intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu kết quả điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, siêu âm tĩnh mạch và kĩ thuật can thiệp ở bệnh nhân suy tĩnh hiển lớn được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i; Đánh giá kết quả dài hạn điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ĐINH QUANG HUY NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH HIỂN LỚN BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO VỚI ỐNG THÔNG CR45I Chuyên ngành/chuyên ngành: Nội khoa/Nội tim mạch Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thái Giang 2. PGS.TS. Vũ Điện Biên HÀ NỘI – 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thái Giang 2. PGS.TS. Vũ Điện Biên Phản biện: 1. PGS.TS. Tạ Mạnh Cường 2. PGS.TS. Hoàng Đình Anh 3. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108 Vào hồi … giờ … phút, ngày… tháng… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính (STMCDMT) là bệnh lý ngày càng thường gặp hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ STMCDMT ước tính ảnh hưởng đến khoảng 60% người trưởng thành ở các nước phát triển. Bệnh được đặc trưng bởi nhiều triệu chứng như giãn tĩnh mạch (TM), phù nề, biến đổi sắc tố da và loét chân hoặc các triệu chứng chủ quan như đau, chuột rút, cảm giác nóng bỏng, nặng, ngứa, mệt mỏi ở chân … do ứ trệ máu TM gây tăng áp lực TM. Tình trạng suy TM có thể xảy ra ở tĩnh mạch hiển lớn (TMHL), tĩnh mạch hiển bé (TMHB) và các nhánh TM nông khác nhưng chủ yếu các tình trạng bệnh được phát hiện liên quan đến TMHL và hầu hết các nghiên cứu cũng tập trung vào điều trị suy TMHL. Phương pháp điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio (RFA) được giới thiệu vào năm 1990 và được áp dụng đối với STMCDMT vào năm 1999 đã cho thấy kết quả rất khả quan. Ống thông CR45i mới ra đời gần đây cho thấy một số ưu điểm nhất định so với những loại ống thông khác như mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả và an toàn cao, đặc biệt sử dụng với những trường hợp đoạn TM cần điều trị ngắn hoặc đường đi giải phẫu của TM khó khăn như gấp khúc ngoằn ngoèo. Tại Việt Nam, can thiệp bệnh lý STMCDMT hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với nhiều kĩ thuật được đưa vào ứng dụng. Trong đó, phương pháp điều trị RFA đối với ống thông CR45i cho những trường hợp bị STMCDMT chưa được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i”, với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, siêu âm tĩnh mạch và kĩ thuật can thiệp ở bệnh nhân suy tĩnh hiển lớn được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i. 2. Đánh giá kết quả dài hạn điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i. Bố cục của luận án: Luận án có 126 trang, bao gồm các phần: đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (33 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (20 trang), kết quả (30 trang), bàn luận (37 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang). Luận án có 51 bảng, 10 biểu đồ, 25 hình, 125 tài liệu tham khảo, trong đó có 9 tài liệu tiếng việt và 116 tài liệu tiếng anh. Chương 1
  4. 2 TỔNG QUAN 1.1. Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng tăng áp lực TM trong TM nông và ứ máu chi dưới, làm cho máu TM không theo dòng chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết. Đây là một rối loạn phổ biến bao gồm hệ TM nông hoặc cả hệ TM nông và hệ TM sâu. Tổn thương van TM là nguyên nhân của tăng áp lực TM dẫn đến các triệu chứng của bệnh TM mạn tính. Hệ thống TM nông là các TM nằm trong lớp mỡ dưới da, phía trên lớp cân cơ. Hệ thống này bao gồm TMHL, TMHB và các nhánh của nó, có vai trò dẫn lưu máu ở vùng dưới da của chi dưới. Lớp áo giữa của các TM nông phát triển hơn các TM khác. TMHL có đường kính khoảng 3-4 mm, với 8-20 van TM. TMHL đổ vào TM đùi chung tại vị trí hố bầu dục, cách lồi củ xương mu 3-4 cm phía ngoài và phía dưới. Đây là TM dài nhất của cơ thể. Các yếu tố nguy cơ của bệnh STMCDMT gồm các yếu tố không thay đổi được như tuổi cao, giới nữ, số lần mang thai, tiền sử gia đình và các yếu tố có thể thay đổi được như nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, béo phì … 1.2. Chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính Triệu chứng cơ năng hay gặp của bệnh: đau nhức, nặng tức bắp chân, phù mắt cá chân, ngứa, chuột rút về đêm, chân không yên …Các triệu chứng tăng nặng khi đứng hoặc ngồi và giảm đi khi nâng chân. Bảng 2.1. Phân độ CEAP theo lâm sàng Mô tả C0 Không có dấu hiệu bệnh lý TM có thể quan sát hoặc sờ thấy Giãn mao TM mạng nhện C1 Giãn TM dạng lưới đường kính < 3 mm C2 Giãn TM đường kính > 3 mm C3 Phù chi dưới, chưa có biến đổi trên da C4 Biến đổi trên da do bệnh lý TM: C4a Rối loạn sắc tố và/hoặc chàm TM C4b Xơ mỡ da và/hoặc teo trắng kiểu Milan C5 Loét đã liền sẹo C6 Loét đang tiến triển Siêu âm Doppler mạch máu chi dưới là cận lâm sàng đầu tay giúp chẩn đoán chính xác tình trạng STMCDMT. Dựa trên sự kết hợp giữa hình ảnh 2D, siêu âm màu và Doppler xung giúp đánh giá dòng trào ngược trong thân TM hiển, các nhánh, chức năng các van, đo đường kính TM, từ đó giúp chẩn đoán và đưa ra chỉ định điều trị. 1.3. Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính 1.3.1. Các phương pháp điều trị
  5. 3 Điều trị STMCDMT bao gồm điều trị nội khoa là nền tảng (dự phòng, nén áp lực, thuốc tăng trương lực TM), điều trị ngoại khoa (hiện nay chỉ định thu hẹp) và can thiệp nội mạch. 1.3.2. Can thiệp bằng năng lượng sóng có tần số radio  Chỉ định: Suy TMHL có triệu chứng với giai đoạn lâm sàng CEAP từ C2 đến C6 (I/A).  Chống chỉ định: - Tuyệt đối: Huyết khối TM sâu hoặc huyết khối TM nông di chuyển, viêm TM nông cấp, nhiễm trùng vị trí chọc mạch, mang máy tạo nhịp tim. - Tương đối: bệnh động mạch chi dưới giai đoạn thiếu máu chi trầm trọng, phụ nữ có thai, dị ứng lidocain, nguy cơ tắc mạch huyết khối cao, suy TM hệ TM sâu cùng bên, TMHL giải phẫu khó khăn không đưa được đầu đốt vào.  Kĩ thuật can thiệp: - Siêu âm lập bản đồ TM trước can thiệp đóng vai trò quan trọng. Sau đó thực hiện các thao tác dưới hướng dẫn của siêu âm. - Chọc mạch và mở đường vào TMHL bằng kĩ thuật Seldinger. - Luồn ống thông CR45i đến vị trí cách chỗ đổ vào TM đùi chung 2 cm. - Gây tê làm mát quanh TMHL băng dung dịch tê lidocain. - Phát sóng RF và rút từng đoạn 0,5 cm cho đến hết đoạn TMHL cần điều trị. - Tiến hành phẫu thuật Muller lấy các nhánh giãn nông kèm theo nếu cần thiết.  Hệ thống EVRF với ống thông CR45i có đặc tính mềm dẻo, linh hoạt do đó dễ dàng can thiệp với những TMHL có giải phẫu gấp khúc, ngoằn ngoèo và cho hiệu quả và độ an toàn tương tự các phương pháp nội mạch cũng như các loại ống thông khác. Nhược điểm là đoạn đốt ngắn 0,5 cm nên thời gian can thiệp kéo dài hơn so với các phương pháp hay loại ống thông khác.  Biến chứng: các biến chứng nặng như thuyên tắc phổi, huyết khối TM sâu, ngộ độc lidocain, bỏng da ít gặp; các biến chứng nhẹ như tăng sắc tố da, đau dọc TM can thiệp, huyết khối TM do nhiệt (EHIT), dị cảm, … hay gặp hơn. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 232 bệnh nhân (BN) với 352 chân bị suy TMHL có triệu chứng với phân độ CEAP từ C2 đến C6 được can thiệp RFA tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
  6. 4 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - BN bị suy TMHL có triệu chứng với phân độ CEAP từ C2 đến C6 đã điều trị nội khoa tối ưu. - BN đồng ý can thiệp và tham gia vào nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - BN có chống chỉ định can thiệp RFA: huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD), huyết khối thân TMHL, viêm TMHL cấp, mang máy tạo nhịp tim, BN bất động không đi lại, bệnh động mạch chi dưới giai đoạn thiếu máu chi trầm trọng, suy TM sâu, phụ nữ có thai, rối loạn đông máu, dị ứng lidocain, đường kính TMHL < 3 mm. - BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang và theo dõi dọc. 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2022. 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu a. Khám lâm sàng - Các BN đủ tiêu chuẩn lựa chọn được ghi bệnh án nghiên cứu chi tiết. - Các BN được hỏi bệnh sử, tiền sử, các yếu tố nguy cơ, khám và đánh giá các triệu chứng lâm sàng, lượng giá bệnh thông qua các bảng điểm VCSS, CIVIQ-20, điểm đau, Caprini. b. Siêu âm Duplex - Phương tiện: Máy siêu âm Aloka Prosound Alpha 6 với đầu dò tần số 7,5 MHz. - Tất cả BN được siêu âm trước can thiệp đánh giã kĩ hệ động mạch, hệ TM sâu và hệ TM nông. Lập bản đồ TMHL trước can thiệp. c. Can thiệp RFA - Phương tiện: Chúng tôi tiến hành can thiệp TMHL bị suy bằng máy EVRF của hãng F Care Systems (Bỉ) với ống thông CR45i. - Chuẩn bị BN: BN và gia đình được giải thích kĩ về những lợi ích, nguy cơ và biến chứng có thể gặp khi can thiệp RFA, đại diện gia đình kí cam kết. BN được tắm bằng dung dịch Betadine, vệ sinh vùng bẹn và hai chân, thay quần áo thủ thuật sạch. - Chỉ định can thiệp: BN bị suy TMHL có triệu chứng với phân độ CEAP từ C2 đến C6 đã điều trị nội khoa tối ưu. - Các bước tiến hành kĩ thuật: + Tư thế BN: BN nằm ngửa bộc lộ chân bị tổn thương. + Siêu âm đánh giá lại TMHL cũng như xác định lại vị trí mở mạch tạo đường vào. + Mở đường vào: gây tê bằng lidocain 2%, mở mạch bằng phương pháp
  7. 5 Seldinger với dụng cụ tạo đường vào (sheath 6Fr). + Luồn ống thông CR45i dọc theo TMHL đến vị trí cách chỗ đổ vào TM đùi chung 2 cm, cố định bằng khóa đánh dấu. + Bơm dung dịch gây tê làm mát quanh TMHL (dung dịch gồm 480 mL NaCl 0,9% và 20 mL Lidocain 2%, có thể thêm Adrenalin hoặc không) dọc theo đoạn TMHL cần can thiệp sao cho tách TMHL khỏi mô xung quanh dưới hướng dẫn của siêu âm. + Siêu âm đánh giá lại đầu ống thông CR45i sao cho đúng vị trí cách chỗ đổ vào TM đùi chung 2 cm. + Tiến hành phát RF dọc theo chiều dài của TMHL từng đoạn 0,5 cm đến vị trí gần đầu sheath thì rút sheath ra cùng. + Siêu âm kiểm tra lại TMHL sau can thiệp đánh giá kết quả và kiểm tra xem có biến chứng gì không. + Tiến hành phẫu thuật Muller nhằm loại bỏ các nhánh giãn nông cần xử lý kèm theo. + Băng ép và đi tất áp lực ngay sau khi kết thúc. - Theo dõi BN sau can thiệp: + Ngay sau can thiệp BN được chuyển về phòng lưu theo dõi thêm khoảng 2 giờ và sẽ được xuất viện sau đó nếu không có vấn đề gì. + Đi tất áp lực liên tục trong 48-72 giờ đầu, những ngày sau đó chỉ cần đi tất vào thời điểm ban ngày khi hoạt động và kéo dài ít nhất 2-3 tháng sau can thiệp. + Khám lại sau can thiệp 1 tuần, sau 1 tháng, 3 tháng, 12 tháng và 18 tháng: đánh giá kết quả điều trị bằng thăm khám lâm sàng, các bảng điểm đánh giá cải thiện lâm sàng (CEAP, VCSS, CIVIQ-20, điểm đau trong 1 tuần đầu sau can thiệp), kiểm tra siêu âm Duplex đo các thông số (đường kính và DTN của TMHL ở các vị trí, khoảng cách từ vị trí tắc ở TMHL đến quai, khoảng cách TMHL đến bề mặt da) và xác định xem có EHIT hay không, ghi vào bệnh án nghiên cứu. 2.3. Xử lý số liệu - Tất cả BN nghiên cứu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, có sẵn (mẫu hồ sơ có trong phần phụ lục). - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. - Lấy mức khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng số 232 bệnh nhân với 352 chân bị suy TMHL được điều trị RFA. 3.1. Đặc điểm lâm sàng, siêu âm tĩnh mạch và kĩ thuật can thiệp của nhóm nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng
  8. 6 Trong tổng số 232 BN tham gia nghiên cứu có tỉ lệ nữ chiếm ưu thế so với nam (82,8% so với 17,2%). Tuổi trung bình của các BN là 55,4 ± 13,1; trong đó, BN trẻ tuổi nhất là 22 và lớn tuổi nhất là 89. Tuổi trung bình của nam (57,8 ± 16,1) cao hơn so với nữ (54,9 ± 12,3). BMI trung bình của các BN là 20,9 ± 2,4; trong đó, BMI trung bình của nam là 23,6 ± 1,8 lớn hơn của nữ là 20,4 ± 2,1. Các tình trạng, bệnh lý kèm theo hay gặp nhất trong nghiên cứu là THA (61,2%), bệnh mạch vành (6,5%), táo bón (1,7%); có 6 BN có tiền sử bị HKTMSCD chiếm 2,6%; có 10 trường hợp BN đang dùng thuốc chống đông (kháng Vitamin K) do rung nhĩ chiếm 4,3%. Trong tổng số BN tham gia nghiên cứu có gần một nửa số BN có người thân trong gia đình bị STMCDMT (chiếm 50%) và nghề nghiệp của những BN có thời gian làm việc phải đứng hoặc ngồi liên tục kéo dài > 4 giờ/ngày chiếm 40,9%. Tất cả BN nữ trong nghiên cứu đều đã mang thai và sinh con (chiếm 100%); trong đó tỉ lệ BN nữ sinh từ 3 con trở lên chiếm 62%. Trong các BN nữ có 25% trường hợp thường xuyên mang giày cao gót. Triệu chứng hay gặp nhất là mỏi chân, căng tức bắp chân (96,3%), tiếp đến là đau tức mắt cá chân (84,9%), chuột rút về đêm (80,4%), tê bì rối loạn cảm giác ở chân (74,1%) và phù nề chân (57,7%). Có nhiều triệu chứng có thể cùng xuất hiện trên chân bị suy TMHL. Các trường hợp chủ yếu thuộc phân loại C2 theo CEAP chiếm 75,3%; tiếp đến là phân loại C3 (18,2%); có 18 trường hợp có sự biến đổi về màu sắc da ở chân (phân loại C4) chiếm 5,1%; có 5 trường hợp đã có biến chứng loét ở chân, trong đó, có 4 trường hợp loét đã lành (C5) và 1 trường hợp có loét đang tiến triển (C6). Điểm VCSS trung bình là 7,9 ± 1,4; điểm CIVIQ-20 trung bình là 44,5 ± 3,9. Điểm Caprini của các BN chủ yếu thuộc mức trung bình (75,9%), tiếp đến là mức cao (18,1%); có 10 BN thuộc mức độ từ rất cao trở lên (chiếm 4,3%); có 4 BN thuộc mức độ thấp (1,7%). 3.1.2. Đặc điểm siêu âm tĩnh mạch Trong tổng số 232 BN với 352 chân có TMHL bị suy; có 52 BN tổn thương ở chân phải (22,4%), 60 BN tổn thương ở chân trái (25,9%) và 120 BN tổn thương cả hai chân (51,7%). Tất cả các TMHL đều có tổn thương đoạn trên gối; có 167 TMHL bị tổn thương thêm ở đoạn dưới gối chiếm 47,4%. Bảng 3.10. Đặc điểm siêu âm TMHL trước can thiệp Nhóm nghiên cứu (n=352) Đặc điểm trên siêu âm Số lượng Tỉ lệ (%) TM thẳng 277 78,7 TM gấp khúc, ngoằn ngoèo 75 21,3 Phình đoạn TM 95 27,0 Huyết khối trong nhánh TM 44 12,5 Giãn nhánh bên TMHL 294 83,5
  9. 7 Nhận xét: Hầu hết các TMHL bệnh lý có đường đi thẳng với 277 trường hợp (78,7%), còn lại 75 trường hợp (21,3%) là TMHL có đường đi gấp khúc, ngoằn ngoèo; có 95 trường hợp TMHL có chỗ phình của TMHL ở trên đoạn bệnh lý (27%). Tỉ lệ TMHL có giải phẫu khó khăn chiếm số lượng tương đối lớn trong nghiên cứu. Tỉ lệ TMHL có giãn nhánh bên kèm theo chiếm 83,5% và có 12,5% trường hợp có huyết khối trong các nhánh bên. Bảng 3.11. Đặc điểm đường kính, thời gian dòng trào ngược TMHL trên siêu âm Nhóm nghiên cứu (n=352) Đặc điểm siêu âm Giá trị Giá trị Trung bình lớn nhất nhỏ nhất (GTTB±ĐLC) Gần quai Đường kính (mm) 13,7 5,4 7,7 ± 1,1 TMHL Thời gian DTN (s) 4,6 0,6 1,9 ± 0,7 Thân TMHL Đường kính (mm) 13,6 5,0 7,1 ± 1,1 giữa đùi Thời gian DTN (s) 4,3 0,5 1,8 ± 0,6 Thân TMHL Đường kính (mm) 10,5 4,0 6,1 ± 1,0 giữa cẳng chân Thời gian DTN (s) 3,5 0,0 1,0 ± 0,8 Nhận xét: Đường kính trung bình tại vị trí gần quai TMHL là 7,7 ± 1,1 mm, đường kính nhỏ nhất là 5,4 mm và lớn nhất là 13,7 mm. Đường kính trung bình thân TMHL tại giữa đùi là 7,1 ± 1,1 mm và giữa cẳng chân là 6,1 ± 1 mm. Thời gian DTN trung bình tại vị trí gần quai TMHL là 1,9 ± 0,7 s, tại thân TMHL ở giữa đùi là 1,8 ± 0,6 s, tại thân TMHL ở giữa cẳng chân là 1,0 ± 0,8 s. Có thể thấy đường kính thân TMHL và thời gian DTN giảm dần từ trên xuống dưới. 3.1.3. Đặc điểm kĩ thuật can thiệp Vị trí đường vào nhiều nhất ở dưới gối (69%), tiếp đến là trên gối (18,2%) và ít nhất ở vị trí ngang gối (12,8%). Trong tổng số 352 chân tổn thương được điều trị có 167 trường hợp được phối hợp cùng phẫu thuật Muller (47,4%). Bảng 3.15. Các thông số can thiệp TMHL bằng năng lượng sóng có tần số radio Nhóm nghiên cứu (n=352) Thông số can thiệp Giá trị Giá trị nhỏ Trung bình lớn nhất nhất (GTTB±ĐLC) Lượng thuốc tê sử dụng (mL) 400 100 268,7 ± 57,5 Lượng Lidocain sử dụng (mg) 320 80 215 ± 46 Chiều dài đoạn TM can thiệp (cm) 52 20 35,5 ± 5,9 Thời gian đốt (s) 648 264 449,8 ± 71,3 Tổng năng lượng đốt (J) 16200 6600 11245,7 ± 1783,0 Nhận xét: Lượng thuốc tê sử dụng trung bình là 268,7 ± 57,5 mL tương ứng với lượng Lidocain là 215 ± 46 mg. Chiều dài đoạn TM can thiệp trung bình là
  10. 8 35,5 ± 5,9 cm. Thời gian đốt trung bình là 449,8 ± 71,3 s. Tổng năng lượng đốt trung bình là 11245,7 ± 1783 J. 3.2. Kết quả dài hạn điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio 3.2.1. Thay đổi về lâm sàng và chất lượng cuộc sống Bảng 3.16. Thay đổi triệu chứng cơ năng sau can thiệp Nhóm nghiên cứu (n=352) Mỏi chân, Đau tức Chuột Phù Rối loạn Thời gian căng bắp cẳng chân, rút về nề cảm giác chân mắt cá chân đêm chân Trước CT 96,3% 84,9% 80,4% 57,7% 74,1% Sau 1 tuần 73,6% 77,3% 69,6% 46,3% 73,9% Sau 1 tháng 39,5% 55,1% 40,9% 34,9% 71,0% Sau 3 tháng 4,5% 10,2% 8,5% 4,0% 44,3% Sau 12 tháng 0,3% 1,4% 2,8% 0 21,9% Sau 18 tháng 0,9% 1,7% 2,0% 0 15,1% Nhận xét: Tất cả các triệu chứng cơ năng đều giảm rõ rệt theo thời gian theo dõi và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đến thời điểm 18 tháng sau can thiệp hầu như các triệu chứng còn rất ít, chỉ có tình trạng rối loạn cảm giác là vẫn còn chiếm khoảng 15%. Bảng 3.17. Thay đổi phân độ lâm sàng CEAP sau can thiệp Nhóm nghiên cứu (n=352) Thời gian C0 C1 C2 C3 C4 C5 C6 Trước CT 0 0 75,3% 18,2% 5,1% 1,1% 0,3% Sau 1 tuần 29,0% 58,2% 0,3% 7,4% 3,7% 1,1% 0,3% Sau 1 tháng 35,5% 59,7% 0 0,9% 2,6% 1,4% 0 Sau 3 tháng 55,4% 42,0% 0 0,3% 0,9% 1,4% 0 Sau 12 tháng 75,9% 22,7% 0 0 0 1,4% 0 Sau 18 tháng 84,4% 13,6% 0,6% 0 0 1,4% 0 Nhận xét: Các trường hợp trước can thiệp chủ yếu thuộc phân độ C2 và C3 đã chủ yếu chuyển thành C0 và C1 sau can thiệp. Các trường hợp loét thì không thay đổi dù kết quả can thiệp thành công do vết sẹo loét sẽ vẫn còn. Bảng 3.18. Điểm đau trung bình theo thời gian sau can thiệp Thang điểm đau Điều trị RFA (n=352) Điểm giảm so với trước (GTTB ± ĐLC) can thiệp p Trước CT 3,9 ± 0,6 Sau 1 ngày 2,9 ± 0,6 1,0 < 0,001 Sau 2 ngày 2,5 ± 0,6 1,4 < 0,001 Sau 3 ngày 2,0 ± 0,6 1,9 < 0,001 Sau 4 ngày 1,6 ± 0,6 2,3 < 0,001
  11. 9 Sau 5 ngày 1,2 ± 0,6 2,7 < 0,001 Sau 6 ngày 0,7 ± 0,7 3,2 < 0,001 Sau 7 ngày 0,5 ± 0,6 3,4 < 0,001 Nhận xét: Điểm đau giảm rõ rệt từ trước can thiệp đến 1 tuần đầu sau can thiệp. Thời điểm 1 tuần sau can thiệp gần như BN không còn đau. Bảng 3.19. Điểm trung bình CIVIQ-20 theo thời gian sau can thiệp Điểm CIVIQ-20 Điều trị RFA (n=352) Điểm giảm so với (GTTB ± ĐLC) p trước CT Trước CT 44,5 ± 3,9 Sau 1 tuần 37,1 ± 4,1 7,4 < 0,001 Sau 1 tháng 32,7 ± 4,1 11,8 < 0,001 Sau 3 tháng 28,2 ± 3,4 16,3 < 0,001 Sau 12 tháng 24,6 ± 2,3 19,9 < 0,001 Sau 18 tháng 20,6 ± 2,0 23,9 < 0,001 Nhận xét: Điểm trung bình CIVIQ-20 giảm rõ rệt sau 1 tuần can thiệp (giảm 7,4 điểm) và tiếp tục giảm ở các thời điểm theo dõi sau đó. Tại thời điểm 18 tháng sau can thiệp điểm trung bình CIVIQ-20 giảm còn 20,6 ± 2 và giảm 23,9 điểm so với thời điểm trước can thiệp (p < 0,001). Bảng 3.20. Điểm trung bình VCSS theo thời gian sau can thiệp Điều trị RFA Điểm VCSS Điểm giảm so (n=352) (GTTB ± ĐLC) p với trước CT Trước CT 7,9 ± 1,4 Sau 1 tuần 5,8 ± 1,5 2,1 < 0,001 Sau 1 tháng 4,4 ± 1,4 3,5 < 0,001 Sau 3 tháng 3,1 ± 1,3 4,8 < 0,001 Sau 12 tháng 2,0 ± 1,0 5,9 < 0,001 Sau 18 tháng 1,1 ± 0,8 6,8 < 0,001 Nhận xét: Điểm VCSS giảm rõ rệt sau can thiệp qua thời gian theo dõi và đến thời điểm 18 tháng giảm 6,8 điểm so với trước can thiệp. 3.2.2. Thay đổi về giải phẫu Bảng 3.22. Thay đổi đường kính TMHL trên siêu âm sau can thiệp Đường kính Nhóm nghiên cứu (n=352) (mm) Thân Gần quai Thân TMHL TMHL giữa TMHL giữa cẳng đùi (GTTB ± chân p (GTTB ± ĐLC) (GTTB ± ĐLC) Thời gian ĐLC) Trước CT 7,7 ± 1,1 7,1 ± 1,1 6,1 ± 1,0 Sau 1 tuần (1) 7,0 ± 1,0 6,4 ± 0,9 5,5 ± 0,9 p1
  12. 10 Sau 1 tháng (2) 6,2 ± 0,8 5,7 ± 0,8 4,9 ± 0,8 p2
  13. 11 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa các yếu tố với kết quả can thiệp Tái thông Thành công Các yếu tố OR (CI 95%) p (n = 20) (n = 332) Tuổi 51,7 ± 15,5 55,3 ± 12,5 - 0,215 Giới (nữ) 16 273 0,864 0,801 (75,0%) (82,2%) (0,279-2,679) BMI trung bình 22,4 ± 2,2 21,3 ± 2,4 - 0,037 (kg/m2) 8 172 0,620 Tiền sử gia đình 0,305 (40,0%) (51,8%) (0,247-1,556) 12 205 0,929 THA 0,876 (60,0%) (61,7%) (0,370-2,335) 13 252 0,590 C2 0,273 (65,0%) (76,9%) (0,227-1,528) 5 59 1,542 C3 0,416 (25,0%) (17,8%) (0,539-4,410) 2 16 2,194 CEAP C4 0,308 (10,0%) (4,8%) (0,468-10,285) 0 4 C5 - 0,622 (0%) (1,2%) 0 1 C6 - 0,806 (0%) (0,3%) Dùng thuốc chống 1 27 0,595 0,616 đông kèm theo (5,0%) (8,1%) (0,077-4,614) Nhận xét: BMI trung bình của nhóm tái thông lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm thành công (p = 0,037 < 0,05). Không có sự khác biệt về tuổi, giới, phân loại lâm sàng CEAP, bệnh kèm theo cũng như việc dùng các thuốc ở nhóm thành công và nhóm tái thông. Bảng 3.29. Đặc điểm một số thông số siêu âm trước can thiệp với kết quả can thiệp Tái thông Thành công OR (CI Các yếu tố p (n = 20) (n = 332) 95%) 1,877 8 87 Có phình đoạn TMHL (0,743- 0,177 (40,0%) (26,2%) 4,746) ĐK gần quai TMHL (mm) 8,6 ± 1,9 7,6 ± 1,0 - 0,035 Thời gian DTN gần quai 2,0 ± 0,9 1,8 ± 0,7 - 0,498 TMHL (s)
  14. 12 ĐK thân TMHL giữa đùi 8,0 ± 1,8 7,0 ± 1,0 - 0,021 (mm) Thời gian DTN tại thân 2,0 ± 0,8 1,8 ± 0,6 - 0,127 TMHL giữa đùi (s) Nhận xét: Đường kính trung bình của TMHL tại vị trí gần quai và thân ở giữa đùi lớn hơn ở nhóm thất bại, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p < 0,05). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về sự xuất hiện của phình đoạn TMHL, thời gian DTN tại vị trí gần quai và thân TMHL Bảng 3.30. Hồi quy đơn biến một số yếu tố với kết quả sau can thiệp Tái thông Thành công Các yếu tố OR (CI 95%) p (n = 20) (n = 332) Tuổi (≥ 70) 4 (20,0%) 31 (9,3%) 2,427 (0,764-7,715) 0,122 BMI (≥ 23) 8 (40,0%) 86 (25,9%) 1,907 (0,754-4,822) 0,166 CEAP (≥ 3) 7 (35,0%) 80 (24,1%) 1,696 (0,654-4,397) 0,272 Có phình TMHL 8 (40,0%) 87 (26,2%) 1,877 (0,743-4,746) 0,177 ĐK gần quai TMHL 10 (50,0%) 84 (25,3%) 2,952 (1,187-7,340) 0,015 (≥ 8 mm) Nhận xét: Trường hợp có đường kính gần quai TMHL ≥ 8 mm có nguy cơ thất bại cao gấp khoảng 3 lần so với những trường hợp có đường kính gần quai TMHL < 8 mm (p = 0,015 < 0,05). Các yếu tố khác như tuổi ≥ 70, BMI ≥ 23, CEAP ≥ 3 và có đoạn phình tại thân không làm gia tăng nguy cơ tái thông TMHL sau can thiệp (p > 0,05). Bảng 3.31. Hồi quy đa biến một số yếu tố nguy cơ tái thông sau can thiệp Các yếu tố B p Exp (B) Giới (nữ) 0,270 0,677 1,309 BMI (≥ 23) 0,560 0,295 1,750 CEAP (≥ 3) 0,493 0,319 1,638 ĐK gần quai TMHL (≥ 8 mm) 0,994 0,036 2,703 Nhận xét: Trong mô hình đa biến chỉ có đường kính TMHL gần quai ≥ 8 mm là yếu tố dự báo nguy cơ tái thông sau can thiệp (p = 0,036 < 0,05). 3.2.4. Biến chứng sau can thiệp Bảng 3.32. Các biến chứng ngay sau can thiệp Biến chứng Nhóm nghiên cứu (n=352) Số lượng Tỉ lệ (%) HKTMSCD 3 0,9
  15. 13 Đau nửa đầu 0 0 Rối loạn thị giác 0 0 Tức ngực 0 0 Sốc 0 0 Dị ứng 1 0,3 Bầm tím 25 7,1 Đau căng cơ 84 23,9 Nhận xét: Có 3 trường hợp bị HKTMSCD, 1 trường hợp bị dị ứng ngay sau quá trình can thiệp. Không xuất hiện các biến chứng như đau nửa đầu, rối loạn thị giác, tức ngực hay sốc trong và sau can thiệp. Có 7,1% trường hợp bị bầm tím sau can thiệp và 23,9% trường hợp bị đau căng cơ. - Theo dõi qua thời gian thấy 3 trường hợp HKTMSCD đã tái thông và chỉ còn một lớp mỏng bám thành TM. Có 10,2% trường hợp bị tăng sắc tố da dọc theo chiều dài đoạn TMHL được can thiệp. Bảng 3.34. Tỉ lệ EHIT sau can thiệp EHIT Nhóm nghiên cứu (n=352) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Thời gian (n (%)) (n (%)) (n (%)) (n (%)) Sau 1 tuần 4 (1,1%) 6 (1,7%) 4 (1,1%) 0 (0%) Sau 1 tháng 5 (1,4%) 3 (0,8%) 2 (0,6%) 0 (0%) Sau 3 tháng 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Sau 12 tháng 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Sau 18 tháng 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nhận xét: Có 14 trường hợp bị EHIT sau 1 tuần đầu tiên theo dõi chiếm 3,9%. Trong đó, EHIT nhóm 1 có 4 trường hợp (1,1%), nhóm 2 có 6 trường hợp (1,7%) và có 4 trường hợp là EHIT nhóm 3 (1,1%). Sau 1 tháng theo dõi tỉ lệ EHIT còn 2,8%. Có nhiều trường hợp EHIT đã thoái triển từ EHIT nhóm 3 thành nhóm 2 và từ nhóm 2 thành nhóm 1. Ở thời điểm sau 3 tháng theo dõi trở đi không còn trường hợp EHIT nào. Bảng 3.36. Biến chứng sau can thiệp ở nhóm TMHL gấp khúc, ngoằn ngoèo Biến chứng TMHL gấp khúc, ngoằn ngoèo (n=75) Số lượng Tỉ lệ (%) HKTMSCD 0 0 Dị ứng 0 0 Bầm tím 10 13,3 Đau căng cơ 16 21,3 EHIT 3 4 Nhận xét: Trong nhóm TMHL gấp khúc, ngoằn ngoèo không gặp các biến chứng nặng nào như HKTMSCD hay dị ứng. Tỉ lệ bầm tím sau can thiệp
  16. 14 ở nhóm này cao hơn so với nhóm nghiên cứu chung khi chiếm 13,3% còn tỉ lệ đau căng cơ sau can thiệp là tương tự nhóm nghiên cứu chung với 21,3%. Tỉ lệ EHIT sau can thiệp cũng tương tự nhóm nghiên cứu chung chiếm 4%. Bảng 3.40. Hồi quy đơn biến một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và thời gian đốt RF với nguy cơ EHIT Không có Có EHIT Các yếu tố EHIT OR (CI 95%) p (n =14) (n =338) Tuổi (≥ 70) 4 (28,6%) 31 (9,2%) 3,961 (1,173-13,377) 0,017 BMI (> 23) 3 (21,4%) 91 (26,9%) 0,740 (0,202-2,714) 0,649 CEAP (≥ 3) 11 (78,6%) 76 (22,5%) 12,640 (3,438-46,469) 6) 0,592 0,572 1,808 ĐK gần quai TMHL (≥ 8 mm) 2,176 0,001 8,811 Thời gian đốt (≥ 490 s) 0,442 0,512 1,555 Nhận xét: Đường kính gần quai TMHL ≥ 8,0 mm (p = 0,001) và CEAP ≥ 3 (p = 0,001) là các yếu tố dự báo độc lập đối với nguy cơ hình thành EHIT sau can thiệp RFA. Các yếu tố tuổi ≥ 70, giới nữ, BMI ≥ 23, điểm Caprini > 6 và thời gian đốt ≥ 490 s trong mô hình đa biến không phải là yếu tố dự báo về nguy cơ hình thành EHIT sau can thiệp RFA.
  17. 15 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng, siêu âm tĩnh mạch và kĩ thuật can thiệp của nhóm nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình của các BN là 55,4 ± 13,1; tỉ lệ nữ giới chiếm đa số 82,8% các BN tham gia nghiên cứu. Các BN trong nghiên cứu của chúng tôi có mức BMI là 20,9 ± 2,4. Độ tuổi trung bình và tỉ lệ giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuổi cao và giới nữ là những yếu tố nguy cơ rõ ràng của STMCDMT. BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn so với một số nghiên cứu khác trên thế giới có lẽ do dự khác biệt về chủng tộc và cơ địa so với đối tượng người châu Âu. Nghiên cứu của chúng tôi có 50% BN có bố và/hoặc mẹ cũng bị STMCDMT, tương tự như một số nghiên cứu trên thế giới. Các tác giả nhận thấy tiền sử gia đình có liên quan nhất định đến gia tăng nguy cơ tiến triển bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 40,9% BN làm công việc phải đứng hoặc ngồi liên tục > 4 giờ/ngày. Yếu tố nghề nghiệp cũng góp phần thúc đẩy vào sự tiến triển của bệnh và đã được thông báo bởi các tác giả trong một số nghiên cứu. Tình trạng bệnh lý THA kèm theo là hay gặp nhất, tiếp đến là bệnh mạch vành. Đó là do các bệnh lý mạn tính kèm theo nằm trong chương trình quản lý bệnh mạn tính tại cơ sở y tế của chúng tôi. Tất cả nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi đều đã sinh con, trong đó tỉ lệ nữ có từ 3 con trở lên chiếm 62%. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sinh con nhiều lần là yếu tố nguy cơ rõ rệt của bệnh STMCDMT. Đi giày cao gót cũng là yếu tố nguy cơ làm tiến triển bệnh và nghiên cứu của chúng tôi có 25% phụ nữ đi giày cao gót. BN bị STMCDMT có biểu hiện các triệu chứng cơ năng khá đa dạng. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là mỏi chân, căng tức bắp chân (96,3%), tiếp đến là đau tức mắt cá chân (84,9%), chuột rút về đêm (80,4%), tê bì rối loạn cảm giác ở chân (74,1%) và phù nề chân (57,7%). Kết quả này tương tự như các nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong 352 trường hợp suy TMHL trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu có phân độ CEAP là C2 (75,3%), phân độ C3 chiếm 18,2%, có 27 trường hợp có sự biến đổi về màu sắc da ở chân (phân loại C4) chiếm 5,1%, có 5 trường hợp đã có biến chứng loét ở chân, trong đó, có 4 trường hợp loét đã lành và 1 trường hợp có loét đang tiến triển. Phân độ CEAP trong nghiên cứu cùa chúng tôi cũng tương tự với một số nghiên cứu trên thế giới về điều trị RFA, cũng có sự khác biệt với một vài nghiên cứu do sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu và đầu vào BN. Điểm VCSS trung bình trước điều trị là 7,9 ±
  18. 16 1,4, điểm CIVIQ-20 trung bình trước can thiệp là 44,5 ± 3,9. Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu trong và ngoài nước. 4.1.2. Đặc điểm siêu âm tĩnh mạch Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đường kính trung bình vị trí gần quai TMHL là 7,7 ± 1,1 mm, đường kính nhỏ nhất là 5,4 mm và lớn nhất là 13,7 mm; đường kính trung bình thân TMHL vị trí giữa đùi là 7,1 ± 1,1 mm và giữa cẳng chân là 6,1 ± 1 mm. Tất cả các trường hợp đều có DTN tại vị trí gần quai hoặc thân TMHL giữa đùi kéo dài > 0,5 s. Trong đó, thời gian DTN trung bình gần quai TMHL là 1,9 ± 0,7 s, tại thân TMHL giữa đùi là 1,8 ± 0,6 s, tại thân TMHL giữa cẳng chân là 1 ± 0,8 s. Kết quả thu được tương tự với một số nghiên cứu trong và ngoài nước. Đường kính và thời gian DTN đều giảm dần từ trên xuống. Về vị trí tổn thương của TMHL, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có đến hơn một nửa số BN bị tổn thương TMHL ở cả hai chân (51,7%), các BN còn lại chỉ bị tổn thương ở một chân với tỉ lệ tương đương nhau (25,9% chỉ bị chân trái và 22,4% chỉ bị ở chân phải). Trong số 352 TMHL bị bệnh tất cả đều tổn thương ở vị trí trên gối và có đến 47,4% trường hợp có tổn thương ở đoạn dưới gối kèm theo. Khi khảo sát các TMHL bị bệnh chúng tôi nhận thấy hầu hết các TM đều có đường đi thẳng (78,7%) nên các trường hợp này sẽ thuận lợi cho quá trình đưa ống thông vào đến sát vị trí quai TMHL. Có 21,3% trường hợp TMHL có đường đi gấp khúc, ngoằn ngoèo và gây ra khó khăn trong việc luồn ống thông. Trong các TMHL bị bệnh có đến 27% có các đoạn phình; đặc biệt có nhiều trường hợp phình to ở vị trí quai đổ vào TM đùi chung. Các trường hợp khó khăn về giải phẫu đều được can thiệp thành công và đây cũng là ưu điểm của ống thông CR45i khi cấu trúc mềm dẻo với đoạn đầu đốt ngắn giúp luồn lách và lái ống thông dễ dàng hơn so với các loại ống thông khác. Chúng tôi cũng nhận thấy có đến 83,5% các trường hợp có nhánh bên của TMHL bị giãn trong đó có 12,5% trường hợp có huyết khối trong các nhánh nông giãn lớn. Những trường hợp này sẽ được đánh giá và có thể thực hiện phẫu thuật Muller kèm theo sau khi can thiệp thân TMHL thành công. 4.1.3. Đặc điểm kĩ thuật can thiệp Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu vị trí mở mạch ở vị trí dưới gối (69%), sau đó là vị trí trên gối (18,2%) và ngang gối (9,2%). Nguyên nhân bởi vì nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ có tổn thương của TMHL đoạn dưới gối chiếm khá lớn do đó để tăng hiệu quả điều trị chúng tôi đã tiến hành mở mạch ở vị trí dưới gối nhằm tăng chiều dài của đoạn TMHL bị tổn thương được điều trị. Kết quả này cũng tương tự với một vài nghiên cứu trên thế giới. Chiều dài trung bình đoạn TMHL được can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi là 35,5 ± 5,9 cm, đoạn TMHL dài nhất được can thiệp là 52 cm và ngắn nhất là 20 cm. Đoạn chiều dài TMHL được can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương một số nghiên cứu trên thế giới chủ yếu ở châu Á và cũng ngắn hơn so với một
  19. 17 số nghiên cứu mà chủ yếu là thực hiện ở châu Âu và Hoa Kỳ, có lẽ do sự khác biệt về chủng tộc dẫn đến sự khác biệt về chiều dài chân. Lượng dung dịch gây tê làm mát sử dụng trung bình là 268,7 ± 57,5 mL. Khi tính ra lượng Lidocain sử dụng trên mỗi trường hợp đều nằm trong giới hạn cho phép theo các khuyến cáo trên thế giới. Thời gian đốt trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 449,8 ± 71,3 s và tổng năng lượng đốt trung bình là 11245,7 ± 1783 J. Do mỗi đoạn đốt của ống thông CR45i chỉ có 0,5 cm cho mỗi chu kỳ 6 s phát RF do đó thời gian can thiệp sẽ lớn hơn một chút so với ống thông khác cũng như Laser nội mạch. Nghiên cứu của chúng tôi có khoảng một nửa số BN (47,4%) được tiến hành lấy bỏ đồng thời các nhánh TM giãn bằng phẫu thuật Muller. Tỉ lệ này tương tự với một số nghiên cứu trước đó trên thế giới. Các thử nghiệm gần đây đã chứng minh rằng thực hiện Muller đồng thời cùng với can thiệp thân chính làm giảm nhu cầu thực hiện các thủ thuật thứ phát và cải thiện đáng kể kết quả lâm sàng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống sớm của BN. 4.2. Đánh giá kết quả dài hạn điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio 4.2.1. Thay đổi về lâm sàng sau can thiệp Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những kết quả ngoạn mục, có thể quan sát thấy sớm sau 1 tuần can thiệp. Cụ thể mỏi chân, căng bắp chân giảm từ 96,3% trước can thiệp còn 73,6% sau 1 tuần, 39,5% sau 1 tháng và chỉ còn 0,9% sau 18 tháng theo dõi. Đau tức mắt cá chân giảm từ 84,9% còn 77,3% sau 1 tuần, 55,1% sau 1 tháng và sau 18 tháng còn 1,7%. Chuột rút về đêm giảm từ 80,4% trước can thiệp còn 69,6% sau 1 tuần, 40,9% sau 1 tháng và còn 2% sau 18 tháng. Phù nề chân giảm từ 57,7% trước can thiệp giảm xuống 46,3% sau 1 tuần, sau 3 tháng theo dõi chỉ còn 4% trường hợp còn phù nề và đến thời điểm 12 tháng tất cả đều không còn triệu chứng này. Rối loạn cảm giác gần như không thay đổi sau 1 tuần đầu sau can thiệp với 74,1% trước can thiệp còn 73,9% sau 1 tuần, sau 1 tháng giảm còn 71%, sau 3 tháng giảm còn 44,3% và sau 18 tháng còn 15,1%. Có thể thấy hiệu quả trong cải thiện triệu chứng cơ năng là đồng nhất và kéo dài sau can thiệp. Tuy nhiên, rối loạn cảm giác là triệu chứng thuyên giảm chậm nhất cũng như ít nhất so với các triệu chứng khác. Điều này có thể giải thích do việc tổn thương các dây thần kinh cần thời gian hồi phục sau khi những rối loạn về huyết động cũng như vi mạch được cải thiện dần sau can thiệp. Thêm nữa tình trạng rối loạn cảm giác là triệu chứng chủ quan và đôi khi chúng ta rất khó phân biệt liệu đây là triệu chứng trước đó còn tồn tại hay là rối loạn sau can thiệp xảy ra. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau can thiệp 1 tuần, tỉ lệ C2 giảm nhiều nhất từ 75,3% còn 0,3%; tiếp đến là C3 giảm từ 18,2% còn 7,4%; C4 giảm ít hơn. Ở thời điểm 1 tháng sau can thiệp không còn trường hợp nào ở
  20. 18 phân loại C2 và trường hợp loét cũng đã tốt lên. Thời điểm 18 tháng sau can thiệp có 2 trường hợp tái phát với C2. Đối với các trường loét đã lành (C5) thì rất khó để có sự thay đổi mặc dù đã can thiệp thành công. Những trường hợp C5 mục đích can thiệp chủ yếu nhằm hạn chế biến chứng loét tiếp tục xảy ra cũng như giảm thiểu các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho BN. Các trường hợp loét đã lành thì sẹo loét không thể biến mất dù kết quả can thiệp đã thành công. Điểm VCSS giảm từ 7,9 trước can thiệp còn 1,1 sau 18 tháng; điểm CIVIQ- 20 cũng giảm rõ rệt qua thời gian theo dõi khi trước can thiệp trung bình là 44,5 giảm còn 20,6 sau 18 tháng. Điểm đau sau can thiệp cũng giảm nhiều sau 1 tuần đầu tiên so với trước can thiệp (3,9 giảm còn 0,5). Kết quả của chúng tôi ghi nhận tương đương với các nghiên cứu trong và ngoài nước. 4.2.2. Thay đổi về các thông số siêu âm sau can thiệp Siêu âm kiểm tra kết quả cho thấy ngay sau can thiệp tất cả các trường hợp đoạn TMHL được can thiệp đều tắc hoàn toàn. Tỉ lệ tắc hoàn toàn ghi nhận được lần lượt 98,9%, 98%, 96%, 93,5% và 90,9% ở các thời điểm theo dõi 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 12 tháng và 18 tháng sau can thiệp. Tỉ lệ tái thông mạch (thất bại về giải phẫu) lần lượt là 0,9%, 1,7%, 3,7%, 5,1% và 5,7% ở các thời điểm theo dõi 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 12 tháng và 18 tháng sau can thiệp. Như vậy, sau 18 tháng theo dõi có 20 trường hợp bị tái thông (5,7%). Ti lệ thành công là 94,3%; trong đó, có 12 trường hợp tắc không hoàn toàn chiếm 3,4%. Tuy vậy, tất cả các trường hợp tái thông và tắc không hoàn toàn cũng đều cho thấy sự thuyên giảm rõ rệt của các triệu chứng cơ năng cũng như cải thiện điểm VCSS sau can thiệp và không cần can thiệp bổ sung. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Khi tiến hành phân tích sâu hơn ở nhóm TMHL có giải phẫu gấp khúc, ngoằn ngoèo chúng tôi nhận thấy tỉ lệ thành công về giải phẫu là tương tự như nhóm nghiên cứu chung (94,7% so với 94,3%, p > 0,05). Như vậy, có thể thấy rằng với ống thông CR45i kết quả can thiệp ở nhóm TMHL có giải phẫu gấp khúc, ngoằn ngoèo là tương tự như nhóm TMHL có giải phẫu thuận lợi. Đây chính là ưu điểm có thể thấy rõ của ống thông CR45i so với các thế hệ ống thông khác khi có thể tiến hành tốt trên những TMHL có giải phẫu khó khăn. Sau can thiệp đường kính TMHL nhỏ lại kể cả đoạn được can thiệp lẫn đoạn không được can thiệp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đường kính TMHL từ gần quai đến đoạn dưới cẳng chân co nhỏ lại ngay sau can thiệp và tiếp tục nhỏ lại dần sau đó và gần như teo nhỏ thành sợi xơ ở thời điểm 18 tháng. Đường kính gần quai giảm từ 7,7 ± 1,1 mm trước can thiệp còn 3,9 ± 0,7 mm sau 18 tháng, đường kính thân TMHL giữa đùi giảm từ 7,1 ± 1,1 mm trước can thiệp còn 3,3 ± 0,7 mm sau 18 tháng, đường kính thân TMHL đoạn giữa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1