intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ người Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi tỉnh Sơn La và hiệu quả can thiệp

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Sơn La năm 2013 - 2014 . Đánh giá hiệu quả can thiệp Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đối với hành vi rửa tay bằng xà phòng của đối tượng nghiên cứu năm 2014 - 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ người Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi tỉnh Sơn La và hiệu quả can thiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG BÙI HỮU TOÀN THỰC TRANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG CỦA CÁC BÀ MẸ NGƯỜI MÔNG ĐANG NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI TỈNH SƠN LA VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHUYÊN NGÀNH : Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế MÃ SỐ : 62 72 01 64 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2018
  2. CÔNG TRÌNH NÀY ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Huy Nga GS.TS. Phùng Đắc Cam Phản biện 1: ................................... Phản biện 2: ................................... Phản biện 3: .................................. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án Tiến sỹ cấp Viện tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Vào hồi……….ngày………tháng……..năm 2018 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện quốc gia - Thư viện Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Bùi Hữu Toàn, Nguyễn Huy Nga, Phùng Đắc Cam, Nguyễn Thị Liên Hƣơng, Lƣơng Mai Anh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi, tỉnh Sơn la năm 2014. Tạp chí Y học Dự phòng. 2017. tâp 27, số 3 tr.128-134. 2. Bùi Hữu Toàn, Nguyễn Huy Nga, Phùng Đắc Cam, Nguyễn Thị Liên Hƣơng, Lƣơng Mai Anh. Đánh giá kết quả truyền thông-giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức và thực hành rửa tay bằng xà phòng cho các bà me người Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi tại tỉnh Sơn La năm 2016. Tạp chí Y học Dự phòng. 2017. tâp 27, số 3 tr.135-140.
  4. 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSHQ : Chỉ số hiệu quả RTBXP : Rửa tay bằng xà phòng DTTS : Dân tộc thiểu số THCS : Trung học cơ sở ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu TTGDSK : Truyền thông- Giáo dục sức khỏe HQCT : Hiệu quả can thiệp UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh VSMT : Vệ sinh môi trường môi trường QLMTYT : Quản lý môi trường y tế WHO : Tổ chức Y tế thế giới I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hàng năm vẫn còn có khoảng 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia nghèo chết do tiêu chảy. Thống kê các bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho thấy khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh có liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và các hành vi vệ sinh cá nhân trong đó hành vi rửa tay. Rửa tay bằng xà phòng (RTBXP) được coi là cách phòng bệnh có chi phí thấp nhất nhưng lại mang lại hiệu quả phòng các bệnh tiêu chảy, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn so với các biện pháp khác trong các chương trình can thiệp về nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT). Thói quen rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện giúp loại bỏ mầm bệnh theo tay bẩn xâm nhiễm vào thức ăn, nước uống, vào cơ thể gây ra những bệnh tật nguy hiểm cho con người. Các nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng (YTDP), Cục Quản lý môi trường y tế (QLMTYT) cho thấy tỷ lệ người rửa tay trước khi ăn và và sau khi đi vệ sinh còn thấp trong dân, đặc biệt trong nhóm các dân tộc ít người. Dân tộc Mông được cho là nhóm cần được quan tâm đặc biệt do đang đối diện trước những nguy cơ rất lớn về lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng: Tỷ lệ người Mông mù chữ rất cao (76,8%). Tỷ lệ người dân không được tiếp cận với các phương tiện truyền thông cao hơn các nhóm dân tộc khác. Tỉ lệ không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh của người Mông khá cao so với các nhóm dân tộc phía Bắc, nguyên nhân chủ yếu vẫn do thói quen và thiếu nước.
  5. 2 Sơn La là một tỉnh miền núi, là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông. Cùng với các cộng đồng dân tộc khác, dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La đang phải đối diện với các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với điều kiện sống khó khăn, thiếu nước sinh hoạt và tỷ lệ bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng trong những năm gần đây và không có xu hướng thuyên giảm hoặc có thì chỉ giảm rất ít. Năm 2008 - 2010, Tiêu chảy là một trong 5 bệnh luôn có số ca mắc cao nhất. Dân tộc Mông là dân tộc có số dân đứng thứ 3 tại tỉnh Sơn La (147.516 người) và tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân luôn cao nhất so với các dân tộc khác trong tỉnh. Tỷ lệ này luôn cao hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh ở tất cả các bệnh truyền nhiễm khác không riêng gì tiêu chảy. Với những lý do trên, đưa truyền thông - giáo dục sức khỏe (TTGDSK) nhằm cải thiện hiểu biết và thực hành rửa tay, rửa tay bằng xà phòng phù hợp cho dân tộc Mông, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ người Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi tỉnh Sơn La và hiệu quả can thiệp” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Sơn La năm 2013 - 2014 . 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đối với hành vi rửa tay bằng xà phòng của đối tượng nghiên cứu năm 2014 - 2016. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá hiệu quả can thiệp và cơ sở cho việc nhân rộng : Nghiên cứu đã đưa ra kênh TT-GDSK trực tiếp (thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm) là hoạt động chính dựa vào lực lượng y tế thôn bản sẵn có của chương trình y tế nông thôn. Trong điều kiện nguồn kinh phí cho hoạt động RTBXP ở một địa phương với nhóm dân đặc biệt (phụ nữ Mông) còn chưa có ở huyện Vân Hồ thì đây là một điểm mới và mạnh của luận án. Sau thời gian can thiệp hơn 01 năm, hiệu quả của các can thiệp đã được đánh giá bằng các số liệu thống kê y tế có độ tin cậy, là cơ sở cho việc nhân rộng ra những khu vực khác có điều kiện tự nhiên –xã hội tương tự.
  6. 3 - Xây dựng nội dung hoạt động can thiệp cụ thể, có tính khả thi và bền vững: Nghiên cứu đã dựa trên đặc điểm thực tế của cộng đồng người Mông, nhu cầu từ cộng đồng và dựa trên việc lồng ghép vào nội dung hoạt động của Y tế thôn bản. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các dữ liệu cơ bản làm bằng chứng khoa học xây dựng kế hoạch đưa hoạt động RTBXP vào cộng động dân tộc ít người. - Cung cấp kiến thức RTBXP cho nhóm dân đặc biệt là phụ nữ Mông: Nghiên cứu đã xây hoạt động lồng ghép can thiệp hiệu quả phù hợp về nội dung và hình thức nhằm nâng cao kiến thức và thực hành RTBXP. Hiệu quả của nghiên cứu đã tạo ra môi trường thuận lợi cho nhóm dân đặc biệt một cách có kế hoạch và khoa học dựa trên việc tiếp tục duy trì hoạt động can thiệp bằng TT-GDSK trực tiếp bền vững ở địa phương BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Nội dung chính của Luận án gồm 101 trang và được chia thành các phần: Đặt vấn đề (02 trang); Tổng quan tài liệu (25 trang); Phương pháp nghiên cứu (19 trang); Kết quả nghiên cứu (33 trang); Bàn luận (18 trang); Kết luận (02 trang); Khuyến nghị (01 trang). Luận án gồm 43 bảng, 7 hình (bản đồ, biểu đồ, sơ đồ) và có 118 tài liệu tham khảo (33 tài liệu tiếng Việt, 85 tài liệu tiếng Anh) cùng các phụ lục liên quan. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam: Việc không rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn, sau khi tiểu/đại tiện, trước khi cho con ăn và sau khi chăm sóc trẻ,… đang làm gia tăng các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán, đây là các bệnh rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh thường gặp ở các vùng nông thôn Việt Nam. Ở Việt Nam, hành vi RTBXP còn thấp. Theo kết quả điều tra vệ sinh môi trường tại 3 huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Phú Lộc thuộc Bắc Trung bộ năm 2005, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời thường xuyên rửa tay xà phòng rất thấp (dưới 2%), trong đó rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn là 1,7%, sau khi ăn là 1,8%. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường (VSMT) tại 3 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Chiêm Hóa thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm 2005 cho thấy: hầu hết người dân ở các vùng miền núi này đều không có thói quen
  7. 4 RTBXP trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện. Chỉ có 0,2% đối tượng thường xuyên RTBXP trước khi ăn và 0,8% đối tượng RTBXP sau khi đại tiểu tiện. Một nghiên cứu khác cho thấy, tỷ lệ bà mẹ có RTBXP/chất tẩy rửa ở một số thời điểm quan trọng còn rất thấp: trước khi ăn là 15,3%, sau khi đi tiểu tiện là 4,7%, sau khi đi đại tiện là 25%, trước khi cho trẻ ăn là 13,2%, sau khi lau/rửa đít cho trẻ là 25% và sau khi dọn phân/đổ bô cho trẻ là 29,3%. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là một phương tiện hữu hiệu để thay đổi thói quen truyền thống như sử dụng màn và màn tẩm hóa chất xua diệt mu i phòng chống bệnh sốt rét, thói quen ăn gỏi cá của người dân trong các vùng lưu hành bệnh sán lá gan và thói quen sử dụng bao cao su trong việc phòng chống lây nhiễm qua đường tình dục như AIDS... là không thể thay đổi trong giai đoạn ngắn. Sự tuyên truyền giáo dục kiên trì và liên tục nhấn mạnh vào lợi ích việc nằm màn, của nấu chín cá nước ngọt được coi là biện pháp có hiệu quả để phòng, chống các bệnh này. Tỷ lệ không rửa tay xà phòng rất cao ở một số dân tộc thiểu số (DTTS) như Ba Na, Ra glai, Bru-Vân Kiều, Gia Rai, Mnông, Ê Đê. Nếu lấy tỷ lệ người rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi đại tiện và sau khi tiểu tiện của dân tộc Thái bằng 1, thì tỷ lệ đó ở nhóm Kinh-Hoa cao gấp từ 3-4 lần có ý nghĩa thống kê; một số dân tộc như Mường, Dao, Ba Na, Ê Đê, Ra glai đều kém hơn so với dân tộc Thái. Các nghiên cứu về sức khỏe, dân tộc Mông tập trung chủ yếu vào các bệnh mang tính chất lưu hành địa phương như Bướu cổ, sốt rét. Các bệnh nhiễm trùng được Nghiên cứu có đề cập đến DTTS được triển khai trên bình diện rộng nhất hiện nay là nghiên cứu Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 do Bộ Y tế, WHO, UNICEF tiến hành. Các nghiên cứu cũng đã xác định được một rào cản lớn trong hoạt động truyền thông tại cộng đồng DTTS như: Hầu hết các DTTS đều có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao và khả năng sử dụng tiếng phổ thông còn hạn chế, đặc biệt là nhóm nữ. Tỷ lệ đối tượng không tiếp cận được với các phương tiện truyền thông đại chúng rất cao. Các nghiên cứu về TTGDSK trong phòng chống bệnh truyền nhiễm cũng được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách nhưng chỉ đề cập ít đến người Mông. Chưa có nghiên cứu sâu về người Mông và vấn đề sức khỏe.
  8. 5 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu. - Phụ nữ người dân tộc Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được triển khai tại 3 xã của huyện Mai Sơn là Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Cò Nòi và 3 xã của huyện Vân Hồ là Vân Hồ, Loóng Luông và Chiềng Xuân của tỉnh Sơn La. 2.1.3.Thời gian nghiên cứu Thời gian triển khai nghiên cứu từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2016 2.2. Thiết kế nghiên cứu Đề tài có 2 thiết kế riêng biệt phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu trước can thiệp (thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích) và nghiên cứu can thiệp cộng đồng đánh giá trước sau, có đối chứng. 2.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu trong điều tra cắt ngang. Trong đó: n: là mẫu tối thiếu của điều tra P: là tỉ lệ ước tính kiến thức rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ người dân tộc ít người là 13 % Z1- α/2: giá trị tương ứng CI = 95% là 1,96 d: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn, trong nghiên cứu này d = 0,03 Với các tham số nêu trên, nghiên cứu tối thiểu cần một c mẫu là: n = 482. Đề phòng mất mẫu số bà mẹ cần cho nghiên cứu là 500. Cách chọn mẫu Chọn chủ đích 6 xã là Vân Hồ, Loóng Luông, Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ) và Chiềng Chăn, Chiềng Sung, Cò Nòi (huyện Mai Sơn), các xã chọn có từ 4 bản Mông trở lên, m i xã chọn điều tra 4 bản Mông tổng số bản chọn điều tra là 24 bản. 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu can thiệp. Chọn chủ đích 12 bản Mông đã được chọn trong nghiên cứu nền thuộc 3 xã Chiềng Xuân, Loóng Luông và Vân Hồ của huyện Vân Hồ vào nhóm can thiệp .
  9. 6 2.5. Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá - Tỉ lệ hộ có nguồn nước sử dụng và tính sẵn có nguồn nước rửa tay; - Tỉ lệ hộ có xà phòng và tính sẵn có; - Tỉ lệ % bà mẹ hiểu biết về RTBXP; - Tỉ lệ bệnh đường hô hấp hàng năm trên 1000 trẻ. 2.6. Xây dựng nội dung và hình thức can thiệp. 2.6.1. Xác định các vấn đề cần can thiệp Các hoạt động can thiệp vào cộng đồng đích. Các nội dung của mô hình can thiệp được xây dựng nhằm khắc phục các rào cản trong hoạt động truyền thông tại cộng đồng DTTS đã được xác định. Phương pháp can thiệp: Sử dụng phương pháp và tài liệu truyền thông cộng đồng đích. Tài liệu truyền thông được sử dụng trong hoạt động can thiệp tại cộng đồng là các đĩa VCD, tờ rơi, áp phích được in bằng 2 thứ tiếng - Tờ rơi được in bằng 2 thứ tiếng thông qua các buổi truyền thông trực tiếp hoặc qua các buổi họp nhóm. Nội dung tài liệu truyền thông phù hợp với đặc điểm phong tục tập quán địa phương. 2.6.2. Chương trình can thiệp tại cộng đồng. Các hoạt động truyền thông can thiệp tại cộng đồng dự kiến được tổ chức trong vòng 1 năm, từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015. 2.7. Chỉ số đánh giá kết quả can thiệp 2.7.1. Chỉ số về các hoạt động can thiệp đã thực hiện - Số cán bộ được tập huấn về kỹ năng truyền thông, Số già làng, trưởng bản, các bà mẹ Mông tham gia Hội nghị truyền thông. - Số lượng tài liệu truyền thông được phân phối. 2.7.2. Đánh giá hiệu quả về nâng cao kiến thức và thực hành của các bà mẹ ngƣời Mông. Nghiên cứu cũng đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp thông qua so sánh tỷ lệ người dân Mông đạt điểm kiến thức và thực hành rửa tay và RTBXP trước và sau can thiệp bằng sử dụng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT) được tính như sau.
  10. 7 |Tỷ lệ sau CT- Tỷ lệ trước CT| Chỉ số hiệu quả (%) = 100 x Tỷ lệ trước CT Hiệu quả can thiệp (%) giữa 2 nhóm của m i một giải pháp can thiệp sẽ là hiệu của các chỉ số tính toán như sau: HQCT = (CSHQ nhómCT - CSHQ nhóm ĐC.) 2.8. Vật liệu và kỹ thuật nghiên cứu 2.8.1. Công cụ thu thập số liệu - Phiếu QXP1: Dùng để thu thập các thông tin liên quan đến rửa tay bằng xà phòng của bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi tại hộ gia đình (phụ lục 1) - Phiếu QXP2: Dùng thu thập các thông tin về thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ/người chăm sóc chính (Phụ lục 2) - Phiếu QXP3: Dùng thu thập thông tin về tình hình dịch bệnh tại xã nghiên cứu Định tính: Bao gồm các bản hướng dẫn thảo luận nhóm được chuẩn bị sẵn để thảo luận các nhóm ĐTNC (Phiếu QXP4) (phụ lục 3) Mẫu gợi ý trong điều tra chuyên sâu (Phiếu QXP5) 2.9. Quản lý, phân tích, sử dụng số liệu 2.9.1. Nhập số liệu - Số liệu thu thập được nghiên cứu sinh rà soát và được hai người độc lập, nhập số liệu hai lần riêng rẽ dựa vào phần mềm Epidata 3.1. 2.9.2. Kế hoạch làm sạch số liệu 2.9.3. Phân tích số liệu - Số liệu do nghiên cứu sinh quản lý và phân tích với phần mềm SPSS 16.0; - Các phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích được sử dụng; - Số liệu của hai lần thực hiên phỏng vấn trước và sau can thiệp được so sánh với nhau để đánh giá hiệu quả của can thiệp. 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu tuân thủ quy định đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đã được Hội đồng đạo đức của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phê duyệt số 023/2010/YTCC-HD3 ngày 24/5/2010.
  11. 8 2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục Để khắc phục tối đa sai số thông tin, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) của điều tra viên (ĐTV) sẽ được đặc biệt chú ý. Nghiên cứu sẽ chọn những ĐTV là người hiểu rõ phong tục tập quán của người Mông, có kinh nghiệm giao tiếp với người Mông. Sử dụng một phiên dịch là người Mông và là cán bộ y tế của bản biết thành thạo tiếng Kinh. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng kiến thức và thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ Mông đang nuôi con dƣới 5 tuổi. 3.1.1. Đặc điểm về dân số học về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và trình độ học vấn. Vân Hồ Mai Sơn Đặc điểm Cộng So Nhóm can Nhóm chứng sánh chung thiệp (%) (%) (p) n=508 n=254 n=254 Dưới 26 tuổi 23,0 27,0 25 Nhóm Từ 26-35 64,3 54,3 59,3 >0,05 tuổi Trên 35 12,7 18,7 15,7 Trình Chỉ biết đọc, viết 28,1 32,3 30,3 độ học Tiểu học 48,3 41,4 44,3 >0,05 vấn Từ THCS trở lên 23,6 26,3 25,4 Bảng 3.1 cho biết các phần lớn bà mẹ người Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi có độ tuổi ≤ 36 (84,3%), trong đó độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm gần 2/3 (59,3%), 15,7% các bà mẹ có độ tuổi trên 35.Có đến 1/3 bà mẹ không biết chữ hoặc chỉ mới biết đọc biết viết ở tất cả các xã (30,3%). Các bà mẹ Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi có trình độ tiểu học là 44,3% và trung học cơ sở (25,4%), có rất ít bà mẹ có học vấn trung học (3,4%).
  12. 9 Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ (%) theo nghề nghiệp và thu nhập của các bà mẹ người Mông So Vân Hồ Mai Sơn Cộng Đặc điểm sánh n=254 n=254 chung (p) Tỉ lệ hộ Nghèo (%) 16,3 17,0 16,7 >0,05 Thu Tỉ lệ hộ Cận nghèo (%) 64,3 49,7 57,0 >0,05 nhập/tháng Tỉ lệ hộ trung bình và 19,4 33,3 26,3 >0,05 khá (%) Tỉ lệ Nông dân (%) 82,0 84,3 83,1 0,05 chức (%) Bảng 3.2. Cho biết các bà mẹ được điều tra làm nông nghiệp là chủ yếu (83,1%). Dựa theo chuẩn nghèo của Việt Nam 2012 có 73,7% số bà mẹ đang sống trong các hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Kết quả điều tra quan sát cho biết nguồn thu nhập của các gia đình chủ yếu từ sản xuất trồng trọt (Ngô và cây ăn quả như Mận, Đào). 3.1.2. Đặc điểm một số yếu tố liên quan đến rửa tay bằng xà phòng. 3.1.2.1. Nguồn nước và tính sẵn có tại các hộ bà mẹ Mông. Biểu đồ 3.1. Thực trạng về cung cấp nước tại các hộ bà mẹ Mông. Kết quả biểu đồ 3.1 cho biết ba nguồn nước được sử dụng tại các bản người Mông của 2 huyện là nước giếng khoan, giếng giếng khơi và nước máy.
  13. 10 Có 89,7% hộ gia đình cho rằng đủ nước dùng, còn 10,3% hộ cho biết thiếu nước dùng trong sinh hoạt. 3.1.2.2. Nguồn xà phòng và tính sẵn có tại các hộ bà mẹ Mông. Bảng 3.6. Phân bố các loại xà phòng đang dùng tại các hộ bà mẹ Mông. Vân Hồ Mai Sơn Cộng chung n=254 n=254 n=508 Loại xà phòng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % Có xà phòng 221 87,0 200 78,7 421 82,9 Xà phòng bánh 161 63,5 72 28,2 232 45,7 Bột giặt 218 86,0 198 78,0 416 82,0 Khác 106 41,8 103 40,6 209 41,2 Bảng 3.6 cho biết 82,9% các bà mẹ Mông sống trong các gia đình có xà phòng trong nhà, tỉ lệ này không khác nhau giữa 2 huyện. Loại xà phòng họ sử dụng chính là bột giặt, ngoài ra có 45% hộ gia đình có xà phòng bánh trong nhà. Biểu đồ 3.2. Khoảng cách để xà phòng đến nơi có nguồn nước rửa tay. Quan sát nơi để xà phòng cho biết có 78,5% xà phòng được đặt cạnh nơi rửa tay hoặc trong vòng 5m (biểu đồ 3.2)
  14. 11 3.1.3. Thực trạng kiến thức và thực hành của các bà mẹ người Mông liên quan tới rửa tay xà phòng Có 44,7% các bà mẹ cho biết có nghe về RTBXP, các thông tin này chủ yếu từ nguồn truyền thông công cộng như tivi, đài truyền thanh xã (29,3%) và từ các nhân viên y tế, chủ yếu là y tế xã (36,2%) 3.1.3.2. Kiến thức của các bà mẹ Mông về RTBXP. Bảng 3.8. Tỷ lệ bà mẹ biết những bệnh gây nên do bàn tay không sạch Huyện Vân Huyện Mai Cộng chung p Tên bệnh Hồ (n = 254) Sơn (n = 254) (n=508) SL % SL % SL % Tiêu chảy 144 56,7 174 68,3 318 62,5 p>0,05 Khác 46 18,0 48 19,0 94 18,5 Không biết 75 29,7 69 27,3 145 28,5 Kết quả bảng 3.8 cho biết: Tỷ lệ bà mẹ người Mông không kể tên được một bệnh nào do bàn tay bẩn gây nên ở 2 huyện Vân Hồ và Mai Sơn (28,5%). Bệnh được biết đến nhiều nhất chủ yếu là tiêu chảy (62,5%). Bảng 3.9. iểu biết của bà mẹ người Mông về bàn tay sạch và thời điểm rửa tay Huyên Vân Hồ Huyện Mai Cộng chung n=254 Sơn n=254 n=508 Kiến thức Số Số Số % % % lƣợng lƣợng lƣợng Không biết 195 76,8 185 72,8 380 74,8 Có bàn Rửa tay 51 20,1 52 20,5 103 20,3 tay sạch RTBXP 8 3,1 17 6,7 25 4,9 Bảng 3.9 cho kết quả: Chỉ có 25,2% bà mẹ trả lời phải rửa tay và 74,8% các bà mẹ trả lời không biết. Khi được hỏi cần rửa tay khi nào, chỉ có 16,5% các bà mẹ Mông trả lời cần rửa tay trước khi ăn, tỉ lệ cần rửa tay sau khi đi vệ sinh của bà mẹ Mông thấp (9,6%) sau khi đi đại tiện và 9,4% sau tiểu tiện). 3.1.3.3. Thực hành rửa tay bằng xà phòng Bảng 3.10 cho biết: có 51,5% nói đã rửa tay sau khi vệ sinh, 46,2% có rửa tay trước khi ăn, 42,3% đã rửa tay sau khi lao động và 38,5% nói đã rửa tay sau khi cho trẻ đi vệ sinh.
  15. 12 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các bà mẹ rửa tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi cho trẻ đi vệ sinh. Trong tổng số 335 bà mẹ được quan sát (170 ở huyện Vân Hồ và 165 ở huyện Mai Sơn), 124 bà mẹ cho con đi vệ sinh có 25% bà mẹ rửa tay sau khi cho con đi vệ sinh (biểu đồ 3.4) và trong 211 bà mẹ cho trẻ ăn chỉ có 28 bà mẹ rửa tay trước khi cho trẻ ăn (13,2%). 3.2. Mối liên quan của một số yếu tố kiến thức và thực hành rửa tay. 3.2.1. Mối liên quan giữa thực hành rửa tay bằng xà phòng với hiểu biết và nhận thức và tính sẵn có. Bảng 3.11. iên quan giữa các yếu tố dân số học và kiến thức của bà mẹ người Mông về RTBXP Kiến Số điều OR Yếu tố p thức đạt tra (95%CI) Dưới 35 235 429 1,1 (0,6- Nhóm tuổi >0,05 Trên 35 34 79 1,8) Nghèo, cận nghèo 190 375 Thu nhập 1,4(0,9-2,8) 0,9 Không nghèo 79 133 Trình độ Dưới TTCS 71 154 1,4(1-2,2)
  16. 13 Bảng 3.11 cho biết: Kiến thức về RTBXP của bà mẹ Mông dưới 35 tuổi so với các bà mẹ trên 35 tuổi không khác nhau (OR=1,1; p>0,05). Những bà mẹ có học vấn từ trung học cơ sở (THCS) trở lên có kiến thức đúng RTBXP cao hơn 1,4 lần so với bà mẹ có học vấn tiểu học và mù chữ (OR=1,4,p0,05). Bảng 3.12. iên quan đơn biến giữa các yếu tố dân số học và thực hành rửa tay bằng xà phòng các bà mẹ người Mông. Không OR Yếu tố n p rửa tay 95%CI Nhóm Từ 35 trở xuống 205 283 1,2 0,64 tuổi Trên 35 36 52 (0,6-2,3) Trình độ Dưới TTCS 121 101 2,3
  17. 14 Kết quả bảng 3.13 cho biết chưa thấy mối liên quan thực hành RTBXP của các bà mẹ Mông với kiến thức RTBXP: Thực hành RTBXP của các bà mẹ sống trong các hộ có nguồn nước dưới 5m không khác với các bà mẹ sống trong hộ nguồn nước trên trên 5m (OR=0,75; p>0,05), bà mẹ trong các hộ có xà phòng thực hành RTBXP cao hơn 1,6 lần so với các bà mẹ trong các hộ không có xà phòng nhưng chưa thấy mối liên quan (OR=1,6; p>0,05). 3.3. Hiệu quả hoạt động truyền thông, GDSK 3.3.1. Các hoạt động can thiệp cộng đồng Tập huấn cho cán bộ và truyên truyền viên của các bản Đã tiến hành 4 lớp tập huấn cho cán bộ và tuyên truyền viên, cụ thể tại trung tâm y tế huyện tổ chức 2 lớp cho cán bộ điều tra của của Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) huyện, 2 lớp về kỹ năng điều tra, kỹ năng truyền thông trực tiếp cho cán bộ y tế 3 xã và tuyên truyền viên của các bản can thiệp. Tiến hành 96 buổi thảo luận nhóm chủ đề rửa tay bằng xà phòng tại 12 bản của 3 xã can thiệp. Nghiên cứu sinh cùng với nhóm nghiên cứu đã tham gia trực tiếp các buổi thảo luận nhóm, m i bản tiến hành ít nhất 2 buổi trong thời gian can thiệp. Hiệ ả h t độn tr y n th n v rử t y bằn xà phòn t i x n thiệp 3.3.2.1 Sự thay đổi nguồn thông tin người d n tiếp c n. Nguồn thông tin về RTBXP đến với các bà mẹ sau hơn 1 năm cho biết các bà mẹ Mông ở huyện Vân Hồ là 95,4% cao hơn ở huyện Mai Sơn (44%). Loại hình kênh truyền thông chủ yếu đến với các bà mẹ ở Vân Hồ qua thông tin đại chúng (tivi, loa truyền thanh), qua cán bộ y tế và hội họp cao hơn ở huyện Mai Sơn lần lượt là 95,4/39,8; 94,3/39,1; 79,1/7,9. 3.3.2.2. Kết quả đ u ra các hoạt động can thiệp. Sau một năm tiến hành các hoạt động TTGDSK tại 3 xã can thiệp của huyện Vân Hồ, các chỉ số đều tăng lên: 95,4% các bà mẹ nhận được thông tin RTBXP từ các kênh truyền thông, Thông tin RTBXP các bà mẹ nhận được qua tivi, truyền thanh tăng từ 29,9% lên 93,5%, sau can thiệp tỉ lệ thông tin do cán bộ y tế tăng từ 37% lên 94,3% và từ hội họp, thảo luận nhóm từ 3,5% lên 79,1% và chỉ số hiệu quả của 3 loại kênh thông tin lần lượt là 212,6/154,8/2132. 3.3.3. iệu quả can thiệp của các hoạt động truyền thông. 3.3.3.1. iệu quả tăng tỉ lệ nguồn thông tin các bà mẹ được tiếp c n.
  18. 15 Bảng 3.2 . iệu quả can thiệp của các kênh TTGDSK CSHQ Nguồn thông tin HQCT p Can thiệp Nhóm chứng Biết thông tin 103,5 3,5 100
  19. 16 Bảng 3.25 cho biết khác nhau về sự thay đổi kiến thức RTBXP giữa hai nhóm can thiệp và chứng, CSHQ ở các bà mẹ của nhóm can thiệp tăng 38,1% còn nhóm chứng chỉ tăng 0,7% với HQCT=37,4 (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2