Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 12: RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH<br />
TỔNG HỢP 8 BÀI PHÂN TÍCH TÍNH SỬ THI TRONG “TRUYỆN NGẮN RỪNG XÀ<br />
NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH”<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
Trong hai cuộc kháng chiến, những tác phẩm văn học viết về đề tài miền núi đã đạt<br />
những thành tựu xuất sắc bởi nó không chỉ phản ánh được những đặc điểm về con người, cuộc<br />
sống của một vùng, miền mà qua một cánh cửa nhỏ nó cho thấy được cả một bức tranh chung<br />
của đất nước trong một thời kỳ lịch sử. Rừng xà nu đã gây kinh ngạc cho người đọc bởi chỉ với<br />
một truyện ngắn mà nhà văn đã đề cập tới những vấn đề lớn của dân tộc, của đất mước Việt Nam<br />
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chất sử thi đậm đặc trong Rừng xà nu, biểu hiện trong chủ đề,<br />
cách xây dựng hình tượng và cả ngôn ngữ của tác phẩm.<br />
Những tác phẩm mang tính sử thi đều hướng tới triển khai những chủ đề mang nghĩa<br />
cộng đồng, thời đại chứ không phải là những vấn đề mang tính đời. Truyện ngắn Rừng xà nu đã<br />
hướng tới điều này khi nó không những đã phản ánh được cuộc kháng chiến anh dũng của nhân<br />
dân miền Nam, nhân dân Tây Nguyên mà còn khẳng định một chân lí của thời đánh Mĩ: ‘”Chúng<br />
nó đã cầm súng, minh phải cầm giáo” phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản<br />
cách mạng.<br />
Tính sử thi của Rừng Xà Nu mang đậm tính chất toàn dân. Những chuyện xảy ra với làng<br />
Xôman hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền<br />
Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man<br />
trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam<br />
trong những ngày Mĩ – Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước,<br />
những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại<br />
chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ – một gương<br />
mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới.<br />
Rừng Xà Nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng.<br />
Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả<br />
một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng Xà Nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi<br />
gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung.<br />
Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi<br />
theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của<br />
làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra.<br />
Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh<br />
Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh<br />
họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ<br />
đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Truyện ngắn<br />
Rừng Xà Nu lấy cảm hứng hướng về cái chung đã chi phối sự thống nhất giữa cái cá biệt và cái<br />
phổ quát.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Truyện ngắn mang đậm tính chất sử thi đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ<br />
một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn tâm<br />
đắc với những chi tiết có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ<br />
Mết, nhà văn chú ý tới giọng nói “ồ ồ dội vang trong lồng ngực” của cụ. Tưởng như trong tiếng<br />
cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là<br />
hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả<br />
một dân tộc.<br />
Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Chả thế mà cả làng Xô Man nghe như<br />
uống từng lời cụ nói và cả Rừng Xà Nu cũng “ào ào rung động” như một sự hoà điệu, một sự tạo<br />
nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử<br />
hoá và nhuốm màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ<br />
làng, cho thế hệ con cháu nghe. Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống<br />
động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập.<br />
Tính sử thi còn thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về<br />
sự tích của làng Xô Man. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến<br />
cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốn<br />
theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh<br />
mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng<br />
tráng.<br />
Âm hưởng sử thi là âm hưởng chung của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến và cũng<br />
là nét đặc sắc riêng của truyện ngắn Rừng xà nu vì ở tác phẩm này không phải chỉ có một vài yếu<br />
tô mà màu sắc sử thi được tạo nên từ sự tổng hòa của tất cả các yếu tố nội dung cũng như nghệ<br />
thuật.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
I. Mở bài:<br />
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và<br />
chống Mĩ, cũng là nhà văn của vùng đất Tây Nguyên. Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông đều<br />
gắn bó với vùng đất này, hiểu biết về cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc<br />
thiểu số, nên có những trang viết rất hay về đất và người Tây Nguyên. Ông là nhà văn có công<br />
đưa mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ đến với văn học hiện đại Việt Nam. Viết về đề tài Tây<br />
Nguyên, ông trở nên bất tử với truyện ngắn Rừng xà nu (1965). Tác phẩm đã đáp ứng được<br />
những đặc điểm của nền văn học Việt Nam 1945 – 1975: tính chất sử thi của nền văn xuôi cách<br />
mạng Việt Nam. Đọc tác phẩm, ta như nhìn thấy không khí của núi rừng Tây Nguyên hùng vỹ,<br />
âm vang cồng chiêng của các dân tộc nơi đây và đặc biệt bắt gặp không khí hào hùng của dân tộc<br />
trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.<br />
II.Thân bài<br />
1. Khái niệm Sử thi<br />
Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi), có quy mô hoành tráng,<br />
miêu tả và ca ngợi những thành tựu, những sự kiện có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại<br />
đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm<br />
chất và khát vọng của bộ tộc (như anh hùng Rama trong Sử thi Ramayana; Hecto trong sử thi<br />
Iliat, Ôđixê của Hy Lạp..v.v…Ở Việt Nam có người anh hùng Đam San trong Bài ca Đăm Săn<br />
của người Ê Đê&hellip<br />
Mỗi bộ sử thi chính là niềm tự hào to lớn của dân tộc đó. Sử thi thời cổ đại là thể loại một<br />
đi không trở lại. Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi nữa nhưng cái không khí, tính<br />
chất của sử thi vẫn được người cầm bút mang vào trong các sáng tác. Và chất sử thi đã làm nên<br />
giá trị, làm nên sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại<br />
anh hùng. Một số truyện ngắn tiêu biểu minh họa cho sự tồn tại của nền văn học sử thi trong Văn<br />
học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 như: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Người<br />
mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi, truyện ngắn Rừng xà nu, tiểu thuyết Đất nước đứng lên<br />
của nhà văn Nguyễn Trung Thành, tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức…<br />
2. Hoàn cảnh sử thi<br />
Truyện ngắn Rừng xà nu được in trong tập truyện ngắn Trên quê hương những anh hùng<br />
Điện Ngọc. Tác phẩm được viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở miền<br />
Nam . Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam ở vào hồi quyết liệt: giặc Mỹ điên cuồng đánh<br />
phá Cách mạng miền Nam. Trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù, tinh thần đấu tranh cách mạng<br />
của nhân dân (từ miền ngược đến miền xuôi) càng kiên cường và bất khuất “Họ đã xuống đường<br />
và đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn tỏa lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai)<br />
3. Chất sử thi thể hiện trong tác phẩm Rừng Xà Nu<br />
Ý 1: Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm chất<br />
thơ của núi rừng Tây Nguyên.<br />
Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể<br />
hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “cả rừng xà nu<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
hàng vạn cây”, thì kết túc tác phẩm vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Đó<br />
chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn và hào hùng của<br />
dân tộc ta.<br />
Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật như: nhân cách hóa, ẩn dụ, tượng trương, so sánh, bi<br />
tráng hóa… nhà văn đã dựng nên bức tranh rừng xà nu ở nhiều góc độ:<br />
- Rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát do bom đạn của kẻ thù gây ra.<br />
- Sức sống mãnh liệt của cây xà nu không bom đạn nào có thể khuất phục được (So sánh<br />
với sức sống của con người Xô Man)<br />
- Cây xà nu ham ánh sáng, yêu tự do, luôn vươn lên đón ánh nắng và khí trời.<br />
- Cây xà nu vững chãi với thế đứng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho cả dân<br />
làng”.<br />
“Một cây ngã cả rừng cây lại mọc<br />
Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân”<br />
(Nhà văn Nguyễn Trung Thành)<br />
Ý 2: Tnú – hình ảnh người anh hùng bất tử của dân làng Xôman.<br />
Đến với truyện ngắn “Rừng xà nu”, chúng ta được thả hồn theo những cánh rừng xà nu<br />
bát ngát, xanh rờn đến tận chân trời, được chứng kiến sức sống mãnh liệt không gì hủy diệt được<br />
của những cây xà nu. Mặt khác chúng ta lại khâm phục biết bao người anh hùng Tnú với những<br />
phẩm chất tốt đẹp. Xây dựng hình tượng người anh hùng này cũng là biểu hiện chất “Sử thi”.<br />
Tnú: Cuộc đời đầy đau khổ, cay đắng, bị kẻ thù giết hại cả gia đình, anh đã biến đau<br />
thương thành hành động trở thành anh lực lượng đi đánh giặc trả thù nhà nợ nước.<br />
- Tnú và chặng đường đầu của cách mạng (Nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc, bị giặc bắt)<br />
- Vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc.<br />
- Cùng một lúc phải hứng chịu hai tấn bi kịch do tội ác của giặc gây ra (vợ con bị giặc<br />
giết, bản thân anh bị giặc đốt cụt mười đầu ngón tay)<br />
- Hình tượng đôi bàn tay Tnú (đôi tay cần cù lao động, đôi tay chứng nhân tội ác kẻ thù,<br />
đôi tay chưa bao giờ biết phản bội&hellip<br />
“Gấp trang sách lại, hình ảnh Tnú với bao phẩm chất tốt đẹp vẫn sống mãi trong lòng bạn<br />
đọc nhiều thế hệ. Tnú tiêu biểu cho hình mẫu người anh hùng dân tộc Tây Nguyên và cũng mang<br />
những nét chung của hinh mẫu anh hùng dân tộc thấm đượm chất “Sử thi”. Cùng với Trần Quốc<br />
Toản, La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi và biết bao anh hùng, liệt sĩ khác các anh ca<br />
lên bài ca khải hoàn chiến thắng cho dân tộc Việt Nam yêu dấu” (Phan Huy Dũng)<br />
Ý 3. Tính cộng đồng trong tác phẩm:<br />
Bên cạnh việc miêu tả,làm nổi bật lên hình ảnh của người anh hùng Tnú, người ta còn<br />
thấy được hình ảnh của những con người khác xung quanh nhân vật này, những người gan dạ<br />
dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng<br />
lên là thể hiện một lòng căm thù. Sức sống mãnh liệt đó được truyền từ đời này qua đời khác, từ<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
thế hệ các cụ già đến những em bé còn ngây thơ nhưng đã có ý thức về nỗi đau mất nước, mất<br />
người thân, mất chủ quyền dân tộc. Tính chất cộng đồng được thể hiện trong tác phẩm rất rõ:<br />
- Đó là hình ảnh sum vầy, quây quần bên nhau, nương tựa vào nhau “cơm nước xong từ<br />
phía nhà ưng có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng , dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết”.<br />
Tất cả mọi người từ các cụ già các cô gái, những đứa trẻ sum tụ bên nhau để nghe câu chuyện<br />
cuộc đời Tnú.<br />
- Cụ Mết, thế hệ đi trước, một con người từng xông pha trong kháng chiến chống Pháp,<br />
nay lại tiếp tục sứ mệnh tiếp thêm sức mạnh cho con cháu, là người chỉ đường dẫn lối, là người<br />
truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ mai sau “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.<br />
- Dít, một cô gái với lòng dũng cảm, sự thông minh, ấn tượng bởi “đôi mắt mở to và bình<br />
thản”. Bình thản trước súng gươm của kẻ thù. Phẩm chất kìm nén đau thương để biến thành hành<br />
động, nhanh chóng trở thành cô bí thư chi bộ, cấp chỉ huy cao nhất của làng Xô Man.<br />
- Rồi đến Heng “đội cái mũ sụp xin được của một anh giải phóng, mặc chiếc áo bà ba dài<br />
phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ một người lính thực sự.”, cũng dũng<br />
cảm, cũng nhanh nhẹn như Tnú. Cũng là một cây xà nu con mọc lên, tiếp bước với cây lớn làm<br />
nên rừng xà nu, làm nên bản làng Xô man mạnh mẽ.<br />
Có thể nói chất anh hùng tự ngàn đời đã chảy vào huyết quản của già làng Mết, từ già<br />
làng chảy qua Tnú, Tnú chảy qua Mai, Mai chảy qua Dít, Dít chảy qua Heng, Heng chảy vào<br />
những cây xà nu con mới mọc đã nhọn hoắt như những mũi lê chóc thẳng lên bầu trời. Dân tộc<br />
Việt Nam dù có hy sinh, dù có mất mát nhưng vẫn không bao giờ lùi bước trước quân thù:<br />
“Nước Việt Nam từ trong biển máu<br />
Người vươn lên như những thiên thần”<br />
(Tố Hữu)<br />
“Nước Việt Nam từ trong máu lửa<br />
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”<br />
(Nguyễn Đình Thi)<br />
Ý 4. Nghệ thuật trong truyện ngắn Rừng Xà Nu<br />
- Hình thức kể chuyện với cách tạo không khí truyện rất Tây Nguyên đậm đà màu sắc sử<br />
thi truyền thống. Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là một khung cảnh nghiêm trang, hào khí lại<br />
vừa mang đậm chất lãng mạn cuốn hút về làng Xô man bất khuất kiên cường.<br />
- Giọng văn trong Rừng Xà Nu là giọng văn mang âm hưởng vang dội như tiếng cồng<br />
tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Giọng văn đó ẩn chứa chất liệu làm nên<br />
tính sử thi hoàng tráng của tác phẩm.<br />
- Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó<br />
tạo nên dư âm hùng tráng. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu<br />
truyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />