công tác tại đơn vị hiện tại của các ứng viên được khảo sát 15
  18. Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu thời gian công tác tại đơn vị hiện tại Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Theo kết quả khảo sát, số lượng lớn nhất là các ứng viên công tác tại đơn vị hiện tại là trên 5 năm có 201 người chiếm tỷ lệ 80,4%. Vì cấp quản lý của doanh nghiệp, phần lớn là những người làm việc gắn bó với doanh nghiệp khá lâu và có thể là những cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Kế tiếp là những người công tác tại đơn vị trên 3 đến 5 năm, có 43 người chiếm tỷ lệ 17,2%, còn lại là những người gắn bó với doanh nghiệp hiện tại từ 1 đến 3 năm, có 6 người chiếm tỷ lệ 2,4%. 4.2.1.2. Kết quả khảo sát thời gian hoạt động của doanh nghiệp nơi các ứng viên đang công tác Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu thời gian hoạt động của doanh nghiệp nơi các ứng viên đang công tác Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. 16
  19. Hình 4.5: Biểu đồ trình độ học vấn của đối tượng khảo sát Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Nghành thẩm định giá là một ngành đòi hỏi trình độ tri thức cao, có chuyên môn, tổng hòa được nhiều mối quan hệ trong nền kinh tế. Trong 250 phiếu khảo sát thì nhân viên có trình độ đại học là 228 người, chiếm tỷ trọng lớn nhất 91,2%; trên đại học là 22 người, chiếm tỷ lệ 8,8. 4.2.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.2.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha Để kiểm tra một cách chính xác cũng như thống kê về mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo. Kết quả Cronbach Alpha của các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày trong bảng bên dưới. Qua phân tích Cronbach Alpha, xét các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại khỏi phân tích EFA. Và mỗi thành phần các nhân tố ảnh hưởng phải có hệ số Cronbach Alpha > 0.3 (tiêu chuẩn để đánh giá thành phần thang đo) (Peterson, 1994). 4.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Theo Hair & ctg (2009, 116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading ở mức ± 0.3 được xem là điều kiện tối thiểu để biến quan sát 17
  20. được giữ lại, Factor loading ở mức ± 0.4 được xem là có ý nghĩa thống kê tốt, ở mức ± 0.5 được xem là có ý nghĩa thống kê rất tốt, tác giả chọn Factor loading ở mức ± 0.5 để đảm bảo được ý nghĩa thiết thực của EFA. 4.2.2.3. Phân tích hồi quy đa biến Kết quả phân tích EFA có 9 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, và 9 biến này được đưa vào phân tích hồi quy nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông qua phương trình hồi quy tối ưu nhất. Phương trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố và mức độ hài lòng của khách hàng có dạng như sau: Y = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 Trong đó:  Y là biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá.  βo, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9 là các hệ số hồi quy.  X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9 là các biến độc lập theo thứ tự: Năng lực Quản trị doanh nghiệp, Năng lực tài chính, Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ, Nguồn nhân lực, Năng lực tạo dựng mối quan hệ, Chiến lược về giá dịch vụ, Dịch vụ thẩm định giá, Tuân thủ quy định pháp lý, Thương hiệu. Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. 4.2.2.4. Kiểm tra sự vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy 4.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 4.3.1. Năng lực Quản trị doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy nhân tố năng lực quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng thứ 2 đến NLCT của doanh nghiệp thẩm định giá với hệ số Beta = 0,199. Kết quả điều tra của luận án cho thấy Năng lực quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp được khảo sát được với số điểm bình quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ 3,38 đến 3,45. Các kết quả phân tích được tập hợp trong Bảng 4.13: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2