intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu chuyển pha gom cụm của các loài sinh vật bằng các mô hình vật lý thống kê

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được trình bày với các nội dung: Lý thuyết chuyển pha và các phương pháp mô phỏng trên máy tính, thuật toán ứng dụng trong mô phỏng, kết quả nghiên cứu về hiệu ứng góc quan sát đối với chuyển pha gom cụm, đề xuất và ứng dụng của chúng trong nghiên cứu chuyển pha gom cụm của các loài sinh vật, đặc biệt là chuyển pha ở vùng nhiễu thấp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu chuyển pha gom cụm của các loài sinh vật bằng các mô hình vật lý thống kê

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ……..….***…………<br /> NGUYỄN PHƢỚC THỂ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHUYỂN PHA GOM CỤM CỦA<br /> CÁC LOÀI SINH VẬT BẰNG CÁC MÔ HÌNH<br /> VẬT LÝ THỐNG KÊ<br /> Chuyên ngành: Vật lý thuyết và Vật lý toán<br /> Mã số: 62440103<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br /> <br /> Hà nội - 2016<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công<br /> nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: TS. Ngô Văn Thanh<br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: GS. TSKH Nguyễn Ái Việt<br /> <br /> Phản biện 1: …<br /> Phản biện 2: …<br /> Phản biện 3: ….<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại<br /> Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công<br /> nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Ngày nay, cùng với sự phát triển của Khoa học và Công nghệ thì vấn<br /> đề về Sinh thái – Môi trường đặt ra nhiều thách thức cho con người.<br /> Chẳng hạn như vấn đề tăng trưởng - tuyệt chủng của các loài, biến đổi<br /> gen, bệnh lạ do các chủng virut mới, khí thải độc hại và hiệu ứng nhà<br /> kính… Đã có nhiều cách tiếp cận từ các ngành khoa học khác nhau để<br /> nghiên cứu vấn đề này, các nhà sinh học thường quan tâm đến một số vấn<br /> đề liên quan đến sự tiến hóa, hành vi của các loài. Các nhà nghiên cứu vật<br /> lý cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng như vấn đề hiệu ứng nhà kính,<br /> bức xạ, giải thích một số hành vi của các loài sinh vật.<br /> Một trong những chủ đề rất thú vị của hệ sinh thái là hành vi tập thể<br /> của các loài sinh vật, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa<br /> học trong những năm qua. Trong đó, các hành vi tập thể như flocking,<br /> schooling hay swarming đã được nghiên cứu rộng rãi trong vài chục năm<br /> trở lại đây. Để nghiên cứu vấn đề này, các nhà toán học đề xuất các mô<br /> hình giải tích dựa trên cơ sở các phương trình động lực học cổ điển.<br /> Nghiên cứu về các hành vi của các loài sinh vật nói chung và chuyển<br /> pha trong các hệ này nói riêng là một vấn đề mở để nghiên cứu. Các mô<br /> hình vật lý vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong các bài toán phức tạp<br /> liên ngành. Bởi vậy, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu này làm chủ điểm<br /> với tiêu đề của bản luận án :<br /> “Nghiên cứu chuyển pha gom cụm của các loài sinh vật bằng các<br /> mô hình vật lý thống kê”.<br /> Ta biết rằng, đối với các loài sinh vật mà đặc biệt là sinh vật bậc cao,<br /> chúng có thể tương tác với nhau và với môi trường bằng các giác quan.<br /> Trong đó, khả năng quan sát của mắt có tính chất rất quan trọng và quyết<br /> định đến sự vận động, đặc biệt là hành vi tập thể. Để nghiên cứu vấn đề<br /> này, chúng tôi sử dụng lại mô hình của Vicsek, khảo sát sự phụ thuộc của<br /> thông số trật tự vào nhiễu tương ứng với các góc quan sát khác nhau.<br /> Đến nay các nghiên cứu dùng mô hình Vicsek làm cơ sở chỉ tập trung<br /> vào việc giải thích hành vi chuyển pha từ trật tự sang mất trật tự tại vùng<br /> nhiễu cao. Tuy nhiên, các loài sinh vật ở trạng thái bình thường (không bị<br /> nhiễu từ bên ngoài) thì hệ ở trạng thái tự do, phân bố ngẫu nhiên, các con<br /> vật tỏa ra xung quanh để tìm kiếm thức ăn. Hành vi này tương ứng với<br /> 3<br /> <br /> pha mất trật tự trong hệ vật lý. Khi bị tác động từ bên ngoài thì chúng<br /> gom cụm lại và sắp xếp trật tự (pha trật tự). Hành vi chuyển pha từ mất<br /> trật tự sang trật tự này không thể giải thích được từ mô hình của Vicsek.<br /> Thêm vào đó, theo quan sát thực nghiệm người ta dự đoán chuyển pha<br /> của hệ là chuyển pha loại I, bởi vì hành vi này diễn ra rất nhanh. Trong<br /> khi đó, từ mô hình Vicsek thì chuyển pha xảy ra là liên tục. Để giải quyết<br /> những hạn chế này, chúng tôi đã đề xuất hai mô hình mới:<br /> Mô hình thứ nhất chúng tôi xây dựng là từ cơ sở mô hình spin XY,<br /> Hamiltonian của hệ được định nghĩa bởi các thế tương tác giữa các cá thể<br /> với nhau bao gồm tương tác trao đổi, thế Morse và thế hóa học.<br /> Mô hình thứ hai dựa trên cơ sở mô hình Potts đồng hồ q trạng thái<br /> (q-Potts). Chúng tôi giả thuyết rằng, mỗi cá thể như một hạt với hai bậc<br /> tự do: một là tham số bên ngoài đặc trưng cho định hướng của chuyển<br /> động; hai là tham số nội tại để mô tả cho trạng thái bị kích thích hoặc<br /> không bị kích thích của mỗi cá thể dưới tác động của nhiễu. Trạng thái<br /> nội tại là tham số điều khiển tương tác của các cá thể. Các kết quả thu<br /> được phù hợp với quan sát thực nghiệm và đã khắc phục được những<br /> nhược điểm của mô hình spin XY.<br /> Nội dung của bản tóm tắt luận án được trình bày trong 3 chương.<br /> Tổng quan về hành vi tập thể của các loài sinh vật cũng như các mô hình<br /> lý thuyết sẽ được trình bày trong Chương 1. Lý thuyết chuyển pha và các<br /> phương pháp mô phỏng trên máy tính sẽ được trình bày trong Chương 2,<br /> với đầy đủ các thuật toán ứng dụng trong mô phỏng. Chương 3 trình bày<br /> những kết quả nghiên cứu về hiệu ứng góc quan sát đối với chuyển pha<br /> gom cụm, trình bày chi tiết về các mô hình mới được đề xuất và ứng<br /> dụng của chúng trong nghiên cứu chuyển pha gom cụm của các loài sinh<br /> vật, đặc biệt là chuyển pha ở vùng nhiễu thấp.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Chƣơng 1. HÀNH VI TẬP THỂ CỦA CÁC LOÀI SINH VẬT<br /> 1.1 Tổng quan<br /> 1.1.1 Hành vi tập thể<br /> Hành vi tập thể của các loài sinh vật là hành vi của một hệ bao gồm<br /> các cá thể sinh vật cùng loài như cá, chim… Đặc điểm hành vi tập thể<br /> được hình thành từ các tác động qua lại lẫn nhau của cá thể để hình nên<br /> các quy tắc, tính chất động học của cả hệ. Ví dụ, quy tắc sắp xếp để các<br /> cá thể sinh vật sắp xếp theo hướng của các con lân cận để dễ dàng cùng<br /> di chuyển và có lợi về năng lượng. Một số hành vi đặc trưng là flocking,<br /> schooling hay swaming đã được nghiên cứu trong một thời gian dài cho<br /> đến nay [1, 2], [14].<br /> 1.1.2 Hệ tự tổ chức<br /> Tự tổ chức (self-organized) là một quá trình hình thành vận động tập<br /> thể bởi các quy tắc tương tác cục bộ từ một hệ hỗn loạn ban đầu. Quá<br /> trình này là tự phát, không có sự chỉ đạo hoặc kiểm soát bởi bất cứ tác<br /> nhân hoặc hệ con từ bên trong hoặc bên ngoài [14].<br /> 1.1.3 Hệ có con đầu đàn<br /> Trái lại với hệ tự tổ chức, trong một nhóm sinh vật có một hoặc một<br /> số con đầu đàn, nó có ưu thế nổi bật, có đầy đủ thông tin và khả năng<br /> thực hiện lãnh đạo đàn gọi là hệ có tổ chức [14]<br /> 1.2<br /> t ố hành vi tập thể của các loài sinh vật<br /> 1.2.1 Schooling<br /> Trong hệ các loài động vật, nếu một nhóm các cá thể cùng loài, cùng<br /> kích thước, chuyển động cùng tốc độ và cùng chiều gọi là hành vi<br /> schooling [14].<br /> 1.2.2 Flocking<br /> Trong vật lý, hành vi flocking là hành vi chuyển động tự hợp của một<br /> đàn sinh vật cùng loài được hình thành từ một số tương tác giữa các thành<br /> phần trong hệ với nhau [3].<br /> 1.2.3 Swarming<br /> Swarming là hành vi của số lớn các cá thể sinh vật có kích thước<br /> tương tự, chúng tụ tập tạo thành bầy đàn đông đúc để cùng chung sống,<br /> duy trì nòi giống, chống lại vặt săn, tiết kiệm năng lượng [4].<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0