i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong BCTC của doanh nghiệp sản xuất, HTK thường là một khoản mục<br />
quan trọng, các nghiệp vụ kinh tế, cách thức hạch toán kế toán, quá trình kiểm<br />
kê… về HTK rất phong phú và phức tạp. Những đặc điểm này có thể gây ra<br />
nhiều khó khăn trong quản lý đặc biệt là quản lý tài chính và kế toán. Hơn nữa,<br />
HTK có thể trở thành đối tượng để các nhà quản trị điều chỉnh theo hướng có lợi<br />
cho bản thân doanh nghiệp dẫn đến sự sai lệch của các thông tin được trình bày<br />
trên BCTC. Các sai lệch đó có thể ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu quan trọng trên<br />
bảng cân đối kế toán cũng như các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, từ<br />
đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Bởi vậy kiểm toán HTK là một trong những công việc phức tạp, tốn nhiều thời<br />
gian nhưng rất quan trọng tronHSg kiểm toán BCTC.<br />
Với những lý do trên, hoàn thiện kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC<br />
là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng kiểm<br />
toán độc lập. Do đó, Tác giả đã chọn Đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán hàng tồn<br />
kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập Việt<br />
Nam thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất” cho Luận văn Thạc sĩ Kinh<br />
tế của mình.<br />
Để thực hiện Đề tài nghiên cứu, ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn<br />
tập trung vào 3 nội dung cơ bản chia thành 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán<br />
báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất;<br />
Chương 2: Thực trạng kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo<br />
tài chính do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực<br />
hiện tại các doanh nghiệp sản xuất;<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho<br />
trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc<br />
lập Việt Nam thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất.<br />
<br />
ii<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO<br />
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI<br />
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO<br />
TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
<br />
1.1.1. Bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của hàng tồn kho trong doanh<br />
nghiệp sản xuất có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính<br />
1.1.1.1. Bản chất của hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất<br />
HTK có rất nhiều loại và tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà<br />
HTK của doanh nghiệp tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Đối với các<br />
doanh nghiệp sản xuất, HTK thường bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng<br />
cụ phục vụ cho quá trình sản xuất, sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành…<br />
1.1.1.2. Đặc điểm của hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất<br />
Thứ nhất: HTK thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và đóng<br />
vai trò hết sức quan trọng trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất, mỗi loại<br />
HTK có đặc tính và công dụng khác nhau;<br />
Thứ hai: Số lượng và chủng loại HTK rất phong phú, số lượng nghiệp vụ<br />
phát sinh trong kỳ rất nhiều, nhiều nghiệp vụ phát sinh với qui mô lớn và liên<br />
quan đến nhiều loại chứng từ. Do đó, quá trình quản lý và ghi chép HTK trở<br />
nên rất phức tạp;<br />
Thứ ba: HTK trong doanh nghiệp được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa<br />
điểm khác nhau, thậm chí có thể phân tán ở nhiều bộ phận và do nhiều người<br />
ở những bộ phận khác nhau quản lý. Do vậy, vấn đề kiểm soát vật chất, xác<br />
định chất lượng, tình trạng và giá trị HTK thường gặp nhiều khó khăn và phức<br />
tạp, sai phạm thường dễ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra cả những gian lận từ<br />
phía các nhà quản lý.<br />
Thứ tư: Trong kế toán, có nhiều phương pháp hạch toán HTK. Mỗi<br />
phương pháp hạch toán sẽ đem lại những kết quả khác nhau về giá trị HTK,<br />
giá vốn hàng bán, lợi nhuận của doanh nghiệp…;<br />
<br />
iii<br />
Thứ năm: HTK có khả năng bị giảm giá so với giá trị sổ sách rất nhiều do<br />
hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình nên dễ bị mất giá, hư hỏng hay lỗi thời…<br />
1.1.1.3. Ý nghĩa của hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
Chất lượng của công tác kế toán HTK có ảnh hưởng trực tiếp tới chất<br />
lượng quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đáp<br />
ứng yêu cầu quản lý HTK về mặt số lượng, chủng loại, chi tiết theo từng địa<br />
điểm, thời gian, không gian nhất định của kế toán HTK sẽ giúp cho việc quản<br />
lý tài sản của doanh nghiệp được chặt chẽ.<br />
1.1.2. Kiểm soát hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất với kiểm toán<br />
hàng tồn kho<br />
1.1.2.1. Các chức năng chính của chu trình hàng tồn kho<br />
Các chức năng chủ yếu trong chu trình HTK bao gồm: chức năng mua<br />
hàng, nhận hàng, lưu kho, sản xuất và vận chuyển hàng đi tiêu thụ. Việc nắm<br />
bắt được các chức năng của chu trình HTK và công tác kế toán có liên quan là<br />
hết sức quan trọng để có thể thực hiện tốt kiểm toán HTK.<br />
1.1.2.2. Kế toán chi tiết hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất<br />
Khi hạch toán chi tiết HTK, doanh nghiệp thường sử dụng một trong ba<br />
phương pháp (phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ số dư, phương<br />
pháp sổ đối chiếu luân chuyển). Mỗi phương pháp có những nét đặc thù riêng<br />
và phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp sản xuất.<br />
1.1.2.3. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất<br />
HTK là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, các nghiệp vụ nhập - xuất<br />
kho xảy ra liên tục. Tùy thuộc vào đặc điểm của HTK của mình mà doanh<br />
nghiệp đó có các phương thức kiểm kê khác nhau. Có doanh nghiệp thực hiện<br />
kiểm kê theo từng lần nhập, xuất kho nhưng có những doanh nghiệp chỉ tiến<br />
hành kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳ. Tương ứng với hai phương thức<br />
kiểm kê trên, trong kế toán HTK có hai phương pháp hạch toán kế toán tổng<br />
hợp là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.<br />
Ngoài ra, kế toán dự phòng giảm giá HTK cũng đóng vai trò quan trọng trong<br />
quá trình thực hiện kế toán tổng hợp HTK.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.1.3. Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất<br />
Đơn vị có thể sử dụng một trong năm hình thức sau để phản ánh các<br />
thông tin kế toán về HTK: Hình thức kế toán Nhật ký chung; Hình thức kế<br />
toán Nhật ký - Chứng từ; Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế<br />
toán Nhật ký - Sổ cái; Hình thức kế toán trên máy tính.<br />
1.2. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO<br />
TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
<br />
1.2.1. Chuẩn bị kiểm toán hàng tồn kho<br />
1.2.1.1. Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán<br />
Thứ nhất: Xác định mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho<br />
Để có thể khẳng định được tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của HTK,<br />
KTV đã xây dựng một hệ thống mục tiêu kiểm toán với hai phần tách biệt bao<br />
gồm: mục tiêu kiểm toán đối với nghiệp vụ HTK và mục tiêu kiểm toán đối<br />
với số dư HTK về tính hiệu lực, về tính đầy đủ, về tính giá, về tính chính xác<br />
cơ học, về quyền và nghĩa vụ, về phân loại và trình bày.<br />
Thứ hai: Xác định phạm vi kiểm toán hàng tồn kho<br />
HTK của đơn vị gồm nhiều loại, chúng được lưu trữ và sử dụng ở những<br />
địa điểm khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán, KTV phải xác định<br />
được sự giới hạn về thời gian và không gian để có thể kiểm soát được toàn bộ<br />
HTK của các doanh nghiệp trong quá trình kiểm toán.<br />
1.2.1.2. Thu thập thông tin ban đầu về hàng tồn kho<br />
Thu thập những thông tin ban đầu về HTK cung cấp cho KTV sự nhìn<br />
nhận khái quát nhất để có những chuẩn bị tích cực cho công tác kiểm toán.<br />
1.2.1.3. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ<br />
KTV tiến hành thực hiện hai phần công việc: trước hết, để có được sự<br />
biến động của HTK, KTV sử dụng kỹ thuật so sánh số dư của từng chỉ tiêu<br />
thuộc HTK kỳ này so với kỳ trước. Ngoài ra, KTV còn tiến hành so sánh tổng<br />
giá vốn hàng bán thực tế kỳ này với các kỳ trước để có thể nhận thấy sự biến<br />
động của giá vốn hàng bán; sau đó, KTV so sánh tỷ lệ tương quan của các chỉ<br />
<br />
v<br />
tiêu và các khoản mục khác nhau liên quan đến HTK trên BCTC; so sánh tỷ trọng<br />
trị giá HTK trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của kỳ này với các kỳ trước.<br />
1.2.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và mức rủi ro tiềm tàng đối với các khoản<br />
mục hàng tồn kho<br />
Đánh giá tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được tiến<br />
hành theo hai bước: ước lượng ban đầu về mức trọng yếu (căn cứ vào các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến tính trọng yếu để đưa ra ước tính ban đầu về mức<br />
trọng yếu đối với toàn bộ BCTC) và phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng<br />
yếu cho HTK.<br />
Mức rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư và các nghiệp vụ về HTK<br />
phụ thuộc vào các yếu tố: bản chất kinh doanh của khách hàng, kết quả các lần<br />
kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, số lượng nghiệp<br />
vụ nhập, xuất HTK quá lớn, các ước tính kế toán (dự phòng giảm giá HTK),<br />
quy mô của các số dư tài khoản…<br />
1.2.1.5. Tìm hiểu sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát<br />
KTV dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết trước đây của mình về HTK<br />
của đơn vị (nếu đây là cuộc kiểm toán hàng năm); Phỏng vấn nhà quản lý,<br />
nhân viên giám sát HTK và các nhân viên khác có liên quan của khách hàng;<br />
Xem xét các tài liệu, thông tin về thủ tục và chế độ của đơn vị đối với HTK và<br />
sự vận dụng các thủ tục này thông qua quá trình kiểm tra chứng từ và sổ sách<br />
đã hoàn tất; Quan sát các hoạt động của khách hàng để bổ sung thêm hiểu biết<br />
về quá trình áp dụng các thủ tục kiểm soát đối với HTK.<br />
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát có thể được thực hiện qua các bước<br />
cơ bản sau: nhận diện các mục tiêu kiểm soát nội bộ cụ thể đối với các nghiệp<br />
vụ HTK; các quá trình kiểm soát đặc thù của khách hàng đối với HTK; sự<br />
vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng đối với HTK và đánh giá<br />
những nhược điểm này của HTKSNB trong việc làm tăng khả năng xảy ra các<br />
sai phạm; đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với HTK.<br />
1.2.1.6. Thiết kế chương trình kiểm toán hàng tồn kho<br />
Việc thiết kế chương trình kiểm toán phải dựa trên những hiểu biết về<br />
<br />