i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sau gần 20 năm ra đời và hoạt động các NHTMCP VN đã khẳng định<br />
được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần<br />
tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của các<br />
NHTMCP VN vẫn còn nhiều hạn chế về về năng lực hoạt động (huy động và<br />
cho vay, cung ứng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng …) nên<br />
sức cạnh tranh yếu, thị phần hoạt động nhỏ, khó có khả năng phân tán và<br />
chống đỡ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, do đó dễ bị tổn thương, có thể<br />
gây đổ vỡ không chỉ riêng bản thân mỗi NHTMCP VN mà còn tạo tác động<br />
xấu có tính dây chuyền tới toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy,<br />
đòi hỏi các NHTMCP VN phải nâng cao năng lực hoạt động để có thể tồn tại,<br />
phát triển và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường Việt<br />
Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nâng cao<br />
năng lực hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” với<br />
mong muốn đưa ra một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp<br />
phần giải quyết vấn đề đang được quan tâm nêu trên.<br />
2. Kết cấu của luận văn<br />
Luận văn được xây dựng gồm 03 chương:<br />
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về năng lực hoạt động của Ngân hàng<br />
thương mại<br />
Chương 2. Thực trạng năng lực hoạt động của các Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần Việt Nam<br />
Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Việt Nam<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chƣơng 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC<br />
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Một số vấn đề về ngân hàng thƣơng mại<br />
Trong mục này luận văn đã trình bày khái niệm về NHTM, NHTMCP<br />
và các hoạt động cơ bản của NHTM, gồm:<br />
- NHTM là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ<br />
tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và<br />
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một doanh nghiệp nào<br />
trong nền kinh tế. NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần,<br />
thuộc sở hữu cổ đông, vốn chủ sở hữu được hình thành do sự góp vốn của<br />
các cổ đông gọi là NHTMCP.<br />
- Các hoạt động cơ bản của NHTM, gồm: (1) Hoạt động huy động vốn;<br />
(2) Hoạt động tín dụng và đầu tư; (3) Hoạt động thanh toán; (4) Các hoạt<br />
động được phép khác.<br />
1.2 Năng lực hoạt động của NHTM<br />
Để có cơ sở xem xét, đánh gia năng lực hoạt động của các NHTM,<br />
luận văn đã xem xét khái niệm năng lực và khái niệm năng lực hoạt động của<br />
NHTM; đồng thời trình bày các yếu tố và tiêu chí phản ánh năng lực hoạt<br />
động của NHTM, gồm:<br />
- Khả năng huy động vốn;<br />
- Khả năng cấp tín dụng và đầu tư,<br />
- Khả năng cung ứng các dịch vụ thanh toá;,<br />
- Khả năng đa dạng hóa và liên kết trong việc cung các sản phẩm dịch<br />
vụ ngân hàng và các dịch vụ khác có liên quan hoạt động ngân hàng;<br />
- Khả năng quản lý hoạt động ngân hàng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
- Khả năng sinh lời;<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực hoạt động ngân hàng<br />
Tại mục này, luận văn đã trình bày các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới<br />
năng lực hoạt động của NHTM, gồm:<br />
Nhóm nhân tố chủ quan, gồm:<br />
- Vốn chủ sở hữu của ngân hàng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh<br />
của ngân hàng trên các mặt: (1) Khả năng mở rộng tín dụng và dịch vụ; (2)<br />
Khả năng huy động vốn; (3) Khả năng đầu tư tài chính; (4) Trang bị công<br />
nghệ; (5) Xử lý tổn thất và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.<br />
- Công nghệ tin học và công nghệ quản trị, kiểm soát, điều hành<br />
Công nghệ tin học là cơ sở để ngân hàng: (1) Tăng khả năng lưu trữ,<br />
đẩy nhanh tốc độ xử lý các dữ liệu; (2) Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và<br />
liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ; (3) Thiết lập hệ thống giao dịch trực<br />
tuyến, xóa bỏ giới hạn địa giới hành chính và thời gian trong hoạt động ngân<br />
hàng; (4) Thiết lập hệ thống thông tin quản lý trực tuyến phục vụ hữu hiệu<br />
cho công tác quản lý điều hành, kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng.<br />
Công nghệ quản trị, kiểm soát, điều hành giúp ngân hàng nâng cao<br />
năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh thông qua: (1) Nâng cao tính khả thi<br />
trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh ngân hàng;<br />
(2) Quản trị, kiểm soát, điều hành theo mô hình tập trung; (3) Thiết lập sự<br />
gắn bó chặt chẽ giữa phát triển hoạt động ngân hàng với quản lý, kiểm soát<br />
rủi ro nhằm xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro.<br />
- Chất lượng nguồn nhân lực và chính sách đào tạo, sử dụng nhân<br />
lực hợp lý là nhân tố quyết định tới chất lượng và tính khả thi của việc xây<br />
dựng và thực hiện chiến lược hoạt động kinh doanh cũng như chính sách quản<br />
lý, kiểm soát rủi ro của ngân hàng; ảnh hướng rất lớn tới chất lượng sản phẩm<br />
dịch vụ ngân hàng và chất lượng công tác quản lý, kiểm soát rủi ro; giữ được<br />
<br />
iv<br />
<br />
cán bộ có trình độ, năng lực tận tâm phục vụ cho sự nghiệp ngân hàng, đồng<br />
thời xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, thu hút những người có<br />
trình độ cao đến với ngân hàng.<br />
Nhóm nhân tố khách quan, gồm:<br />
- Môi trường hoạt động (Môi trường chính trị, kinh tế trong nước và<br />
quốc tế, chính sách kinh tế và quy định pháp luật của Nhà nước). Chính trị ổn<br />
định và nền kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi cho hoạt động ngân<br />
hàng và ngược lại. Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chính<br />
sách kinh tế của Nhà nước. Ngoài ra, các quy định của pháp luật được thiết<br />
lập đầy đủ, đồng bộ, giảm thiểu thủ tục hành chính và cơ chế xin - cho sẽ tạo<br />
môi trường pháp lý minh bạch giúp cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân<br />
nói chung và ngân hàng nói riêng thuận lợi và an toàn<br />
- Sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ trong phạm vi<br />
dịch vụ ngân hàng truyền thống hoặc đơn thuần về giá (lãi suất) mà phụ thuộc<br />
chủ yếu ở chất lượng và sự đa dạng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ do<br />
ngân hàng cung cấp. Để tồn tại phát triển, đòi hỏi các NHTM phải nâng cao<br />
năng lực hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu<br />
ngày càng cao của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
- Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo cơ hội để các ngân<br />
hàng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, mở rộng khả năng cung cấp<br />
dịch vụ ngân hàng về phạm vi, không gian và thời gian, giúp ngân hàng có thể<br />
phát triển các sản phẩm mới, đang dạng hoá và liên kết trong việc cung ứng<br />
sản phẩm dịch vụ, bán chép sản phẩm; đồng thời, cho phép thiết lập hệ thống<br />
thông tin quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và tăng cường khả năng<br />
kiểm soát, xử lý rủi ro.<br />
<br />
v<br />
<br />
Chƣơng 2<br />
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC<br />
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM<br />
2.1. Thực trạng năng lực hoạt động của các NHTMCP VN<br />
Trong mục này, luận văn đã trình bày và nhận xét về thực trạng năng<br />
lực hoạt động của các NHTMCP VN; trong đó có một số vấn đề nổi bật:<br />
- Về khả năng huy động vốn:<br />
Các NHTMCP VN có tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân hằng<br />
năm cao hơn khá nhiều so hệ thống TCTD, đây là cơ sở để các NHTMCP VN<br />
mở rộng hoạt động cho vay và phát triển các hoạt động khác của ngân hàng.<br />
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư chủ yếu có thời hạn ngắn<br />
nên hạn chế khả năng cho vay trung, dài hạn và chứa đựng nhiều rủi ro khi sử<br />
dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Ngoài ra, việc các NHTMCP<br />
VN sử dụng hình thức gửi tiền và nhận tiền gửi với nhau với số lượng lớn có<br />
khả năng làm sai lệch trong việc đánh giá khả năng đáp ứng an toàn trong<br />
hoạt động ngân hàng.<br />
- Khả năng cho vay và đầu tƣ:<br />
Tăng trưởng cho vay hằng năm của các NHTMCP VN luôn cao hơn<br />
mức tăng trưởng chung của hệ thống TCTD và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm<br />
đáng kể. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu của các<br />
NHTMCP VN là gia tăng dư nợ cho vay với mức tăng trưởng cho vay hằng<br />
năm rất cao. Mặt khác, xét về số tuyệt đối thì nợ xấu của các NHTMCP VN<br />
vẫn gia tăng với mức tăng trưởng nợ xấu khá cao là 37% vào cuối năm 2006<br />
so năm 2005. Lĩnh vực được các NHTMCP VN quan tâm góp vốn đầu tư là:<br />
Công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, công ty<br />
kiều hối, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng, … .<br />
- Khả năng cung ứng các dịch vụ:<br />
<br />