intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" là có được các dẫn liệu về phân loại hình thái, di truyền phân tử DNA, môi trường sống, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở CHDCND Lào, làm cơ sở cho việc gây nuôi và bảo tồn chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI SAKKOUNA PHOMMAVONGSA NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI, TẬP TÍNH DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA CÀ CUỐNG (BELOSTOMATIDAE: LETHOCERUS SP.) Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 942. 01. 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh PGS. TS. Bùi Minh Hồng Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Hồng Thái – Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trần Anh Đức – Trường Đại học Khoa học Tư nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên – Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi …h…’ ngày…tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nước CHDCND Lào là đất nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với diện tích rừng lớn, hệ sinh thái phong phú, còn giữ được nhiều nét nguyên sơ, bản địa, khí hậu đặc trưng, cùng sự xuất hiện của các đầm lầy, ao hồ, nên đây là môi trường rất thuận lợi cho hệ động vật nước sinh sống, trong đó có đối tượng côn trùng hay được biết đến với tên bọ nước (Giant water bug) hay bọ đèn (Electric light bug) đó là nhóm cà cuống. Cà cuống là côn trùng nước có kích cỡ lớn, thuộc nhóm côn trùng cánh nửa (Hemiptera). Cà cuống thuộc phân họ Lethocerinae, họ Belostomatidae. Theo Lack và Menke (1961) họ Belostomatidae được chia thành 3 phân họ: Lethocerinae, Belostomatinae và phân họ Horvathiniinae. Trong đó Lethocerinea là nhánh chính, nguyên sơ nhất, trước khi xuất hiện 2 phân họ còn lại. Chúng sinh sống trong các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt và có tập tính sinh học rất độc đáo về cách thức bắt mồi và bảo vệ chăm sóc trứng. Ngoài ra cà cuống có đặc điểm sinh thái mang nhiều giá trị đó là tuyến thơm, ở đốt ngực giữa và có hai ống nhỏ bên trong ống đó chứa chất thơm được gọi là tinh dầu cà cuống. Vì tính chất cổ đại trong quá trình tiến hoá và đời sống với nhiều đặc điểm đặc biệt khác nhau, nên đối tượng này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Ở ngoài tự nhiên, cà cuống rất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường nước, chúng có ý nghĩa góp phần như một nhân tố chỉ thị sinh học (Bioindicator) về môi trường sống tại thủy vực đó, đồng thời trong chu trình dinh dưỡng ở các thủy vực nước ngọt và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn. Trên thế giời cà cuống đã được tiến hành nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX ở nhiều nước. Tại Việt Nam từ năm 1992 theo Vũ Quang Mạnh, cà cuống đã được đưa vào sách đỏ ở cấp độ nhóm quý hiếm cần được bảo vệ xếp ở bậc R, và chỉ cách 7 năm sau đó đã ở hạng mục động vật sẽ nguy cấp bậc V, cho đến nay số lượng này vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Tại CHDCND Lào, theo chương trình tìm hiểu nguồn thức ăn côn trùng tại Lào của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc (FAO, 2008 – 2009), người ta đã sử dụng cà cuống như một loại thức ăn có dinh dưỡng, từ đó xây dựng các mô hình trang trại gây nuôi quy mô hộ gia đình. Các nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về cà cuống của của Sakkouna Phommavongsa và Sonexay Rasphone về cơ sở gây nuôi cà cuống tại CHDCND Lào. Đã đưa ra kết quả quan trọng và đặc điểm phân loại học, môi trường sống và một số tập tính dinh dưỡng và sinh sản của loài cà cuống (Lethocerus sp.) ở hai vùng khác nhau như; ở thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Savanhnakhet, CHDCND Lào. Bên cạnh đó, đối tượng này ở nước Lào, còn chưa được nghiên cứu nhiều. Vậy xuất phát từ nghững cơ sở khoa học trên, để giữ vững nguồn đa dạng sinh học, hiểu sâu về đặc điểm môi trường sống, thành phần loài cà cuống, và các tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống tại CHDCND Lào, làm cơ sở cho việc gây nuôi và bảo tồn chúng, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận án: “Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Có dược các dẫn liệu về phân loại hình thái, di truyền phân tử DNA, môi trường sống,
  4. 2 tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở CHDCND Lào, làm cơ sở cho việc gây nuôi và bảo tồn chúng. 3. Nội dung nghiên cứu. 1. Nghiên cứu phân loại hình thái của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.). 2. Nghiên cứu phân loại di truyền phân tử DNA của cà cuống. 3. Nghiên cứu đặc điểm môi trường sống của cà cuống. 4. Nghiên cứu tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống cuống Lethocerus indicus, góp phần gây nuôi và bảo tồn loài côn trùng quý hiếm ở nước CHDCND Lào. 4. Đóng góp mới của luận án. 1). Lần đầu tiên bổ sung dẫn liệu về hình thái, trình tự gene và xác định quần thể cà cuống ở Lào là loài cà cuống Lethocerus indicus với suwk tương đồng gene 99%. 2). Cung cấp các dẫn liệu mới về tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống Lethocerus indicus, đặc biệt là mô tả 12 loại hoạt động tập tính của cà cuống. 3). Bổ sung một số dẫn liệu mới về đặc điểm sinh học, tập tính dinh dưỡng, tập tính sinh sản và môi trường sống của cà cuống Lethocerus indicus; làm cơ sở cho việc gây nuôi và bảo tồn loại côn trùng quy hiếm nay. 5. Bố cục luận án. Luận án gồm 115 trang bao gồm, 03 trang mở đầu, 22 trang tổng quan, 16 trang thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu, 72 trang kết quả nghiên cứu và thảo luận, 02 trang kết luận và kết nghị. Luận án có 31 bảng, 48 hình. Có 17 trang tài liệu thảm khảo với 22 tài liệu tiếng việt, 127 tài liệu tiếng Anh và 24 tài liệu tiếng nước ngoài khác.
  5. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan nghiên cứu cà cuống trên thế giới và Việt Nam. Về hệ thống phân loại loài cà cuống Các công trình nghiên cứu của W.L. Distant (1906), Montadon (1909), Lauck và Menke (1961) làm nền tảng cho phân loại cà cuống hiện tại. Hiện nay phân họ Belostomatinae có 5 giống: Limonogeton Mayr, 1953; Hydrocyrius Spinola, 1850; Diplonychus (Sphaerodema) Laporte, 1833; Belostoma Latreille, 1807; Abedus Stal, 1862. Nghiên cứu của Pablo.J.Perez. Goodwyn (2006) chia Lethocerinae thành 3 giống: Lethocerus Mayr, 1853; Kirkaldyia Montadon, 1909 và Benacus Stal, 1861 được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, trong hệ thống phân loại ngày càng hoàn thiện và bổ sung các loài mới vào hệ thống hàng năm. Về các hoạt động tập tính của cà cuống Các nghiên cứu của Hugh Dingle (1961), Duvirad D (1974), Smith (1977), Flosi J. W. (1980), Bali (1984), William E. Hoffmann (2000), Ohba (2016) đã tập trung vào việc quan sát ghi nhận hoạt động tập tính của cà cuống, tuy nhiên rất khó có thể tìm thấy tài liệu nào tổng hợp, mô tả, ghi nhận được đầy đủ cấu trúc các hoạt động tập tính của loài này. Về tập tính sinh sản của cà cuống Các công trình nghiên cứu của Scott (1977), Ichikawa (1988), Robert Smith (1993), Shin-Ya Ohba và Hideharu Takagi (2005) đã phân tích về tập tính hôn phối, đẻ trứng, chăm sóc con non của cà cuống, tỷ lệ giới tính, các điều kiện tự nhiên như chu kỳ quang học ảnh hưởng tới tập tính của cà cuống. Những nghiên cứu tại Việt Nam Từ năm 1928, Nguyễn Công Tiễu là người đầu tiên nghiên cứu phân loại và đặc điểm hình thái, sinh học của Cà cuống ở Việt Nam, tuy nhiên nhưng chưa đầy đủ và sâu sắc. Adolf Butenandt và Nguyễn Đăng Tâm (1957) phân tích đi sâu đặc điểm lý hóa của tinh dầu cà cuống, tuy nhiên tác giả này đã chưa chính xác khi cho rằng tinh dầu Cà cuống chỉ có ở cá thể của Cà cuống đực. Từ năm 1990, Vũ Quang Mạnh đưa Cà cuống vào sách đỏ, nghiên cứu liên tục các đặc điểm hình thái, phân bố và mô hình gây nuôi cà cuống 1.2. Nghiên cứu cà cuống tại vùng nghiên cứu CHDCND Lào. Trong giai đoạn 2008-2009, chương trình tìm hiểu nguồn thức ăn từ loài côn trùng địa phương của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO có tập trung vào côn trùng ăn được và trong đó đã xác định cà cuống là loài côn trùng ăn được có giá trị dinh dưỡng cao. Có khả năng tái tạo nhanh chóng phân tích giá trị dinh dưỡng cao và được coi là món đặc biết nhất. Năm 2017, ở CHDCND Lào mới được quan tâm nghiên cứu loài cà cuống để làm cơ sở gây nuôi chúng, bởi các nghiên cứu đầu tiên của Sakkouna Phommavongsa nghiên cứu về đặc điểm phân loại học, môi trường sống và tập tính dinh dưỡng của loài cà cuống (Lethocerus sp.) ở thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào, và Sonexay Rasphone nghiên cứu về đặc điểm phân loại học, môi trường sống và tập tính sinh sản của loài cà cuống (Lethocerus sp.) ở tỉnh Savanhnakhet, CHDCND Lào. Như vậy cho đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu về đối tượng cà cuống còn rất ít tại vùng nghiên cứu. 1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu. 1.3.1. Vị trí địa lý, địa hình đất đâi.
  6. 4 Lào tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ), là quốc gia nằm ở Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia, phía tây và tây nam giáp với Thái Lan. Lào nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông và có diện tích 236.800 km2 , trong đó đất chiếm 97.47% và nước chiếm 2.53% của diện tích nước. Lào chia thành 17 tỉnh và thủ đô Viêng Chăn. Có thể được phân thành 3 khu vực địa lý: miền bắc (8), miền trung (6) và miền nam (4). Địa hình Lào chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, đồng bằng tập trung ở phía tây và tây nam. Có cảnh quan rừng rậm, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2,818m, có Sông Mekong vừa là một nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước vừa là yếu tố thống nhất Lào về mặt địa lý 1.3.2. Khí hậu và thuỷ văn. Nước Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa do nằm chủ yếu ở khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ ở đây quanh năm nóng bức với mức nhiệt trung bình cao nhất 15-30 oC và thấp nhất có thể xuống đến hơn 10 oC. Lượng mưa trung bình/năm khoảng 75-90%; độ ẩm không khí trung bình 70-85%. Lào không biển, nhưng có nhiều sông quan trọng đặt biệt là sông Mekhong, chạy qua Lào dài 1,835 km, là nguồn nước ngọt lớn. 1.3.3. Tài nguyên sinh vật. Lào là một nước nằm trong khí hậu nhiệt đời ẩm, nên tạo sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và trong đó các bề mặt diện tích tài nghiên rừng khá phong phú chiếm khoảng 47% tổng diện tích, trong đó thì gồm có các sinh vật, thủy sinh và vùng đất có nhiều cây thiên nhiên và khu bảo tồn... Lào có 31 khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đã được công nhận và đề xuất coi như là một khu vực bảo vệ môi trường sống của động vật tại nước Lào như: Khu bảo tồn Quốc gia PhouKhaoKhouay, Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Phou Phanang , Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Xe Bang Nouan…. Trong những khu bảo tồn đó có những động vật thủy sinh và động vật hoang dã rất nhiều loại quy hiếm, đang bị tuyệt chủng và được chia thành 3 loại như: loại bị hạn chế, loại bắt buộc và loại chung trong đó có loại cà cuống. CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Cà cuống thuộc ngành Động vật Chân khớp (Arthropoda), lớp Côn trùng (Insecta), bộ Côn trùng cánh nửa (Hemiptera), họ Chân bơi (Belostomatidae), phân họ cà cuống (Lethocerinae), giống Lethocerus Mayr, 1853. Địa điêm nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát thực địa, môi trường sống và thu mẫu cà cuống được tiến hành ở CHDCND Lào: Bảng 2. 1. Địa điểm nghiên cứu tại nước CHDCND Lào STT Địa điểm thu mẫu Tỉnh Tọa độ 1 Làng MuangKham, Huyện Tỉnh XiêngKhoung 19°50'16" Bắc X MuangKham 103°14'56" Đông 2 Làng ThaLat, Huyện Tỉnh ViêngChăn 18°30'30" Bắc X
  7. 5 KeoUoĐôm 102°30'31" Đông 3 Làng PakNgum, Huyện Thủ đô ViêngChăn 18°09'29.7" Bắc X PakNgum 103°03'20.1" Đông 4 Làng PakSan, Huyện Tỉnh BoRiKhamXay 18°25'26" Bắc X PakSan 103°36'35" Đông 5 Làng NongHai, Huyện Tỉnh Savannakhet 16°16'25.3" Bắc X DongKhone 105°11'42.5" Đông 6 Làng KongXeDon, Huyện Tỉnh SaLaVanh 15°34'28" Bắc X KongXeDon 105°48'12" Đông Nghiên cứu phân tích phân loại hình thái và di truyền phân tử DNA, khảo sát tập tính sinh học của và gây nuôi bảo tồn cà cuống được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đa dạng Sinh học (CEBRED) và Bộ môn Động vật học, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phân tích di truyền phân tử được thực hiện tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Đề tài luận án được thực hiện trong thời gian: - 10/2019-12/2019 : Phân tích tài liệu và xây dựng đề cương nghiên cứu. - 1/2020-6/2021 : Thu mẫu và nghiên cứu môi trường sống tự nhiên tại nước CHDCND Lào. - 6/2020-12/2021 : Nghiên cứu sinh học-sinh thái và tập tính tại phong thí nghiệm. - 6/2020-6/2022 : Phân tích số liệu và xử lý kết quả nghiên cứu. - 6/2021-9/2022 : Hoàn thành các chuyên đề ghiên cứu sinh và viết luận án. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Phương pháp điều tra phân loại môi trường sống tự nhiên và thu mẫu cà cuống. Điều tra cà cuống trong các thuỷ vực: nghiên cứu được tiến hành ngoài tự nhiên gồm 4 sinh cảnh và 1 địa điểm khác điều tra ở: ao, hồ, suối, mương, ruộng…vì vậy, thu mẫu cà cuống ngoài tự nhiên thường đa dạng về phương pháp; phương pháp quan sát bằng mắt thường để phát hiện xem thuỷ vực đó có cà cuống hay không, tiếp là dùng vợt thủy sinh để vợt và bắt cà cuống. Dùng cụ để thu mẫu cà cuống là vợt thủy sinh, có cấu tạo hình phễu, đường kính của miệng vợt là 40- 50cm. Phễu vợt được làm bằng lưới nilon dài 50 – 60cm, mắt lưới có kích thước 0,1x 0,1 cm là. Đối với các thuỷ vực nước nông, cạn (như vùng ruộng lúa…) nay thường dùng tay. Bên cạnh đó, trong mua sinh sản cà cuống thích bay đến nơi có ánh sáng thì chúng tôi đã sử dụng ánh sáng đèn để dẫn dụ cà cuống bay tới vào ban đêm. 2.2.2. Phương pháp phân loại bằng hình thái cà cuống. Các chỉ số đo kích thước, khối lượng của cà cuống được tiến hành dựa trên những đặc điểm có ý nghĩa phân loại theo Pablo J. Perez Goodwyn (2006) trên các cá thể cà cuống trưởng thành đực và cái. Kích thước cà cuống (dài, rộng) cũng như kích thước các bộ phận trên cơ thể đều được đo trực tiếp trên mẫu hoặc dùng thước của kinh hiển vi soi nổi. Tất cả các chỉ số hình thái đều được tính bằng mm và các số liệu đưa ra dưới dạng trị số trung bình. Phân đầu: đo chiều dài và chiều rộng của cà cuống và tính tỉ lệ chiều dài và chiều rộng (D/R). Đo chiều dài và chiều rộng của mắt; tính tỉ lệ chiều dài và chiều rộng của gian mắt trước, mắt sau. Phần ngực: đo chiều dài của mảnh lưng ngực trước (Pronotum), chiều dài đốt đùi I, III;
  8. 6 chiều dài đốt ống III, tỉ lệ phần màng cánh ngoài. Phần bụng: đo tỉ lệ tấm bụng cuối dài/rộng (D/R); và kích thước của cơ quan sinh dục đực và chiều dài mấu giao cấu của con cái 2.2.3. Phân loại di truyều phân tử DNA. Ký hiệu mẫu cà cuống để phân tích DNA là L1+L2 Lựa chọn locus và thiết kế mồi Qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố về cà cuống, khảo sát dữ liệu trình tự DNA của các loài thuộc giống Lethocerus và giống có quan hệ gần gũi như giống Belostoma đã được công bố trên Genbank/NCBI, chúng tôi nhận thấy trình tự gene Cytochrome oxidase subunit I (COI), thuộc hệ gen ty thể mang thông tin thích hợp để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Đoạn gene đích được lựa chọn là một phần trình tự gen Cytochrome oxidase subunit I có chiều dài gần 700bp. Phân tích kết quả Trình tự DNA thu được sẽ được hiệu chỉnh, đối chiếu với các trình tự tương đồng trên ngân hàng trình tự DNA (Genbank) bằng công cụ trực tuyến là BLAST. Các trình tự DNA chính xác được so sánh bằng phần mềm BioEdit 7.0.0 Thompson et al. (1997). Các trình tự DNA sẽ được khảo sát phân bố nucleotide, kiểm tra các giả thuyết và thử mô hình tiến hóa. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng làm tham số đầu vào để tính toán ma trận khoảng cách di truyền và xây dựng cây phát sinh chủng loại theo các phương pháp: Tiến hóa tối thiểu (ME), Tiết kiệm tối đa (MP), Xác suất tối đa (ML) bằng phần mềm MEGA 6.0.6. 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống. Khảo sát biểu hiện tập tính sinh thái 5 Bể nuôi cà cuống (BN) hình khối hộp chữ nhật kích thước chiều dài x rộng x cao = 40x20x30cm, làm bằng kính trong suốt, đặt trong phòng thí nghiệm. Nước dùng trong BN đảm bảo chuẩn sinh thái tự nhiên, có mực nước cao 15.0-18.0cm. Nước trong bể nuôi được đặt trước ngoài không khí từ 1 – 2 ngày sau khi lấy ra khỏi vòi, điều này giúp khử các chất clo và chloramine. Bể nuôi có thể thay nước và vệ sinh nguồn nước định kỳ 1 lần/tuần. BN được đậy kín bằng một tấm kim loại màu xanh lá cây, mắt lưới cỡ 2.5-3.0mm. Giữa các BN được che bởi một tấm giấy màu xanh nước biển để tránh gây kích động khi cà cuống nhìn thấy nhau. BN được cấp oxi bổ sung, nhờ bằng máy sục khí Resun Aco 003. Công suất = 35W; Áp suất = 0,027Mpa; lưu lượng = 70lít/phút. Phòng thí nghiệm được chiếu sáng thêm bằng bóng điện LED tuýp thẳng 8718696683118. Chỉ số CRI = 70%; công suất = 20W; Quang thông (Luminous flux) = 2100lm, sản xuất tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sử dụng camera HiLook 24/24 để gián tiếp quan sát những hoạt động tập tính của cà cuống trong các thời gian khác. Mỗi bể kính gồm có 2 cành cây khô làm giá thể để cà cuống bám vào và leo lên; 2 cây bèo Eichhornia crassipes (Mart.)Solms, 1883, họ Pontederiaceae, bộ Commelinales lấy tại những địa điểm ở ven hồ Tây.Thức ăn của Cà cuống được lựa chọn gồm 3 nhóm mồi: mồi nổi trên mặt nước, mồi bơi trong nước và mồi bò dưới đáy thuỷ vực. Mỗi loại mồi nêu trên sẽ gồm 3 loại kích thước lớn, trung bình và nhỏ, cụ thể: Đối với bể xi măng, cà cuống còn được tiến hành nuôi trong 1 bể xi măng vườn thí nghiệm khoa Sinh học, trường ĐHSPHN, bể có kích thước: chiều dài x rộng x cao = 150cm x 100cm x 100cm. Độ sâu 20cm.Trong bể xi măng thả một vài cây bèo Eichhornia crassipes (Mart.)Solms, 1883, họ Pontederiaceae, bộ Commelinales; các cành cây khô làm giá thể tạo điều kiện leo bám
  9. 7 cho chúng. Bể được đậy bằng tấm lưới nhôm ở phía trên miệng bể để ngăn không cho cà cuống bay hoặc bò ra khỏi bể; bể xi măng đặt ngoài vườn, có không khí lưu thông thoáng mát và đủ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ xung quanh bể nuôi là do tự nhiên. Số lượng mồi, giá thể, bèo cung cấp trong bể xi măng có số lượng nhiều hơn do diện tích to hơn bể kính. Nước trong bể xi măng chuẩn sinh thái tự nhiên, đã được để trong bể trước 3-4 ngày. 2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu. Giá trị trung bình (M): 𝑛 ∑ 𝑖=1 𝑋𝑖 𝑀= 𝑛 Trong đó M: Giá trị trung bình 𝑛 ∑ 𝑖=1 𝑋𝑖 Tổng các giá trị của 𝑋𝑖 với i chạy từ 1 đến n n: Tổng số mẫu Giá trị sigma 𝝈: 𝑛 2 1 𝑛 (∑ 𝑖=1 𝑋𝑖 ) Khi n ≥ 30: 𝜎 = √( (∑ 𝑖=1 𝑋 2 − 𝑖 )) 𝑛 𝑛 𝑛 2 1 𝑛 (∑ 𝑖=1 𝑋𝑖 ) Khi n < 30: 𝜎 = √( (∑ 𝑖=1 𝑋2 𝑖 − )) 𝑛−1 𝑛 Trong đó Xi : Các giá trị với i chạy từ 1 đến n n : Tổng số mẫu Sai số trung bình (m): 𝜎 𝑚= √𝑛 Trong đó 𝜎: Giá trị sigma n: Tổng số mẫu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân loại hình thái của cà cuống (Lethocerus sp.) ở CHDCND Lào. 3.1.1. Đặc điểm hình thái của cà cuống cái trưởng thành. Chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm hình thái của 154 cá thể cà cuống cái trưởng thành thu thập trên các sinh cảnh của nước CHDCND Lào, kết quả được trình bày tại bảng 3.1 (trang 44). Chúng tôi đo các đặc điểm hình thái của cà cuống theo tác giả Pablo J. Perez Goodwyn. Quần thể cà cuống cái thu được tại vùng nghiên cứu có 61/154 cá thể chiếm 39,61% có tỉ lệ chiều dài mất gấp 2 lần chiều rộng; 40 cá thể chiếm 25,97% có tỉ lệ chiều dài mắt gấp 1,66 lần chiều rộng ; 26 cá thể chiếm 16,88% có tỉ lệ chiều dài mắt gấp 1,5 lần chiều rộng, còn lại 27 cá thể có chiều dài mắt gấp từ 1,25-2,4 lần chiều rộng, trung bình 1,83 lần. Có 154/154 cá thể tức 100% có tỉ lệ gian mắt trước bằng gian mắt sau đó mắt song song. Những chỉ tiêu kích thước pronotum, kích thước đốt đùi I, III, kích thước đốt ống III có biến đổi, tuy nhiên sai khác giữa hai trung bình không có ý nghĩa thông kê. Tỉ lệ phần màng cánh ngoài trung bình là 0,17 tỉ lệ tấm bụng cuối trung bình 1, chênh lệch giữa các cá thể không nhiều. Kích thước mấu giao cấu có giao động nhưng không nhiều từ 2,00-4,50 trung bình là
  10. 8 2,96. Mấu giao cấu có đặc điểm dài mảnh, mỏng và mềm. So sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu của của Vũ Quang Mạnh và Lê Thị Bích Lam đã nghiên cứu 76 cá thể cà cuống cái từ 3 quần thể Bắc và Đông Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam xác định có 2 loài cà cuống ở miền Trung Việt Nam là Lethocerus indicus và Kirkaldyia deyrolli. Hai loài này khác nhau ở đặc điểm hình thái cơ quan sinh dục, loài Kirkaldyia deyrolli có mấu giao cấu (gonapophysis) dài, cong và phần gốc cứng thì loài Lethocerus indicus có mấu giao cấu (gonapophysis) dài, mảnh, mép ngoài cứng. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam đồng thời dựa vào các chỉ tiêu phân loại của Pablo j. Perzez Goodwyn, đã đưa ra nhận định loài cà cuống của vùng nghiên cứu là loài Lethocerus indicus. Về đặc điểm hình thái bên ngoài của cà cuống cái trưởng thành ở vùng nghiên cứu như : Kích thước cơ thể con cái lớn, dài: 78,64 ± 3,28 mm; rộng 29,03 ± 2,57 mm và trọng lượng trung bình là 8,22g ±1,28; cơ thể gần bằng so với kích thước trung bình của cà cuống cái ở Việt Nam (dài 78,64 ± 0,33mm, rộng 28,63 ± 0,06mm; kết quả nghiên cứu của Lê Thị Bích Lam, 2008), và lớn hơn so với con đực ở vùng nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu có thể nhận được con đực và con cái giống nhau về các đặc điểm hình thái ngoài. Chỉ khác ở hình thái và cấu tạo của phần cơ quan sinh dục. Vậy cơ quan sinh dục của con cà cuống cái gồm gonapophysis có cấu trúc hai nhánh dài, mảnh và không cứng. Ở giữa hai tấm nền do đốt bụng thứ 8 biến đổi thành, hai tấm nền cách nhau một khoảng trống ở giữa. Tận cùng là chóp hậu môn (Anal cone ). Gonapophysis Anal cone Hình 3. 1: Cơ quan sinh dục cà cuống cái Lethocerus sp. 3.1.2. Đặc điểm hình thái cà cuống đực trưởng thành. Chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm hình thái của 35 cá thể cà cuống cái trưởng thành thu thập trên các sinh cảnh của nước CHDCND Lào, kết quả được trình bày tại bảng 3.2 (trang 47). Chúng tôi đo các đặc điểm hình thái của cà cuống theo tác giả Pablo J. Perez Goodwyn.Trong tổng số 35 cá thể cà cuống đực thu được tại vùng nghiên cứu, có 17/35 cá thể chiếm 48,57% có tỉ lệ chiều dài mắt gấp 1,66 lần chiều rộng. 7/35 cá thể chiếm 20% có tỉ lệ chiều dài mắt gấp 2 lần chiều rộng. Còn lại 11/35 cá thể chiếm 31,42% có tỉ lệ chiều dài mắt từ 1,25-2,33; trung bình là 1,58. Có 35/35 cá thể tức 100% có tỉ lệ gian mắt trước bằng gian mắt sau, tức mắt song song. Những chỉ tiêu kích thước pronotum, kích thước đốt đùi I, III, kích thước đốt ống III có biến đổi, tuy nhiên sai khác giữa hai trung bình không có ý nghĩa
  11. 9 thống kê. Tỉ lệ phần màng cánh ngoài trung bình là 0,16; tỉ lệ tấm bụng cuối trung bình 1,05 khá ổn định. Hai paramere song song với nhau và chạy dọc theo chiều dài cơ thểm móc của hai paramere dài và hướng vào trong. Paramere có chiều dài trung bình 2,68 và Diverticulum biến đổi nhỏ từ 3-4 trung bình là 3,70. So sánh kết quả này với các nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh và Lê Thị Bích Lam nghiên cứu các đặc điểm hình thái của 52 cá thể cà cuống đực thu được từ 3 quần thể miền Bắc và Đông Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ký nhận có 2 nhóm quần thể cà cuống cùng sinh sống là Lethocerus indicus và Kirkaldyia deyrolli, với các chỉ tiêu định loại khác nhau trong kiểu mắt, sự khác biệt rõ rệt về hình thái và kích thước của diverticulum và paramere. Trong đó loài Lethocerus indicus có mắt song song, kích thước diveticulum trung bình dài 3mm và paramere dài 2mm, hai paramere song song với nhau, móc paramere dài hướng vào trong. Còn loài Kirkaldyia deyrolli có mắt lệch, diverticulum của nhóm này có chiều dài trung bình 5mm, hai paramere không song song với nhau mà ôm sát lấy diverticulum, móc paramere vểnh lên, không giống loại Lethocerus indicus. Qua so sánh với kết quả nghiên cứu này, kết hợp với các chỉ tiêu hình thái phân loại theo Pablo J. Perzez Goodwyn, bước đầu nhận định đặc điểm hình thái của 35 cá thể cà cuống đực ở Lào, gần hơn với loài Lethocerus indicus, tuy nhiên có một vài đặc điểm đặc trưng cho quần thể ở Lào: kích thước diverticulum và paramere lớn hơn so với loài Lethocerus indicus ở Việt Nam. Những kết luận bước đầu này được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu qua đặc điểm hình thái cà cuống cái trưởng thành và chứng minh bằng phân tích DNA. Đặc điểm hình thái bên ngoài của cà cuống đực trưởng thành ở vùng nghiên cứu có kích thước cơ thể trung bình dài 71,31 ± 4,43mm, rộng 27,33 ± 1,28mm, và trọng lượng trung bình là 5,81g ±0,99, cơ thể dài và hẹp hơn so với kích thước trung bình của cà cuống đực ở Việt Nam (cà cuống Việt Nam dài 70,3 ± 0,25mm, rộng 26,3 ± 0,3mm; theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Bích Lam, 2008). Cơ thể có dạng hình lá hẹp, đầu hình nón hẹp ngang nằm phía trước, giữa hai mắt lớn. Loài cà cuống ở vùng nghiên cứu có hai mắt lớn, dạng song song và đường mép phía trong của mắt có khoảng cảnh đều nhau. Phía cuối mắt có riềm lông tơ mỏng. Anten có 4 đốt, đốt roi râu và đốt trụ có phần ngọn kéo dài, uốn cong như gọng kìm, đỉnh của 2 phần này gần bằng nhau. Vòi hút rất phát triển, có 3 đốt, đốt thứ nhất dài khoảng 0,5 đốt thứ 2, đốt thứ 2 rất dài, đốt thứ 3 ngắn.
  12. 3 10 4 1 2 4 5 6 Hình 3. 2: Hình thái phần đầu cà cuống Lethocerus sp. Chú thích : 1: mắt, 2: gốc môi, 3: gian mắt, 4: vòi hút, 5: râu, 6: hố râu Qua quan sát cho thấy : Pronotum phát triển và có dạng hình thang cân, có đường viền mép trước và bên màu vàng nâu nhạt. Scutellum có dạng tam giác cân nổi lên ở giữa, có vệt màu vàng nâu hiện lên hai bên cạnh tam giác. Phần ngực của cà cuống gồm có 3 đôi chân và phía lưng mang hai dôi cánh. Hai đôi cánh có dạng cánh nửa. Đôi cánh trước chứa hoá kitin cứng gọi là clavus, ở đốt ngực giữa và làm nhiệm vụ bay và bảo vệ cơ thể, có chiều dài trung bình 55,92 mm. Cánh sau dạng màng mỏng mềm gọi là corium, ở đốt ngực sau. 4 4
  13. 11 Hình 3. 3: Hình dạng cánh trước và cánh sau của cà cuống Lethocerus sp. Pronotum Scutellum Hình 3. 4: Phần đầu ngực của cà cuống Lethocerus sp. Cà cuống có 3 đôi chân, có cấu tạo rất đặc trưng và thích nghi với đời sống bơi lội, cách thức bắt, ăn mồi cuả chúng. Chân có nhiều lông xếp thành viền ở hai rìa bên của đốt ống, mỗi đôi chân có hình thái, cấu tạo, đặc trưng chuyên hoá đảm bảo cho các chức năng khác nhau. Đôi chân I hay chân trước, có phần đốt đùi có kích thước lớn khoẻ, chắc chắn thích nghi với việc bắt, quặp chặt, giữ mồi và nâng đỡ cơ thể. Đốt ống có tiết diện tròn hơn so với các chân còn lại. Chân I chỉ có một vuốt nhưng khoẻ cứng và sắc, hoa văn trên bề mặt chân tập trung thành một dải liên tục ở giữa kéo dài đến tận đốt ống. Đôi chân II hay chân giữa dài hơn đôi chân I. Đôi chân này có cấu tạo dẹt và mảnh, đốt đùi kém phát triển so với chân I. Hoa văn trên đốt đùi tập trung thành các vằn nâu đen ngang qua đốt, màu sắc của hoa văn có thể thay đổi tuỳ từng cá thể, phần rìa của đốt đùi có nhiều lông vàng nâu mịn, hỗ trợ cho hoạt động bơi trong nước. Đốt ống dài và dẹt hơn chân I, đốt bàn cũng phát triển và kéo dài hơn chân I. Tận cùng đốt bàn là 2 vuốt nhọn, cứng và sắc.
  14. 12 Đôi chân III đóng vai trò quan trọng chủ đạo trong hoạt động bơi trong nước, nên hình dạng bè rộng ngang như mái chèo. Đốt đùi, đốt ống kéo dài và dẹt, đặc biệt đốt ống rất phát triển dẹt ngang, to dần ở cuối đốt, mép ngoài của đốt ống cong. Hoa văn trên đốt đùi rất rõ, có sự khác nhau ở các cá thể. Đốt bàn dẹt và nở rộng với hai vuốt sắc ở tận cùng. Đối với chân III từ đốt đùi đến đốt bàn hệ thống lông ở mép phát triển nhất trong 3 đôi chân. Mặt bụng của cà cuống có 6 đốt, màu nâu sẫm, có kích thước càng về cuối càng thon lại và có đỉnh hình chữ V chia làm hai nhánh ngắn. Tấm bụng hơi gồ lên, vì vậy khi hô hấp phần bụng có thể căng phồng lên hay xẹp xuống. Đốt bụng cuối hẹp và hơi dẹt, phía cuối vuốt nhọn. Cấu trúc tấm bụng và đặc biệt là đốt bụ`ng cuối là đặc điểm quan trọng đây là bộ phận sinh dục để phân biệt đực cái của chúng. Ở tấm bụng còn có ống thở sâu, được chia làm hai nhánh, có nhiều lông vàng mịn và kéo dài ra phía ngoài để hô hấp và tích trữ khí. Bộ phần cơ quan sinh dục đực của cà cuống gồm một túi phallobase dạng màng mỏng bao bọc phần gốc của tấm cơ bản và phát sinh ống aedeagus ở mặt lưng và diverticulum (mấu giao cấu) ở mặt bụng. Hai paramere (gai bên) song song với nhau và chạy dọc theo chiều cơ thể, móc của paramere dài và hướng vào trong. Ở vùng nghiên cứu loài Lethocerus indicus có đặc điểm cơ quan sinh dục có kích thước phallus lớn hơn so với cùng loài này ở Việt Nam (5,2mm – theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Bích Lam, 2008); paramere dài bằng 0,72 chiều dài của mấu giao cấu. Túi phallobase Paramere Diverticulum Hình 3. 5: Cơ quan sinh dục của cà cuống đực Lethocerus sp. 3.1.3. Điểm phân biệt hình thái cái và đực của cà cuống trưởng thành. Đặc điểm hình thái, màu sắc bên ngoài của cà cuống đực và cà cuống cái trưởng thành khá giống nhau. Vậy trong quá trình nghiên cứu để phân biệt đực-cái, chúng tôi dựa vào các chỉ số trung bình kích thước cơ thể, cụ thể trình bày ở 3.3 (trang 54). Các chỉ tiêu về kích thước hình thái của cà cuống cái trưởng thành đều có xu hướng lớn hơn so với cà cuống đực trưởng thành. Về mặt hình thái bên ngoài của cà cuống cái sẽ có xu hướng to hơn cà cuống đực. Mặt bụng có sai khác ở hình dạng và kích thước tấm bụng, tấm bụng con đực có thon và nhọn về phía cuối còn con cái thì tù hơn. Cơ quan sinh dục của cà cuống cái và đực là đặc điểm khác biệt rõ rệt nhất khi phân biệt đực cái, có hình dạng và cấu tạo khác nhau, con cái chỉ có gonapophysis còn con đực có 2 phần đó là paramere và diverticulum.
  15. 13 a b Hình 3. 6: Hình dạng cà cuống cái và đực trưởng thành Chú thích: a) mặt lưng, b) mặt bụng, c) tấm bụng của cà cuống cái và đực a b Gonapophys is Paramere Diverticulum Hình 3. 7: Cơ quan sinh dục của cà cuống cái (a) và đực (b)
  16. 14 3.2. Đặc điểm phân loại DNA loài cà cuống nước CNDCND Lào. Mẫu L1 có khoảng cách di truyền so với loài cà cuống (Lethocerus indicus) ở Thái Lan là 0,003 (0,3 %) và cà cuống ở Ấn Độ là 11,3%. Mẫu L2 có khoảng cách di truyền so với loài cà cuống (Lethocerus indicus) ở Thái Lan là 0,008 (0,8 %) và cà cuống ở Ấn Độ là 0,115 (1,15%) và 0,113 (1,13%). Mẫu C1 có khoảng cách di truyền so với loài cà cuống (Lethocerus indicus) ở Thái Lan là 0,01 (1 %) và cà cuống ở Ấn Độ là 0,113 (1,13%) và 0,111 (1,11%). Mẫu C2 có khoảng cách di truyền so với loài cà cuống (Lethocerus indicus) ở Thái lan là 0,006 (0,6 %) và cà cuống ở Ấn Độ là 0,113 (1,13%) và 0,111 (1,11%). Kết quả cho thấy: các mẫu cà cuống thuộc loài Lethocerus indicus thu được ở khu vực Đông Nam Á (Lào, Việt Nam, và Thái lan) có mối quan hệ di truyền gần gũi, chúng có khoảng cách di truyền nhỏ từ (0,2 % đến 1, 1%). Các mẫu cà cuống thu được ở khu vực Đông Nam Á có mối quan hệ di truyền xa đối với các mẫu thuộc loài này thu được ở Ấn Độ, Chúng có khoảng cách di truyền lớn từ 11,1% đến 11,3% Khoảng cách di truyền giữa các loài trong giống Lethocerus đều lớn hơn 16% nhưng hai loài L. americanus và loài L. uhleri có khoảng cách di truyền rất nhỏ 1,1% đến 1,5% do đó khó có thể dự đoán 5 mẫu cà cuống có nguồn gốc từ Việt Nam, Lào, Thái Lan có khác loài với 02 mẫu có nguồn gốc Ấn Độ hay không. Cây phát sinh chủng loại theo ba phương pháp: Tiến hóa tối thiểu (ME), Tiết kiệm tối đa (MP) và Xác suất tối đa (ML) có hình dạng giống nhau nên chúng tôi trình bày 01 cây đại diện. 95 C2 37 L2 100 Lethocerus indicus KR072671.1 thai lan L1 99 70 C1 Lethocerus indicus KP274068.1 INDIA 99 Lethocerus indicus KM588201.1 INDIA 98 Lethocerus americanus KR570232.1 Lethocerus americanus KR582126.1 100 Lethocerus uhleri KR044284.1 Lethocerus uhleri KR040447.1 99 Lethocerus sp. KR567372.1 Belostoma flumineum KT708568.1 0.050 Hình 3. 8: Cây phát sinh chủng loại theo phương pháp Maximum Likelihood Số ở gốc là giá trị bootstrap Cây phát sinh chủng loại chia làm hai nhánh. Nhánh 1 gồm 7 trình tự thuộc loài Lethocerus indicus sau đó nhánh này tiếp tục phân thành 2 nhánh nhỏ. Một nhánh chỉ chứa 02 trình tự thuộc các mẫu có nguồn gốc từ Ấn độ và một nhánh có 05 trình tự thuộc các có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Sự phân hóa này rất rõ nét với giá trị bootrap 99 và 100. Nhánh 2 gồm có các trình tự còn lại thuộc giống Lethocerus gồm 2 trình tự thuộc loài L. americanus nằm về một nhánh. Nhánh còn lại gồm 2 trình tự thuộc loài L. uhleri với một
  17. 15 trình tự chưa định danh loài. Sự phân hóa này rất rõ nét với giá trị bootrap 99 và 98. Cây phát sinh chủng loại chia làm hai nhánh. 3.3. Môi trường sống tự nhiên và hoạt động tập tính của cà cuống. Khảo sát môi trường sống của cà cuống tại 4 sinh cảnh và 1 địa điểm khác: SC1- nước chảy; SC2- nước không hay ít chảy; SC3- ruộng lúa nước hay cây thủy sinh; SC4- nước đọng trong ruộng lúa nước, cây thủy sinh; SC5- Là các mương, rảnh, ven bờ có cây thủy sinh, bể nuôi trong khu dân cư; có thể trên cạn, theo dòng nước nổi, nấp trong hàng đất ngập nước. 3.3.1. Đặc điểm phân bố của cà cuống cái trong môi trường sống. SC1 0% SC2 SC5 14,5% 21,74% SC3 SC4 34,78% 28,98% Hình 3. 9: Đặc điểm phân bố của cà cuống cái trong môi trường tự nhiên Đặc điểm phân bố của 69 cá thể cà cuống cái trưởng thành trong các sinh cảnh tự nhiên như sau: chúng có xú hướng phân bố ở một số dạng sinh cảnh như sinh cảnh nước đọng, sinh cảnh ruộng lúa nước, sinh cảnh nước đọng trong ruộng lúa nước. Trong đó, cà cuống tập trung phân bố nhiều nhất ở SC3 sinh cảnh ruộng lúa nước chiếm 34,78%. Sự tập trung phân bố của chúng giảm xuống chút ít ở SC4 sinh cảnh nước đọng trong ruộng lúa nước chiếm 28,98%; ở SC2 sinh cảnh nước đọng chiếm 14,50%. Đặc biệt không thấy có sự có mặt của cá thể cà cuống cái nào ở SC1 các sinh cảnh nước chảy. Ở một vài SC khác số lượng cá thể cà cuống chiếm 21 ,74%. Phân bố của cà cuống cái giảm theo thứ tự các sinh cảnh sống tự nhiên như sau: SC3> SC4> SC2> SC5> SC1, tương ứng tỉ lệ số lượng cá thể chiếm 34,78%> 28,98%>14,50% > 21,74% > 0% 3.3.2. Đặc điểm phân bố của cà cuống đực trong môi trường sống. SC1, 0% SC5, SC2, 16,67% 16,67% SC4, 30% SC3, 36,66% Hình 3. 10:Đặc điểm phân bố của cà cuống đực trong môi trường tự nhiên Sự phân bố của 30 cá thể cà cuống đực trưởng thành trong các sinh cảnh tự nhiên ở
  18. 16 vùng nghiên cứu thấy rằng: cà cuống đực phân bố trong một vài sinh cảnh tự nhiên như sinh cảnh nước đọng, ruộng lúa nước, nước đọng trong ruộng lúa nước, và một vài sinh cảnh khác. Trong đó chúng có xu hướng phân bố chủ yếu ở SC3 ruộng lúa nước chiếm 36,66%; SC4 nước đọng trong ruộng lúa nước cũng có số lượng cá thể cà cuống chiếm 30%, sự phân bố của chúng thấp hơn ở SC2 các sinh cảnh nước đọng chiếm 16,67%; và hầu như không bắt gặp cá thể cà cuống nào ở SC1 các sinh cảnh nước chảy. Những SC ngẫu nhiên khác cũng bắt gặp khoảng 16,67% cà cuống. Phân bố của cà cuống đực giảm theo thứ tự các sinh cảnh sống tự nhiên như sau: SC3> SC4> SC2> SC5> SC1, tương ứng tỉ lệ số lượng cá thể chiếm 36,66%> 30%>16,67% > 16,67% > 0% 3.3.3 Các hoạt động tập tính của loài cà cuống. Quan sát và mô tả được 12 hoạt động tập tính ở cà cuống (trang 73) gồm: (HĐ1) Bám hay nằm ngang mặt nước, (HĐ2) Bám hay nằm chéo mặt nước, (HĐ3) Bơi ngang trên mặt nước, (HĐ4) Bơi dưới mặt nước, (HĐ5) Hô hấp co thụt ống thở ở đuôi, (HĐ6) Bắt và ăn mồi, (HĐ7) Đạp hay rung chân, (HĐ8) Đập hay rung cánh, (HĐ9) Hai cá thể trưởng thành bám vào nhau, (HĐ10) Bò lên khỏi mặt nước, (HĐ11) Giả chết,(HĐ12) Tấn công và ăn thịt đồng loại. Tần suất các hoạt động tính giảm theo thứ tự: HĐ2 (chiếm 17,24%) >HĐ4 (16,94%) >HĐ3 (15,75%) >HĐ5 (14,86%) >HĐ1 (12,18%) >HĐ6 (11,14%) >HĐ9 (6,99%) >HĐ7 (2,97%) >HĐ8 (1,34%) >HĐ12 (0,30%) >HĐ10 (0,15%) >HĐ11 (0,15%). Các hoạt động tập tính có thể phân thành 3 nhóm sau: (i) tập tính di truyền, chiếm 92% tổng hoạt động, (ii) tập tính sinh thái, 4,5%, và (iii) tập tính sinh lý thân kinh, 3,5%. 3.4. Tập tính dinh dưỡng của cà cuống. 3.4.1. Tập tính dinh dưỡng của cà cuống theo loại mồi và tầng phân bố. 3.4.1.1.Cà cuống trưởng thành. Bảng 3. 1: Thức ăn của cà cuống trưởng thành theo đặc điểm mồi và tầng phân bố Số lượng TT Số lần bắt và ăn mồi % Xếp hạng Đặc điểm mồi 1 Tổng mồi nổi (N) 1 1,34 3 2 Tổng mồi bơi (B) 72 96,000 1 3 Tổng mồi bò (Bo) 2 2,66 2 Tổng mồi 75 100 Ghi chú: N: mồi nổi trên mặt nước; Ấu trùng sâu gạo (Superworm) Zophobas morio Fabricius 1776, họ Tenebriodae, bộ Coleoptera, lớp insecta B: mồi bơi trong nước; Cá trôi Labeo rohita F. Hamilton 1822, họ Cyprinidae, lớp Actinopterygii Bo: mồi bò ở đáy; Ốc Bellamya chinensis Gray 1834, họ Viviparidae, lớp Gastropoda Trong nghiên cứu, mồi bơi – Cá trôi Labeo rohita F. Hamilton 1822, là loại mồi được cà cuống trưởng thành lựa chọn ưa thích nhiều nhất chiếm 96,00 % tương ứng với 72 lần. Thứ hai là mồi bò đáy- Ốc Bellamya chinensis Gray 1834, chiếm 2,66% tương ứng với 2 lần và mồi nổi- Ấu trùng sâu gạo (Superworm) Zophobas morio Fabricius 1776, được chọn ít nhất
  19. 17 là 1 lần chiếm 1,34%. Như vậy loại mồi cà cuống trưởng thành ưa thích nhất đó là loại mồi bơi trong nước; Cá trôi Labeo rohita Hamilton 1822. 3.4.1.2. Cà cuống cái trưởng thành. Bảng 3. 2: Thức ăn của cà cuống cái trưởng thành theo đặc điểm mồi và tầng phân bố Số lượng Xếp TT Số lần bắt và ăn mồi % Đặc điểm mồi hạng 1 Tổng mồi nổi (N) 1 2,50 2 2 Tổng mồi bơi (B) 38 95,00 1 3 Tổng mồi bò (Bo) 1 2,50 2 Tổng mồi 40 100 Cá trôi Labeo rohita F. Hamilton 1822, là loại mồi được cà cuống cái trưởng thành lựa chọn là mồi ưa thích nhiều nhất chiếm 95,00 % tương ứng với 38 lần trên tổng 40 lần. Còn lại mồi bò đáy- Ốc Bellamya chinensis Gray 1834 và mồi nổi- Ấu trùng sâu gạo (Superworm) Zophobas morio Fabricius 1776, đều được chọn ít nhất là 1 lần chiếm 2,50 %. Như vậy, loại mồi cà cuống cái trưởng thành ưa thích nhất đó là loại mồi bơi Cá trôi Labeo rohita Hamilton 1822. 3.4.1.3. Cà cuống đực trưởng thành. Bảng 3. 3: Thức ăn của cà cuống đực trưởng thành theo đặc điểm mồi và tầng phân bố Số lượng TT Số lần bắt và ăn mồi % Xếp hạng Đặc điểm mồi 1 Tổng mồi nổi (N) 0 0 3 2 Tổng mồi bơi (B) 34 97,14 1 3 Tổng mồi bò (Bo) 1 2,86 2 Tổng mồi 35 100 Cá trôi Labeo rohita F. Hamilton 1822, là loại mồi được cà cuống đực trưởng thành lựa chọn là mồi ưa thích nhiều nhất chiếm 97,14 % tương ứng với 34 lần trên tổng 35 lần. Mồi bò đáy- Ốc Bellamya chinensis Gray 1834, có 1 lần chiếm 2,86 %. Còn mồi nổi- Ấu trùng sâu gạo (Superworm) Zophobas morio Fabricius 1776, chưa được ghi nhận trong cá thể cà cuống đực. Như vậy, loại mồi cà cuống đực trưởng thành ưa thích nhất đó là loại mồi bơi Cá trôi Labeo rohita Hamilton 1822.
  20. 18 Hình 3. 11: Tập tính dinh dưỡng của cà cuống theo đặc điểm mồi và tầng phần bố 3.4.2. Tập tính dinh dưỡng của cà cuống theo kích cỡ con mồi. 3.4.2.1. Cà cuống trưởng thành. Bảng 3. 4: Thức ăn của cà cuống trưởng thành theo kích thước của mồi bơi Số lượng TT Số lần bắt và ăn mồi % Xếp hạng Đặc điểm mồi 1 Mồi bơi 1 (B1) 17 23,61 2 2 Mồi bơi 2 (B2) 40 55,56 1 3 Mồi bơi 3 (B3) 15 20,83 3 Tổng mồi bơi 72 100 Ghi chú: B1: Mồi bơi Cá trôi kích cỡ 3,6-4,5cm B2: Mồi bơi Cá trôi kích cỡ >4,5-6,5cm B3: Mồi bơi Cá trôi kích cỡ >6,5-8cm Cà cuống trưởng thành lựa chọn kích cỡ mồi ưa thích đối với loại bơi trong nước giảm dần theo thứ tự: B2(55,56%) >B1(23,61%) >B3(20,83%). 3.4.2.2. Cà cuống cái trưởng thành. Bảng 3. 5: Thức ăn của cà cuống cái theo kích thước của mồi bơi Số lượng TT Số lần bắt và ăn mồi % Xếp hạng Đặc điểm mồi 1 Mồi bơi 1 (B1) 6 15,79 3 2 Mồi bơi 2 (B2) 24 63,16 1 3 Mồi bơi 3 (B3) 8 21,05 2 Tổng mồi bơi 38 100 Cà cuống cái lựa chọn kích cỡ mồi ưa thích đối với loại bơi trong nước giảm dần theo thứ tự: B2(63,16%) >B3(21,05%) >B1(15,79%).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2