intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

75
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là Nghiên cứu lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br /> <br /> Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt<br /> Nam (BIDV), hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất<br /> cho ngân hàng. Đồng thời, hoạt động này cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi<br /> ro nhất. Chính vì vậy, để đạt được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mang lại,<br /> BIDV luôn phải sẵn sàng chấp nhận những rủi ro do hoạt động này gây ra. Để<br /> hạn chế tối đa những tổn thất của hoạt động tín dụng, BIDV đã đề ra nhiều<br /> giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng. Thời gian qua, BIDV cũng đã<br /> đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự biến động của<br /> nền kinh tế thị trường, rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về<br /> hình thức, phức tạp hơn về mức độ và luôn có khả năng xảy ra.<br /> Hơn nữa, quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV tuy đã được triển khai nhưng<br /> vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhiều bộ phận liên quan đến hoạt động tín<br /> dụng chưa có sự phối hợp do một số bất cập trong quy trình tín dụng. Đồng<br /> thời, với một mô hình tổ chức chưa hợp lý, nhiều Ban, phòng còn có sự chồng<br /> chéo chức năng, nhiệm vụ dẫn đến những khó khăn trong việc xác định trách<br /> nhiệm khi rủi ro tín dụng phát sinh. Đối chiếu với mô hình quản lý rủi ro tín<br /> dụng của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, hoạt động quản lý rủi ro tín<br /> dụng của BIDV còn chưa đáp ứng yêu cầu.<br /> Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân<br /> hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” có tính cấp thiết cao, đáp ứng đòi hỏi<br /> của thực tiễn.<br /> 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> <br />  Nghiên cứu lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng<br /> thương mại.<br /> <br /> ii<br /> <br />  Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và<br /> Phát triển Việt Nam.<br />  Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br /> Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và<br /> Phát triển Việt Nam, và chỉ xem xét trong thời gian từ năm 2003 đến nay.<br /> 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Trong quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử<br /> dụng là phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở đó sử dụng các<br /> phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích lôgic và thống kê để phân tích<br /> và luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.<br /> 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN<br /> <br /> Để đạt được các mục đích trên đây, luận văn được kết cấu thành 3 chương<br /> như sau:<br />  Chương I: Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br />  Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và<br /> Phát triển Việt Nam<br />  Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân<br /> hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA<br /> NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> <br /> 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> <br /> 1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại<br /> Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khoá X, kỳ<br /> họp thứ hai thông qua ngày 12/12/1997 thông qua, có hiệu lực ngày<br /> 01/10/1998, quy định Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ,<br /> mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với<br /> trách nhiệm hoàn trả và sử dụng lại số tiền đó để cho vay thực hiện các nghiệp<br /> vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”1.<br /> 1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại<br /> Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh với mục tiêu tối đa hoá<br /> giá trị tài sản của chủ sở hữu. Ngân hàng thương mại thực hiện những hoạt<br /> động cơ bản như hoạt động huy động vốn của ngân hàng, hoạt động cho vay<br /> và đầu tư, hoạt động trung gian thanh toán.<br /> 1.1.1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại<br /> Hoạt động tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho<br /> vay, trong đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay<br /> dựa trên sự tín nhiệm và theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời<br /> gian nhất định. Sự hoàn trả này không chỉ bảo tồn giá trị mà còn được tăng<br /> thêm dưới hình thức lợi tức.<br /> 1<br /> <br /> Quốc hội nước CHXHCNVN - Luật các tổ chức tín dụng nước CHXNCN Việt Nam - 1998<br /> <br /> iv<br /> <br /> Đặc điểm hoạt động tín dụng là lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả.<br /> Phân loại tín dụng có thể theo một số tiêu chí sau: căn cứ theo thời hạn<br /> vay, căn cứ theo hình thức đảm bảo tín dụng, căn cứ theo mức độ rủi ro.<br /> 1.1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại<br /> Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ<br /> tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc<br /> không thực hiện thanh toán nợ, cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ<br /> đến hạn.<br /> Rủi ro tín dụng thường bao gồm: rủi ro tín dụng có thể kiểm soát và rủi<br /> ro tín dụng không thể kiểm soát.<br /> Nguyên nhân chủ quan gồm nguyên nhân từ phía cán bộ ngân hàng<br /> thương mại, cơ cấu tổ chức tín dụng, chính sách và quy trình tín dụng của<br /> ngân hàng thương mại chưa hợp lý, chưa hiệu quả gây tác động bất lợi đến<br /> quản lý rủi ro tín dụng.<br /> Nguyên nhân khách quan gồm nguyên nhân từ phía khách hàng, môi<br /> trường kinh tế, chính trị, pháp lý và các môi trường khác.<br /> 1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> <br /> Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động<br /> tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa<br /> ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả<br /> gốc và lãi của khoản vay, hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.<br /> Quản lý rủi ro tín dụng thực chất là thực hiện các biện pháp nhằm ngăn<br /> chặn khả năng rủi ro xảy ra đối với hoạt động tín dụng. Vì vậy, đánh giá quản<br /> lý rủi ro tín dụng cũng được sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn. Ngoài ra, đánh giá<br /> <br /> v<br /> <br /> quản lý rủi ro tín dụng có thể thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> của ngân hàng.<br /> Việc nhận biết rủi ro tín dụng có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết<br /> sau: nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng, nhóm dấu hiệu phát<br /> sinh rủi ro từ phía ngân hàng.<br /> 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN<br /> HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> <br /> Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng gồm<br /> chính sách và quy trình quản lý rủi ro tín dụng, trình độ chuyên môn nghiệp<br /> vụ của cán bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, hệ thống thông tin báo cáo.<br /> Những nhân tố ảnh hưởng khách quan gồm: nhân tố từ phía người vay,<br /> nhân tố từ phía môi trường kinh tế - xã hội, nhân tố từ phía môi trường pháp<br /> lý.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2