Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
1<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU <br />
<br />
....................................................................................<br />
<br />
2<br />
I. Đặt vấn đề <br />
<br />
........................................................................................................<br />
<br />
2<br />
II. Mục đích nghiên cứu <br />
<br />
......................................................................................<br />
<br />
2<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
<br />
....................................................................<br />
<br />
3<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề <br />
<br />
..................................................................................<br />
<br />
3<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
<br />
...........................................................................................<br />
<br />
3<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
<br />
.....................................<br />
<br />
4<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
<br />
................................................................................<br />
<br />
17<br />
V. Hiệu quả SKKN: ..........................................................................................<br />
17<br />
<br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ <br />
<br />
........................................................<br />
<br />
18<br />
I. Kết luận: ........................................................................................................<br />
18<br />
<br />
II. Kiến nghị: <br />
<br />
......................................................................................................<br />
<br />
18<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
...................................................................................<br />
<br />
20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám1 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Toán học là bộ môn rất quan trọng đóng vai trò chủ lực. Nó được vận <br />
dụng và phục vụ rộng rãi trong đời sống con người chúng ta. Toán học hình <br />
thành cho các em tính chính xác, hệ thống khoa học, logic và tư duy cao.<br />
Trong chương trình đại số lớp 8, dạng bài về phân tích đa thức thành <br />
nhân tử là một nội dung hết sức quan trọng. Việc áp dụng dạng toán phân tích <br />
đa thức thành nhân tử vào giải toán rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, để giúp <br />
học sinh giải quyết tốt dạng Toán này là yêu cầu hết sức cần thiết đối với <br />
người giáo viên.<br />
Trong những năm thực tế giảng dạy môn đại số 8 tôi nhận thấy đa số <br />
học sinh khi học xong các bài phân tích đa thức thành nhân tử vào áp dụng giải <br />
toán còn gặp nhiều sai sót, nguyên nhân là do học sinh chưa nắm vững các <br />
phương pháp giải, chưa vận dụng các kĩ năng biến đổi một cách thành thạo, <br />
linh hoạt, sáng tạo vào từng bài toán cụ thể.<br />
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng <br />
các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8” <br />
với mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình để các giáo viên dạy <br />
Toán cùng trao đổi.<br />
II. Mục đích nghiên cứu <br />
Đề tài đưa ra nhằm giúp học sinh khắc phục được những sai sót của <br />
mình khi phân tích đa thức thành nhân tử trong các bài Toán. Bên cạnh đó, chỉ <br />
ra một số dạng Toán phân tích đa thức thành nhân tử để học sinh tổng quát <br />
được cách làm của mình cho phù hợp.<br />
Đặc biệt, đề tài này còn giúp các em rèn kĩ năng giải các bài Toán <br />
phương trình tích và áp dụng phân tích đa thức thành nhân tử vào một số dạng <br />
Toán liên quan.<br />
Hơn nữa, tôi nghiên cứu đề tài này để nâng cao trình độ chuyên môn của <br />
bản thân đồng thời cũng trao đổi cùng đồng nghiệp khi dạy các bài “phân tích <br />
đa thức thành nhân tử” để cung cấp thêm cho học sinh phương pháp học và <br />
làm Toán. Giúp các em nắm được kiến thức cơ bản, cách tư duy và phương <br />
pháp sử dụng linh hoạt các cách phân tích đa thức thành nhân tử, để các em <br />
ngày càng yêu thích và có hứng thú hơn đối với bộ môn Toán. Góp phần cải <br />
thiện chất lượng trong học tập của các em, giúp các em phát triển tư duy giải <br />
Toán một cách toàn diện.<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám2 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Phân tích đa thức thành nhân tử là một bộ phận vô cùng quan trọng của <br />
phân môn Đại số 8 nhưng nó áp dụng xuyên suốt trong quá trình học cấp <br />
Trung học cơ sở. Vì vậy nếu các em không nắm được phương pháp nhớ và <br />
vận dụng thì việc giải Toán liên quan đến phân tích đa thức thành nhân tử sẽ <br />
gặp rất nhiều khó khăn.<br />
Ví dụ một số bài Toán rút gọn biểu thức, tìm x, tính nhanh giá trị của <br />
biểu thức… mà muốn giải được học sinh cần phải phân tích đa thức thành <br />
nhân tử.<br />
Bài 55: (Trang 25/SGK Toán 8 tập 1) Tìm x, biết<br />
1<br />
a) x3 − x = 0<br />
4<br />
b) ( 2 x − 1) − ( x + 3) = 0<br />
2 2<br />
<br />
<br />
c) x 2 ( x − 3) + 12 − 4 x = 0<br />
Bài 56: (Trang 25/SGK Toán 8 tập 1) Tính nhanh giá trị của đa thức: <br />
1 1<br />
a ) x 2 + x + tại x = 49,75<br />
2 16<br />
b) x 2 − y 2 − 2 y − 1 tại x = 93, y = 6<br />
Bài 56: (Trang 14/SBT Toán 8 tập 1) Rút gọn biểu thức:<br />
a) (6x + 1)2 + (6x – 1)2 – 2(1 + 6x)(6x – 1)<br />
b) 3(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)<br />
Những bài Toán được liệt kê phía trên là những ứng dụng điển hình quan <br />
trọng từ những hằng đẳng thức đáng nhớ và phân tích đa thức thành nhân tử. <br />
Vì vậy giáo viên cần hướng học sinh nắm chắc phần này để làm tiền đề giải <br />
những dạng Toán liên quan sau này.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Sau khi các em học xong dạng Toán phân tích đa thức thành nhân tử, mỗi <br />
em cần hiểu rõ dạng Toán này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải <br />
quyết các bài Toán liên quan như: rút gọn biểu thức, tìm x, tính nhanh giá trị <br />
của biểu thức, giải phương trình, chứng minh chia hết, tìm giá trị lớn nhất <br />
(hoặc nhỏ nhất) … Vì vậy việc nắm vững các dạng phân tích đa thức thành <br />
nhân tử là rất cần thiết.<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám3 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
Tuy nhiên trong quá trình giải toán dạng phân tích đa thức thành nhân tử <br />
thì đa số các em vận dụng chưa tốt, đặc biệt có nhiều em chưa nắm chắc lý <br />
thuyết, hoặc chỉ nhận dạng được các công thức này ở những dạng đơn giản, <br />
còn khi các công thức ở dạng phức tạp hơn thì các em trở nên bị động và <br />
không biết giải quyết như thế nào.<br />
Một số học sinh khả năng nhận dạng bài Toán khá nhanh, tuy nhiên chưa <br />
biết cách vận dụng linh hoạt phương pháp vào giải Toán, hoặc trường hợp <br />
các em đã biết vận dụng nhưng trong khi thực hiện phép tính còn xảy ra sai <br />
sót về dấu hoặc nhầm lẫn dấu sau khi bỏ ngoặc đằng trước có dấu trừ…<br />
Cụ thể, năm học 2016 – 2017, bài kiểm tra viết chương I: câu phân tích <br />
đa thức thành nhân tử, số HS khối 8 trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám có <br />
110 em, cho kết quả:<br />
Phân tích đúng Phân tích sai Không biết phân tích<br />
Số HS 40 40 30<br />
Tỉ lệ % 36,4% 36,4% 27,2%<br />
<br />
<br />
Từ những thực trạng nêu trên, tôi đã nghiên cứu tìm ra một số phương <br />
pháp sao cho có hiệu quả, nâng cao chất lượng học sinh trong việc vận dụng <br />
phân tích đa thức thành nhân tử vào giải Toán. <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
Để áp dụng tốt giải toán phân tích đa thức thành nhân tử vào những bài <br />
toán liên quan thì trước hết học sinh cần phải:<br />
+ Học thuộc lòng các hằng đẳng thức đáng nhớ đồng thời cụ thể hóa <br />
bằng công thức.<br />
+ Nắm vững và biết áp dụng các cách phân tích đa thức thành nhân tử.<br />
+ Sử dụng chính xác cách phân tích đa thức thành nhân tử mà nội dung <br />
từng bài Toán yêu cầu.<br />
+ Kết hợp với các kĩ năng biến đổi, thu gọn biểu thức.<br />
1. Kiến thức cơ bản: <br />
* Học sinh cần học thuộc những hằng đẳng thức đáng nhớ:<br />
( A + B)<br />
2<br />
= A2 + 2 AB + B 2<br />
<br />
( A − B)<br />
2<br />
= A2 − 2 AB + B 2<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám4 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
A2 − B 2 = ( A − B ) ( A + B )<br />
<br />
( A + B)<br />
3<br />
= A3 + 3 A2 B + 3 AB 2 + B 3<br />
<br />
( A − B)<br />
3<br />
= A3 − 3 A2 B + 3 AB 2 − B 3<br />
<br />
A3 + B 3 = ( A + B ) ( A2 − AB + B 2 )<br />
<br />
A3 − B 3 = ( A − B ) ( A2 + AB + B 2 )<br />
* Học sinh cần học thuộc các cách phân tích đa thức thành nhân tử: <br />
+ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.<br />
+ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng <br />
thức.<br />
+ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.<br />
+ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương <br />
pháp.<br />
2. Các bài tập<br />
Trước tiên ta phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu rõ: Phân tích đa thức <br />
thành nhân tử là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.<br />
2.1. Dạng 1: Bài tập đơn giản ở mức độ nhận biết.<br />
2.1.1. Phương pháp:<br />
Xét xem biểu thức đã cho có dạng hằng đẳng thức nào.<br />
Xác định biểu thức A, B<br />
Thay các biểu thức A, B vào hằng đẳng thức vừa xác định.<br />
2.1.2. Bài tập:<br />
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử<br />
a) x 2 + 2 xy + y 2<br />
b) x 2 − 2 x + 1<br />
c) x 2 − 4<br />
d) x3 + 3x 2 + 3 x + 1<br />
e) x 3 − 6 x 2 + 12 x − 8<br />
g) x 3 + 27<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám5 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
h) x 3 − 1000<br />
Giải:<br />
Đây là những dạng bài tập nhận biết cơ bản, yêu cầu học sinh nhận <br />
dạng được hằng đẳng thức, sau đó cho các em xác định biểu thức A, biểu <br />
thức B trong từng câu rồi áp dụng công thức để phân tích:<br />
a) x 2 + 2 xy + y 2 = ( x + y )<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) x 2 − 2 x + 1 = x 2 − 2.x.1 + 12 = ( x − 1)<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
c) x − 4 = x − 2 = ( x − 2 ) ( x + 2 )<br />
2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
d) x 3 + 3 x 2 + 3 x + 1 = x 3 + 3 x 2 .1 + 3x.12 + 13 = ( x + 1)<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
e) x 3 − 6 x 2 + 12 x − 8 = x 3 − 3 x 2 .2 + 3x.22 − 13 = ( x − 2 )<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
3 3 3 2<br />
(<br />
g) x + 27 = x + 3 = ( x + 3) x − 3x + 9 )<br />
3 3 3 2<br />
(<br />
h) x − 1000 = x − 10 = ( x − 10 ) x + 10 x + 100 )<br />
Với những học sinh yếu kém, việc giải Toán dù là những bài đơn giản <br />
cũng trở nên rất khó khăn. Giáo viên cần phải cho học sinh tự nhận biết đó là <br />
dạng hằng đẳng thức nào rồi giúp các em phân tích kĩ càng hơn để đưa ra kết <br />
quả. Đặc biệt khi bắt đầu đưa ra một bài Toán cần yêu cầu học sinh xác định <br />
hạng tử A, hạng tử B trước khi làm bài để tránh được sự nhầm lẫn từ ban <br />
đầu. Đối với ví dụ g và ví dụ h, định hướng để học sinh tự phát hiện và làm <br />
xuất hiện hằng đẳng thức.<br />
Bài 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử<br />
a) x 6 − y 6<br />
b) 4 x 2 + 4 x + 1<br />
c) 4 x 2 − 12 x + 9<br />
x2<br />
d) + 2 xy + 4 y 2<br />
4<br />
Giải:<br />
a) Đối với bài toán này giáo viên hỏi học sinh, ta có thể đưa về dạng <br />
hằng đẳng thức nào. Học sinh sẽ phát hiện ra hằng đẳng thức số 3. Để đưa <br />
về dạng<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám6 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
A2 B2 = (AB)(A+B) thì ta cần gì, sử dụng công cụ gì? Học sinh tự phát hiện <br />
( )<br />
n<br />
đưa về dạng lũy thừa a m = a m.n . Vậy trong bài toán này ta đưa ra được <br />
như thế nào, học sinh đưa ra x6 = (x3)2, y6 = (y3)2, đến đây học sinh tự giải <br />
quyết các bài toán.<br />
b) và c) Với câu b, c là bài tập bắt đầu yêu cầu học sinh nâng cao tư duy, <br />
học sinh khá giỏi sẽ giải bài này không khó khăn nhưng những học sinh yếu <br />
kém sẽ thường nhầm lẫn như sau: <br />
b)4 x 2 + 4 x + 1 = ( 4 x ) + 2. ( 4 x ) .1 + 12 = ( 4 x + 1)<br />
2 2<br />
<br />
(Cách làm sai của HS)<br />
c)4 x − 12 x + 9 = ( 4 x ) − 2. ( 4 x ) .3 + 3 = ( 4 x − 3 )<br />
2 2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh cần phải nắm rõ với các biểu thức A, B trong hằng đẳng thức <br />
là một biểu thức gồm cả số và biến hoặc gồm hai biến thì phải sử dụng dấu <br />
ngoặc và lũy thừa của cả biểu thức đó.<br />
Ví dụ: <br />
<br />
9 x 2 + 36 xy + 36 y 2 = ( 3 x ) + 2.3 x.6 y + ( 6 y ) = ( 3 x + 6 y )<br />
2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó A = 3 x; B = 6 y<br />
<br />
Hoặc x 2 − 20 xy + 100 y 2 = x 2 − 2.x.10 y + ( 10 y ) = ( x − 10 y )<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó A = x; B = 10 y<br />
Vì vậy bài Toán được giải đúng như sau:<br />
b)4 x 2 + 4 x + 1 = ( 2 x ) + 2.( 2 x ) .1 + 12 = ( 2 x + 1)<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
c)4 x 2 − 12 x + 9 = ( 2 x ) − 2. ( 2 x ) .3 + 32 = ( 2 x − 3)<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên luôn luôn nhấn mạnh với học sinh là cần xác định chính xác <br />
biểu thức A, B trước khi làm bài để tránh sai sót về sau.<br />
d) Tương tự, sau khi học sinh đọc đề thì giáo viên định hướng và yêu cầu <br />
1<br />
học sinh xác định đúng A = x và B = 2y, sau đó giáo viên cho học sinh phân <br />
2<br />
tích cụ thể biểu thức A2, 2AB và B2 đúng rồi sau đó mới tiến hành giải.<br />
2 2<br />
x2 1 1 1<br />
+ 2. x .2 y + ( 2 y ) =<br />
2<br />
+ 2 xy + 4 y 2 = x x + 2y<br />
4 2 2 2<br />
2.2. Dạng 2: Dạng bài biến đổi, đặt nhân tử chung, nhóm hạng tử để làm <br />
xuất hiện hằng đẳng thức.<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám7 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
2.2.1. Phương pháp:<br />
Phát hiện nhân tử chung hoặc nhóm các hạng tử để xuất hiện hằng <br />
đẳng thức.<br />
Dựa vào hằng đẳng thức để đưa biểu thức về dạng nhân tử.<br />
2.2.2. Bài tập:<br />
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử<br />
a) x 3 + 2 x 2 y + xy 2<br />
<br />
b) x 3 − 3 x 2 + 3 x − 1 − y 3<br />
Giải:<br />
a) x 3 + 2 x 2 y + xy 2<br />
Câu a giáo viên yêu cầu học sinh xác định số hạng tử trong bài, vì chỉ có <br />
3 hạng tử là x 3 , 2x 2 y , xy 2 nên hướng học sinh hoặc là dùng hằng đẳng thức <br />
hoặc đặt nhân tử chung, giáo viên đặt câu hỏi nếu sử dụng hằng đẳng thức <br />
luôn có được không, hoặc nếu đặt nhân tử chung ra ngoài thì ta nhận được <br />
biểu thức nào, học sinh sẽ nhận thấy rằng sau khi đặt x là nhân tử chung ra <br />
ngoài thì sẽ xuất hiện hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bài giải <br />
như sau:<br />
x 3 + 2 x 2 y + xy 2 = x ( x 2 + 2 xy + y 2 ) = x ( x + y )<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) x 3 − 3 x 2 + 3 x − 1 − y 3<br />
Với bài Toán này, tương tự học sinh tự xác định được 5 hạng tử nên giáo <br />
viên gợi ý học sinh sử dụng cách nhóm hạng tử để xuất hiện hằng đẳng thức. <br />
Lúc này học sinh sau khi nhóm sẽ dễ dàng phát hiện ra hai hằng đẳng thức: <br />
lập phương của một hiệu và hiệu hai lập phương. Tuy nhiên giáo viên cần <br />
phải chỉ rõ cách nhóm hạng tử để học sinh không bị nhầm lẫn, cách nhóm <br />
hạng tử dễ bị nhầm lẫn trong bài này mà thường gặp trong học sinh là <br />
x3 − 3x 2 + 3x − 1 − y 3 = ( x 3 − 3x 2 + 3x − y 3 ) − 1 = ( x − y ) − 13 (Cách làm sai <br />
3<br />
<br />
<br />
của HS). Từ đó sẽ dẫn đến kết quả bài sai.<br />
Vì vậy cần yêu cầu học sinh nháp trước cách làm và giải thích cụ thể, <br />
nếu sai giáo viên định hướng kịp thời để giúp học sinh ghi nhớ ngay kiến <br />
thức. <br />
Bài giải trên được giải đúng như sau:<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám8 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
x3 − 3 x 2 + 3 x − 1 − y 3 = ( x 3 − 3x 2 + 3x − 1) − y 3<br />
<br />
= ( x − 1) − y 3 = ( x − 1 − y ) ( x − 1) + y ( x − 1) + y 2 <br />
3 2<br />
<br />
= ( x − 1 − y ) ( x 2 + y 2 + xy − 2 x − y + 1)<br />
<br />
Lưu ý: Đối với học sinh yếu hơn có thể cho các em làm bài Toán tương <br />
tự với bậc hai trước khi làm bậc ba, ví dụ bài x 2 − 2 x + 1 − y 2<br />
Bài 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử<br />
a) xy ( x + y ) + yz ( y + z ) + xz ( x + z ) + 2 xyz<br />
<br />
b) x ( y + z ) + y ( x + z ) + z ( x + y ) − 4 xyz<br />
2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
Giải:<br />
a) xy ( x + y ) + yz ( y + z ) + xz ( x + z ) + 2 xyz<br />
Bài này có độ khó hơn, giáo viên định hướng học sinh khai triển ra rồi lại <br />
nhóm các hạng tử vào cách khác để tạo ra nhân tử chung, đồng thời tách 2xyz <br />
thành xyz + xyz, cụ thể ta giải như sau:<br />
xy(x + y) + yz(y + z) + xz(x + z) + 2xyz<br />
= x2y+ xy2 + yz(y + z) + x2z + xz2 + xyz + xyz<br />
= (x2y + x2z) + yz(y + z) + (xy2 + xyz) + (xz2 + xyz)<br />
= x2(y + z) + yz(y + z) + xy(y+ z) + xz(y + z)<br />
= (y + z)( x2 + yz + xy + xz) = (y + z)[(x2 + xy) + (xz + yz)]<br />
= (y + z)[x(x + y) + z(x + y)] = (y + z)(x+ y)(x + z)<br />
Tương tự câu b<br />
b) x ( y + z ) + y ( x + z ) + z ( x + y ) − 4 xyz<br />
2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
Câu b cách làm cũng tương tự, khai triển xong rồi nhóm lại cách khác, cụ <br />
thể: khai triển hai biểu thức đầu tiên là x ( y + z ) + y ( x + z ) ta được <br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
x ( y 2 + 2 yz + z 2 ) + y ( x 2 + 2 xz + z 2 ) , nhân đơn thức cho đơn thức ta được <br />
xy 2 + x 2 y + xz 2 + yz 2 + 4 xyz , sau đó tiếp tục đặt nhân tử chung trong biểu thức <br />
thứ hai rồi phân tích đa thức thành nhân tử.<br />
Như vậy, bài giải được trình bày như sau:<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám9 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
x ( y + z ) + y ( x + z ) + z ( x + y ) − 4 xyz<br />
2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
= x ( y 2 + 2 yz + z 2 ) + y ( x 2 + 2 xz + z 2 ) + z ( x + y ) − 4 xyz<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
= xy 2 + x 2 y + xz 2 + yz 2 + z ( x + y ) = xy ( x + y ) + z 2 ( x + y ) + z ( x + y )<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
= ( x + y ) . ( xy + z 2 + z ( x + y ) ) = ( x + y ) ( xy + z 2 + xz + yz )<br />
= ( x + y ) ( xy + xz + yz + z 2 ) = ( x + y ) ( x ( y + z ) + z ( y + z ) )<br />
= ( x + y) ( y + z) ( x + z)<br />
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thể bớt đi một số bước làm để bài <br />
Toán được ngắn gọn hơn.<br />
Như vậy ta để ý thấy rằng kết quả hai bài trên giống nhau, nếu gặp bài <br />
Toán mở rộng, Cho hai biểu thức <br />
A = xy ( x + y ) + yz ( y + z ) + xz ( x + z ) + 2 xyz<br />
<br />
B = x ( y + z ) + y ( x + z ) + z ( x + y ) − 4 xyz<br />
2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
Chứng minh A = B. Học sinh làm được hai câu trên sẽ biết cách kết hợp <br />
để được kết quả hoàn chỉnh.<br />
2.3. Dạng 3: Dạng bài sử dụng nhiều hằng đẳng thức để phân tích đa <br />
thức thành nhân tử.<br />
2.3.1. Phương pháp:<br />
Đặt nhân tử chung (nếu có).<br />
Nhóm hạng tử để xuất hiện hằng đẳng thức.<br />
Dựa vào hằng đẳng thức để đưa biểu thức về dạng nhân tử.<br />
2.3.2. Bài tập: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:<br />
a) x3 – x + 3x2y + 3xy2 + y3 – y<br />
b) 5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2 = 5(x2 – 2xy + y2 – 4z2)<br />
Giải:<br />
a) Giáo viên định hướng nhóm hạng tử để học sinh tự tìm ra được hằng <br />
đẳng thức, sau khi đặt nhân tử chung ra ngoài lại tiếp tục xuất hiện hằng <br />
đẳng thức, phải lưu ý các em là khai triển ra hằng đẳng thức cần làm triệt để.<br />
x3 – x + 3x2y + 3xy2 + y3 – y<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám10 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
= (x3 + 3x2y + 3xy2 + y3) – (x + y) = (x + y)3 – (x + y)<br />
= (x + y)[(x + y)2 – 1] = (x + y)(x + y + 1)(x + y 1)<br />
b) Giải câu b tương tự câu a, tuy nhiên cần cho học sinh thấy cần đặt <br />
nhân tử chung ra ngoài trước khi nhóm hạng tử thì bài Toán sẽ dễ nhìn hơn.<br />
5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2 = 5(x2 – 2xy + y2 – 4z2)<br />
= 5[(x2 – 2xy + y2) – 4z2] = 5[(x – y)2 – (2z)2]<br />
= 5(x – y + 2z)(x – y – 2z)<br />
Tóm lại, qua mỗi dạng giáo viên cần nhắc nhở học sinh học công thức <br />
càng trôi chảy lưu loát bao nhiêu thì khả năng phân tích đề và độ nhạy bén khi <br />
giải đề càng nhanh nhẹn bấy nhiêu.<br />
2.4. Dạng 4: Các nhóm bài tìm giá trị của biểu thức, khi phân tích đa thức <br />
thành nhân tử thay giá trị vào thì xuất hiện nhân tử bằng 0.<br />
2.4.1. Phương pháp:<br />
Phân tích đa thức thành nhân tử để được kết quả ngắn gọn nhất.<br />
Thay giá trị của biến vào biểu thức sau khi đã thu gọn.<br />
2.4.2. Bài tập: Tính giá trị của các biểu thức:<br />
a) x2 + xy + x tại x = 0 và y = 1234<br />
b) xy(x – y) + y2(y – x) tại x= 530 và y = 0<br />
Giải:<br />
a) Giáo viên cho học sinh phân tích đa thức thành nhân tử, rồi thế giá trị <br />
vào biểu thức:<br />
x2 + xy + x = x ( x + y + 1 ).<br />
Thay x = 0 và y = 1234, ta được 0.1235 = 0<br />
Giáo viên đưa ra kết luận: dạng bài tìm giá trị của biểu thức, khi phân <br />
tích thành nhân tử, thay giá trị vào xuất hiện một nhân tử bằng 0 thì không cần <br />
tính giá trị của thừa số thứ hai nữa. <br />
Ví dụ ta xét tiếp câu b) xy(x – y) + y2(y – x).<br />
Sau khi phân tích đa thức thành nhân tử ta được kết quả y(x – y)2, thay <br />
giá trị y = 0 vào biểu thức ta sẽ nhận được kết quả bằng 0.<br />
2.5. Dạng 5: Giải phương trình tích thông qua phân tích đa thức thành <br />
nhân tử.<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám11 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
2.5.1. Phương pháp:<br />
Chuyển toàn bộ vế phải của phương trình sang vế trái để vế phải có <br />
giá trị là 0<br />
Áp dụng các cách phân tích để biến đổi vế trái thành dạng nhân tử để <br />
giải phương trình tích.<br />
2.5.2. Bài tập: Giải các phương trình sau:<br />
a) 5x(x – 1) = x – 1<br />
b) 2(x + 5) – x2 – 5x = 0<br />
Giải:<br />
a) Giáo viên gợi ý học sinh chuyển vế rồi phân tích đa thức thành nhân <br />
tử.<br />
5x(x – 1) = x – 1<br />
⇔ 5x(x – 1) – (x – 1) = 0<br />
⇔ (5x – 1)(x – 1) = 0<br />
⇔ 5x – 1 = 0 hoặc x – 1 = 0<br />
• x – 1 = 0 ⇔ x = 1<br />
1<br />
• 5x – 1 = 0 ⇔ x = <br />
5<br />
1<br />
Vậy x = 1 hoặc x = .<br />
5<br />
b) Giáo viên gợi ý học sinh đặt nhân tử chung rồi phân tích đa thức thành <br />
nhân tử.<br />
2(x + 5) – x2 – 5x = 0<br />
⇔ 2(x + 5) – (x2 + 5x) = 0<br />
⇔ 2(x + 5) – (x + 5) = 0<br />
⇔ (2 – x)(x + 5) = 0<br />
⇔ 2 – x = 0 hoặc x + 5 = 0<br />
• 2 – x = 0 ⇔ x = 2<br />
• x + 5 = 0 ⇔ x = 5<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám12 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
Vậy x = 2 hoặc x = 5.<br />
Với dạng Toán tìm x hay giải phương trình, một khi đã áp dụng phân tích đa <br />
thức thành nhân tử vào thì việc giải Toán sẽ trở nên dễ dàng hơn.<br />
2.6. Dạng 6: Một số bài Toán chứng minh đẳng thức, bất đẳng thức liên <br />
quan đến các hằng đẳng thức.<br />
2.6.1. Phương pháp:<br />
Xác định biểu thức cần chứng minh là dạng hằng đẳng thức nào.<br />
Từ đó phân tích đa thức thành nhân tử.<br />
2.6.2. Bài tập: Chứng minh:<br />
a )29 − 1 chia hết cho 7<br />
b)56 − 104 chia hết cho 9<br />
<br />
c) ( n + 3) − ( n − 1) chia hết cho 8<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
d ) ( n + 6 ) − ( n − 6 ) chia hết cho 24<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
e) x5 + 10x4 + 35x3 + 50x2 +24x chia hết cho 120<br />
Phương pháp chung: <br />
Để chứng minh A(n) chia hết cho một số m ta phân tích A(n) thành nhân <br />
tử có một nhân tử là bội của m, nếu m là hợp số thì ta lại phân tích nó thành <br />
nhân tử có các đôi một nguyên tố cùng nhau, rồi chứng minh A(n) chia hết cho <br />
các số đó.<br />
Giải:<br />
Giáo viên gợi ý học sinh làm câu a, tách 29 thành một số mũ 3 để biểu <br />
thức cần chứng minh trở thành A3 – B3. Sau đó áp dụng hằng đẳng thức đáng <br />
nhớ học sinh dễ dàng chứng minh được như sau<br />
<br />
a )29 − 1 = ( 23 ) − 1 = 83 − 1 = 83 − 13 = ( 8 − 1) ( 82 + 8.1 + 12 ) = 7.73<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
Vậy 7.73 chia hết cho 7.<br />
Do đó 29 − 1 chia hết cho 7<br />
Tương tự, đối với câu b này, giáo viên định hướng cho học sinh đặt <br />
nhân tử chung. Tách 56 và 104 làm sao để xuất hiện nhân tử chung, cách làm <br />
như sau:<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám13 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
b)56 − 104 = 54.52 − 54.24 = 54 ( 52 − 24 ) = 54.9<br />
<br />
Vậy 54.9 chia hết cho 9.<br />
Do đó 56 − 10 4 chia hết cho 9.<br />
<br />
Câu c đề bài ( n + 3) − ( n − 1) giáo viên cho học sinh tự liên tưởng tới <br />
2 2<br />
<br />
<br />
hằng đẳng thức, rõ ràng học sinh sẽ nghĩ đến 2 hằng đẳng thức là bình <br />
phương của một tổng, bình phương của một hiệu. Tuy nhiên giáo viên yêu <br />
cầu học sinh nhìn một cách tổng quát hơn, học sinh sẽ phát hiện ra hằng đẳng <br />
thức hiệu hai bình phương.<br />
Sau khi học sinh xác định đúng dạng hằng đẳng thức thì giáo viên cho <br />
học sinh làm bài:<br />
<br />
c) ( n + 3) − ( n − 1) = ( n + 3 + n − 1) ( n + 3 − n + 1)<br />
2 2<br />
<br />
<br />
= ( 2n + 2 ) 4 = 8n + 8 = 8 ( n + 1)<br />
Bài Toán trên học sinh thường mắc phải lỗi do dấu trừ trước biểu thức <br />
thứ hai nên sẽ có một số học sinh tính ra kết quả sau:<br />
<br />
( n + 3) − ( n − 1) = ( n + 3 + n + 1) ( n + 3 − n − 1) (Cách làm sai của HS)<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
do đó giáo viên cần nhấn mạnh học sinh đặc biệt chú ý với các biểu <br />
thức có nhiều hạng tử mà trước ngoặc có dấu trừ.<br />
Với câu d cách làm hoàn toàn tương tự, ta có<br />
d ) ( n + 6) − ( n − 6) = ( n + 6 + n − 6) ( n + 6 − n + 6)<br />
2 2<br />
<br />
<br />
= 2n.12 = 24n<br />
Như vậy 24n chia hết cho 24 hay ( n + 6 ) − ( n − 6 ) chia hết cho 24.<br />
2 2<br />
<br />
<br />
<br />
e) x5 + 10x4 + 35x3 + 50x2 +24x chia hết cho 120.<br />
Giáo viên định hướng học sinh phân tích số 120 thành tích các thừa số <br />
nguyên tố, ta được 120 = 23.3.5. Từ bài toán chứng minh x5 + 10x4 + 35x3 + <br />
50x2 +24x chia hết cho 120 ta đưa về chứng minh x 5 + 10x4 + 35x3 + 50x2 +24x <br />
chia hết cho tích của các thừa số 2, 3, 5. Sau đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn <br />
các em phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung nhiều <br />
lần. Bài giải cụ thể như sau:<br />
Dễ thấy 120 = 23.3.5. Ta có<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám14 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
x 5 + 10 x 4 + 35 x 3 + 50 x 2 + 24 x<br />
= x ( x 4 + 10 x3 + 35 x 2 + 50 x + 24 )<br />
= x x3 ( x + 1) + 9 x 2 ( x + 1) + 26 x ( x + 1) + 24 ( x + 1) <br />
= x ( x + 1) ( x 3 + 9 x 2 + 26 x + 24 )<br />
= x ( x + 1) x 2 ( x + 2 ) + 7 x ( x + 2 ) + 12 ( x + 2 ) <br />
= x ( x + 1) ( x + 2 ) ( x 2 + 7 x + 12 )<br />
= x ( x + 1) ( x + 2 ) ( x + 3) ( x + 4 )<br />
<br />
Mà ta có x ( x + 1) ( x + 2 ) ( x + 3) ( x + 4 ) chia hết cho 2, 3, 4, 5<br />
Mặt khác 2, 3, 5 là các số nguyên tố cùng nhau nên<br />
x ( x + 1) ( x + 2 ) ( x + 3) ( x + 4 ) chia hết cho 2.3.4.5 = 120<br />
Vậy x5 + 10x4 + 35x3 + 50x2 +24x chia hết cho 120.<br />
2.7. Dạng 7: Dạng bài tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất thông qua <br />
hằng đẳng thức.<br />
2.7.1. Phương pháp:<br />
Quy các biểu thức về dạng bình phương của một tổng hoặc bình <br />
phương của một hiệu.<br />
Xuất hiện tổng của một hằng đẳng thức với một số.<br />
Dựa vào biểu thức vừa tìm được bằng suy luận để tìm ra giá trị lớn <br />
nhất (hoặc nhỏ nhất) của biểu thức.<br />
2.7.2. Bài tập<br />
Bài 1: Tìm giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) của các biểu thức sau:<br />
a) A = x2 – 6x + 11<br />
b) B = 5x – x2<br />
Giải:<br />
a. Giáo viên định hướng học sinh quy biểu thức về dạng bình phương <br />
của một hiệu, để ý hiệu x2 – 6x phân tích được x2 – 2.3.x, lúc này học sinh sẽ <br />
tìm được hạng tử thứ hai là 3, vậy ta giải như sau<br />
Ta có: A = x2 – 6x + 11 = x2 – 2.3x + 9 + 2 = (x – 3)2 + 2<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám15 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
Vì (x – 3)2 ≤ 0 nên (x – 3)2 + 2 ≤ 2<br />
Suy ra: A ≤ 2.<br />
Vậy A = 2 là giá trị nhỏ nhất của biểu thức tại x =3.<br />
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi dấu hạng tử đầu tiên bằng cách <br />
đưa dấu ““ ra ngoài ngoặc, tương tự bài trên ta phân tích x2 – 5x ra dạng A2<br />
2.A.B để tìm ra hạng tử B<br />
5 5 5<br />
B = 5x – x2 = (x2 – 5x) = [x2 2. x + ( )2 – ( )2]<br />
2 2 2<br />
5 25 5 25<br />
= [(x )2 ] = (x )2 + <br />
2 4 2 4<br />
5 5 5 25 25<br />
Vì (x )2 ≤ 0 nên (x )2 ≥ 0 ⇒ (x )2 + ≥ <br />
2 2 2 4 4<br />
25 25 5<br />
Suy ra: B ≥ . Vậy B = là giá trị lớn nhất tại x = .<br />
4 4 2<br />
Bài 2: Tìm giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) của các biểu thức sau:<br />
a) M = 2x2 6x<br />
b) N = x2 + y2 – x +6y + 10<br />
Giải:<br />
a) Giáo viên gợi ý tương tự bài 1, sau khi đưa nhân tử chung ra ngoài thì <br />
trong ngoặc các em biến đổi về dạng bình phương của một hiệu để tìm ra <br />
hạng tử thứ hai.<br />
3 9 9 3 9 9<br />
M = 2x2 6x = 2.(x2 2. .x + ) = 2.( x ) 2 <br />
2 4 2 2 2 2<br />
9 3<br />
Vậy MinM = khi x = <br />
2 2<br />
b) Tương tự như trên, tuy nhiên giáo viên cần gợi ý câu hỏi cho học sinh <br />
rằng đối với bài này có thể phân tích được thành bao nhiêu hằng đẳng thức <br />
trong bài. Để định hướng cho các em nhìn thấy được hai hằng đẳng thức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám16 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
N = x 2 + y 2 − x + 6 y + 10<br />
1 1 3<br />
= x 2 − 2.x. + + ( y 2 + 2. y.3 + 9 ) +<br />
2 4 4<br />
2<br />
1 3<br />
+ ( y + 3) +<br />
2<br />
= x−<br />
2 4<br />
2<br />
1<br />
x− 0 1<br />
2<br />
3 3<br />
+ ( y + 3) +<br />
2<br />
Do 2 N = x−<br />
2 4 4<br />
( y + 3)<br />
2<br />
0<br />
<br />
Dấu “=” xảy ra khi:<br />
1 1<br />
x− =0 x=<br />
2 2<br />
y+3= 0 y = −3<br />
3 1<br />
Vậy giá trị nhỏ nhất của N = khi x = và y = 3<br />
4 2<br />
Tóm lại: một số bài Toán phân tích đa thức thành nhân tử tưởng rằng <br />
phức tạp, khó khăn, thì lại hoàn toàn đơn giản. Mấu chốt của vấn đề là các <br />
em phải hiểu cách biến đổi của từng dạng . Sau này không những áp dụng <br />
vào dạng Toán phân tích đa thức thành nhân tử mà còn có trong dạng Toán tìm <br />
x, tính nhanh, chứng minh, lượng giác… mà khi thuộc 7 hằng đẳng thức rồi <br />
thì việc học Toán sẽ dễ tiếp thu hơn cả.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Sau khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy học sinh linh động hơn trong việc <br />
tìm ra công thức để giải toán, các em biết cách xử lý nhanh hơn khi giải toán <br />
phân tích đa thức thành nhân tử và những dạng toán liên quan.<br />
Đề tài có hướng đến những lỗi sai trong cách giải của học sinh để giúp <br />
các em định hướng cách làm đúng và nhanh nhất.<br />
<br />
V. Hiệu quả SKKN: <br />
Năm học 2017 – 2018, bài kiểm tra viết chương I: câu phân tích đa thức <br />
thành nhân tử, số HS khối 8 trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám có 110 em, <br />
cho kết quả:<br />
Phân tích đúng Phân tích sai Không biết phân tích<br />
Số HS 55 33 22<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám17 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
Tỉ lệ % 50% 30% 20%<br />
<br />
<br />
Năm học 2018 – 2019, bài kiểm tra viết chương I: câu phân tích đa thức <br />
thành nhân tử, số HS khối 8 trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám có 110 em, <br />
cho kết quả:<br />
Phân tích đúng Phân tích sai Không biết phân tích<br />
Số HS 75 25 10<br />
Tỉ lệ % 68,2% 22,7% 9,1%<br />
<br />
<br />
Như vậy, sau hai năm học áp dụng kinh nghiệm dạy này, tôi nhận thấy <br />
đa số học sinh tham gia đều rất hứng thú học Toán, tự giác và chủ động trong <br />
những kiến thức Toán giáo viên đưa ra, đặc biệt là những kiến thức liên quan <br />
đến phân tích đa thức thành nhân tử.<br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận: <br />
Phương pháp dạy phân tích đa thức thành nhân tử là phương pháp cực kỳ <br />
quan trọng, góp phần định hướng tư duy cho học sinh trong các kĩ năng giải <br />
toán, dễ dàng nhận dạng và giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp.<br />
Đối với người giáo viên khi dạy phương pháp phân tích đa thức thành <br />
nhân tử thì định nghĩa cần hướng dẫn học sinh biết cách kết hợp với các kĩ <br />
năng biến đổi, thu gọn biểu thức để giải các dạng toán liên quan.<br />
Đối với học sinh ngoài việc nắm vững lý thuyết thì cần phải nhận ra <br />
dạng toán và vận dụng linh hoạt các kĩ năng để giải bài toán đó.<br />
Những cách tôi thực hiện trong đề tài này là những kinh nghiệm mang <br />
tính cá nhân trong quá trình tổ chức các tiết học. Chính vì vậy không thể tránh <br />
khỏi những hạn chế thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp quý <br />
báu của các đồng chí để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.<br />
II. Kiến nghị: <br />
Đối với các giáo viên dạy Toán: Thường xuyên bám sát lớp để hướng <br />
dẫn và giúp đỡ các em hiểu và nắm rõ kiến thức. Bồi đắp các kiến thức bị <br />
hổng và luôn luôn lắng nghe những điều thắc mắc của các em. Cần tạo một <br />
phong cách nhẹ nhàng, thân thiện và gần gũi để học sinh dễ dàng trò chuyện, <br />
trao đổi thông tin với giáo viên. Ngoài ra, mỗi giáo viên phải luôn theo sát hoạt <br />
động nhận thức của học sinh “suy ngẫm về các phương pháp dạy học hay <br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám18 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
nhất của bản thân và hiểu thấu đáo vì sao các phương pháp đó là hiệu quả <br />
hoặc chỉ hiệu quả với trò này mà không hiệu quả với trò kia” để khi người <br />
học gặp khó khăn, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ bằng những định hướng phù hợp, <br />
gợi ý cụ thể; Phải nỗ lực để xác định “tầm nhìn” và phải cố gắng tạo cho <br />
nhóm người học có tinh thần đồng đội; tìm cách cổ vũ người học, đưa ra <br />
những lời khuyên kịp thời có tính xây dựng để người học hành động hướng <br />
tới tầm nhìn đó; đưa lời nhận xét phản hồi ý nghĩa để nâng cao thành tích học <br />
tập của học sinh.<br />
<br />
Bình Hòa, ngày 1 tháng 3 năm 2019<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H’An Niê Kdăm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám19 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Toán 8 tập 1 – NXB GD&ĐT<br />
2. Sách bài tập Toán 8 tập 1 – NXB GD&ĐT<br />
<br />
3. https://toanhoc247.com/phantichdathucthanhnhantubangpphang<br />
dangthuca11258.html<br />
<br />
4. https://dinhnghia.vn/7hangdangthucdangnho.html<br />
5. https://loga.vn/baiviet/dangbaitapphantichdathucthanhnhantu<br />
3974<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám20 Giáo viên: H’An Niê <br />
Kdăm <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về việc vận dụng các phương <br />
pháp phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán môn đại số 8”<br />
<br />
Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
Bình Hòa, ngày …. tháng…… năm 2019 <br />
CT HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học cấp Huyện<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………….............<br />
..<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………, ngày …. tháng…… n