intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổn thương mô bệnh học và siêu cấu trúc gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm chất độc da cam dioxin tại Việt Nam

Chia sẻ: ViIno2711 ViIno2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu tổn thương mô bệnh học và siêu cấu trúc gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổn thương mô bệnh học và siêu cấu trúc gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm chất độc da cam dioxin tại Việt Nam

T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020<br /> <br /> TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC VÀ SIÊU CẤU TRÚC GAN Ở<br /> BỆNH NHÂN VIÊM GAN MẠN TÍNH PHƠI NHIỄM CHẤT ĐỘC<br /> DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM<br /> Phạm Quang Phú1; Trần Việt Tú1; Nguyễn Bá Vượng1<br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: nghiên cứu tổn thương mô bệnh học và siêu cấu trúc gan ở bệnh nhân viêm gan<br /> mạn tính phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp:<br /> 33 bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin sống quanh Căn cứ<br /> Không quân Đà Nẵng - khu vực bị ô nhiễm dioxin ở Việt Nam được đưa vào nghiên cứu năm<br /> 2014. Nhóm so sánh gồm 15 bệnh nhân viêm gan B mạn tính sống ở khu vực không bị ô<br /> nhiễm, được sinh thiết gan để chẩn đoán mô bệnh học và siêu cấu trúc. Đánh giá giai đoạn xơ<br /> hóa gan dựa vào phân loại Metavir (F0, F1, F2, F3 và F4). Kiểm tra tổn thương siêu cấu trúc<br /> gan bằng kính hiển vi điện tử truyền qua và kính hiển vi điện tử quét. Kết quả: mức độ xơ hóa<br /> F1 trong nhóm bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin là tổn<br /> thương phổ biến nhất (42,4%). Mức độ F0 và F2 lần lượt chiếm 27,3% và 30,3%. Tổn thương<br /> xơ hóa mức độ F3 và F4 không phát hiện thấy trong nhóm này. Tổn thương siêu cấu trúc trên<br /> tế bào gan và bào quan quan sát thấy trong tất cả mẫu sinh thiết gan ở nhóm viêm gan mạn phơi<br /> nhiễm với chất độc da cam/dioxin. Kết luận: bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm chất độc<br /> da cam/dioxin có tổn thương xơ hóa gan trên hình ảnh mô bệnh học và hình ảnh tổn thương<br /> siêu cấu trúc gan.<br /> * Từ khóa: Viêm gan mạn tính; Phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin; Tổn thương mô<br /> bệnh học; Tổn thương cấu trúc gan.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ tetrachlorodibenzo-p-dioxin (2,3,7,8-TCDD)<br /> Dựa trên các nghiên cứu của Hoa Kỳ [3, 4]. Gan là một hệ thống cơ quan có<br /> tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp ung thư gan chức năng chuyển hóa, cố định, bất hoạt<br /> nguyên phát vào danh mục bệnh, tật, dị và thải trừ các chất độc nội sinh và ngoại<br /> dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm sinh của cơ thể. Vì vậy, gan là cơ quan<br /> với chất độc hóa học/dioxin [1]. Như vậy, rất dễ tổn thương trong quá trình nhiễm<br /> quá trình dẫn đến tổn thương ung thư gan độc lâu dài các chất độc ngoại sinh, trong<br /> nguyên phát dioxin đã gây tổn thương đó có chất da cam/dioxin. Rất ít nghiên<br /> gan mạn tính. Các công trình công bố cứu đánh giá mức độ tổn thương gan<br /> trong và ngoài nước trên động vật thực của bệnh nhân (BN) viêm gan mạn tính<br /> nghiệm cho thấy, gan là một cơ quan phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin trên<br /> chính chịu tác động của chất độc 2,3,7,8- hình ảnh mô bệnh học và siêu cấu trúc.<br /> <br /> 1. Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding author): Phạm Quang Phú (bsphu79@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 18/12/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/12/2019<br /> Ngày bài báo được đăng: 11/01/2020<br /> <br /> 54<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề * Chẩn đoán viêm gan virut B mạn:<br /> tài với mục tiêu: Đánh giá tổn thương mô - HBsAg (+) ≥ 6 tháng hoặc HBsAg (+)<br /> bệnh học, siêu cấu trúc gan ở BN viêm và anti-HBc IgG (+).<br /> gan mạn tính phơi nhiễm chất độc da<br /> - AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục<br /> cam/dioxin tại Việt Nam.<br /> > 6 tháng.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - Có bằng chứng tổn thương mô bệnh<br /> NGHIÊN CỨU học tiến triển, xơ gan (xác định bằng sinh<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu. thiết gan) mà không do căn nguyên khác [2].<br /> <br /> 33 BN viêm gan mạn tính phơi nhiễm * Tiêu chuẩn loại trừ nhóm so sánh:<br /> chất độc da cam/dioxin điều trị tại Bệnh - BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> viện Quân y 17 - Đà Nẵng từ tháng 8 - - Viêm gan mạn do các nguyên nhân<br /> 2014 đến 12 - 2014. khác: viêm gan virut C, do rượu, do thuốc,<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: tự miễn…<br /> BN từ 18 - 70 tuổi, sống ở vùng “điểm - Chống chỉ định sinh thiết gan.<br /> nóng” dioxin tại Sân bay Đà Nẵng > 5 năm,<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> xét nghiệm máu có nồng độ dioxin cao<br /> (TEQ > 9,4 pg/g lipid) [5]. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br /> - Có từng đợt tăng enzym gan không rõ - 2 bác sỹ có kinh nghiệm của Bệnh<br /> nguyên nhân liên tục hoặc kéo dài > 6 tháng viện Quân y 103 và Viện 69, Bộ Tư lệnh<br /> (có chỉ định sinh thiết gan). Lăng hội chẩn thống nhất kết quả mô<br /> - Chẩn đoán viêm gan mạn qua mô bệnh học gan.<br /> bệnh học: thâm nhiễm tế bào viêm mạn - Mẫu sinh thiết: đạt yêu cầu đọc mô<br /> tính: bạch cầu đơn nhân với chủ yếu là bệnh học và siêu cấu trúc khi đạt tiêu<br /> lympho bào ở khoảng cửa, có xơ hóa gan chuẩn ≥ 6 khoảng cửa.<br /> trên mô bệnh học [6].<br /> - Mức độ xơ hóa theo thang điểm<br /> - Tình nguyện tham gia nghiên cứu. Metavir: F0: không xơ hóa; F1: xơ hóa<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: khoảng cửa; F2: xơ hóa khoảng cửa và<br /> - BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. vài cầu nối; F3: xơ hóa với nhiều cầu nối<br /> - Viêm gan mạn do các nguyên nhân hay xơ hóa bắc cầu; F4: xơ gan [7].<br /> khác: viêm gan virut B, C, do rượu, do thuốc, - Hình ảnh tổn thương siêu cấu trúc<br /> tự miễn… gan: đọc trên kính hiển vi điện tử truyền<br /> - Chống chỉ định sinh thiết gan. qua và kính hiển vi điện tử quét tại Viện<br /> * Chọn nhóm so sánh: 69, Bộ Tư lệnh Lăng. Ghi nhận tổn<br /> thương siêu cấu trúc ở mức tế bào và<br /> 15 đối tượng viêm gan B mạn tính<br /> sống ở khu vực không ô nhiễm dioxin có bào quan.<br /> chỉ định sinh thiết gan, điều trị tại Bệnh Thu thập dữ kiện và số liệu, kiểm tra<br /> viện Quân y 103 được làm mô bệnh học và nhập vào máy tính. Xử lý số liệu theo<br /> và siêu cấu trúc gan. chương trình SPSS 20.0.<br /> <br /> 55<br /> T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi và giới.<br /> Giới Nam Nữ<br /> Tổng<br /> Nhóm tuổi n, (%) n, (%)<br /> <br /> ≤ 40 7 (21,2) 3 (9,1) 10 (30,3%)<br /> 41 - 60 8 (24,2) 8 (24,2) 16 (48,5%)<br /> > 60 3 (9,1) 4 (12,1) 7 (21,2%)<br /> Tổng 18 (54,5%) 15 (45,5%) 33 (100%)<br /> <br /> Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 46,3 ± 12,1, nhỏ nhất 25 tuổi, lớn nhất 69 tuổi.<br /> Nhóm tuổi từ 41 - 60 chiếm nhiều nhất, 30,3% BN ở nhóm tuổi ≤ 40. Tỷ lệ nam/nữ: 1/2.<br /> Bảng 2: Tổn thương mô bệnh học gan ở nhóm nghiên cứu.<br /> <br /> Tổn thương mô bệnh học Có Không Tổng<br /> <br /> Thoái hóa hạt 32 (97,0%) 1 (3,0%) 33 (100%)<br /> <br /> Thoái hóa rỗ 33 (100%) 0 (0%) 33 (100%)<br /> <br /> Thoái hóa mỡ 32 (97,0%) 1 (3,0%) 33 (100%)<br /> <br /> U hạt mỡ 0 (0%) 33 (100%) 33 (100%)<br /> <br /> Lympho bào và bạch cầu đa nhân 33 (100%) 0 (0%) 33 (100%)<br /> bao quanh tế bào gan<br /> <br /> Thể Mallory 0 (0%) 33 (100%) 33 (100%)<br /> <br /> Nhiễm sắc tố 0 (0%) 33 (100%) 33 (100%)<br /> <br /> Mitochondria khổng lồ 0 (0%) 33 (100%) 33 (100%)<br /> <br /> Biến đổi ưa toan tế bào gan 4 (12,1%) 29 (87,9%) 33 (100%)<br /> <br /> Nghẽn tĩnh mạch 0 (0%) 33 (100%) 33 (100%)<br /> <br /> Tổn thương gan trên mô bệnh học gặp trên hầu hết các mẫu sinh thiết. Tất cả các<br /> mẫu đều có thâm nhiễm tế bào viêm bao quanh tế bào gan. 4 BN (12,1%) có biến đổi<br /> ưa toan tế bào gan. Các tổn thương mạn tính khác của bệnh gan mạn tính như thể<br /> Mallory, nhiễm sắc tố, u hạt mỡ, mitochondria khổng lồ, nghẽn tĩnh mạch cũng được<br /> đánh giá, nhưng không BN nào mắc.<br /> * Mức độ xơ hóa gan theo Metavir ở nhóm nghiên cứu (n = 33):<br /> F0: 9 BN (27,3%); F1: 14 BN (42,4%); F2: 10 BN (30,3%); không phát hiện tổn thương<br /> xơ hóa gan mức độ F3 và F4.<br /> <br /> 56<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> * Chỉ số mức độ hoạt động trên mô đòi hỏi 2 bác sỹ giải phẫu bệnh có kinh<br /> học trên nhóm so sánh (n = 15): nghiệm đọc kết quả tổn thương mô bệnh<br /> Viêm gan mạn tính rất nhẹ (1 - 3 điểm): học. Tuy nhiên, các tổn thương tìm thấy<br /> 0 BN (0%); viêm gan mạn tính nhẹ (4 - 8 trên nhóm nghiên cứu chủ yếu không đặc<br /> điểm): 0 BN (0%); viêm gan mạn tính vừa hiệu, có thể gặp ở bệnh gan mạn tính do<br /> (9 - 12 điểm): 9 BN (60,0%); viêm gan các nguyên nhân khác như thể Mallory,<br /> mạn tính nặng (13 - 18 điểm): 6 BN (40,0%). nhiễm sắc tố, u hạt mỡ, biến đổi ưa toan<br /> tế bào, mitochondria khổng lồ, nghẽn tĩnh<br /> * Giai đoạn xơ hóa trên nhóm so sánh<br /> mạch. Tuy nhiên, chúng tôi không gặp BN<br /> (n = 15):<br /> nào trong nghiên cứu này. Với BN viêm<br /> Không xơ hóa: 7 BN (46,7%); xơ hóa gan mạn tính do các nguyên nhân khác,<br /> khoảng cửa lan tỏa: 0 BN (0%); xơ hóa tổn thương mô bệnh học có giá trị gợi ý<br /> khoảng cửa cầu nối (xơ từ khoảng cửa nguyên nhân. Chúng tôi áp dụng thang<br /> tới khoảng cửa hoặc xơ từ khoảng cửa điểm Knodell đánh giá tổn thương gan<br /> tới trung tâm tiểu thùy): 6 BN (40,0%); thông qua chỉ số hoạt tính mô học<br /> xơ gan rõ: 2 BN (13,3%). (Histologycal Activity Index - HAI) đối với<br /> Do không có nghiên cứu tương tự về tổn thương gan do viêm gan virut B trên<br /> tổn thương mô bệnh học trên BN viêm nhóm so sánh có tổn thương viêm hoại tử<br /> gan mạn phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, tế bào.<br /> Bảng 3: Hình ảnh siêu cấu trúc tổ chức gan nhóm nghiên cứu và nhóm so sánh.<br /> Nhóm nghiên cứu Nhóm so sánh<br /> Có Không Tổng Có Không Tổng<br /> Thâm nhiễm tế bào viêm 33 (100%) 0 (0%) 33 (100%) 15 (100%) 0 (0%) 15 (100%)<br /> Khoảng gian bào, vi quản<br /> 0 (0%) 33 (100%) 33 (100%) 0 (0%) 15 (100%) 15 (100%)<br /> mật giãn<br /> <br /> 100% BN nhóm nghiên cứu và nhóm so sánh đều có thâm nhiễm tế bào viêm,<br /> không phát hiện trường hợp nào có khoảng gian bào, vi quản mật giãn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1: Hình ảnh vi quản mật với vi nhung mao.<br /> (TEM, x5000) (BN Phạm Ngọc L. 32 tuổi - nhóm nghiên cứu).<br /> <br /> 57<br /> T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020<br /> <br /> Bảng 4: Xơ hóa tổ chức gan.<br /> Nhóm nghiên cứu Nhóm so sánh<br /> <br /> n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %<br /> <br /> Không có xơ hóa gan 2 6,1 1 6,7<br /> <br /> Xơ hóa quanh xoang (có hoặc không<br /> 17 51,5 7 46,6<br /> kèm xơ hóa quanh tế bào<br /> <br /> Xơ hóa khoảng cửa, rất ít dải xơ 14 42,4 5 33,3<br /> <br /> Xơ hóa với nhiều cầu nối hay xơ hóa<br /> 0 0 1 6,7<br /> bắc cầu<br /> <br /> Xơ gan thực sự 0 0 1 6,7<br /> <br /> Tổng 33 100 15 100<br /> <br /> Xơ hóa gan trên nhóm nghiên cứu: xơ hóa quanh xoang chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%).<br /> Trên nhóm so sánh: xơ hóa quanh xoang có số lượng lớn nhất (46,6%).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2: Hình ảnh siêu cấu trúc của gan. Xâm nhập sợi, bó sợi collagen vào khoảng<br /> gian bào của tế bào nhu mô gan (TEM. x5000) (BN Võ Văn T. 33 tuổi).<br /> Bảng 5: Tổn thương siêu cấu trúc tế bào gan.<br /> <br /> Nhóm nghiên cứu Nhóm so sánh<br /> <br /> Có Không Tổng Có Không Tổng<br /> <br /> Màng tế bào bị tổn thương 0 33 33 6 9 15<br /> (0%) (100%) (100%) (40,0%) (60,0%) (100%)<br /> <br /> Màng nhân bị tổn thương 0 33 33 9 6 15<br /> (0%) (100%) (100%) (60,0%) (40,0%) (100%)<br /> <br /> <br /> 58<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> Nhân bị tổn thương 0 33 33 8 7 15<br /> (0%) (100%) (100%) (53,3%) (46,7%) (100%)<br /> <br /> Lưới nội bào hạt giãn rộng 33 0 33 0 15 15<br /> (100%) (0%) (100%) (0%) (100%) (100%)<br /> <br /> Lưới nội bào Giãn rộng 33 0 33 14 1 15<br /> không hạt (100%) (0%) (100%) (93,3%) (6,7%) (100%)<br /> <br /> Tạo thể đa 33 0 33 0 15 15<br /> màng xoắn (100%) (0%) (100%) (0%) (100%) (100%)<br /> <br /> Trong nhóm nghiên cứu, tổn thương siêu cấu trúc tế bào gan gặp ở 100% BN bị<br /> lưới nội bào hạt giãn rộng, không gặp tổn thương ở màng tế bào, màng nhân và nhân.<br /> Khác với nhóm nghiên cứu, tổn thương ở nhóm so sánh gặp ở màng tế bào bị tổn<br /> thương, màng nhân bị tổn thương, nhân bị tổn thương, không gặp hình ảnh lưới nội<br /> bào hạt giãn rộng và lưới nội bào không hạt tạo thể đa màng xoắn.<br /> Bảng 6: Tổn thương mitochondria.<br /> <br /> Nhóm nghiên cứu Nhóm so sánh<br /> n (%) n (%)<br /> <br /> Phân bố đều 1 (3,0%) 15 (100%)<br /> <br /> Vị trí mitochondria Tập trung sát màng tế bào 32 (97,0%) 0 (0%)<br /> <br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> Bình thường (màng kép, rõ nét) 26 (78,8%) 12 (80,0%)<br /> Cấu trúc màng<br /> Đứt gãy 7 (21,2%) 3 (20,0%)<br /> mitochondria<br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> Cấu trúc bình thường 0 (0%) 15 (100%)<br /> <br /> Thưa thớt 33 (100%) 0 (0%)<br /> Mào mitochondria<br /> Không thấy 0 (0%) 0 (0%)<br /> <br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> 1/3 số mitochondria trong tế bào 0 (0%) 14 (93,3%)<br /> <br /> Mật độ bào quan 2/3 số mitochondria trong tế bào 1 (3,0%) 1 (6,7%)<br /> tăng đậm độ điện tử Toàn bộ mitochondria trong tế bào 32 (97,0%) 0 (0%)<br /> <br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> Có 33 (100%) 1 (6,7%)<br /> Hạt đậm độ điện tử<br /> Không 0 (0%) 14 (93,3%)<br /> cao trong bào quan<br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> <br /> 59<br /> T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020<br /> <br /> Có 31 (93,9%) 0 (0%)<br /> <br /> Đường tinh thể Không 2 (6,1%) 15 (100%)<br /> <br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> Bình thường 0 (0%) 15 (100%)<br /> Hình dạng<br /> Biến dạng (Hình chùy, có chồi) 33 (100%) 0 (0%)<br /> mitochondria<br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> Đồng đều 0 (0%) 14 (93,3%)<br /> <br /> Không đồng đều 33 (100%) 1 (6,7%)<br /> Kích thước<br /> Khổng lồ 0 (0%) 0 (0%)<br /> <br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> Có 10 (30,3%) 0 (0%)<br /> Mitochondria thể<br /> Không 23 (69,7%) 15 (100%)<br /> kính<br /> Tổng 33 (100%) 15 (100%)<br /> <br /> <br /> Tất cả BN ở nhóm nghiên cứu có tổn khác nhau nên mức độ tổn thương xơ<br /> thương mitochondria, các tổn thương này hóa gan cũng khác nhau ở nhiều nghiên<br /> tương đối đồng nhất mỗi các mẫu bao cứu. Trong nghiên cứu này mức độ tổn<br /> gồm: mào mitochondria thưa thớt, có hạt thương xơ hóa gan không nặng bằng các<br /> đậm độ điện tử cao trong bào quan, kích nghiên cứu khác ở nhóm nghiên cứu. Tuy<br /> thước mitochondria không đồng đều, nhiên, chúng tôi gặp 30,3% BN, gan xơ<br /> hình dạng mitochondria biến dạng, vị trí hóa giai đoạn F2 là những trường hợp<br /> mitochondria tập trung sát màng tế bào. xếp vào nhóm xơ hóa đáng kể, cần có kế<br /> hoạch theo dõi và điều trị đề phòng bệnh<br /> Trên nhóm so sánh: tổn thương<br /> tiến triển nặng lên.<br /> mitochondria ít gặp (1/15 BN có cấu trúc<br /> Phơi nhiễm mạn tính với dioxin gây tác<br /> màng mitochondria bị đứt gãy), mật độ<br /> động căng thẳng, kéo dài đối với đáp ứng<br /> bào quan tăng đậm độ điện tử ở 2/3 số<br /> giải độc của tế bào gan, gây thay đổi về<br /> mitochondria trong tế bào (1/15 BN = 6,7%),<br /> hình thái siêu cấu trúc của tế bào gan,<br /> không gặp mitochondria thể kích, không<br /> đặc biệt là mitochondria. Tổn thương siêu<br /> có đường tinh thể và hình dạng vị trí<br /> cấu trúc gan trên nhóm nghiên cứu tương<br /> mitochondria bình thường. tự tổn thương gan ở nhiều nghiên cứu<br /> Bộ Y tế đã xếp ung thư gan nguyên trước đây, động vật thực nghiệm ăn thức<br /> phát vào Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị ăn nhiễm dioxin đã tìm thấy một số thay<br /> tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất đổi siêu cấu trúc tế bào gan [8]. Trên<br /> độc hóa học/dioxin [1]. Do cách chọn mẫu nhóm so sánh gặp tổn thương khác trên<br /> <br /> 60<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> hình ảnh siêu cấu trúc, đó là tổn thương TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> ở màng tế bào, màng nhân và nhân, rất<br /> ít tổn thương ở mitochondria. 1. Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT của Bộ<br /> Y tế: Ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng,<br /> Kết quả siêu cấu trúc gan nhóm dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất<br /> nghiên cứu cho thấy tổn thương rõ ràng độc hóa học/dioxin.<br /> và đồng nhất trên hình ảnh siêu cấu trúc<br /> 2. Quyết định số 5448/QĐ-BYT năm 2014<br /> gan, tương tự nghiên cứu về tổn thương<br /> của Bộ Y tế: Về việc ban hành hướng dẫn<br /> gan trên động vật. Vì vậy, chúng ta nghĩ<br /> chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan virut B.<br /> đến tổn thương gan do nhiễm độc dioxin<br /> 3. Czepiel J, Biesiada G, Gajda M et al.<br /> trên nhóm nghiên cứu. Từ kết quả siêu<br /> The effect of TCDD dioxin on the rat liver in<br /> cấu trúc, nếu có nghiên cứu kết hợp cơ<br /> biochemical and histological assessment.<br /> bản về sinh lý, sinh lý bệnh, sinh học<br /> Folia Biol (Krakow). 2010, 58 (1 - 2), pp.85-90.<br /> phân tử... sẽ góp phần làm rõ hơn cơ chế<br /> gây tổn thương gan của dioxin. 4. Ozeki J, Uno S, Ogura M, Choi M et al.<br /> Aryl hydrocarbon receptor ligand 2,3,7,8-<br /> tetrachlorodibenzo-p-dioxin enhances liver<br /> KẾT LUẬN<br /> damage in bile duct-ligated mice. Toxicology.<br /> Nghiên cứu tổn thương mô bệnh học 2011, Feb 4, 280 (1 - 2), pp.10-17.<br /> và siêu cấu trúc gan trên 33 BN bị viêm<br /> 5. Olaf P. PCDD/PCDF: Human background<br /> gan mạn tính phơi nhiễm dioxin, chúng tôi<br /> data for Germany, a 10-year experience.<br /> nhận thấy:<br /> Environ Health Perspect. 1998, 106 (Suppl 2),<br /> - Tổn thương xơ hóa gan theo hệ pp.723-731.<br /> thống điểm Metavir: F1 có tỷ lệ cao nhất:<br /> 6. Maria G, Alessandra M, Gavino F.<br /> 14/33 BN (42,4%); nhóm tổn thương xơ Chronic viral hepatitis: The histology report.<br /> hóa gan F0: 9/33 BN (27,3%) và nhóm Digestive and Liver Disease. 2011, 43,<br /> tổn thương xơ hóa gan F2: 10/33 BN pp.331-343.<br /> (30,3%). Không phát hiện tổn thương xơ<br /> 7. Poynard T, Ratziu V, Benmanov Y et al.<br /> hóa gan mức độ F3 và F4.<br /> Fibrosis in patients with hepatitis C: Detection<br /> - Trên hình ảnh siêu cấu trúc gan and significance: Detection and significance.<br /> không gặp tổn thương màng tế bào, Semin Liver Dis. 2000, 20 (1), pp.47-56.<br /> màng nhân và nhân ở nhóm nghiên cứu, 8. Turner J.N, Collins D.N. Liver morphology<br /> tuy nhiên tổn thương mitochondria tương in guinea pigs administered either pyrolysis<br /> đối đồng nhất trên tất cả BN. Có sự khác products of a polychlorinated biphenyl transformer<br /> biệt so với nhóm so sánh, tổn thương chủ fluid or 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin.<br /> yếu ở màng tế bào, màng nhân và nhân, Toxicol Appl Pharmacol. 1983. 67 (3),<br /> tổn thương mitochondria rất ít gặp. pp.417-429.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 61<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2