PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng đối với các doanh<br />
nghiệp nói chung và Tổng công ty Viễn thông Quân đội nói riêng. Đó là lý<br />
do tôi chọn đề tại “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc tăng<br />
cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel”.<br />
Luận văn ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo; danh<br />
mục chữ viết tắt; danh mục các bảng, biểu, sơ đồ và các phụ lục kèm theo thì<br />
được chia làm ba chương với những nội dung cơ bản sau:<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG<br />
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN<br />
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp<br />
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình<br />
thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng<br />
các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp<br />
và góp phần tích luỹ vốn.<br />
1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường<br />
quản lý tài chính của doanh nghiệp<br />
Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp,<br />
người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh<br />
cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Phân<br />
tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khám phá hoạt động tài chính đã<br />
được thể hiện bằng con số, là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so<br />
sánh tài liệu về tài chính hiện hành với quá khứ.<br />
1.1.3. Yêu cầu quản lý tài chính trong các doanh nghiệp<br />
Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng<br />
tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và<br />
<br />
lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố<br />
định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông.<br />
1.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH<br />
NGHIỆP Ở VIỆT NAM<br />
1.2.1. Những vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính<br />
1.2.1.1. Khái niệm<br />
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,<br />
các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả<br />
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là<br />
phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh<br />
nghiệp cho những người quan tâm.<br />
1.2.1.2. Vai trò của báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Là nguồn thông tin quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và là<br />
nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những đối tượng bên ngoài doanh<br />
nghiệp.<br />
Cung cấp thông tin về thực trạng tài chính doanh nghiệp giúp cho việc<br />
kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn<br />
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
1.2.1.3. Mục đích của báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình<br />
biến động về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.<br />
- Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu<br />
1.2.2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp<br />
- Nguyên tắc “Hoạt động liên tục”:<br />
- Nguyên tắc “Cơ sở kế toán dồn tích”<br />
- Nguyên tắc “Nhất quán"<br />
- Nguyên tắc “Trọng yếu”<br />
- Nguyên tắc “Bù trừ”<br />
- Nguyên tắc “So sánh”<br />
1.2.3. Hệ thống báo cáo tài chính<br />
Theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC, hệ thống báo cáo tài chính nếu<br />
<br />
xét về niên độ lập bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính tài<br />
chính giữa niên độ.<br />
Báo cáo tài chính năm: gồm 4 mẫu biểu báo cáo:<br />
- Bảng cân đối kế toán<br />
Mẫu số B01 - DN<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh<br />
Mẫu số B02 - DN<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ<br />
Mẫu số B03 - DN<br />
- Thuyết minh báo cáo tài chính<br />
Mẫu số B09 - DN<br />
Báo cáo tài chính giữa niên độ: gồm báo cáo tài chính giữa niên<br />
độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược:<br />
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm:<br />
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ), mẫu số B01a - DN<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ),<br />
mẫu số B02a-DN<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ), mẫu B03aDN<br />
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc, mẫu số B09a-DN<br />
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược gồm:<br />
- Bảng cân đối kế toán (dạng tóm lược), mẫu số B01b-DN<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược),<br />
mẫu số B02b-DN<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược), mẫu B03bDN<br />
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc, mẫu số B09b-DN<br />
1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN)<br />
1.2.3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán<br />
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một<br />
cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất<br />
định, theo hai cách phân loại là kết cấu nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình<br />
thành vốn kinh doanh.<br />
1.2.3.1.2. Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán<br />
Khi lập bảng cân đối kế toán, nguồn số liệu được lấy từ:<br />
- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước<br />
<br />
- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản<br />
có số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của<br />
doanh nghiệp.<br />
1.2.3.1.3. Kết cấu của Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)<br />
Tài sản được chia thành hai mục là: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn<br />
Nguồn vốn được chia thành hai mục: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở<br />
hữu<br />
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn<br />
1.2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN)<br />
1.2.3.2.1. Khái niệm và ý nghĩa<br />
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một báo cáo tài chính kế<br />
toán tổng hợp phản ánh tổng quát doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh<br />
trong một kỳ kế toán.<br />
1.2.3.2.2. Nguồn số liệu để lập BCKQKD<br />
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập dựa<br />
trên nguồn số liệu sau:<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước<br />
- Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9<br />
1.2.3.2.3. Nguyên tắc lập BCKQKD<br />
Việc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân<br />
thủ 6 nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài<br />
chính là: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp,<br />
bù trừ, có thể so sánh.<br />
1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc<br />
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh<br />
nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người<br />
sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc<br />
sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động SXKD của doanh<br />
nghiệp.<br />
1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)<br />
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính<br />
tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin<br />
<br />
về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh<br />
nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong<br />
các báo cáo tài chính khác.<br />
1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẰM<br />
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP<br />
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính kế toán là một hệ thống các<br />
công cụ, biện pháp, các kỹ thuật và cách thức nhằm tiếp cận, nghiên cứu các<br />
hiện tượng và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền chuyển<br />
dịch và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm<br />
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất<br />
định.<br />
1.3.1. Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ<br />
biến trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến<br />
động và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.<br />
1.3.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích: Việc chi tiết chỉ tiêu phân<br />
tích theo các khía cạnh khác nhau giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh<br />
được chính xác hơn.<br />
1.3.3. Phương pháp loại trừ: Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác<br />
định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu<br />
phân tích. Theo phương pháp này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân<br />
tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.<br />
1.3.4. Phương pháp liên hệ cân đối: Mọi chỉ tiêu tài chính đều có mối liên<br />
hệ với nhau giữa các mặt, các bộ phận… Để lượng hoá các mối liên hệ đó,<br />
ngoài các phương pháp đã nêu trên, trong phân tích báo cáo tài chính còn sử<br />
dụng phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như: liên hệ cân đối,<br />
liên hệ trực tuyến và liên hệ phi tuyến.<br />
1.3.5. Phương pháp hồi quy tương quan: Phương pháp tương quan là quan<br />
sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức<br />
nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là một phương pháp<br />
xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức<br />
nguyên nhân. Bởi vậy, hai phương pháp này có liên quan chặt chẽ với nhau<br />
và có thể tắt là phương pháp hồi quy tương quan.<br />
1.3.6. Phương pháp Dupont: Phương pháp Dupont nhằm đánh giá sự tác<br />
<br />