Tóm tắt luận văn<br />
Bản luận văn với tên gọi " Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Chính<br />
sách xã hội Việt Nam " do tác giả là Hoàng Thị Chương, học viên cao học<br />
kinh tế khóa 13, trường Đại học kinh tế quốc dân, hiện đang công tác tại Ngân<br />
hàng Chính sách xã hội Việt Nam thực hiện.<br />
Mục đích của luận văn là:<br />
- Làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng chính sách, các biện pháp<br />
phòng ngừa, hạn chế, xử lý rủi ro tín dụng nói chung và cho vay hộ nghèo,<br />
cho vay đối tượng chính sách nói riêng.<br />
- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần ngăn ngừa, hạn chế và xử lý<br />
rủi ro tín dụng có hiệu quả ở NHCSXH.<br />
Phạm vi chuyên đề tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, xử lý<br />
rủi ro tín dụng tại NHCSXH từ năm 2003 đến năm 2006.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên<br />
đề gồm những nội dung chính sau:<br />
<br />
Phần 1. Phần mở đầu nêu rõ mục đích của đề tài<br />
Phần 2. Các nội dung chính gồm 3 chương như sau:<br />
Chương 1: Những lý luận về rủi ro tín dụng và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng<br />
Ngân hàng chính sách. Rủi ro trong cho vay hộ nghèo, người nghèo, vùng nghèo, cho vay<br />
chính sách.<br />
<br />
Xuất phát từ việc đưa ra khái niệm về cho vay chính sách và ngân hàng<br />
chính sách, tác giả đưa ra khái niệm rủi ro, các biện pháp hạn chế rủi ro, kinh<br />
nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro mà NHCSXH Việt Nam có thể học tập:<br />
1.Khái niệm Ngân hàng chính sách.<br />
<br />
i<br />
<br />
- Các khoản tín dụng chính sách là các khoản cho vay chỉ định để hỗ<br />
trợ các chính sách kinh tế và ngành công nghiệp của Chính phủ, là việc cho<br />
vay phi thương mại đối với các hoạt động bán tài chính mà không đáp ứng<br />
các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác động xã hội và chính trị quan trọng<br />
trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.<br />
- Các Ngân hàng được thiết lập để chuyên thực hiện tín dụng chính<br />
sách của Chính phủ được gọi là loại hình Ngân hàng Chính sách. Ngân hàng<br />
Chính sách phục vụ các chính sách phát triển còn gọi là Ngân hàng phát triển,<br />
Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách xã hội còn gọi là Ngân hàng<br />
chính sách xã hội.<br />
- NHCSXH có thể được coi là một loại hình Ngân hàng tài chính vi mô<br />
chính thức, thuộc sở hữu Nhà nước thực hiện vai trò trung gian hay là kênh<br />
chuyển tải vốn cho vay của Chính phủ đến đối tượng thụ hưởng nhằm thực<br />
hiện nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế, chính trị của Chính phủ.<br />
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện một số hoạt động của NHTM<br />
tuy nhiên trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng, các hoạt động khác như huy<br />
động vốn (khai thác nguồn vốn để cho vay, các dịch vụ thanh toán, chuyển<br />
tiền), là thứ yếu và không đầy đủ như của NHTM .<br />
Đặc điểm của NHCS cũng khác so với các NHTM như:<br />
+ NHTM lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu trong khi NHCS hoạt<br />
động không có thể không vì mục tiêu lợi nhuận.<br />
+ NHTM có thể cho vay mọi đối tượng có đủ điều kiện vay vốn trong<br />
khi NHCS chỉ cho vay một số đối tượng nhất định.<br />
+ Các NHTM hiện có đủ các nghiệp vụ: tín dụng đầu tư, chứng khoán,<br />
thanh toán, thanh toán quốc tế, thị trường mở, thị trường liên ngân hàng,<br />
ngoại hối…trong khi NHCS thực hiện các nghiệp vụ đó có thể không đầy đủ.<br />
+ Lãi suất cho vay của NHTM theo lãi suất thị trường, lãi suất cho vay<br />
của NHCS theo quy định của Chính phủ nước đó có thể là lãi suất thị trường<br />
hoặc thấp hơn lãi suất thị trường.<br />
ii<br />
<br />
+ Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thẩm định dự án,<br />
các thủ tục và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay<br />
vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích lập và xử<br />
lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ của NHCS có những khác biệt so với các<br />
quy định của Ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào chính sách can thiệp của<br />
Chính phủ.<br />
2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng chính sách.<br />
- Về khái niệm rủi ro tín dụng: Trên cơ sở các khái niệm rủi ro tín<br />
dụng từ nhiều nguồn tài liệu, hệ thống tài chính ngân hàng khác nhau như: tài<br />
liệu “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – lý thuyết và thực tế”, các quan điểm về<br />
rủi ro và rủi ro tín dụng, khái của Ngân hàng Nhà nước... khái niệm rủi ro tín<br />
dụng có bản chất chung và có thể hiểu theo khái niệm:<br />
Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả<br />
đúng hạn hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Nói cách khác, rủi<br />
ro tín dụng là rủi ro mà bên cho vay trong một giao dịch không thực hiện<br />
được theo thời hạn và điều kiện của hợp đồng làm cho người cho vay phải<br />
gánh chịu tổn thất tài chính.<br />
- Tác động của rủi ro tín dụng: Tác động của rủi ro tín dụng là không<br />
nhỏ trong hoạt động ngân hàng, không những thế hậu quả của nó còn ảnh<br />
hưởng đến nền tài chính, tiền tệ quốc gia. Đối với NHCS, do đặc thù riêng<br />
của nó. Rủi ro tín dụng có thể gây ra những tác động sau đây:<br />
*Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng:<br />
Khi NHCS có mức độ rủi ro cao thì mất uy tín trên thị trường. Nếu<br />
NHCS muốn huy động vốn (được Chính phủ bù lỗ) cũng rất khó.<br />
Khi NHCS cho vay phần lớn là đối tượng không phải thế chấp tài sản,<br />
không ràng buộc chặt chẽ về đảm bảo tiền vay bằng vật chất nếu chất lượng<br />
tín dụng kém, nợ quá hạn và mức độ rủi ro cao khi thì có thể dẫn đến phản<br />
ứng dây chuyền tiêu cực của khách hàng vay vốn.<br />
<br />
iii<br />
<br />
*Rủi ro tín dụng dẫn đến giảm nguồn thu cho NHCS: dẫn đến không<br />
có khả năng chi trả các chi phí quản lý, thất thoát vốn của Nhà nước, tăng<br />
thêm gánh nặng cho ngân sách, giảm sự nhiệt tình, năng lực làm việc của cán<br />
bộ.<br />
* Rủi ro tín dụng của NHCS có thể ảnh hưởng đến uy tín và khả<br />
năng thanh toán nợ nước ngoài của Chính phủ:<br />
Những chương trình tín dụng chính sách có nguồn vốn vay nước ngoài<br />
(phần lớn là vốn ODA) với mức vay lớn nếu để xảy ra rủi ro, thất thoát vốn<br />
cũng làm giảm uy tín của Chính phủ và hệ thống tài chính quốc gia, môi<br />
trường đầu tư.<br />
* Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống tín dụng<br />
NHCS:<br />
Đối với NHCS, 100% tín dụng chính sách thì nếu rủi ro tín dụng xảy ra<br />
ảnh hưởng tới cả hệ thống vì hoạt động tín dụng là chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn<br />
danh mục đầu tư. Do đó rủi ro xảy ra sẽ có thể làm suy yếu và có thể dẫn đến<br />
đổ vỡ hệ thống tín dụng của NHCS.<br />
- Về nguyên nhân của rủi ro tín dụng NHCS:<br />
Những nguyên nhân bất khả kháng: Trong đó là nguyên nhân do môi<br />
trường tự nhiên và những thay đổi trong chính sách của Chính phủ. Đây là<br />
nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro đối với hệ thống Ngân hàng nói chung,<br />
với NHCS do đối tượng là hộ nghèo, hộ gia đình đối tượng chính sách, doanh<br />
nghiệp ở vùng kinh tế khó khăn thuộc đối tượng dễ bị tác động, dễ bị tổn<br />
thương nhất, và chịu hậu quả cũng nhiều nhất. Có thể nói nguyên nhân bất<br />
khả kháng gây ra những tổn thất nặng nề và thiệt hại tương đối lớn cho<br />
NHCS.<br />
Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay: Trong đó có phân loại<br />
người vay là doanh nghiệp và người vay là cá nhân. Những sai phạm và vi<br />
phạm của người vay trong sản xuất kinh doanh, trong sử dụng vốn vay dẫn<br />
iv<br />
<br />
đến rủi ro là gì. Việc phân loại này để thực hiện phân loại các biện pháp hạn<br />
chế thích hợp ở các phần sau.<br />
Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Nội dung này chủ yếu nêu những<br />
nguyên nhân rủi ro thông thường là qui trình tín dụng chưa hợp lý trong các<br />
khâu từ khi thẩm định cho đến khi phê duyệt, theo dõi món vay, thu hồi<br />
nợ...Bất kỳ một sự không hợp lý trong các khâu này đều có thể dẫn đến không<br />
thu hồi nợ và rủi ro xảy ra. Một nguyên nhân thuộc về ngân hàng là cán bộ.<br />
Hệ thống NHCS cho vay với những ưu đãi về nhiều mặt. Vì vậy có thể khách<br />
hàng vì mục đích có được khoản vay ưu đãi nhưng không đảm bảo tiêu chí<br />
vẫn lợi dụng thông qua sự tiếp tay của cán bộ tín dụng. Đó chính là sự thiếu<br />
minh bạch, đạo đức của cán bộ có thể gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động<br />
tín dụng của NHCS.<br />
3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của NHCS:<br />
Xuất phát từ quan điểm đổi mới trong cho vay chính sách và hoạt động<br />
tín dụng của NHCS, nội dung về các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, trên<br />
cơ sở các biện pháp theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất trong cho vay chính<br />
sách, các dịch vụ tài chính vi mô đó là:<br />
- Phân loại và đánh giá khách hàng:<br />
NHCS cho vay theo đối tượng là chỉ định, tuy nhiên cũng cần phải<br />
phân loại khách hàng theo những tiêu chí về khả năng hấp thụ vốn vay để<br />
đảm bảo hiệu quả cho chính họ. Quan điểm cũ về cho vay chính sách trước<br />
đây là Chính phủ phê duyệt danh sách, ngân hàng giải ngân luôn đem lại hậu<br />
quả là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cao, hầu như không có khả năng thu hồi.<br />
Các nước XHCN và một số nước đang phát triển trước đây đều đã trải qua<br />
những tổn thất do cơ chế. Chính sách đổi mới hiện nay khi cho vay chính sách<br />
là Chính phủ xác định giới hạn khách hàng mục tiêu và Ngân hàng cho vay<br />
trên cơ sở thẩm định trong phạm vi giới hạn mục tiêu đó.<br />
<br />
v<br />
<br />